Quảng cáo là quyền tự do cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng mọi hình thức, biện pháp để quảng bá sản phẩm của mình. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, nó mang lại cơ hội cho thương nhân này nhưng cũng là thách thức cho thương nhân khác. Do dó để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì sự cạnh canh giữa các thương nhân là điều không thể tránh khỏi. Giữa hoạt động quảng cáo thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là ranh giới mỏng manh rất khó nhận biết. Vì thế để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại.
Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Đây là hoạt động rất nhạy cảm nó tác động trực tiếp đến ý thức con người, vì vậy nội dung thông tin truyền tải phải chính xác, ràng không chứa đựng những thông tin xấu không rõ ràng làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4970 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý vấn đề vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại tại Việt Nam cần phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.
* Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo2
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động quảng cáo nhằm mục đích sinh lời. Dịch vụ quảng cáo là một loại dịch vụ thương mại mà thương nhân được khai thác để kinh doanh. Do đó thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành[1].
* Người phát hành quảng cáo
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác2.
* Người cho thuê phương tiện quảng cáo
Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng cho mình và thu phí từ việc cho thuê phương tiện quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.2 Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại
Hàng hóa, dịch vụ là những đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa, dịch vụ đang hoặc sẽ được thương nhân cung ứng trên thị trường. Đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của thương nhân, về nguyên tắc thương nhân được quyền quảng cáo đối với mọi hàng hóa, dịch vụ được quyền kinh doanh. Tuy nhiên nhằm thực hiện chính sách xã hội, pháp luật có quy định cấm hoặc hạn chế đối với một số hàng hóa, dịch vụ, do đó hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại phải không thuộc hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh.
Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thông và phải thuộc phạm vi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hàng hóa chưa nhập khẩu hay chưa lưu thông trên thị trường cũng như đối với hàng hóa, dịch vụ chưa được thực hiện trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam mà muốn quảng cáo thì phải là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
Thương nhân quảng cáo hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi cây trồng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan và không được khẳng định về tính an toàn, tính không độc hại nhưng không có cơ sở khoa học, sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hành vi vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường đều phải được công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Bộ Y Tế1 (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm).
Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải tuân thủ các điều kiện quy định, quảng cáo trên báo hình mà chỉ có hình ảnh không có lời nói thì nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ với thời lượng đủ để người xem có thể đọc được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời nói thì nội dung " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " phải được thể hiện bằng chữ và được nói rõ ràng, mạch lạc để người xem có thể đọc và nghe được. Quảng cáo trênbáo nói thì phải nói rõ, mạch lạc: " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " để người nghe có thể nghe được. Quảng cáo trên báo in, báo điện tử, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc trên các phương tiện quảng cáo khác phải thể hiện rõ nội dung " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ " để người xem có thể đọc được.
2.1.3 Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại
* Sản phẩm quảng cáo
Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại2. Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc...nhằm truyền tải đến khách hàng và người tiêu dùng thông tin về hàng hóa, hoạt động kinh doanh của họ. Thông tin này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, rõ ràng không gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Tùy thuộc vào đặc tính của hàng hóa, đối tượng khách hàng mà sản phẩm phải phù hợp với nếp sống của người Việt Nam. Hình thức thể hiện của sản phẩm quảng cáo phải có tính thẩm mỹ không trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, phải rõ ràng dễ hiểu và phải có dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng1. Sản phẩm quảng cáo phải sử dụng tiếng việt trừ những từ ngữ đã được quốc tế hóa, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng việt; Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo; về nguyên tắc thương nhân không so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của thương nhân khác trừ trường hợp so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh2.
* Phương tiện quảng cáo
Phương tiện quảng cáo là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Việc lựa chọn phương tiện quảng cáo thích hợp quyết định rất lớn đến sự thành công hay không của chiến lược kinh doanh . Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả các phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng bao gồm:
- Các phương tiện thông tin đại chúng
- Các phương tiện truyền tin
- Các loại xuất bản phẩm
- Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác
- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác
Các phương tiện thông tin đại chúng
Hiện nay hình thức quảng cáo trên phương tiện truyền thông khá phổ biến bao gồm: tạp chí, báo chí, các phương tiện nghe nhìn( truyền thanh, truyền hình).
