Tìm hiểu một vài luật tục của người Mường

MỤC LỤC

I.Vài nét sơ lược về cuộc sống người Mường

Lời mở đầu

1. Dân số

2. Cư trú

3. Đặc điểm kinh tế

4. Hôn nhân gia đình

5. Văn hóa

6.Nhà cửa

7. Trang phục

II .Một Số tục lệ cơ bản của người Mường

1.Phong tục cưới hỏi

2.Tang lễ ma chay

3.Phong Tục lễ tế của người mường

4.Tục hát Xec-Bùa của người Mường

III. Kết luận

 

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4855 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu một vài luật tục của người Mường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ khung với vì kèo kết cấu đơn giản. Đặc trưng ở cái kèo có pà wặc (cái cựa) đè lên cây đòn tay cái để đỡ kèo khỏi bị tụt. Nhà có chái nhưng không có vì kèo chái như nhà người Việt. Chỗ dựa của bộ xương mái là nhờ vào hai cây pắp cal và một cây léo hè, đầu gác lên thanh giằng hai kèo gần chỏm kèo. Mặt bằng sinh hoạt có điểm giống nhà người Việt: nhà cũng có qui định có tính ước lệ: Nếu chia nhà theo chiều ngang: phần nhà dành cho sinh hoạt của nữ gọi là "bên trong". Phần dành cho sinh hoạt của nam giới gọi là "bên ngoài". Và, nếu chia nhà theo chiều dọc, nửa nhà phía sau (nơi đặt bàn thờ tổ tiên) gọi là "bên trên". Còn nửa kia gọi là "bên dưới". Một đặc trưng nữa là hình thức cấu tạo của bếp: bếp được đặt trong một cái khung gỗ hình chữ nhật. Bống góc của cái khung này dựng bốn cột làm giá đỡ các dàn (dựa) bếp. một trong hai cột giáp vách bao giờ cũng buộc một cái chum nhỏ để đựng mẻ (người Mường rất ưa các món ăn có vị chua). Ghế đặt xung quanh nhà bếp là ghế dài thấp chân. Trong khuôn viên thường có một miếu thổ thần, quy mô nhỏ như một cái lều. Trang phục Mỗi dân tộc đềucó đặc trưng riêng trang phuc về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục. trang phuc của người Mường cũng có những nét độc đáo riêng của nó + Trang phục nam Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là "khăn quần". Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải. + Trang phục nữ áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng (Trừ nhóm Thái Mai Châu, Hòa Bình do ảnh hưởng văn hóa Mường mà mặc thường ngày tương tự như họ) Nhóm Mường Thanh Hóa có loại áo ngắn chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao lên đến ngực. Phần trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận: rang trên, rang dưới, và cao. Trong dịp lễ, Tết họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh nhưng ngắn hơn. II .Một Số tục lệ cơ bản của người Mường 1.Phong tục cưới hỏi Mỗi dân tộc có một phong tục, một nét văn hóa riêng trong nghi lễ hỏi – cưới. Đám cưới của người Mường ở Ao Luông (Văn Chấn, Yên Bái) cũng có những điểm độc đáo khác biệt, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của họ. Người Mường rất tôn trọng sự tự nguyện trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Trước đây người Mường Ao Luông có phong tục cưới xin rất phức tạp, nhiều nghi lễ. Việc hôn nhân của con cái được quan niệm là do “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, bố mẹ ưng ý thì con cái phải thuận theo bố mẹ. Ngày nay, việc cưới hỏi của người