* Lời nói đầu : 1
* Nội dung chính : 3
chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1.1. Khái niệm về Du lịch : 3
1.2. Khái niệm về Tài nguyên thiên nhiên : 4
1.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
đối với sự phát triển Du lịch : 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠIHẠ LONG – QUẢNG NINH
2.1. Khái quát điểm Du lịch Hạ Long : 7
2.2. Quá trình công nhận Vịnh Hạ Long
là Di sản thiên nhiên thế giới : 20
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh
tại Hạ Long ( Quảng Ninh ) : 22
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ :
3.1. Du lịch Quảng Ninh – Hạ Long
thời có và thách thức : 35
3.2. Những giải pháp phát triển
Du lịch Hạ Long – Quảng Ninh : 36
* Kết luận : 38
40 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch tại Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) là thời gian nóng ẩm của trái đất, phát triển môi trường đầm lầy thực vật thuận lợi cho hình thành các bể than đá khổng lồ ở châu Âu thì ở Vịnh Hạ Long lại là vùng biển nông, khí hậu khô nóng để hình thành nên tầng đá vôi dày. Trái lại, vào kỷ Trias ( 240 – 195 triệu năm trước ) khi trái đất nói chung, châu Âu nói riêng có khí hậu khô nòng thì khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ …. Vịnh Hạ Long ngày nay mới được hình thành trong 7 – 8 nghìn năm qua
Do vậy, Vịnh Hạ Long mang nhiều giá trị quý giá cho khoa học địa chất kỷ Nhân sinh và địa chất biển. Các bậc thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm dưới đáy Vịnh, các dòng sông cổ ngập chìm, hang động, trầm tích hang động, các ngấn biển cổ và bệ hầu hà nằm cao trên vách núi đá là kho tư liệu quý giá nghiên cứu biến động mực nước biển cổ và hiện đại, cũng như ảnh hưởng của nó tới con người từ các nền văn hoá khảo cổ xa xưa như Soi Nhụ, Tiền Hạ Long và Hạ Long rồi cho đến ngày nay. Vịnh Hạ Long là mẫu hình tiêu biểu về một Vịnh biển tạo nên không phải từ các mũi nhô, mà từ hệ thống đảo chắn. Đó là Vịnh thuỷ triều, nhật triều đều biên độ lớn điển hình nhất thế giới, một kiểu bờ ăn mòn hoá học tiêu biểu và đặc sắc .
Đánh giá của IUCN về giá trị địa chất Vịnh Hạ Long như sau : “ … Vịnh Hạ Long là một điển hình về biển gắn với cảnh quan tháp núi đá vôi. Mặc dù Di sản có những nét đặc trưng địa mạo giống với nhiều vùng khác nhưng rõ ràng nó vẫn hơn hẳn so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Hơn thế nữa, khu Di sản Hạ Long thể hiện đầy đủ tính nguyên vẹn về các quá trình địa chất quy mô lớn. Mặc dù loài người đã cư trú ở khu vực này rất lâu nhưng điều này không làm mất đi mà vẫn lưu giữ được đặc tính tự nhiên vốn có. Vịnh Hạ Long có thể được coi như là một Di sản có tháp núi đá vôi rộng lớn và phát triển nhất thế giới ….”
2.1.3.3. Giá trị Văn Hoá - Lịch sử
* Hạ Long - một trong những cái nôi của người Việt cổ:
Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng là nơi có một nền văn hoá lâu đời và liên tục. Đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, phân bố tập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền với những nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn nổi tiếng của dân tộc ta. Theo T..S. Hà Hữu Nga - Viện Khảo cổ học, cho đến nay, chúng ta đã làm rõ được một lịch sử văn hoá từ ít nhất là 25000 năm cách ngày nay ở Hạ Long - nền văn hoá Soi Nhụ. Kế tiếp đó là nền văn hoá Cái Bèo - gạch nối giữa văn hoá Soi Nhụ và văn hoá Hạ Long.
Văn hoá Soi Nhụ (cách ngày nay 25000 năm đến 7000 năm) : Chủ yếu phân bố trong khu vực các đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, ngoài ra còn phân bố ở các hang động ven bờ thuộc các Vịnh ấy. Các dấu tích loài hàu lớn tại các hang động thuộc nền văn hoá này cho phép khẳng định rằng: so với văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn cùng thời, người Soi Nhụ đã có một mô hình văn hoá đa dạng hơn, phong phú hơn, bởi vì trong phương thức kiếm sống của cư dân ở đây đã có thêm yếu tố biển.
Văn hoá Cái Bèo (cách ngày nay từ 7000 năm đến 5000 năm)- gạch nối giữa văn hoá Soi Nhụ và văn hoá Hạ Long: Các di chỉ thuộc nền văn hoá này phân bố trên bờ các vũng Vịnh kín gió tựa lưng vào núi, mà chủ yếu là núi đá vôi. Phương thức sống kiếm sống của người Cái Bèo, trước hết là định hướng khai thác biển sau đó là các phương thức truyền thống như săn bắt, hái lượm trên cạn. Trình độ chế tác công cụ lao động cũng như đồ gốm còn đơn giản, thô sơ. Đặc biệt, người Cái Bèo đã khai thác biển bằng cả giao lưu trao đổi trên biển.
Văn hoá Hạ Long (cách ngày nay từ 4.500 - 3500 năm) được chia làm hai giai đoạn sớm và muộn.
