MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
NỘI DUNG CHÍNH. 2
Chương I -Những vấn đề cơ bản của văn hoá trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước.2
I-Văn hoá là nền tảng của xã hội. 2
1-Khái niệm văn hoá.2
2-Phân loại văn hoá. 3
II- Yếu tố hiện đại và chức năng của văn hoá.4
Chương II -Nhà nước cần có biện pháp gì đối với nền văn hoá trong cơ chế thị trường. 6
I-Đầu tư cho sự nghiệp văn hoá là đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội .6
II-Kết hợp kinh tế và chính trị xã hội với hoạt động văn hoá .7
KẾT LUẬN.10
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Yếu tố văn hoá trong cơ chế thị trường nhìn từ góc độ triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong cơ chế thị trường hiện nay , văn hoá và phát triển thường được nhắc tới như một cặp phạm trù . Bởi lẽ càng ngày con người càng nhận thức được rằng động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hoá . Nên tảng cốt lõi tạo nên nền văn hoá của một quốc gia và"cái hồn của dân tộc " chính là bản sắc văn hoá dân tộc . Sự tăng trưởng kinh tế nào mà mất đi bản sắc dân tộc thì sẽ chóng lụi tàn. Các học thuyết mới về kinh tế hiện nay chú ý nhiều hơn vào yếu tố văn hóa, coi đó như một yếu tố quan trọng , quyết định tính bền vững của sự tăng trưởng . ở Việt Nam , trong lãnh đạo và quản lý đất nước Đảng và Chính phủ luôn luôn chủ trương kết hợp , đặt sự phát triển kinh tế xã hội trên nền tảng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc , coi văn hoá là một mục tiêu, động lực và là phương tiện của sự phát triển . Giữ ginf và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và xây dựng chính sách văn hoá trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề rộng lớn và phức tạp . Do vậy , em chọn đề tài "Yếu tố văn hoá trong cơ chế thị trường nhìn từ góc độ triết học". Do sự hiểu biết còn hạn chế bài viết này em xin tập trung đề cập đến viẹc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thị trường Việt Nam .
Nội dung chính
Chương I :
Những vấn đề cơ bản của văn hoá trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước .
I . Văn hoá là nền tảng của xã hội
Đời sống tinh thần của con người ( mà chúng ta vẫn gọi là văn hoá ) là lĩnh vực cực kì phong phú , phức tạp , khó mà định ra các công thức, các khuôn mẫu . Tuy vậy trong cái đa dạng của sự phát sinh và phát triển của nó , đời sống tinh thần của con người vẫn chịu sự quy định của nhiều quy luật chung và đều hướng tới những chuẩn mực cụ thể . Quy luật bao giờ cũng có tính khách quan nhưng quy luật xã hội không tách rời hoạt động có ý thức của con người . Các chuẩn mực đều do con người đặt ra nhưng lại chịu sự quy định chặt chẽ của điều kiện khách quan . Vậy chúng ta hiểu thế nào là đời sống tinh thần của con người hay nói cách khác thế nào là văn hoá .
1 . Khái niệm văn hoá
Văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong lịch sử của con người , trong mối quan hệ với con người , với thiên nhiên và xã hội . Như lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã nói : " vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống , loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ , chữ viết , đạo đức , pháp luật , khoa học , tôn giáo , văn học , nghệ thuật , những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc , ăn , ở , và các phương tiện phương thức sử dụng . Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá . Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ." (1)
2 . Phân loại văn hoá
Khi nghiên cứu đời sống tinh thần của con người , ta không thể không chú ý đến những lĩnh vực tác động trực tiếp tới sự phát triển và hoàn thiện con người. Đó là các hoạt động giáo dục , khoa học ( nhằm phát triển dân trí ), các hoạt động văn hoá và nghệ thuật ( nhằm phát triển tình cảm và năng khiếu thẩm mỹ ), các hoạt động đạo đức , lối sống( nhằm hướng con người tới cái thiện ). Tất cả những cái đó được người ta chia thành hai lĩnh vực trong văn hoá đó là : văn hoá vật chất - văn hoá tinh thần hay nói cho đúng hơn là văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể . Sự phân chia này là cần thiết để có cái nhìn toàn vẹn hơn đối với các sản phẩm văn hoá .