Mường đã giảm bớt phép tắc, đã được tự do yêu đương, tự do tìm hiểu. Lễ hội Nàng Han tổ chức hàng năm từ ngày 5/5 đến hết tháng 3 âm lịch cũng là dịp để trai gái tìm hiểu lẫn nhau. Khi đã tìm hiểu kỹ thì báo với hai bên cha mẹ để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho một đám cưới. Lúc này, nhà trai sẽ tìm một ông mối, nhà gái tìm một bà mối đến để đôi bên gia đình nói chuyện, đối đáp với nhau. Người Mường Ao Luông cũng có quan niệm giống người Kinh về những điều kiêng kỵ trong hôn nhân, đó là những người cùng họ tộc không được lấy nhau, phải cách nhau ít nhất là 3 đời. Khi sang nhà gái dạm hỏi, ông mối phải mang theo 12 chiếc bánh sừng bò (bánh gói bằng lá cây chít), một chai rượu gạo nếp, đặt trước với bố mẹ cô gái để thưa chuyện. Bố mẹ cô gái nếu đồng ý thì nhận và làm một bữa cơm chiêu đãi ông mối rồi nhà gái treo 12 chiếc bánh lên cột nhà gần khu bếp 3 ngày 3 đêm. Trong khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm đó nếu có con chim cú mèo kêu thì đó là điềm báo không tốt, trai gái hai nhà không nên lấy nhau. Ngược lại, nếu không có cú mèo kêu thì là điềm tốt, sau 3 ngày nhà gái sẽ gọi ông mối nhà trai đến, mang rượu ra uống và đồng ý gả con gái. Lễ dạm hỏi của người Mường Ao Luông trước kia thông thường phải trải qua 5 lần đi lại: Lần 1: Nhà trai mang 1 chai rượu, buồng cau, lá trầu, chè khô. Lần 2: Khi nhà gái nhận lời thì mang bánh chưng, rượu, chè khô. Lần 3: Mang theo bánh dày, 2 chai rượu, 1 buồng cau, chè khô. Lần 4: Nhà trai mang đến bánh dày và rượu. Lần 5: Nhà trai mang đến cau, trầu, bánh dày và rượu và đây là lần nhà trai chính thức xin ngày ăn hỏi. Theo thời gian, việc cưới xin của người Mường đã đơn giản hơn rất nhiều, nhà trai sau khi đến nhà gái thưa chuyện nếu được nhà gái đồng ý thì về chuẩn bị lễ ăn  hỏi với các lễ vật thông thường như: rượu, thịt, tiền mặt sau đó chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Cô dâu khi về nhà chồng thường có một số của hồi môn do chính tay mình làm như: chăn, chiếu, gối, đệm tặng những người già, bố, mẹ, anh, chị, em ruột bên nhà trai. Cô dâu mới được gia đình nhà chồng nhận xét đánh giá là đảm đang, ngoan hiền hay không phụ thuộc vào số của hồi môn mà cô mang theo, bởi vì để làm được số của hồi môn trên thì từ lúc 12 – 13 tuổi cô dâu đã phải chuẩn bị các vật dụng để làm. Tục hôn nhân của dân tộc Mường xưa nay tồn tại hai hình thức là đón dâu về ở hẳn nhà chồng và tục lấy rể (tục lấy rể thường là ở những gia đình thiếu con trai). Tục ở rể thì trước đây nhà trai phải chủ động sắm lễ để ra mắt chàng rể tại bên nhà gái. Theo quy ước thì lễ ra mắt gồm có các lễ vật đó là: 4 thúng gạo nếp, 1 buồng cau, 40 chai rượu, một bó trầu, 2 tạ lợn, chọn khoảng 20 – 30 người thanh niên chưa vợ để khiêng các đồ lễ vật sang nhà gái. Đồng bào Mường có tục chăng dây khi nhà trai đến cổng nhà gái hoặc có hai người canh cửa không mở, bao giờ nhà trai cho tiền họ mới mở cửa. Khi cửa mở đi đầu sẽ là một cô gái đại diện cho họ nhà trai đội 1 mâm xôi có hai con gà trống thiến đã mổ và luộc chín. Gà trên mâm phải có cựa nếu không con gà đó sẽ không có ý nghĩa