1.Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi
vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa.
Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong nộc độc của
một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi có chứa một lượng a xit fomic gây bỏng
da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4,
cholin nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp l ên và rất rát. Người ta vội lấy nước
vôi trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng
trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hóa học quanh ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng? Chúng ta hãy cùng
nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!
Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính,
đường cát, ...). Bạn đưa que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì
dù bạn có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng đốt cháy được nó. Phải chăng là
đường không thể cháy?
Bây giờ bạn hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại
xem sao. Lúc này thì đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tời khi
cháy hết.
Sau khi cháy xong, tàn thuốc lá đã rắc vào đường vẫn là tàn thuốc lá và không
tăng, không giảm về số lượng, nhưng nó lại thúc đẩy cho đường cháy. Người ta
gọi nó là chất xúc tác.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí
nghiệm hóa học vui (phần 3)
10.Nước trong biến thành nước đục
Chọn 2 chiếc cốc thuỷ tinh, một chiếc đựng nước (nước máy, hoặc nước sông),
một chiếc đựng nước đun sôi để nguội. Sau đó cho thêm vào mỗi cốc 5 giọt nước
xà phòng đã lọc qua bông y tế khuấy trộn đều. Một lát sau bạn sẽ thấy nước trong
cốc đựng nước lạnh rất đục, có nhiều kết tủa trắng, còn ở cốc đựng nước đun sôi
để nguội thì rất ít kết tủa, nước cùng không đục nhiều.
Nước lạnh có chứa nhiều chất khoáng và các tạp chất khác, như canxi, magiê...
Chúng cũng như muối ăn (NaCl) hoà tan trong nước vậy. Sau khi cho xà phòng
vào trong nước thì số những chất muối khoáng đó sẽ "vướng víu" lại cùng với
nhau, biến thành kết tủa trắng, không tan trong nước. Những chất khoáng và tạp
chất càng nhiều, kết tủa càng nhiều.
Nếu đem đun sôi nước, trong quá trình đun sôi, một bộ phận chất khoáng và tạp
chất đã "chạy" ra khỏi nước, biến thành cặn nước bám vào thành bình nấu nước.
Do thế, tạp chất trong nước đun sôi để nguội ít hơn so với nước chưa đun sôi, và
sau khi cho thêm vào xà phòng, chất kết tủa cũng sẽ ít hơn.
Nhũ tương dầu-nước
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cho nước sạch vào tới nửa bình của một bình thuỷ tinh trong suốt, thêm vào một ít
dầu ăn. Khi đó dầu nổi trên mặt nước, mặt phân cách giữa dầu và nước rất rõ ràng.
Dùng tay lắc bình thuỷ tinh, để cưỡng bức dầu và nước tạo thành một pha; khi để
yên một lúc thì dầu và nước lại phân thành hai lớp trên dưới rõ ràng.
Khi đó lại cho thêm vào trong bình một ít chất tẩy rửa (hoặc bột giặt quần áo), sau
đó lắc bình thật kỹ rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân tầng thành hai
lớp nữa mà hoà làm một với nhau.
Giải thích: Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt
dầu, đem phân tán đều trong nước; tác dụng như thế được gọi là "tác dụng nhũ
hoá". Hỗn hợp nước và dầu được hình thành nhờ tác dụng nhũ hoá được gọi là
"nhũ tương". Sữa, dầu gan cá thu màu trắng sữa mà mọi người vẫn uống đều ở
dạng nhũ tương.
Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do
chúng có thể tách phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước.
11.Làm khối bông tuyết bằng muối Borax
Làm thế nào để tạo thành khối bông tuyết bằng muối borax? Bông tuyết thì thật dễ
tan chảy. Tạo một khối bông tuyết muối borax, nhuộm thêm màu xanh dương nếu
bạn thích và nó sẽ lấp lánh suốt năm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chuẩn bị :
Sợi dây.
Một cái bình có miệng rộng.
