Tìm hiểu công ty cấp nước Hải Dương

Phần 1: báo cáo thực tập. 1

A. cơ cấu tổ chức, điều hành cơ quan. 1

B. Trình tự tiến hành, nội dung dự án tiền khả thi, khả thi. 3

B. Trình tự tiến hành, nội dung dự án tiền khả thi, khả thi. 3

Tính toán các công trình xử lý và thuỷ lực mạng lưới. 7

Tiếp theo phần tính toán này bao gồm: 8

I. Trình tự tiến hành dự án thoát nước. 8

II. Thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt. 9

III. Thiết kế mạng thoát nước mưa. 10

IV. Thiết kế trạm xử lý nước thải. 10

V. Trạm bơm nước thải. 10

VI. Phụ lục: Các loại tài liệu và giấy phép có liên quan. 10

c. Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật. 11

PHẦN 2: BÁO CÁO THĂM QUAN. 12

Các nội dung thăm quan: 12

1.Tìm hiểu công ty cấp nước Hải Dương. 12

2.Tìm hiểu nhà máy nước Cẩm Thượng. 15

Công suất xử lý nước 17

3.Tìm hiểu công ty cấp nước Hải Phòng. 18

4.Tìm hiểu nhà máy nước An Dương. 21

D. tham gia thiết kế. 24

Kết luận. 25

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu công ty cấp nước Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: báo cáo thực tập. Theo sự phân công của nhà trường và phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp, em đã được thực tập tại Công Ty Tư Vấn Xây Dựng - Tổng Công Ty Xây Dựng Và Phát Triển Hạ Tầng (LICOGI). Trong thời gian thực tập tại công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ tại công ty em đã nắm bắt được những yêu cầu trong nội dung của đợt thực tập. A. cơ cấu tổ chức, điều hành cơ quan. Công ty Tư Vấn Xây Dựng trực thuộc tổng công ty Xây Dựng Và Phát Triển Hạ Tầng (LICOGI) Bộ Xây Dựng. Được thành lập theo quyết định số 947/BXD - TCLĐ ngày 31/10/96 - B. Trụ sở : Nhà G1 - Thanh Xuân Nam-Quận Thanh Xuân-Hà Nội. Tel : (84-4).8.545841 (84-4).8.547203 Fax (84-4).8.542655 Email : licogituvan@fpt.vn Công ty Tư Vấn Xây Dựng-LiCoGi là thành viên của hiệp hội Tư Vấn Xây Dựng Việt Nam (VECES) và hội Xây Dựng Việt Nam (VCA). Công ty có một lực lượng đông đảo gồm những thạc sỹ, kĩ sư, kiến trúc sư, chuyên gia các ngành khác nhau được đào tạo trong nước và nước ngoài, là những người có năng lực và nhiều kinh nghiệm. Mục tiêu hoạt động của công ty là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp đạt chất lượng cao trong các lĩnh vực : Lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế các công trình xây dựng dân dụng-công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước và xử lý rác thải, đấu thầu công trình, quản lý và giám sát thi công. B. Trình tự tiến hành, nội dung dự án tiền khả thi, khả thi. Khi một đối tượng nào đó có nhu cầu xây dựng một công trình cấp thoát nước thì đối tượng đó( chủ đầu tư) có trách nhiệm lập hoặc thúc các tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư. Theo “điều 23” của “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” thì nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm: Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư các điều kiện thuận lợi và khó khăn. Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư ( có phân tích đánh giá cụ thể). Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật( bao gồm cả cây trồng và vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng. Phân tích, lựa chọn các phương án xây dựng. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án( nếu có). Theo “điều 24” của “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” thì nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. Lựa chọn hình thức đầu tư. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng( đối với các dự án có sản xuất). Các phương án địa điểm cụ thể( hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng( bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giả pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư( nếu có). Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có). Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Xác định rõ nguồn vốn( hoặc loại nguồn vốn) khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư( đối với dự án có nhu cầu thu hồi vốn đầu tư). Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động. Phân tích hiệu quả đầu tư. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đầu tư. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư ( tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công( chậm nhất) thời gian hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng( chậm nhất). Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. Xác định chủ đầu tư. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Trình tự tiến hành dự án cấp nước. 1) Nêu lên sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước. Mở đầu. + Gới thiệu về nơi sẽ xây dựng. Vị trí địa lí. Cơ sở hạ tầng. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội. + Điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lí. Địa hình. Địa chất công trình. Địa chất thuỷ văn. Khí hậu : Nhiệt độ Độ ẩm. Thuỷ văn. + Hiện trạng kiến trúc, dân số, đất đai. Công nghiệp và kiến trúc. + Hiện trạng mạng lưới cấp điện. Nguồn điện. Lưới điện. + Hiện trạng cấp nước, thoát nước. Từ những điều kiện, hiện tượng trên mà rút ra sự cần thiết phải đầu tư. Nhu cầu dùng nước. + Lập bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước. + Lập bảng nhu cầu dùng nước trong giai đoạn sắp tới. Sự cần thiết phải đầu tư. Do sự phát triển ngày càng cao của đời sống kinh tế, xã hội dẫn đến nhu cầu cấp, thoát nước tăng mà hệ thống hiện tại( có hoặc chưa có) chưa đáp ứng đủ dẫn đến sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước. 2) Phương hướng cấp nước. Nguồn nước. + Nước ngầm: Nêu lên tình hình địa chất thuỷ văn, trữ lượng, mức độ có thể sử dụng, chất lượng nước. + Nước mặt. Nguồn nước ao hồ: Nêu tình hình Nguồn nước sông: Nêu tình hình. Lựa chọn nguồn nước. Qua phân tích, tìm hiểu, đánh giá, so sánh đi tới quyết định lựa chọn nguồn nước cho phù hợp với điều kiện địa điểm cần xây dựng. Đánh giá tác động của môi trường. 3) Đối tượng đầu tư. Nguồn nước: Dùng nguồn nước loại gì Ngầm. Mặt. Công trình thu: Chọn vị trí đặt đặt công trình thu + trạm bơm cấp I. Trạm xử lý: Chọn vị trí đặt sao cho việc quản lý điều hành sản xuất thuận tiện. Đường ống truyền dẫn và phân phối Tuyến ống nước dẫn thô. Hệ thống ống truyền dẫn và phân phối. Hệ thống điện nhà máy nước + hệ thống điện trạm bơm I. Quản lý hệ thống. Địa điểm và diện tích xây dựng. 4) Các giải pháp công nghệ và xây dựng. Giải pháp công nghệ. Giải pháp xây dựng. 5) Xác định nội dung đầu tư. Công trình thu nước - trạm bơm I. Tuyến ống dẫn nước thô. Bể sơ lắng. Bể trộn + bể phản ứng. Bể lắng ha men Bể lọc nhanh. Bể chứa nước. . . . . . . . . + Các công trình phụ trợ. + tổ chức sản xuất và bố trí nhân lực. + Tiến độ. + Tổ chức thực hiện. + Kiến nghị. 6) Khái toán vốn đầu tư. Nguồn vốn. Khái toán vốn đầu tư giai đoạn, phương án chọn. + Bảng khái toán kinh phí đầu tư. Suất đầu tư. + Bảng tổng hợp một số vật tư nhập ngoại. 