gì và nhà gái căn cứ vào đó sẽ không đón tiếp nhà trai. Cho đến khi ông mối đưa được chàng rể vào trong nhà sàn là mọi thử thách nhà gái đặt ra với chàng rể đã hết. Ông mối hết trách nhiệm và giao quyền cho ông bố rể mượn (nhà trai nhờ một người đàn ông khoảng 55 tuổi trở lên làm bố rể mượn để nói chuyện với nhà gái). Lúc này, ông bố rể mượn giữ vai trò quan trọng trong việc giao tiếp chính với nhà gái và dắt chàng rể đến bàn thờ tổ tiên để lạy. Tiếp đến ông bố rể mượn dắt chú rể đi giới thiệu với từng người bên họ nhà gái, tuỳ theo họ gần hay họ xa mà chú rể phải lạy như thế nào, việc đi lạy từng người có ý nghĩa là chú rể cảm ơn đã nuôi nàng dâu trưởng thành, thông minh, khoẻ mạnh, chăm chỉ làm ăn, hiếu thảo với cha mẹ. Khi chú rể đi lạy mọi người xong, các mâm cỗ cũng được bày ra, mọi người ngồi vào mâm ổn định. Ông bố rể lại dắt con rể đi chào từng mâm một sau đó mới được ngồi vào ăn. Trước kia ở nhà gái còn có tục chuẩn bị 2 hũ rượu cần, ông mối xin phép nhà gái làm lễ khấn rượu, khi ông mối làm lệ này nhà gái đứng một bên, nhà trai đứng một bên để đáp lời. Sau đó, mọi người chung vui và uống rượu mừng cho cô dâu, chú rể sống hạnh phúc, đông con và mừng cho 2 gia đình đã có thêm được dâu hiền, rể thảo. Khi đoàn đón dâu về đến nhà trai, dừng ở cách chân cầu thang khoảng 3 mét, tại đó đã đặt sẵn một chiếc nồi đồng đựng nước sạch, kê nhiều hòn đá hoặc đặt thanh ván sạch nối đến chân cầu thang, sau khi rửa sạch chân mọi người mới được bước lên nhà sàn. Lúc này, bà mối bên nhà gái dẫn dâu đến lạy trước bàn thờ tổ tiên, lạy họ hàng nhà trai, tất cả khách đều được mời lên nhà và ngồi theo thứ tự. Khi làm hết mọi thủ tục, mọi người cùng ngồi vào ăn cơm, uống rượu. Trong cỗ cưới của người Mường tuyệt đối không có tiết canh, đó là điều tối kỵ. Đêm đó, tại nhà trai sẽ diễn ra tiệc hát đối, hát ví, họ dành cho nhau những lời chúc tụng rất vui vẻ. Trong đêm đó còn diễn ra tục lệ cô dâu mới vái lạy vua bếp để cầu vua bếp  phù hộ cho mình trong công việc nội trợ phục vụ gia đình nhà chồng được chu đáo. Người Mường ở Ao Luông cũng có tục lại mặt giống như dân tộc Kinh, sau 3 ngày 3 đêm chú rể đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ để làm lễ lại mặt. Lễ vật gồm có 1 đôi gà, 1 coóng cơm nếp, 2 chai rượu, trầu cau. Sau đó, buổi chiều chú rể lại đưa cô dâu trở lại nhà mình, vào đêm thứ 4 ở nhà trai đôi trai gái mới cưới đó mới chính thức động phòng. Hiện nay đám cưới chỉ diễn ra đơn giản theo các bước: dạm hỏi, lễ ăn hỏi và lễ cưới đón dâu. Nhiều gia đình đã tổ chức đám cưới theo nếp sống mới, đơn giản, ít rườm rà nhưng vẫn lưu giữ được một số phong tục truyền thống của dân tộc Mường, góp phần làm giàu vốn văn hóa của đất nước ta. 2.Tang lễ ma chay Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải. Tang lễ do thày mo chủ trì. Hình thức chịu tang của con cái trong nhà không khác so với người Kinh, tuy nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà, cha mẹ còn có bộ trang phục riêng gọi là bộ quạt ma. Khi người con trai trong gia đình ấy chống gậy tre thì gia đình ấy có bố chết, nếu chống gậy gỗ thì gia đình có mẹ mất. Tang lễ cổ truyền của người Mường Bi có thể là một hệ thống các nghi lễ diễn ra trong 12 ngày đêm. Tất cả các nghi lễ đó nhằm mục đích làm cho linh hồn người quá cố đoạn tuyệt với thế giới người sống và gia nhập với thế giới người chết. Mường Bi là một trong bốn vùng lớn của tỉnh Hòa Bình, Bi – Vang – Thàng – Động. Cũng như người Mường ở nhiều nơi khác, người mường Bi trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đã xây dựng, bồi tích một nền văn hóa cổ truyền đồ sộ rất đáng tự hào. Trong đó, Nghi lễ Mo là một trong những sinh hoạt và hiện tượng văn hóa có tính đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Mường. Hội tụ nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, nhiều nghi lễ, phong tục tập quán và qua đó phản ánh tín ngưỡng dân gian của người Mường. Đến nay, nghi lễ Mo vẫn chiếm một vị trí và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường Ở mường Bi, nghi lễ tang ma là một nghi lễ tối quan trọng của một đời người. Phải làm hàng loạt các thủ tục để đoạn tuyệt với thế giới người sống và gia nhập vào thế giới người chết. Mo kiện trong tang lễ cổ truyền cũng là một điển hình về sự sáng tạo trong mo Mường. Mo kiện là một áng mo quan trọng của hệ thống nghi lễ tang ma Mường cổ truyền Tang lễ cổ truyền của người mường Bi có thể nói là một hệ thống các nghi lễ diễn ra trong 12 ngày đêm. Tất cả các nghi lễ đó nhằm mục đích làm cho linh hồn người quá cố đoạn tuyệt với thế giới người sống và gia nhập với thế giới người chết. Lí do chỉ đơn giản vậy thôi nhưng bao gồm nhiều lễ thức chứa đựng trong đó nhiều sinh hoạt văn hóa có giá trị tinh thần cao, có lẽ vì vậy mà nhà nghiên cứu văn hóa dân gian – cố Thạc sĩ Tô Đông Hải đã nhận xét: “Đám hiếu ở mường Bi – điểm hội tụ của văn hóa dân gian mang tính nhân bản sâu sắc”. Một việc quan trọng nhất của tang lễ ở mường Bi là phải dẫn dắt điều khiển được linh hồn người quá cố thực hiện các thủ tục của tang lễ. Người mường Bi có quan niệm rằng: khi con người mất đi, lúc chưa làm đám tang và trong lúc làm đám tang họ không còn là người trần và cũng chưa phải là ma; tuy nhiên, họ có những sức mạnh linh thiêng mà người trần không thể điều khiển hay cầu xin nổi. Việc làm cho linh hồn người quá cố làm sao phải nghe theo để thực hiện những nghi lễ của tang ma chỉ có thể là ông mo cậy nhờ vào quyền năng của “nổ” mới có thể làm được việc đó, vì vậy ông Mo được coi là linh hồn của đám tang ở mường Bi. Một nghi lễ quan trọng để bắt linh hồn nghe theo ông Mo gọi là lễ Đạp ma hay còn gọi là lễ Dậm bước. Lễ Đạp ma được tiến hành như sau: Sau khi mo bài mo Thiển Thẳn (Bài mo kể về sức mạnh của ông mo và sức mạnh của túi Khót), ông mo không dừng lại mà mo tiếp đoạn mo Đạp ma. Hành động đạp như sau: Ông Mo mo đoạn mo trên ở vị trí cạnh chỗ nằm của người quá cố trong tư thế tay phải giữ chiếc gươm vác trên vai, tay trái cầm quạt phe phẩy ngang trên bụng mình, chân đứng như bình thường nhưng ngón chân cái của bàn chân phải đeo một chiếc vòng chuôi dao. Khi chấm dứt đoạn mo trên ông hú một tiếng, gọi tên người quá cố một lần rồi co chân phải lên dậm mạnh xuống sàn nhà rồi lấy