Nhiều cái ống sạch màu trắng (Bạn có thể sử dụng những bằng ống nhựa
dẻo như nhỏ những ống mà người ta vẫn dùng để truyền nước ở trạm y tế)
Muối borax
Bút chì
Nước sôi
Màu thực phẩm xanh dương…
Cái kéo
Độ khó : trung bình
Thời gian thực hiện : suốt đêm.
Chỉ dẫn :
1. Cắt một cái ống sạch thành ba phần bằng nhau.
2. Xoắn đoạn giữa của chúng lại với nhau tạo thành hình một khối bông tuyết có 6
đầu. Đừng lo lắng nếu cái cuối không bằng nhau; chỉ cần gọt đẽo một chút sẽ tạo
thành một khối hoàn hảo như mong muốn; còn khối bông tuyết sẽ vừa vặn bên
trong bình chứa.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3. Cột đoạn dây vào cuối đầu một nhánh bông tuyết. Cột đầu kia của đoạn dây vào
một cây viết chì nếu bạn muốn chiều dài nhánh bông tuyết bằng với cây viết chì
cột bông tuyết trong bình chứa.
4. Đổ đầy nước nóng vào bình chứa miệng rộng.
5. Cùng lúc đó thêm thìa muối borax vào bình chứa nước nóng, sau khi thêm muối
vào thì khuấy đều để hòa tan muối vào nước. Cứ 1 tách nước nóng thì cho 3 thìa
muối, nếu thấy một lượng kết tủa không tan xuất hiện trên đáy bình là được .
6. Nếu muốn, bạn có thể nhuộm màu bông tuyết bằng cách cho thêm một ít màu
thực phẩm vào.
7. Treo ống bông tuyết sạch vào trong bình chứa để cây viết chì có thể tựa trên
miệng bình và khối bông tuyết đó sẽ hoàn toàn được bao phủ trong nước và treo lơ
lửng trong bình (mà không bám vào đáy bình).
8. Đặt cái bình đó trong một khu vực yên tĩnh suốt đêm .
9. Bạn sẽ thấy một khối tinh thể rất đẹp!!! Bạn có thể treo khối bông tuyết đó như
một vật để trang hoàng hoặc đặt trên cửa sổ để nó bắt ánh nắng mặt trời.
Chủ điểm :
1. Muối borax thường có bán ở các cửa hàng tạp hóa ở gian hàng xà bông bột giặt,
chẳng hạn loại 20 Mule Team Borax Laundry Booster. Không dùng xà phòng có
chứa tinh thể muối borax.
2. Người lớn nên cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm này bởi vì thí nghiệm có dùng
nước sôi và muối borax thì không dùng để ăn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3. Nếu không mua được muối borax, có thể sử dụng muối hoặc đường (thì cần
kiên nhẫn vì có thể làm tăng thời gian tạo tinh thể). Thêm đường hoặc muối vào
nước đun sôi cho tới khi nó bão hòa nếu bạn không muốn có một chút tinh thể tạo
thành ở đáy bình.
12. Thí nghiệm vui với tinh thể
a. Cơ sở lý thuyết
Khi dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ cao được để nguội dần thì độ tan sẽ giảm
dẫn đến hiện tượng kết tinh và ta thu được tinh thể.
Hình dáng, màu sắc, kích cỡ của tinh thể thu được phụ thuộc vào bản chất của chất
đem hòa tan thành dung dịch, nhiệt độ trong quá trình làm nguội, thời gian và điều
kiện nuôi mầm tinh thể …
Ví dụ: Tinh thể của K4[Fe(CN)6]
Tinh thể của NiSO4
Tinh thể của K2Cr2O7
Tinh thể của phèn nhôm
Tuy nhiên trong số các chất này thì ta nên chọn chất dễ tạo tinh thể, tinh thể hình
thành nhanh, tinh thể bền để bảo quản được, hóa chất không khó kiếm và không
độc hại. Sau khi cân nhắc và tham khảo thì mình xin giới thiệu đến các bạn quá
trình làm tinh thể CuSO4. Sau khi thuần thục với thí nghiệm này các bạn có thể áp
dụng và tự nghiên cứu thêm với nhiều loại chất khác
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
b.Chuẩn bị và thao tác tiến hành
Nguyên liệu
_ Đồng Sulfat có bán tại các cửa hàng hóa chất dưới dạng CuSO4.5H2O (do
CuSO4 khan hút ẩm mạnh khó bảo quản nên không có bán dạng khan trên thị
trường) với giá khoảng 130k VND/kg (loại hóa chất tinh khiết 99%). Các bạn chỉ
cần một lọ 0.5 kg là đã có thể làm thoải mái rồi.