Cái gọi là văn hoá vật chất thực ra là vật thể hoá các giá trị tinh thần . Bản thân các hình khối kiến trúc đồ sộ cũng như những đồ trang sức sở dĩ có giá trị văn hoá vì chúng thể hiện tài hoa của nghệ sĩ , những người lao động và lí tưởng thẩm mĩ mà nghệ sĩ gửi gắm vào đó . Ví dụ như các đền chùa , cảnh quan , di tích lịch sử cũng như các sản phẩm văn hoá truyền thống như tranh Đông Hồ , gốm Bát Tràng ... đều thuộc văn hoá vật thể . Còn các phong tục tập quán , làn điệu dân ca , chuẩn mực đạo đức của một dân tộc... là thuộc văn hoá tinh thần ( văn hoá phi vật thể ). Tuy vậy, sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì trong một sản phẩm văn hoá thường có cả yếu tố " vật thể " và " phi vật thể " của nó .
Tóm lại , nền văn hoá thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc , là sự kết tinh những gì tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người , với xã hội , với thiên nhiên . Nó vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội , vừa là mục tiêu của chúng ta . Nhu cầu về thoả mãn sự hưởng thụ hay nói theo thuật ngữ kinh tế là tiêu dùng các sản phẩm văn hoá , nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của nền văn hoá . Nói đến văn hoá là nói đến những giá trị được các công đồng dân tộc và nhân loại liên tục sáng tạo trong quá trình lịch sử lâu dài . Có những giá trị bị mai một nhưng cũng có những giá trị tồn tại mãi trong lịch sử : điển hình chân- thiện- mỹ là những giá trị trường tồn mãi trong
lịch sử loài người và là ba trụ cột của văn hoá nhân loại . Vì vậy , cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá , phải xây dựng và phát triển nền kinh tế văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đã đặt ra . Đó là nền văn hoá đại chúng , vì nhân dân lao động cùng với đội ngũ tri thức của mình là người tham gia sáng tạo những giá trị văn hoá , đồng thời là người hưởng thụ những thành quả do mình làm ra .
II . Yếu tố hiện đại và chức năng của văn hoá
_ Yếu tố hiện đại của văn hoá chính là trình độ văn minh của nó , là tính chất tiên tiến đồng nghĩa với sự tiến bộ của nền văn hoá hiện đại . Trong mỗi nền văn hoá luôn có sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố truyền thống và hiện đại ; hiện đại có nguồn gốc từ truyền thống và truyền thống góp phần chi phối tạo nên cái hiện đại còn bản thân hiện đại cũng được chọn lọc , chuyển hoá một số bộ phận của nó thành truyền thống . Do đó trong nền kinh tế thị trường hiện nay , nếu biết kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống với giá trị hiện đại trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc , giữ lấy những gì là tinh hoa , loại dần các yếu tố lỗi thời , tăng cường giao lưu với bên ngoài sẽ vượt qua những thách thức , sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị truyền thống cho sự phát triển và tiến bộ xã hội . Và " Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực , nâng cao hiệu quả hợp tác về mặt kinh tế - văn hoá với các nước ; bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích dân tộc , an ninh quốc gia , giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc " ( tạp chí Triết học trang 10 ) có thể coi là giải pháp hữu hiệu để phát huy vai trò động lực của các giá trị truyền thống cho sự phát triển và tiến bộ xã hội trong cơ chế thị trường ngày nay .
_ Chức năng của văn hoá :
+ Chức năng bao trùm của văn hoá là chức năng giáo dục . Nói chức năng giáo dục là nói việc định hướng xã hội , là hướng lý tưởng , đạo đức và hành vi của con người vào " điều hay lẽ phải" theo đúng khuôn mẫu mà xã hội quy định .Tính giai cấp và tính dân tộc của văn hoá chủ yếu được biểu hiện ở đây.Mỗi dân tộc do những điều kiện lịch sử riêng đã hình thành những truyền thống tâm lý
riêng .Với ý nghĩa đó ,việc giáo dục con người bằng văn hoá ,bằng các giá trị và truyền thống văn hoá có vai trò rất quan trọng .