gót chân phải làm tâm điểm, xoay bàn chân phải chếch sang khoảng 60º – 70º. Sau lễ đạp ma thì linh hồn người quá cố tuân thủ theo sự dẫn dắt điều khiển của ông Mo để thụ lễ Trong mười hai ngày đêm của nghi lễ, mỗi một bữa trưa và bữa chiều của từng ngày đều có lễ dâng ăn uống Việc mo trong tang lễ thực chất là nhằm thuyết phục, hướng dẫn linh hồn người chết “thực thi” các nghi lễ như vừa kể trên hoàn toàn bằng lời mo. Nếu như mo sai, thì hồn không thể “thực thi” được nghi lễ, như thế sẽ không hoàn tất được các thủ tục, sẽ rơi vào tình trạng luẩn quẩn. Hồn không thể đoạn tuyệt với thế giới người sống mà cũng không thể gia nhập vào thế giới người chết. Người ta sợ trong hoàn cảnh dở dang ấy linh hồn người chết sẽ quay về quấy phá hành tội con cháu trong nhà Và điểm nổi bật nhất trong nghi thức tang ma người Mường là qua những nghi thức đó, người Mường muốn những thế hệ tiếp nối của cộng đồng vượt qua những tổn thất do một thành viên của cộng đồng đã phải ra đi vĩnh viễn thêm gắn bó với quê hương đất nước và gìn giữ những kỉ cương, tập tục đã giúp cộng đồng trường tồn và phát triển 3.Phong Tục lễ tế của người mường Người Mường rất coi trọng đền thờ Thành Hoàng làng. Việc đầu tiên mà các cụ già trong làng nhắc con cháu phải làm trước Tết là ra đền để dọn dẹp, lau rửa sạch sẽ đồ thờ cúng. Giáp Tết, nhà nào cũng tất bật làm bánh dầy, bánh chưng, đóng oản và trang trí nhà cửa Người Mường xưa, đặc biệt là người Mường Kỳ Lão, không ăn Tết ông Công, ông Táo như người Việt, vì thế Tết bắt đầu từ ngày 27, 28. Đêm 30, tức ngày "chín cối tháng ba" theo lịch của người Mường, tất cả con cháu sẽ tụ tập ở đền thờ để làm lễ "khai sáng". Lễ này được cúng cả bằng lễ chay và bằng lễ mặn. Lễ chay gồm các loại hoa quả trong vườn, càng nhiều càng tốt, để tổ tiên, thánh thần phù hộ cho mùa xuân mới nhiều lộc, hoa, trái. Lễ mặn gồm oản, gà, thịt, bánh dầy, bánh chưng. Trước đây, ngày Tết người Mường chỉ ăn thịt lợn, thịt gà chứ không có giò,chả, mọc như người Kinh. Đến thời điểm sang canh thì con cháu tất cả phải ở phía ngoài đền, chỉ có ông Trùm, ông Seo và những người già trong bản mới được vào đền làm lễ. Sau khi lễ ở đền, mọi người ai về nhà nấy đón giao thừa. Một thủ tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Mường đó là một lễ cúng ngoài trời gồm một con cá diếc và một cái bánh chay. Sáng ra, lễ này được mang cho con trâu ăn trước, vì họ cũng quan niệm như người Kinh - "con trâu là đầu cơ nghiệp", cho con trâu ăn trước để con trâu đi làm Với người Mường, việc thờ cúng ngoài trời rất quan trọng nên trong những ngày Tết nhà ai cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia đình một cây hương để cúng bản mệnh ngoài trời. Món ăn trong ngày Tết của người Mường từ xưa đến nay không bao giờ thiếu bánh chưng và bánh dầy để biểu hiện trời tròn, đất vuông và cũng là để tưởng nhớ đến ông vua của người Mường là Vua Lang. Gia đình nhà nào thờ cúng bao nhiêu người thì làm bao nhiêu cái bánh chưng. Trong ba ngày Tết, người ta chỉ tết cha, tết mẹ và tết thầy cúng - những người quan trọng nhất trong quan niệm của họTrong những ngày Tết, nếu