_ Cốc chia độ. Nếu không có thì các bạn có thể thay thế bằng cốc thủy tinh trong
nhưng sẽ vất vả hơn trong việc xác định thể tích nước cần dùng
_ Đèn cồn, kiềng đun, lưới tản nhiệt và que/đũa khuấy
Nhin chung cả hóa chất và đồ thí nghiệm tốn khoảng 120k, giá thành tương đối
bình dân
Tiến hành
_ Đầu tiên là pha một dung dịch bão hòa của CuSO4 ở nhiệt độ cao. Như lần trước
trên TV mình có nói là dùng nước sôi rồi hòa tan CuSO4 vào nhưng thực sự đấy
không phải là một biện pháp tốt vì nước sôi ta đun xong là khoảng 90 độ C chỉ cần
để ra ngoài khoảng 1-2 phút thì hạ rất nhanh xuống còn khoảng 70 độ C (mình nói
thế trên TV vì thời gian có hạn, đơn giản được phần nào thì đơn giản đi theo yêu
cầu). Cách tốt nhất là chúng ta sử dụng kiềng đun và đèn cồn. Lấy khoảng 300 ml
nước (ít quá thì khó quan sát tinh thể) cho vào cốc chia độ rồi đun bằng đèn cồn
đồng thời cho dần CuSO4 vào kết hợp quấy đều. Khi nước có dấu hiệu sắp sôi mà
thấy lượng bột CuSO4 cho vào vẫn còn cặn ở đấy cốc thì dừng lại không cho thêm
nữa, dùng đũa quấy tới khi tan hết sạch thu được dung dịch xanh nước biện đậm
và không có cặn thì tắt đèn cồn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
_ Như vậy ta đã chuẩn bị xong một cốc dung dịch bão hòa CuSO4 ở khoảng 90 độ
C. Trên lí thuyết ta có thể tạo một điểm bám cho tinh thể bằng chỉ buộc vào một
đầu treo ngang cốc rồi thả ngập trong dung dịch
(Hình mang tính minh họa về cách làm, ảnh trên là quá trình nuôi kết tinh từ phèn
nhôm)
Tuy nhiên CuSO4 là một chất rất dễ kết tinh, bạn không cần phải làm như trên thì
sau khoảng 1 ngày sẽ tự nó xuất hiện một lớp tinh thể bám ở đáy cốc.
_ Lưu ý không nên sốt ruột khi làm nguội dung dịch. Bạn cần nhớ là việc làm
nguội dung dịch diễn ra càng chậm thì các bạn sẽ càng thu được tinh thể có kích
thước lớn. Nếu bạn cho vào tủ lạnh hay dùng nước mát làm lạnh đột ngột thì trong
cốc của chúng ta sẽ kết tinh ngay ra CuSO4 nhưng ở dạng bột vụn
_ Quá trình tạo dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao rồi đợi nguội từ từ để kết tinh có
thể lặp đi lặp lại nhiều lần tới khi thu được mẫu tinh thể ưng ý
_ Các tinh thể CuSO4 chỉ tốn khoảng 1 ngày để kết tinh phần lớn ở đáy cốc tuy
nhiên các bạn sẽ để ý thấy những viên này bề mặt còn bị lỗi rất nhiều (không mịn,
bóng). Muốn bề mặt viên tinh thể đẹp hơn thì các bạn hãy để im cốc dung dịch và
đợi thêm trong khoảng 1 tuần để các vết rỗ trên bề mặt tinh thể được nó kết tinh
vào và tự sửa chữa.