+Chức năng thứ hai của văn hoá là chức năng nhận thức ,nó tồn tại trong mọi hoạt động của văn hoá .
+Chức năng thứ ba của văn hoá là chức năng thẩm mĩ bởi vì xét cho cùng văn hoá là sự sáng tạo của con người.
+Chức năng thứ tư của văn hoá mà không thể không nhắc tới chính là chức năng giải trí .Chức năng này cũng không thể tách rời chức năng giáo dục và không đi ra ngoài mục tiêu hoàn thiện con người .
Chính vì vậy mà sự phát triển kinh tế của nhiều nước trong những thập kỉ qua , nhiều nhà kinh tế học đã nhấn mạnh vai trò và nhân tố con người ( người quản lý và người lao động ).Nói con người chính là nói văn hoá ,vì toàn bộ các giá trị văn hoá làm nên phẩm chất , những năng lực tinh thần của con ngưòi .Vì lẽ đó mà việc giáo dục một con người có nhân cách và hoàn thiện chính là một phương thức để tạo nên sự phát triển kinh tế cũng như tạo nên một nền văn hoá tốt đẹp .
Mặc dù vậy , trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang gặp phải một số vấn đề có liên quan đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà nó ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình đổi mới đất nước .Nếu văn hoá suy thoái sẽ trực tiếp cản trở cho tiến trình xây dựng nền kinh tế và không thể xây dựng kinh tế thành công .Bởi vì văn hoá và kinh tế là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc .Vậy nhà nước Việt Nam đã có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này .
chương II
nhà nước cần có những biện pháp gì
đối với nền văn hoá trong cơ chế thị trường .
I- đầu tư cho sự nghiệp văn hoá là đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội .
Quan điểm này xuất phát từ quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước trong cương lĩnh và phát triển kinh tế xã hội là coi trọng con người ,coi con người là động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội .Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới nguồn lực con người được thừa nhận là yếu tố quyết định so với các nguồn tự nhiên khác .Như nhà triết học Ph.Bêcơn đã cho rằng : văn hoá được nảy sinh từ mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên và con người , nó không phải là cái gì khác ngoài con người trong mối quan hệ của mình với tự nhiên. Trong sự tác động đó thiên nhiên không thể tự do phát triển theo hướng tự nhiên vốn có của nó mà phải nhượng bộ trước lao động và nghệ thuật của con người ,tuân theo ý chí của con người và dường như nó lại dược sinh ra lần nữa .Vì thế " trong các đồ vật do con người tạo ra ,tự nhiên hình như lại được sinh ra lần nữa ,còn kết cấu mới của vật thể là thế giới thứ hai" (3) .Chính vì vậy mà nhân tố con người là một nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế .Và để con người trở thành nguồn lực quyết định của xã hội thì con người phải chuẩn bị về mặt thể chất ,văn hoá tinh thần và đặc biệt là tri thức .Vì tri thức đã trở thành một động lực quan trọng đối với công cuộc xây dựng cũng như phát triển kinh tế đất nước .Như vậy nâng cao dân trí vừa là nhu cầu cấp bách vừa là nhu cầu lâu dài của xã hội .Nâng cao dân trí đã trở thành điểm mấu chốt trong chiến lược con người của thời kì công nghệ này .Trong điều kiện khoa học công nghệ đang phát triển dữ dội và đang đóng vai trò của lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc nâng cao dan trí chính là nâng cao điều kiện chủ quan để có thẻ đón nhận và sử dụng kịp thời những thành tựu văn
hoá mà loài người đã đạt tới .Như tác giả Kichi từng viết "các nhà lãnh đạo thời Minh Trị cho rằng muốn đất nước giàu mạnh phải nâng cao dân trí " (T20-Văn hoá ).Vì vậy mà nhà nước ta đang hình thành trong các thế hệ thanh niên một hệ thống tri thức toàn vẹn về văn hoá dân tộc ,một tâm hồn hàm chứa và thắm đượm đầy đủ những giá trị văn hoá tinh thần cũng như văn hoá vật chất của dân tộc .Để đạt dược những kết quả tốt thì nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục phổ thông ,tạo một thé hệ học sinh mới có thể làm phát triẻn đất nước .Chính vì vậy , việc đầu tư cho văn hoá hay nói cách khác là đầu tư cơ bản cho con người là một phần vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
II- kết hợp kinh tế và chính trị xã hội với hoạt động văn hoá.