chưa được sự cho phép của ông Trùm thì không ai được phép ra đồng làm việc. Đến ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ lớn nhất của người Mường, đây là lễ hội "mở mắt cồng, mắt lệnh", lễ hội "xuống đồng". Từ 5 giờ sáng, người dân trong bản tập trung tại phủ thờ Thành Hoàng. Theo phong tục của người Mường thì trước khi mở hội Cồng Chiêng, làng phải có một thủ tục làm mâm lễ trình với các vị Thánh trong làng. Mâm lễ bắt buộc phải có một con lợn "non 5 già 3" để làm cỗ vành 3-5-7-9 tính từ trong ra. Mở đầu lễ hội Cồng Chiêng, ông Trùm sẽ có lời trình báo với dân làng rằng: "Lang co le chao khoan". Sau đó ông Trùm sẽ đánh ba hồi chiêng đầu, sau đó con chá mới được bước vào phủ để làm lễ, và tiếng chiêng kết thúc cũng là lúc kết thúc phần lễ ngày hôm đó... Trong những ngày Tết, nếu chưa được sự cho phép của ông Trùm thì không ai được phép ra đồng làm việc. Đến ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ lớn nhất của người Mường, đây là lễ hội "mở mắt cồng, mắt lệnh", lễ hội "xuống đồng". Từ 5 giờ sáng, người dân trong bản tập trung tại phủ thờ Thành Hoàng. Theo phong tục của người Mường thì trước khi mở hội Cồng Chiêng, làng phải có một thủ tục làm mâm lễ trình với các vị Thánh trong làng. Mâm lễ bắt buộc phải có một con lợn "non 5 già 3" để làm cỗ vành 3-5-7-9 tính từ trong ra. Mở đầu lễ hội Cồng Chiêng, ông Trùm sẽ có lời trình báo với dân làng rằng: "Lang co le chao khoan". Sau đó ông Trùm sẽ đánh ba hồi chiêng đầu, sau đó con chá mới được bước vào phủ để làm lễ, và tiếng chiêng kết thúc cũng là lúc kết thúc phần lễ ngày hôm đó... Ngày nay, phong tục lễ của người Mường cũng có nhiều thay đổi. Ở nhiều nơi họ cũng bắt đầu ăn Tết 23 tháng Chạp, cũng mua cá về nhà để thả, việc thờ cúng cũng gọn nhẹ hơn. Nhiều trò chơi dân gian vẫn được tổ chức nhưng cũng có thêm các trò chơi hiện đại thu hút nhiều người tham gia. Ngày nay, phong tục lễ của người Mường cũng có nhiều thay đổi. Ở nhiều nơi họ cũng bắt đầu ăn Tết 23 tháng Chạp, cũng mua cá về nhà để thả, việc thờ cúng cũng gọn nhẹ hơn. Nhiều trò chơi dân gian vẫn được tổ chức nhưng cũng có thêm các trò chơi hiện đại thu hút nhiều người tham gia. Tục hát Xec-Bùa của người Mường Tục hát này thường được hát vào các dịp lễ, tết.tuy cũng thuộc phạm trù những bài ca nghi lễ - phong tục nhưng những bài hát chúc mừng (trong đó có tục hát Xéc Bùa( của người Mường có những nét riêng cả về chức năng sinh hoạt cũng như phong cách nghệ thuật rất đáng chú ý. Các bài hát chúc mừng nói chung và hát Xéc Bùa nói riêng thường đóng vai trò cầu chúc, chào mừng đúng như tên gọi của nó. Và vì thế, những bài ca như thế này thường mang phong cách ngợi ca với những giọng điệu, ngôn từ chứa đựng nhiều nét lạc quan, vui tươi. Tục hát Xéc Bùa của người Mường phần lớn được hát trong không khí hội hè vui chơi, nhất là dịp lễ, tết. Cả phường bùa, ít thì năm - sáu người, nhiều thì có đến vài chục người, tay xách cồng vừa đi vừa đánh, kéo đến một gia chủ nào đó hát mừng. Người hát chúc mừng chủ nhà giàu sang: "Cột hiên chạm đuôi con phượng Má vòng chạm đuôi con gà Cửa con chạm ra hình da kỳ lân" Đồng