7) Phân tích kinh tế – Giá thành 1m3 nước. Phân tích tài chính. Tính giá thành 1m3 nước. Chi phí khấu hao. Chi phí hoá chất. Chi phí điện năng. Chi phí quản lý. Các chi phí khác. Thuê vốn. Giá 1m3 nước. Tính toán các công trình xử lý và thuỷ lực mạng lưới. Khi đã chọn sơ đồ công nghệ bắt buộc chúng ta phải tính toán các công trình trong dây truyền. Ví dụ một phương án. Công trình thu kết hợp trạm bơm cấp I. Bể lắng sơ bộ. Bể trộn + bể phản ứng. Bể lắng. Bể lọc nhanh. Bể chứa. Trạm bơm II. Tính toán hoá chất. Mạng lưới cấp điện cho nhà máy. Mạng lưới cấp điện cho công trình thu + trạm bơm I. Bảng tổng hợp lưu lượng theo từng giờ. Bảng xác định dung tích đài điều hoà. Bảng xác định dung tích bể chứa. Bảng tính toán thuỷ lực mạng lưới. Bảng xác định lưu lượng đoạn ống. Bảng xác định lưu lượng nút mạng lưới cấp nước. Sơ đồ phân bố áp lực. Tiếp theo phần tính toán này bao gồm: Quyết dịnh của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho phép đầu tư xây dựng công trình. Phiếu “Kết quả kiểm nghiệm lý hoá nước”. I. Trình tự tiến hành dự án thoát nước. Khi chúng ta làm một dự án thoát nước. Đầu tiên phải nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng tại khu vực thiết kế. I.1. Điều kiện tự nhiên. I.1.1. Vị trí địa lí. I.1.2. Đặc điểm về khí hậu. I.1.3. Địa hình địa mạo. Điều kiện địa tầng. I.1.4. Điều kiện địa chất thuỷ văn. I.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. I.2.1. Dân số và lao động. I.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. + Giao thông: Đường sắt. Đường bộ. Đường nội thị. + Cấp điện: Nguồn điện. Mạng điện. I.3. Hiện trạng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. I.3.1. Hiện trạng cấp nước. I.3.2. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường. I.4. Quy hoạch phát triển. I.4.1. Cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển. I.4.2. Dự báo dân số. I.4.3. Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch. I.4.4. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp thoát nước. II. Thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt. II.1. Các số liệu cơ bản. II.1.1. Bản đồ quy hoạch khu vực. II.1.2. Diện tích và mật độ dân số. II.1.3. Tiêu chuẩn thải nước. II.1.4. Nước thải khu công nghiệp. II.1.5. Nước thải các công trình công cộng. II.2. Xác định lưu lượng tính toán khu dân cư. II.3. Xác định lưu lượng tập trung. II.4. Tính toán lưu lượng tập trung từ khu công nghiệp. II.5. Xác định lưu lượng riêng. II.6. Lập bảng tổng hợp lưu lượng nước thải thành phố. II.7. Lựa chọn hệ thống thoát nước và vạch tuyến mạng lưới thoát nước bẩn. II.8. Tính toán mạng lưới thoát nước. II.9. Tính toán thuỷ lực mạng lưới. II.10. Tính toán kinh tế, so sánh sơ bộ chọn phương án thoát nước. III. Thiết kế mạng thoát nước mưa. III.1. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa. III.2. Xác định lưu lượng nước mưa tính toán. III.3. Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa. IV. Thiết kế trạm xử lý nước thải. IV.1. Các số liệu tính toán. IV.2. Các tham số tính toán trạm xử lý nước thải. IV.3. Chọn phương án xử lý và sơ đồ dây truyền công nghệ. IV.4. Tính toán công nghệ và thuỷ lực phương án I. IV.5. Tính toán công nghệ và thuỷ lực phương án II. IV.6. Khái toán kinh tế, lựa chọn phương án xử lý. IV.7. Thiết kế công trình đơn vị của trạm xử lý nước thải theo phương án chọn. V. Trạm bơm nước thải. V.1. Xác định công suất của trạm bơm. V.2. Xác định dung tích bể thu. V.3. Xác định áp lực công tác của máy bơm. V.4. Chọn máy bơm. V.5. Xác định điểm làm việc của trạm bơm. V.6. Thiết kế chi tiết trạm bơm nước thải. VI. Phụ lục: Các loại tài liệu và giấy phép có liên quan. c. Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ tổng thể, chi tiết. Thuyết minh thiết kế đầy đủ, chi tiết các yếu tố đã nêu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi. Bản vẽ cả về công nghệ, kiến trúc, kết cấu. Phần 2: báo cáo thăm quan. - Nơi thăm quan: Hải Dương. Hải Phòng. - Thời gian từ ngày 8/12/02 đến ngày 10/12/02. Các nội dung thăm quan: 1.Tìm hiểu công ty cấp nước Hải Dương. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động năm 1936 và không ngừng phát triển với công suất các giai đoạn như sau: 1936 : 1000 m3/ngđ 1963 : 6000 m3/ngđ 1995 : 21000 m3/ngđ 1998 : 22000 m3/ngđ 2002 : 33200 m3/ngđ Với sự cố gắng rất lớn của tạp thể cán bộ công nhân viên chức công ty cấp thoát nước Hải Dương đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất phục vụ đời sống của nhân dân. Sản lượng nước thương phẩm hàng năm đều tăng từ 2,8 triệu m3 năm 1993 lên 4,5 triệu m3 năm 2001, tỷ lệ nước sạch thất thoát giảm từ 57% năm 1993 xuống 41% năm 2001. Công ty vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba (1997) và nhiều phần thưởng cao quý. Sắp tới công ty se đưa vào sử dụng bộ biến tần, đó là thiết bị hiện đại có thể thay thế đài nước. Ta biết rằng đài nước là nơi dự trữ nước. Nó điều hoà lượng nước giữa trạm bơm cấp 2 và mạng. Khi áp lực trong mạng vượt qua giá trị tính toán ( thường vào ban đêm) nước sẽ tự động vào đài. Khi áp lực thấp hơn áp lực tính toán nước từ đài phân phối vào mạng. Dựa trên nguyên lý đó bộ biến tần hoạt động cũng trên cơ sở tăng giảm áp lực của mạng. Khi áp lực mạng tăng có tác dụng trực tiếp máy bơm CII. Khi đó bộ biến tần có tác dụng thay đổi tần số dòng điện dẫn đến vòng quay trên máy bơm giảm. Như vậy lượng nước bơm vào mạng ít và ngược lại. Hiện nay công ty có khoảng 64,4 Km đường ống D = 100á600 Trong thành phố > 34 Km. Vào nhà dân 50 Km. Do hệ thống mạng lưới được xây dựng từ đã lâu, không đồng nhất do vậy mạng lưới đường ồng không được tốt. Trong năm 2003, công ty đã đưa vào sử dụng hoàn toàn vật liệu PAHD, đây là loại vật liệu mới rất tốt. Thất thoát chủ yếu do rò rỉ mối nối có thể lên tới 70%á80%. Việc nối ống được công ty rất coi trọng. Mục tiêu của công ty đặt ra thất thoát chỉ còn 7%á10%. + Một số đặc điểm từ các công trình: Bể lắng ngang có tầng cặn lơ lửng. Dùng Clorator. + Cung cấp điện cho máy biến tần. Tự ổn định áp lực. Mất dịe tự động đóng lại. + Biến tần được nối với các hệ thống khác và được nối vào bể chứa đảm bảo H = 5m á 10m. + Nguồn nước khai thác: Nước mặt: Từ sông Thái Bình. Nước ngầm: Khai thác theo dự án ODA. 2.Tìm hiểu nhà máy nước Cẩm Thượng. Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm Thượng là một cơ sở sản xuất trực thuộc công ty cấp nước Hải Dương. Với công suất 21000 m3/ngđ. Trong thời tới nâng công suất lên 26 000 m3/ngđ. Sơ đồ dây truyền công nghệ của nhà máy: Nước đưa vào xử lí là nguồn nước mặt lấy từ sông Thái Bình. Nước sông có hàm lượng cặn lớn ( Phù xa). Dẫn tới hiện tượng lắng cặn tai cửa thu. Để khắc phục công ty đã có một tàu hút bùn tại cẳ thu nước sông Thái Bình. Trạm bơm cấp I xây dựng năm 1978. Bể trộn xây dựng theo kiểu máng trộn, kết hợp đập tràn. Bể lắng : Bao gồm 2 cụm bể lắng Lắng đứng hình trụ. Lắng đứng hình phễu. Cụm bể lắng hình phễu 7000m3 xây dựng năm 1998. Cụm bể lắng hình trụ xây dựng năm 1978 được nâng cấp năm 1998. Cụm bể lọc xây dựng năm 1978. Thuộc loại Aqua kiểu ngang. Hiện nay công suất lọc 19000 m3/ngđ => Công trình được sử dụng quá tải. Để đáp ứng được nhu cầu dẫn đến tốc độ lọc tăng, chiều cao lớp nước tăng. Công trình thu nước kiểu vịnh. Mực nước dao động trong ngày trên dưới 1,5m. Trạm bơm cấp I: Gồm 3 bơm lớn 500 m3/h 1 bơm nhỏ 200 m3/h Đều là bơm trục ngang. Thiết bị pha chế định lượng phèn, PAC ( phèn nhôm), 10mg/l. Dùng bơm định lượng phèn. Bể trộn : Gồm 3 may trộn. Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, D=5m, 9 ống thu nước ra, D=120m Bể lắng trong có 3 ngăn Ngăn tách tách khí. Ngăn chứa cặn. Ngăn lắng. Trong bể có 2 hệ thống đường ống Phân phối nước. Xả cặn ống thu nước có khoan lỗ nghiêng 450 d=10mm Khoảng cách = 250mm. Nguyên tắc hoạt động : Nước được đưa vào ống trung tâm ( ngăn tách khí) qua van điều tiết. Tại đây nước được tách khí sau đó ống trung tâm phân phối đều nước ra ngăn lắng. Cặn lớn được lắng xuống, cặn nhỏ được hút vào ngăn chứa cặn. Tốc độ dâng của nước không biến đổi quá 10% vì vậy phải điều chỉnh nước. + Bể lọc : 5 bể có kích thước 5m´5m. + Nhà Clo : Dùng 20kg/ngày, hàm lượng Clo 99,5%. Có 60 công nhân làm việc tại đây. Chia làm 3 ca. Có một đội vận hành. 1936 1963 1918 1995 1998 2002 1000 6000 21000 22000 23000 33300 56,48 98 52 51 48 45 44 43,5 41,45 Tỉ lệ thất thoát nước thương phẩm % 1993 94 95 96 97 99 54 2000 2001 93 94 95 96 97 98 2002 01 00 99 31,37 33,88 36,89 38,81 45,97 52,37 59,53 63,75 76,33 Tỷ lệ số dân TP Hải Dương được cấp nước sạch. Hiện nay công ty đang có những đổi mới về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu người dân. Có một đội sửa chữa cơ khí. Thành tựu mà công ty đạt được trong 65 năm xây dựng và phát triển được thể hiện trong các biểu đồ dưới đây: Công suất xử lý nước Tổng công suất thiết kế : m3/ngđ 3.Tìm hiểu công ty cấp nước Hải Phòng. ( Hai Phong Water Supply Company). Công ty cấp nước Hải Phòng là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Chức năng nhiệm vụ của công ty là sản xuất và cung cấp nước sạch cho mọi khách hàng trong thành phố: Khảo sát, thiết kế và thi công lắp đặt các công trình cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cải tiến, cải tạo các phương tiện khai thác, vận chuyển và xử lý nước để nâng cao mức độ dịch vụ. Phạm vi quản lý và hoạt động của công ty bao gồm : Hơn 250km đường ống chuyên tải phân phối nước trên khắp địa bàn thành phố, tuyến truyền dẫn nước thô, các nhà máy xử lý nước : An Dương – Cầu Nguyệt – Vật Cách - Đồ Sơn, các trạm bơm tăng áp : Đinh Tiên Hoàng, Ngã Năm, Đổng Quốc Bình, Cầu Rào, Sông Hi, Đồng Hoà với tổng công suất hiện nay là 136000 m3/ngđ. + Các mục tiêu chính của công ty cho giai đoạn 2002 – 2005. Sản xuất nước sạch đạt tiêu chuẩn. Mở rộng các nhà máy nướcvà mạng lưới cấp nước. Bảo đảm chất lượng với khách hàng tại vòi với chi phí thấp nhất. Chi phí xử lý nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Điều