Trong các phương tiện thông tin đại chúng báo chí đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là phương tiện phản ánh kịp thời và sinh động các sự kiện diễn ra hàng ngày ở trong nước và thế giới, là diễn đàn tranh luận về các vấn đề tồn tại và nảy sinh trong xã hội. Bao gồm báo in, báo hình, báo điện tử, báo nói. Cũng như tất cả các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên báo chí cũng phải tuân theo quy định của pháp luật1.
Báo in là hình thức thể hiện thông tin trên giấy có hình ảnh minh họa. Đối với báo in được quảng cáo không quá 10% diện tích, trừ báo chuyên quảng cáo; mỗi đợt quảng cáo cho một sản phẩm quảng cáo không quá 5 ngày đối với báo hàng ngày hoặc 5 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; các đợt quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày đối với báo hàng ngày hoặc ít nhất 4 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; không quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ trên trang một, bìa một.
Báo nói là hình thức truyền tải thông tin đến công chúng thông qua sóng phát thanh, radio, một kênh thông tin với những đặc thù riêng với những lợi ích mà nó mang lại.Báo nói được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình, trừ kênh chuyên quảng cáo; mỗi đợt phát sóng đối với một sản phẩm quảng cáo không quá 8 ngày, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; mỗi ngày không quá 10 lần; các đợt quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày; không quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, trong chương trình thời sự.
Báo hình là loại báo mà thông tin được truyền tải bằng hình ảnh, âm thanh qua đài truyền hình, tivi.Báo hình được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình, trừ kênh chuyên quảng cáo; mỗi đợt phát sóng đối với một sản phẩm quảng cáo không quá 8 ngày, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; mỗi ngày không quá 10 lần; các đợt quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày; không quảng cáo ngay sau hình hiệu, trong chương trình thời sự.
Báo điện tử là việc sử dụng mạng thông tin để truyền tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, bài viết, các đoạn video. Quy định của pháp luật đối với báo điện tử giống như báo in.
Các phương tiện truyền tin
Việc quảng cáo thông qua mạng thông tin máy tính, đài truyền hình ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động quảng cáo.Việc quảng cáo trên mạng thông tin máy tính phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối và việc cung cấp các loại hình dịch vụ quảng cáo trên mạng thông tin máy tính; thực hiện các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm bảo đảm bí mật nhà nước1.
Trong thời kỳ hiện nay quảng cáo trên truyền hình là hình thức được đông đảo thương nhân lựa chọn do nó có nhiều lợi ích. Hình thức quảng cáo này được pháp luật quy định cụ thể mỗi chương trình phim truyện trên Đài truyền hình không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá năm phút; mỗi chương trình vui chơi giải trí trên Đài phát thanh, Đài truyền hình không được quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá năm phút. Quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của một người quảng cáo hoặc một người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không được quá năm mươi phần trăm thời lượng của mỗi lần quảng cáo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình2.
Quảng cáo trên các loại xuất bản phẩm
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau3. Xuất bản phẩm bao gồm sách(kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử),tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích; tờ rời, tờ gấp, lịch các loại dưới dạng xuất bản phẩm, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của nhà xuất bản có nội dung thay sách hoặc minh hoạ cho sách.
Đối tượng hướng đến của hình thức này thuộc mọi tầng lớp xã hội, do đó việc quảng cáo trên các loại xuất bản phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật. Đối với sách chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản trên bìa hai, ba và bốn, trừ sách chuyên về quảng cáo, đối với tài liệu không kinh doanh chỉ được quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu đó, không được quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm quảng cáo4. Chỉ được quảng cáo trên bìa vở học sinh những sản phẩm quảng cáo có nội dung phục vụ cho việc học tập, đối với phim, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh và các phương tiện ghi tin khác được quảng cáo không quá 5% thời lượng chương trình, không được quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ trên bìa một của các loại sách; không được quảng cáo trong sách giáo khoa, giáo trình, các tác phẩm chính trị;
Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác, vật phát quang, vật thể trên không dưới nước
Quảng cáo trên bảng, biển, panô, áp phích khi đặt dán, dựng ở ngoài trời phải tuân thủ theo quy hoạch quảng cáo ở địa phương và các quy định của pháp luật về xây dựng.Các sản phẩm được thể hiện trên phương tiện giao thông, vật thể di động khác(xe lăn, xe cần cẩu và các phương tiện để phục vụ cho việc thi công xây dựng) không được làm thay đổi quá 50% diện tích màu sơn xe có thể hiện sản phẩm quảng cáo.