thời, họ cũng ngợi ca cả cảnh làm ăn giàu có, sung túc của gia chủ: "Gió đánh xào xạc nhường áo lụa phơi trước nhà Thấy trâu cùng bò buộc đầy sân Đàn vịt, đàn gà râm ran dưới khướng" hay: "Đụn lúa nếp nhà ông ăn đến tháng năm Đụn lúa cham nhà ông ăn đến tháng mười” Người hát xéc bùa thường xuất hiện như những nhân vật trực tiếp đóng góp phần vui của mình vào ngày hội mùa xuân. Có khi lời ca được mô phỏng theo âm thanh của nhạc cồng mà họ đang đệm nhịp: “Tam... tam… từ đâu tam đến Tam từ bên suối tam sang…" Cái vui chạy suốt cả bãi Xéc Bùa, cho đến khi những lời hát kết thúc vui vẻ; hoặc thông qua nội dung lời ca mà phản ánh những tục lệ ngày tết như tục mời trầu: "Miếng trầu thon thon Bày lên đĩa tròn đặt lên mâm thau vàng chạm Đem sang mời Đám bùa chúng tôi đón lấy Ăn miếng trầu đỏ môi” Bây giờ, tục hát Xéc Bùa không chỉ dành cho ngày xuân, ngày tết mà còn trong những ngày hội vui. Tục hát Xéc Bùa được đồng bào Mường thể hiện với những nét vẻ văn hoá độc đáo. Hát Xéc Bùa bộc lộ tâm lý tình cảm vui tươi sôi nổi, hồn nhiên của những người nghệ sĩ dân gian. Những yếu tố trữ tình, tự sự và diễn xướng nghi lễ đan cài vào nhau khá linh hoạt tạo nên sắc thái đa dạng đầy hấp dẫn KẾT LUẬN Luật tục của người Mường thể hiện rõ nét qua đời sống, lao động sản xuất, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và trong các lễ nghi tôn giáo. Người Mường rất coi trọng các mối quan hệ này. Vậy nên, mỗi thành viên phải thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc tồn tại trong cộng đồng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng hương ước của bản, khu dân cư, v.v... đã giúp cho  luật tục của người Mường được bảo tồn, phát triển cho thế hệ các con cháu về sau. Luật tục của người Mường rất phong phú, ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, điển hình là các vấn đề quan hệ làng xóm, cưới xin, ma chay...vv. Trong cưới xin được quy định rất cụ thể các bước cần thực hiện. Trước khi cưới nam nữ phải đủ tuổi trưởng thành (nam phải 20 tuổi, nữ phải 18 tuổi), không được cùng dòng họ, đến với nhau hoàn toàn tự nguyện. Người Mường rất tôn trọng sự tự nguyện trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Việc người con trai đến tuổi lập gia đình đi tìm hiểu bạn đời của mình có thể đến nhà cô gái mà anh ta mến. Họ ngồi tâm sự ngay bên bếp lửa nhà sàn cô gái (vào mùa đông) hoặc ngoài “chan” (một khoảng sàn trước của nhà dùng vào việc phơi nông sản hoặc quần áo...v.v). Tuy nhiên nếu chàng trai rủ cô gái ra khỏi nhà vào ban đêm lại là điều cấm kỵ, bị coi là xấu. Ngoài ra người Mường ở Đá Đỏ, nơi bao quanh bởi lòng hồ sông Đà còn có tục “táy dôông” (ngủ lại nhà bạn gái). Theo quan niệm của người dân trong vùng thì đó là một điều bình thường khi đôi bạn đã phải lòng nhau và đương nhiên gia đình cô gái cũng sẽ không ngăn cấm. Tuy nhiên, trong hương ước mới của các bản trong vùng đã xoá bỏ tục lệ này để phù hợp với xu thế hiện nay. Cưới xin của người Mường được chia làm 3 lễ: lễ “ăn nòm” (giống chạm ngõ ở người Kinh), “ăn nàm cá” (giống lễ ăn hỏi) và  “xớc du” (đón dâu). Trước đây còn có thêm lễ “lai nhaa”, tức