hành và phân phối nước hợp lý và tối ưu. Đáp ứng thông tin liên lạc và hiểu biết lẫn nhau giữa các bộ phận phục vụ công ty cấp nước Hải Phòng. Duy trì thái độ đúng đắn đối với công nhân viên để cung cấp được đầy đủ và các dịch vụ cung cấp nước sạch phù hợp, lịch sự cho khách hàng. Nhà máy nước An Dương 160.000 100.000 Nhà máy nước Cầu Nguyệt 60.000 15.000 Nhà máy nước Vật Cách 11.000 7000 Nhà máy nước Đồ Sơn 5000 3000 Tổng 176.000 125.000 + Công suất các cơ sở sản xuất : Thiết kế Thực tế(m3/ngđ) + Mạng lưới chính: 200km đường ống d = 150 á 600. + Phạm vi phục vụ: 5 quận nội thành. Khu du lịch Đồ Sơn, thị trấn Minh Đức, An Hải, Núi Đèo, Đông Hải. Khu công nghiệp Vật Cách. Tổng số dân được hệ thống cấp nước phục vụ là 500.000(người), chiếm 90%. + Tổ chức hành chính có 5 khối chính: Khối sản xuất. Khối xây dựng cơ bản. Khối hành chính. Khối tiêu thụ. Ban quản lý và vệ sinh thành phố. Về khối sản xuất bao gồm: Nhà máy An Dương. Nhà máy Vật Cách. Nhà máy Đồ Sơn. Nhà máy Cầu Nguyệt. Phân xưởng cơ điện. Phòng chất lượng nước. Khối xây dựng cơ bản: Phòng xây dựng cơ bản. Phân xưởng cơ bản. Về kinh doanh tiêu thụ. 1993 : 10 tỷ. 2002 : 80 tỷ. Mục tiêu 2005 đầu tư 7 tỷ cấp nước cho trung tâm Kiến An. Một số kết quả chính đã đạt được trong những năm qua. Lĩnh vực sản xuất nước. Đến nay tất cả các nhà máy xử lý nước đều được lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng, áp lực, toàn bộ hệ thống van cũ được thay thế bằng van mới, chất lượng tốt dễ vận hành. Trang bị mới các thiết bị đo độ đục, độ mặn, định lượng hoá chất lượng nước. Kết quả chất lượng sản phẩm. Nước sau xử lý tại các nhà máy hoàn toàn đạt chỉ tiêu về chất lượng theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới ( WAO) cho các nước đang phát triển. Lĩnh vực quản lý. Công ty đã củng cố lại bộ máy quản lý cải tiến tổ chức thành 3 khối chính. Đưa vào sử dụng hệ thống báo cáo và hạng mục chi phí dựa theo luật kế toán mới, hạch toán thu chi, lập phương án chi phí sản xuất hợp lý. Phát triển vi tính hoá trong hầu hết các bộ phận bao gồm : Trang thiết bị và sử dụng máy vi tính trong thiết kế quản lý kỹ thuật, báo cáo kế hoạch tổng hợp, chất lượng, kế toán tài chính… Đặc biệt là vi tính hoá trong hệ thống lập hoá đơn thu tiền và các tài khoản phải thu của khối kinh doanhtiêu thụ, đưa vào vận hành hệ thống điều khiển từ xa để theo dõi áp lực mạng lưới. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ năng lực, kỹ năng tay nghề của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Một số thành tựu mới của công ty: Công ty đã dưa vào sử dụng hệ thống CNMS để quản lý khách hàng. Lắp đặt những đồng hồ tổng tại đầu tuyến ống rẽ phân nhánh vào các khu dân cư từ đó sẽ dễ phát hiện khu nào có tổn thất ( Không mất công đi tìm) và có biện pháp khắc phục kịp thời. Đưa vào sử dụng hệ thống máy biến tần điều chỉnh áp lực mạng ở chế độ Auto. Sử dụng kỹ thuật thông đường ống bằng quả mút. Cơ quan chỉ đạo phối hợp với công ty. Uỷ ban nhân dân thành phố FINNDA Công trình quản lý CTN và vệ sinh thành phố Ban chỉ đạo Trạm bơm tăng áp Vật Cách. Xây dựng cuối năm 1999, năm 2001 đưa vào hoạt động. Trạm bơm thuộc dự án 1A do nước ngoài tài trợ. Bể chứa bơm 4000m3. Dùng hệ thống biến tần thay cho đài nước, điều chỉnh bơm phù hợp với áp lực. Công suất Q = 650m3/h. H = 45m Trạm bơm vận hành theo 2 chế độ: Điều chỉnh bằng tay và điều chỉnh tự động, áp lực 3á3,5kg. Trạm bơm có hệ thống chống nước ra khi mất điệnhoặc ngắt bơm nước từ đường ống đẩy chảy thẳng về bể chứa qua đường ống được nối trực tiếp vào ống đẩy. Trạm bơm phục vụ cho khu vực phía tây bắc thành phố. 4.Tìm hiểu nhà máy nước An Dương. Công suất 60000 m3/ngđ. Giai đoạn 1 : 20000 m3/ngđ Giai đoạn 2 : 40000 m3/ngđ Gồm 2 hệ thống: + Bể lọc : 10 buồng. 