Vấn đề quan hệ giữa kinh tế và văn hoá cũng là một vấn đề đang đặt ra ở nước ta hiện nay . Không có một cách nhìn biện chứng về mối quan hệ đó ,không nhìn thấy tính độc lập tương đối của văn hoá thì hoá đưa ra nhưng giải pháp thích hợp và lời giải đáp đúng đắn .Trước hết ,phải xoá bỏ quan niệm văn hoá tách rời kinh tế .Trên thực tế ,văn hoá gắn bó hữu cơ với kinh tế không có sự tiến bộ nào về của kinh tế mà không có sự tham gia của văn hoá .Khi kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển .Xã hội càng hiện đại ,người ta càng thấy rõ kinh tế không thể xa rời văn hoá ,ngược lại văn hoá cũng không phải là phi kinh tế , phi sản xuất .Rõ ràng là văn hoá thâm nhập sâu trong đời sống kinh tế ,phát triển phải song song với phát triển văn hoá .Vậy để phát triển kinh tế ta phải hiểu rõ vai trò của kĩ thuật đối với kinh tế . Kĩ thuật chính là sự kết tinh của trí tuệ , kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người . Đó cũng là sản phẩm của văn hoá . Khó khăn đang đặt ra với nước ta hiện nay là nhiều trang thiết bị hiện đại chưa được sử dụng hết công suất vì tay nghề và sức khoẻ của công nhân chưa được nâng cao . Bên cạnh đó ở nhiều xí nghiệp trang thiết bị lại quá lạc hậu vì vậy mà ta cần phải nâng cao trình độ , trí tuệ, tay nghề , phát triển tinh thần trách nhiệm để được hiệu quả kinh tế cao . Chính vì vậy mà khi hiệu quả kinh tế cao hay cơ sở
vật chất được phát triển thì cũng tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển theo . Khi ta có một nền kinh tế lành mạnh , được xây dựng trên những nguyên tắc công bằng , không có sự phân hóa dữ dội , một nền kinh tế thực sự đảm bảo đời sống cho người lao động , tạo được niềm tin và tôn trọng giữa con người với con người..... sẽ là cơ sở khách quan để xây dựng một hoạt động văn hoá lành mạnh .
Không chỉ kinh tế tác động đến văn hoá mà ngay cả chính trị xã hội cũng tác động đến văn hoá . Bởi vì văn hoá có chức năng là " bồi dưỡng đạo đức , tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người , thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân "(T-17 Luật Việt Nam ) . Do đó không thể để phó mặc cho cơ chế thị trường chi phối chạy theo lợi nhuận bất chấp tác hại của nó như thế nào đối với đạo đức , tình cảm, thẩm mỹ của con người .Hẳn ai cũng nhận ra rằng , trong nền kinh tế hiện đại hoá ngày nay , các giá trị kể cả giá trị truyền thống đã không còn bị đóng khung trong biên giới quốc gia , dân tộc . Do sức sống mạnh mẽ của chúng mà trong quá trình này các giá trị văn hoá vật thể lẫn văn hoá phi vật thể của một quốc gia có thể vẫn giữ được nét độc đáo riêng biệt . Tuy nhiên , các giá trị ấy khó tránh khỏi bị thương mại hoá một khi việc trao đổi và quảng bá rộng rãi chúng nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng . Điều đó có nghĩa là các giá trị văn hoá một khi đã nằm trong quá trình quảng bá mang tính thương mại thì khó giữ nguyên giá trị nguyên sơ ban đầu thâm nghiêm của chúng . ở nước ta hiện nay có nhiều huyện khi đặt kế hoạch xây dựng nhà văn hoá , thể thao cũng đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu , chọn công trình có khả năng thu hồi vốn nhanh và có lãi suất để xây dựng không xét đến nhiệm vụ của văn hoá - thông tin - thể thao tự cân đối thu chi , thậm chí ra lệnh cho nhà văn hoá , đoàn nghệ thuật nộp lãi . Vì thế đã xuất hiện các sản phẩm như : sách đen, video đen ,... đến mức chúng ta phải ngăn chặn , phê phán hiện tượng gọi là " thương mại hoá hoạt động văn hoá- thông tin- thể thao" . Nhiều công trình văn hoá còn bị xuống cấp do thiếu kinh phí tu sửa . Những hiện tượng ấy đâu phải nay đã hết . Chúng vẫn còn tồn tại ở nơi này, nơi khác , lúc này , lúc khác . Chính vì vậy dẫn