_ Các bạn có thể để ý thấy là trên các viên tinh thể to ở dưới đáy bị phủ một lớp
tinh thể li ti phía trên. Lớp tinh thể li ti này đã cản trở việc lớn lên của các tinh thể
to mà no che đi phía dưới. Nguyên nhân là do khi để nguội dung dịch thì bề mặt
của dung dịch tiếp xúc với không khí luôn nguội nhanh nhất nên sẽ xuất hiện các
lớp tinh thể nhỏ thành từng mảng nổi trên bề mặt. Đây chính là loại tinh thể ta
không mong muốn (do ở bề mặt bị làm lạnh nhanh nên tinh thể là loại nhỏ, xấu).
Các mảng tinh thể này kết dính dần với nhau thành một mảng lớn trên bề mặt rồi
chìm dần xuống che lên các tinh thể to ở dưới (loại tinh thể mà chúng ta muốn,
được hình thành bên trong lòng dung dịch). Để tránh được hiện tượng này cần sự
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cần mẫn hớt lớp bám này đi, công việc khá khó khăn, trong một vài lần đầu làm
bạn có thể bỏ qua thao tác này. Bạn chỉ nên làm nếu đòi hỏi một tinh thể hoàn hảo.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Thí
nghiệm hóa học vui (phần 4)
13.Đốt cháy bàn tay
- Hoá chất: axeton
- Cách làm: xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt
axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy.
Bạn đừng sợ, axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. bạn
chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
- Giải thích: axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài giọt các
chất trên, khi cháy nhiệt lượng toả ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay. Vì
thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không bị bỏng.
Tương tự, ta có thể làm thí nghiệm “đốt khăn không cháy” như sau: nhúng ướt một khăn
mùi soa, sau đó nhỏ lên khăn vài giọt axeton rồi đốt. khi khăn cháy cầm một góc khăn
vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn nguyên vẹn.
14. Làm tảo
Hóa chất:
- 1 lít dung dịch Natri silicat bão hòa (Na2SiO3)
- 1 lượng nhỏ các oxit tạo màu: Cr2O3 (màu lục); NiO, CoO; Fe2O3; … (nói chung là
các oxit có màu nhưng không phản ứng với nước.
Cách tiến hành:
- Cho dung dịch natri silicat vào một chậu thủy tinh 2lít.
- Thêm từng oxit vào từng góc nhỏ của chậu thủy tinh (chú ý không trộn lẫn).
- Để một thời gian và quan sát
Hiện tượng:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Xuất hiện các tảo với màu sắc khác nhau (màu của các oxit) rất đẹp.
15. Chạy sắc ký với kẹo và giấy lọc cà phê
Bạn có thể làm sắc ký giấy sử dụng giấy lọc cà phê để tách các sắc tố trên các viên
kẹo màu như kẹo Skittles™ hay M&M ™. Đây là 1 thí nghiệm an toàn có thể làm ở
nhà, rất tuyệt với mọi lứa tuổi.
Thời gian: khoảng 1 giờ
Nguyên vật liệu:
Kẹo Skittles hoặc M&M
Giấy lọc cà phê
Ly thủy tinh cao
Nước
Muối ăn
Viết chì
Tăm xỉa răng
Đĩa hoặc một vật hình tấm lá
Bình hoặc chai rỗng 2 lít
Tách hay muỗng để đong
Tiến hành:
1. Giấy lọc cà phê thường có hình tròn, nhưng dễ dàng so sánh kết quả trên giấy hình
vuông hơn. Vì thế, công việc đầu tiên là cắt giấy lọc cà phê thành hình vuông. Đo kích
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thước và cắt giấy lọc thành những miếng hình vuông có chiều dài và chiều rộng là 3x3”
(8x8 cm).
2. Sử dụng 1 cây viết chì (viết mực có thể bị hết mực giữa chừng, nên tốt nhất là dùng
viết chì), vẽ 1 đường thẳng cách 1 mép của 1 phía tờ giấy là 1/2” (1 cm).