con dâu ra mắt gia đình bố mẹ chồng chính thức. Trong cưới xin định mức về thực phẩm rất cụ thể như lễ: “xớc du” thì thịt lợn hơi không quá 70 kg, chăn đệm con dâu tự dệt mang sang nhà chồng không quá 6 bộ, sau lễ cưới họ hàng hai họ không đi lại thăm nom, tổ chức ăn uống nhiều lần. Ngay trong lễ đón dâu cũng vậy các bản đã bỏ lệ dâu, rể đi lạy các mâm cỗ...v.v. Những quy định như vậy đã hạn chế rất hiệu quả tình trạng thách cưới và lãng phí mà trước đây vẫn tồn tại phổ biến trong cộng đồng. Trong đám ma của người Mường cũng có những quy định riêng như hương ước của bản Cóc xã Tường Hạ có quy định: “Khi hộ gia đình nào có người qua đời thì phải thông báo ngay với trưởng bản để còn thông báo với toàn thể nhân dân trong bản biết. Các hộ gia đình có trách nhiệm cử người sang giúp đỡ “nhà ma”. Từ đây ta thấy rằng tính cộng đồng được thể hiện cao hơn bao giờ hết. Nó không chỉ thể hiện sự bắt buộc mà đã được nâng lên thành ý thức  “tương thân, tương ái”. Đáng chú ý hơn nữa ở đám ma người Mường đó là sự tham gia của ông “Mờ” (ông Mo) và ông kèn, ông trống. Hai vị trí này không thể thiếu được và rất được coi trọng. Họ là người tổ chức mọi lễ nghi trong suốt quá trình đám ma. Thông thường là người đã có tuổi, có uy tín và có khả năng “tàm” (nội dung của các lời “ tàm” rất vần, thể hiện mối quan hệ giữa hai thế giới âm và dương). Mỗi đám ma như vậy cả hai ông này sẽ được gia đình tang chủ trả trên dưới 100.000 đồng và vài ba cân thịt được gói vào lá tuỳ thuộc vào quy định của từng vùng và điều kiện kinh tế của tang chủ. Bên cạnh đó các con đẻ (đặc biệt là con trai) của người đã khuất cũng luôn phải túc trực bên “ảo quan” (quan tài) để lạy họ hàng, người trong bản đến viếng. Con dâu mỗi người một chiếc quạt để quạt cho hương hồn của bố hoặc mẹ chồng (các động tác quạt   phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của ông mo). Những quy định này ngày càng được các thế hệ con cháu người Mường làm đơn giản  đi nhiều để phù hợp điều kiện cuộc sống mới. Các lễ hội khác của người Mường cũng thể hiện những nét độc đáo như: lễ ăn cơm mới, tết  “xíp xí” (du nhập từ tết của người Thái trong vùng. Tết này trùng vào Rằm tráng 7 của người Kinh). Lễ ăn cơm mới của người Mường thể hiện tính tín ngưỡng sâu sắc. Tổ tiên người Mường tin rằng: Để có một vụ mùa bội thu thì sự phù hộ của đất trời là rất cơ bản. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên, trời đất thì sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình đều phải làm lễ cơm mới. Người Mường rất coi trọng lễ này, cho nên trong bữa cơm cúng tổ tiên, đất trời chủ hộ có thể mời cả ông mo có tiếng trong bản đến giúp gia đình. Những hạt cơm dẻo, thơm đầu tiên được nấu, hoặc “tồ”  (đồ) sẽ được vãi cho gà ăn. Vì họ tin rằng nếu ăn những hạt cơm đầu tiên cũng đồng nghĩa với việc ăn hết “lộc” của vụ mùa tới. Ngày nay các lễ hội này người Mường vẫn còn lưu truyền. Tuy nhiên trong các hương ước của các bản người Mường đã khuyến khích các hộ giảm mức độ giết mổ gia súc để thực hành tiết kiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu một vài luật tục của người mường.doc