6 buồng. + 2 bể chứa dung tích 3000m3, hình chữ nhật. Lấy nước xử lý tại nguồn sông Dế cách nhà máy nước 4km, lấy từ Hải Dương nối liền với sông Cấm qua Thái Bình gồm 2 nguồn: Mương nước thô. Tuyến nước thô f1000 qua sông Tam Bạc dùng điu ke( xi phông đôi). 2 đường ống f800 dài 180m làm điu ke qua sông do chuyên gia xây dựng MCC của Trung Quốc thực hiện. Tại nhà máy nước có hồ chứa tam giác. Nước được đưa vào xử lý qua các công đoạn sau: Nước thô ---> hồ chứa ---> bể phản ứng ---> bể lắng ---> bể lọc ---> bể chứa ---> trạm bơm II. Mực nước trong hồ và bể chứa được kiểm soát bằng hệ thống máy tính. Công ty có hệ thống sân phơi bùn và máy hút bùn hiện đại, máy hút bùn được kĩ sư cơ khí trong công ty thiết kế phù hợp với điều kiện hồ dẫn nước đang được xem xét khen tặng của thủ tướng chính phủ. Sân phơi bùn được thiết kế như một bể lọc. Bùn được trút lên mặt cát có d = 2,5 á 3mm, nước ở bùn róc, ngấm xuống đất, sau khi khô bùn công nhân xúc thành bùn phế thải, cho tiếp đợt khác vào. khi trời mưa cả 6 ngăn phơi bùn đều hoạt động và trở thành ngăn lọc, đảm bảo tốc độ lọc và ít bị tràn bể. Sau một chu kỳ hoàn nguyên hoặc bổ xung lại. Trạm bơm cấp 1 có 5 bơm, đều là bơm của Nga. + Q = 2500m3/h + H = 17m. Bơm nhỏ 1500m3/h. Bơm lớn + Q = 4000m3h + H = 13m. Các bơm được mồi bằng bơm chân không. Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng. Bể lọc có một sự cải tiến rất lớn đó là loại bể lọc Akazua kiểu V của Pháp. Lượng nước rửa lọc ít( 5á6 l/sm2) (bể lọc thông thường 12á15 l/sm2). Mặt bằng bể Quy trình rửa bể. Sục gió. Gió, nước kết hợp. Sục nước. Nhà Clo. Gồm 3 phần. Nhà chứa bình Clo( 11 bình). Các thiết bị hoà trộn Clo. Bể trung hoà. Đặc biệt nhà máy có hệ htống xử lý Clo rất hiện đại. Khi có sự cố, người ta dẫn clo vào bể chứa NaOH tại đây hơi Clo sẽ được trung hoà. Hơi muối NaCl được đưa lên trên. Nhà máy nước An Dương là nhà máy áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, thuộc loại hiện đại nhất Việt Nam. Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu dùng nước của nhân dân. D. tham gia thiết kế. Trong quá trình thực tập tại công ty em đã được tham gia thiết kế, tính toán cùng cán bộ cơ quan. Đó là phần khái toán vốn đầu tư của dự án khả thi. Hệ thống cấp nước thị trấn Mộc Châu. Công suất 1500m3/ngđ. Khái toán vốn đầu tư. Thiết bị. Các thiết bị xử lý mua bằng vốn ngân sách. Đường ống và phụ tùng nhập ngoại. Xây dựng. Vật liệu xây dựng mua tại địa phương. Khái toán công trình theo đơn giá quý 4 năm 2002. Nguồn vốn. + Ngân sách cấp. + Vay ưu đãi của nước ngoài. Kết luận. Sau 4 tuần thực tập và một tuần thăm quan bản thân đã học tập và hiểu biết một số cơ cấu tổ chức công ty,công việc và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty thuộc ngành CTN. Đợt thực tập vừa qua đã giúp cho bản thân rất nhiều trong việc chuẩn bị làm đồ an tốt nghiệp sắp tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC394.doc
Tài liệu liên quan