đến tình trạng nghệ thuật bị thương mại hoá . Do vậy cùng với kinh tế , văn hoá không thể nằm ngoài chính trị . Chính trị quy định phương hướng phát triển của văn hoá , tạo nên nội dung ý thức của văn hoá và bằng hệ thống các chính sách pháp luật để quản lý các hoạt động văn hoá
Trước tình trạng đó nhà nước ta mới ban hành nhiều văn bản về chính sách quản lí văn hoá trong cơ chế thị trường , từng bước khắc phục những vướng mắc , đưa hoạt động văn hoá vào nề nếp góp phần quan trọng quan trọng vào việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Nhưng không chỉ riêng nhà nước có trách nhiệm đối với văn hoá mà ngay cả cá nhân mỗi người Việt Nam cũng cần phải giữ gìn , bảo vệ cũng như kế thừa truyền thống văn hoá của dân tộc .
Kết luận
Dưới góc nhìn triết học của văn hoá trong cơ chế thị trường ta càng hiểu rõ tầm quan trọng của văn hoá trong nền kinh tế hiện nay . Văn hoá được coi như một mặt cơ bản về nhận thức tư tưởng cũng như đời sống thực tiễn và nó được coi như là một phạm trù đang được nhiều người quan tâm ở mức độ ngày càng lớn , xét trên mọi lĩnh vực , từ cá nhân đến tập thể , từ mỗi cộng đồng , mỗi dân tộc đến toàn thế giới , từ kinh tế đến chính trị . Do đó văn hoá cần phải được giữ gìn kế thừa và phát huy những bản sắc văn hoá theo chiều hướng tốt . Chính vì vậy văn hoá được coi như là một động lực thúc đẩy nền kinh tế để xây dựng một xã hội mới phát triển văn minh .
Các tài liệu tham khảo
1.Giáo trình triết học Mác Lênin (Trường ĐH Quản Lý Kinh Doanh)
2.Luật Việt Nam
3.Tạp chí triết học
4.Văn hóa kinh doanh .
Lời cam đoan
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận do em tự tìm tài liệu trên thư viện ,mạng internet,báo chí …….không sao chép bất cứ tài liệu của ai , không nhờ viết và thuê viết hộ .
Trong bài quá trình viét bài và phân tich chắc hẳn sẽ không tránh được nhiều thiếu xót vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo và hướng dẫn của các thầy cô.
mục lục
lời mở đầu................................................................................................... 1
nội dung chính............................................................................................................... 2
Chương I -Những vấn đề cơ bản của văn hoá trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước....................................................................................................2
I-Văn hoá là nền tảng của xã hội........................................................ 2
1-Khái niệm văn hoá......................................................................2
2-Phân loại văn hoá....................................................................... 3
II- Yếu tố hiện đại và chức năng của văn hoá......................................4
Chương II -Nhà nước cần có biện pháp gì đối với nền văn hoá trong cơ chế thị trường.................................................................................................................... 6
I-Đầu tư cho sự nghiệp văn hoá là đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội .......................................................................................................6
II-Kết hợp kinh tế và chính trị xã hội với hoạt động văn hoá ..............7
kết luận..........................................................................................................................10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60301.DOC