3. Chấm 6 chấm bằng viết chì (hoặc tùy ý số lượng màu sắc của kẹo mà bạn muốn) dọc
theo đường kẻ trên, mỗi chấm cách nhau khoảng 1/4” (0,5 cm). Phía bên dưới mỗi chấm,
ghi nhãn cho mỗi loại màu sắc sẽ tiến hành kiểm tra trên mỗi chấm đó. Sẽ không có đủ
khoảng trống để viết đầy đủ tên của màu sắc. Hãy thử viết chữ B cho màu xanh, chữ G
cho màu xanh lá cây, hoặc một ký hiệu tương tự dễ nhớ nào đó.
4. Nhỏ 6 giọt nước (hoặc tùy ý theo số lượng màu sắc muốn kiểm tra) như nhau trên 1
mặt phẳng của chiếc đĩa hoặc một tấm phẳng. Đặt 1 viên kẹo cho mỗi loại màu sắc vào
giọt nước. Đợi khoảng 1 phút để màu của kẹo hòa vào nước, sau đó nhặt viên kẹo ra khỏi
nước.
5. Nhúng cây tăm vào giọt nước có màu của kẹo và đặt nhẹ đầu cây tăm lên vết chấm của
viết chì. Dùng 1 cây tăm sạch cho mỗi loại màu sắc. Cố gắng giữ cho vết chấm càng nhỏ
càng tốt. Để giấy lọc khô ráo, sau đó chấm thêm giọt cùng màu lên mỗi chấm, làm như
vậy tổng cộng 3 lần, do đó bạn sẽ có nhiều giọt nước màu trên mỗi chấm.
6. Khi giấy lọc khô, gấp đôi tờ giấy lại, dòng kẻ có các chấm màu để ở cuối tờ giấy. Sau
cùng, đặt giấy lọc đứng trong dung dịch muối (mức dung dịch thấp hơn chấm màu) và
hoạt động của mao dẫn sẽ khiến cho nước thấm vào tờ giấy lọc, chạy xuyên qua các
chấm màu và chạy lên phía mép trên của tờ giấy. Các loại màu sắc sẽ tách rời nhau khi
dung dịch muối thấm lên.
7. Chuẩn bị dung dịch muối ăn bằng cách trộn 1/8 muỗng muối với 3 tách nước lọc (hoặc
1 cm3 muối với 1 lít nước lọc) pha vào bình sạch hoặc bình 2 lít. Khuấy trộn hoặc lắc đều
dung dịch cho đến khi hòa tan. Thu được dung dịch muối ăn nồng độ 1%.
8. Cho dung dịch muối ăn vào trong 1 cái ly cao sạch để mức dung dịch cao 1/4” (0,5
cm), để mực nước ở bên dưới các chấm màu. Có thể kiểm tra điều này bằng cách giữ tờ
giấy lọc thẳng đứng phía bên ngoài ly nước. Nếu thấy mực dung dịch cao hơn thì đổ một
ít nước ra. Khi mực nước đã vừa, dựng đứng tờ giấy lọc vào trong ly nước, để các chấm
màu phía bên dưới và mép giấy phải bị dung dịch thấm ướt.
9. Mao dẫn sẽ làm dung dịch thấm lên trên tờ giấy. Khi dung dịch đi qua các chấm màu,
các loại sắc tố sẽ tách ra khỏi chấm. Có thể thấy rằng nhiều loại kẹo không chỉ chứa 1
loại màu sắc. Các sắc tố tách rời nhau bởi vì một số sắc tố có khuynh hướng liên kết với
tờ giấy, trong khi các sắc tố khác lại có ái lực với dung dịch muối cao hơn. Trong sắc ký
giấy, giấy được gọi là “pha tĩnh” và dung dịch lỏng (nước muối) gọi là “pha động”.