Các phương tiện quảng cáo khác
Quảng cáo bằng hàng hóa, quảng cáo thông qua chương trình hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn, thể thao, hội chợ, triển lãm và các quy định của pháp lệnh quảng cáo.
2.1.4 Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
Thẩm quyền
Bộ Văn hoá - Thông tin ( nay là bộ văn hóa, thể thao và du lịch) cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, kênh, chương trình phát thanh, kênh, chương trình truyền hình chuyên quảng cáo và đối với phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo. Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác1.
Ngoài các chủ thể trên cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, thương mại, giao thông, quy hoạch đô thị cũng có thẩm quyền cấp giấy phép liên quan đến hoạt động quảng cáo.
Thủ tục
Trình tự thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo thương mại trên các phương tiện quảng cáo được quy định cụ thể tại thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 của bộ văn hóa thông tin (nay là bộ văn hóa, thể thao và du lịch) hướng dẫn thực hiện nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo1.
2.2 Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
2.2.1 Khái niệm kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác (Điều 104 Luật Thương Mại 2005)
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo là một ngành nghề sinh lợi trực tiếp cho thương nhân làm dịch vụ quảng cáo. Khi kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại thương nhân phải tuân thủ tất cả các quy định áp dụng cho thương nhân tham gia kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Thương nhân có thể trực tiếp thực hiện việc quảng cáo của mình hoặc thuê thương nhân khác. Trong trường hợp thương nhân có nhu cầu thuê dịch vụ quảng cáo thương mại cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình thì thông qua một hợp đồng gọi là hợp đồng dịch vụ.
2.2.2 Hợp đồng dịch vụ quảng cáo
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là sự thỏa thuận giữa bên thuê quảng cáo và bên làm dịch vụ quảng cáo nhằm làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về quảng cáo, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại2.
Hình thức của hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản và các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương3. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại xét về bản chất cũng chỉ là hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực thương mại, do đó bên cạnh việc tuân thủ pháp luật thương mại nó còn phải tuân thủ pháp luật về hợp đồng dịch vụ được quy định trong luật dân sự4. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại khi dược ký kết đúng theo quy định của pháp luật thì có hiệu lực có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Ngoài các điều khoản cơ bản của hợp đồng nó chung: tên,địa chỉ, số tài khoản...thì nội dung hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại còn bao gồm các điều khoản thỏa thuận về sản phẩm quảng cáo, phương thức quảng cáo, phương tiện quảng cáo, thời gian quảng cáo, phí dịch vụ.
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quảng cáo thương mại
Trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại pháp luật có quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên1.
Quyền của bên thuê quảng cáo thương mại
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê quảng cáo thương mại có các quyền sau đây:
Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
Nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo thương mại
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên thuê quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại thông tin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này;
Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.
Quyền của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại có các quyền sau đây:
Yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác và theo đúng thoả thuận trong hợp đồng;
Nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
Thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo đã cung cấp;
Thực hiện các nghĩa vụ khác đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
Người phát hành quảng cáo thương mại
Người phát hành quảng cáo thương mại là người trực tiếp phát hành sản phẩm quảng cáo thương mại.
Nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo thương mại
Người phát hành quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây
Tuân thủ các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại quy định tại Điều 107 của Luật này;
Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã giao kết với bên thuê phát hành quảng cáo;
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.3 Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm1
Quảng cáo là quyền tự do cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng mọi hình thức, biện pháp để quảng bá sản phẩm của mình. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, nó mang lại cơ hội cho thương nhân này nhưng cũng là thách thức cho thương nhân khác. Do dó để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thì sự cạnh canh giữa các thương nhân là điều không thể tránh khỏi. Giữa hoạt động quảng cáo thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là ranh giới mỏng manh rất khó nhận biết. Vì thế để đảm bảo trật tự trong hoạt động quảng cáo thương mại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại.
Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Đây là hoạt động rất nhạy cảm nó tác động trực tiếp đến ý thức con người, vì vậy nội dung thông tin truyền tải phải chính xác, ràng không chứa đựng những thông tin xấu không rõ ràng làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa đa dạng và đa dân tộc. Vì vậy nghiêm cấm mọi hoạt dộng quảng cáo ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của Nhà nước, quảng cáo có tính kỳ thị dân tộc tự do tính ngưỡng tôn giáo. Tuyệt đối nghiêm cấm hành vi sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo làm ảnh hưởng đến hình ảnh sự nghiêm trang của cơ quan Nhà nước.Quảng cáo có tính chất bạo lực, kinh dị, dùng từ ngữ không lành mạnh đều bị coi là hành vi vi phạm.
Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.Trong lĩnh vực y tế quy định nghiêm cấm quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam.
Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Pháp luật nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo, lợi dụng hình thức quảng cáo nhằm nói xấu, gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác.
Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ. Các thông tin về giá, số lượng, chất lượng...là những thông tin có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp quảng cáo. Một khi các thông tin sai lệch thì sự lựa chọn của khách hàng cũng không chính xác. Vì vậy pháp luật yêu cầu đối với các nhà kinh doanh phải minh bạch và trung thực về những thông tin mà họ đưa ra cho khách hàng.
Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 3
THỰCTIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢNG CÁO
3.1. Thực tiễn quảng cáo thương mại hiện nay
3.1.1 Thực trạng ngành quảng cáo
Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam khởi sắc từ đầu thập niên 90. Khi có nền kinh tế thị trường tức là có cạnh tranh. Có cạnh tranh thì việc phải quảng cáo và tiếp thị là điều bắt buộc.
Vào thời điểm khởi đầu của ngành quảng cáo Việt Nam, quảng cáo ngoài trời là loại hình đầu tiên được thực hiện và đã phát triển rất nhanh chóng. Do nhu cầu bắt buộc phải làm quảng cáo của các tập đoàn đa quốc gia, hàng loạt các bảng quảng cáo ngoài trời mọc lên khắp nơi. Chính điều này đã tạo nên hiện tượng loạn bảng quảng cáo một thời, nhưng sau đó đã bị chính quyền địa phương chấn chỉnh. Cùng với quảng cáo ngoài trời các loại hình quảng cáo khác cũng phát triển nhanh chóng: quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình. Trong tình hình phát triển của công nghệ thông tin hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hình thức và phương tiện quảng cáo: quảng cáo trên internet, quảng cáo qua tin nhắn điện thoại, qua email hoặc thông qua tài trợ những chương trình giải trí và nhiều dạng quảng cáo khác...cũng phát triển mạnh. Tổng chi phí cho quảng cáo tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm vừa qua với tốc độ trên dưới 25% mỗi năm. Trong năm 2005, doanh số quảng cáo báo, đài và tivi là khoảng 320 triệu USD (theo TNS Việt Nam). Nếu tính cả các loại quảng cáo ngoài trời sẽ đạt trên dưới 400 triệu USD. Tổng chi phí cho ngành truyền thông tiếp thị tại Việt Nam – bao gồm cả quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp,... hiện đã vượt con số 1 tỷ USD . Hơn 80% ngân sách quảng cáo tại Việt Nam hiện nay đang được thực hiện bởi khoảng 50 công ty quảng cáo đa quốc gia.
Doanh thu của thị trường quảng cáo Việt Nam năm năm 2005 khoản 5000 tỉ đồng và được dự đoán sẽ tăng lên 24000 tỉ đồng trong 15 năm tới. Theo tính toán của VAA, tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo Việt Nam là khá cao, từ 20-30%/năm. Sự hấp dẫn của thị trường dịch vụ quảng cáo Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều các công ty quảng cáo nước ngoài vào Việt Nam, Trong khi đó số lượng các công ty trong nước được thành lập mới cũng gia tăng không ngừng1.
3.1.2 Thực trạng hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam
Ngành quảng cáo của doanh nghiệp trong nước còn có nhiều hạn chế, yếu kém là do doanh nghiệp quảng cáo nặng tính tự phát; nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo còn yếu kém, bất cập; sự bất đồng về ngôn ngữ và tính hiệu quả trong quảng cáo; doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào vốn của các doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ
Hầu hết các công tyquảng cáo Việt Nam đều được hình thành bắt đầu từ một phòng thiết kế tạo mẫu nhỏ. Do vậy, những công ty quảng cáo Việt Nam thường chỉ tiếp cận được các khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam, hoặc trở thành nhà cung ứng dịch vụ quảng cáo cho các công ty liên doanh thông qua những mối quan hệ cá nhân.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài, chủ yếu là khai thác cái có sẵn, chạy theo việc làm trước mắt mà chưa quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nhân lực, thậm chí còn có tranh chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại ở nước ta.doc