10. Khi dung dịch muối cách 1/4” (0,5 cm) mép trên của tờ giấy lọc, thì lấy tờ giấy ra
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khỏi ly nước và để ráo trên một mặt phẳng sạch sẽ.
11. Khi tờ giấy lọc khô, so sánh kết quả sắc ký của các màu kẹo khác nhau. Kẹo nào có
chứa cùng loại sắc tố? Đây là những viên kẹo có dãy màu sắc tương ứng. Kẹo nào có
chứa nhiều loại sắc tố? Đây là những viên kẹo có một dãy các màu sắc. Bạn có thể lựa
chọn màu sắc phù hợp với tên màu đó ghi trong thành phần trên bìa giấy gói kẹo hay
không?
Hướng dẫn:
1. Có thể thử với các loại kẹo nhãn hiệu khác nhau, màu thực phẩm, và hỗn hợp bột để
pha nước giải khát. Cũng có thể so sánh cùng 1 loại màu sắc với các loại kẹo khác nhau.
Bạn có nghĩ các sắc tố của màu xanh lá cây trong loại kẹo M&Ms và kẹo Skittles giống
với nhau hay không? Bạn có thể sử dụng sắc ký giấy này để trả lời các câu hỏi trên như
thế nào?
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và
đời sống (phần 1)
1.Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi
vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa.
Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong nộc độc của
một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a xit fomic gây bỏng
da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H3PO4,
cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát. Người ta vội lấy nước
vôi trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phản ứng
trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.
2. Axit clohidric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001
đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó
tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit
(chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể
có thể hấp thụ được.
Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình
thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric
nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5), người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau
dạ dày có chứa muối natri hidrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác
dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O
3. Đối với cơ thể, muối iot có vai trò như thế nào ?
Để cơ thể khỏe mạnh, con người cần phải được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hóa
học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có
những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ ( được gọi là nguyên tố vi
lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các
nhà khoa học mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4
gam nguyên tố iot.
Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong
muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra.
Hiện nay, tính trên toàn thế giới một phần ba dân số bị thiếu iot trong cơ thể. Ở
Việt Nam, theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác
nhau. Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị
hư hại nên người thiếu iot trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi,
lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy
hiểm đối với bà mẹ và trẻ em.
Để khắc phục tình trạng thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào
thực phẩm như: muối ăn, sữa, kẹo… Việc dùng muối ăn làm phương tiện truyền
tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng. Muối iot là muối ăn có trộn
thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot ( thường là KI hoặc KIO3 ). Người ta cũng
cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nước mắm…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việc dùng muối iot thật dễ dàng, đơn giản và giúp bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường. Tuy nhiên, hợp chất
iot có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã
được nấu chín.
4. Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu?
Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo
khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước
nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung
quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng.
Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này.
5. Vì sao UPSA C lại sủi bọt khi được cho vào nước ?
Thành phần chính của viên UPSA C là vitamin C (axit ascorbic) và natri
hidrocacbonat (NaHCO3).
Khi ở trạng thái rắn, hai chất này không tác dụng với nhau. Nhưng khi viên UPSA
C được cho vào nước, axit ascorbic và NaHCO3 tan vào dung dịch và phản ứng
với nhau, tạo ra khí CO2 dưới dạng bọt khí thoát ra từ trong lòng dung dịch, các
bọt khí này làm hoạt chất của thuốc tan vào trong nước nhanh hơn dạng viên nén
thông thường.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
6. Tại sao chúng ta lại ngửi thấy mùi đặc biệt ở ruộng khô nẻ khi mưa xuống,
nhất là các cơn mưa đầu mùa?
Mùi đặc biệt được sinh ra do các vi khuẩn sống trong đất có tên gọi là
Streptomycetes. Streptomycetes có rất nhiều trong đất khô và ấm. Số lượng vi
khuẩn có thể lên đến hàng triệu trong mỗi nhúm đất. Vi khuẩn này thải ra các hợp
chất như geosmin và 2 methyl isoborneol, là những chất rất dễ bay hơi khi gặp
mưa xuống. Đó là lý do tại sao chúng ta thường ngửi thấy mùi mốc sau trận mưa
đầu tiên của mùa mưa trên thửa ruộng khô. Mùi này cũng có thể ngửi thấy ở
những thửa ruộng vừa cày xong do đất cày được phơi ra và bốc ra hơi các hoá chất
kể trên.
7. Chất khử trùng clo gây hại sức khoẻ
Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) vừa yêu cầu Chính phủ xem xet để
loại bỏ clo (đang được dùng rộng rãi trong xử lý nước sinh hoạt và trong công
nghiệp thực phẩm, giải khát) khỏi danh mục chất khử trùng. Họ cho biết, phụ nữ
uống nước xử lý bằng clo dễ bị sẩy thai và nếu sinh con thì tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh
là rất lớn.
Một điều tương đối đặc biệt là với những phụ nữ sống tại khu vực nông nghiệp có
sử dụng clo trong xử lý nước sinh hoạt, nguy cơ trên cao gấp đôi so với phụ nữ
sống ở thành thị.
Theo các nhà nghiên cứu, nước khử trùng bằng clo có tính độc hại là do clo có thể
kết hợp với một số chất có trong nước tạo thành một chất hữu cơ hết sức độc hại là
cloroform và một số dẫn xuất chứa clo, trong đó có cả các chất cloramin. Đây là
các chất được cho là có thể gây ung thư cho người sử dụng nước để ăn uống. Tại
Mỹ, các sản phẩm nước uống có sử dụng hợp chất chứa clo để khử trùng phải tuân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thủ những kiểm tra hết sức ngặt nghèo nhằm hạn chế nồng độ của axit cloracetic,
các muối bromat và clorat… ở mức độ an toàn cho phép.
Trước đây, một báo động về tác hại của chất khử trùng trihalometan (trong đó có
cloroform là một đại diện) cũng đã buộc Chính phủ Mỹ quy định lại hàm lượng
cho phép của chúng trong nước sinh hoạt. Theo đánh giá động thái này đã góp
phần làm giảm số người bị ung thư bàng quang, từ 9.300 xuống còn hơn 2.300
trường hợp/ năm.
8. Tại sao máu màu đỏ, cỏ màu xanh?
Trả lời
Trong diệp lục tố (clorophin) có mặt của ion Mg2+ tạo phức với vòng Pophirin.
Sự tạo phức giữa Mg2+ xảy ra qua 4 nguyên tử N trong 4 vòng pyrrol của
Pophirin. Phức chất có màu xanh, vì vậy nên lá cây (chất diệp lục) có màu xanh.
Porofin cũng có thể tạo phức với những ion kim loại khác như Fe2+. Fe3+, Zn2+,
Cu2+,… Porofin tạo phức với ion sắt trong hợp chất hemoglobin có màu đỏ.
Còn loài động vật ở sâu dưới đáy biển có máu màu xanh là do sự tạo phức của
chất này với ion V3+.
Ở loài người và một số động vật khác có màu máu khác là do sự có mặt của ion
Cu2+. Ngày xưa, ở Ai Cập, Hi Lạp,...những người đàn ông có máu xanh được coi
là anh hùng. Lí do một phần là do sự có mặt ion Cu2+ làm cho khi chém trúng ông
ta thì vết thương màu lành, không chảy máu nhiều .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
9. Tại sao khi đánh cảm bằng dây bạc thì dây bạc bị hóa đen?
Tại sao khi đánh cảm bằng dây bạc, dây bạc sẽ bị hóa đen. Để dây bạc sáng trắng
trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu
Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua có
tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xẩy ra
phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.
2Ag + - S - Ag2S (đen)
Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng
Ag2S + 4NH3 2[Ag(NH3)2]+ + S2-.
Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.
10. Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?
Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi
khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu , muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối
trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn
ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị chết.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và
đời sống (phần 2)
11. Tại sao không dùng các đồ bằng nhôm để đựng những chất, dung dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th_hoa_hoc_quanh_ta_964.pdf