Giai đoạn sớm của văn hoá Hạ Long – giai đoạn Thoi Giếng là kết quả trực tiếp của đợt biển tiến Holoxen trung. Trong giai đoạn này, cư dân sống trên bề mặt của đồng bằng cổ pleixtoxen cao khoảng 6m so với mực nước biển hiện tại. Phương thức sống của họ là săn bắt, hái lượm. Nghệ thuật chế tác công cụ lao động cũng như đồ gốm bắt đầu tinh xảo hơn.
Giai đoạn muộn của văn hoá Hạ Long là kết quả của mực nước biển dâng cực đại rồi sau đó rút dần. Trong giai đoạn này, người Hạ Long cư trú trên những khu vực bị biển ngăn cách thành các đảo, họ đã hoàn toàn là cư dân của biển, kỹ thuật chế tác công cụ và đồ gốm đã trở thành đặc trưng của văn hoá Hạ Long. Giai đoạn muộn của văn hoá Hạ Long có một vị trí đặc biệt đối với nền văn minh Việt cổ.
* Vịnh Hạ Long - nơi ghi dấu lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc:
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ tỵ, năm thứ 10, đời vua Lý Anh Tông, 1149, mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn các nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin ở lại buôn bán, bèn cho tập trung ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng quý, dâng tiến sản vật địa phương..." Thương cảng Vân Đồn đã là nơi trao đổi, buôn bán sầm uất suốt một thời gian dài từ thời Lý, Trần đến Lê. Đồng thời, đó cũng là địa điểm giao lưu văn hoá rất phồn thịnh.
Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn 3 trận thắng oanh liệt của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của 3 vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) và Trần Hưng Đạo (năm 1288). Và lịch sử cũng không quên những chiến công vang dội của quân và dân Quảng Ninh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ góp phần bảo vệ nền hoà bình cho tổ quốc.
Ngày nay, bên Vịnh Hạ Long là nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em với những phong tục tập quán khác nhau - đó chính là di sản văn hoá phi vật thể của cả dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ được hàng chục di tích lịch sử, văn hoá quý báu đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng như: quần thể di tích Yên Tử , khu di tích núi Bài Thơ, đền Cửa Ông, Bãi cọc Bặch Đằng .v.v...
2.1.3.4. Giá trị đa dạng sinh học
Một đặc điểm nổi bật nữa của Vịnh Hạ Long và vùng phụ cận là nó chứa đựng trong mình một tiềm năng đa dạng sinh học to lớn. Đây là một nguồn tài nguyên quan trọng cần được giữ gìn, bảo tồn để duy trì cân bằng sinh thái cho cả khu vực.
Đa dạng sinh học Hạ Long có thể chia làm hai hệ sinh thái lớn, đó là: Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới ; Hệ sinh thái biển và ven bờ.
* Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới:
Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở Vịnh Hạ Long đến nay vẫn chưa xác định, nhưng con số có lẽ phải lên đến trên một nghìn loài, phân bố không đồng đều. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau được tìm thấy như: Các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Tất cả các loài thực vật này đều thích nghi tốt với điều kiện sống trên các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu của Văn phòng IUCN tại Hà Nội đã khảo sát và phát hiện 7 loài thực đặc hữu của Vịnh Hạ Long, nó chỉ thích nghi với điều kiện sống trên đảo đá vôi Hạ Long mà chưa thấy ở nơi nào khác trên thế giới đó là: Thiên Tuế Hạ Long, Khổ Cử Đại Tím, Cọ Hạ Long, Khổ Cử Đại Nhung, Móng Tai Hạ Long, Ngũ Da Bì Hạ Long, Hài Vệ Nữ Hoa Vàng.
Theo thống kê của Viện Sinh thái và Tài nguyên, Hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới ở Hạ Long và Bái Tử Long có: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; Đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 8 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú.
* Hệ sinh thái biển và ven bờ:
Bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển:
+ Hệ sinh thái đất ướt :
Có thể chia vùng đất ướt của Hạ Long và phụ cận làm 6 dạng sinh thái như sau:
- Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn:
Khu vực Hạ Long và vùng phụ cận có 20 loài thực vật ngập mặn. Nhưng rừng ngập mặn Hạ Long còn đóng vai trò là nơi sống cho nhiều loài sinh vật khác do đó nó mang năng suất sinh thái rất cao. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Hải Dương học Hải Phòng, đây là nơi sống cho 169 loài giun nhiều tơ; 16 loài rong biển; 90 loài cá, 200 loài chim và 5 loài bò sát và 6 loài khác).
- Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô:
Hiện nay người ta đã thống kê được 170 loài san hô trên vùng Vịnh Hạ Long. Đây là nhóm động vật thuộc ngành ruột khoang, trong đó chủ yếu thuộc lớp san hô và lớp thuỷ tức. Lớp san hô gồm 9 bộ, trong đó bộ san hô cứng có 122 loài. Tạo rạn san hô trong Vịnh Hạ Long chủ yếu là các loài của bộ san hô cứng (mặc dù không phải loài san hô cứng nào cũng tham gia tạo rạn). Rạn san hô Hạ Long cũng là nơi sinh cư của 81 loài chân bụng; 130 loài hai mảnh vỏ; 55 loài giun nhiều tơ, 57 loài cua. Đây cũng là một hệ sinh thái mang năng suất sinh thái cao, đồng thời là bộ lọc giúp làm sạch môi trường nước.
- Dạng sinh thái hang động và tùng, áng :
Theo định nghĩa của Phân Viện Hải Dương học Hải Phòng, áng là các hồ chứa nước, nằm giữa các đảo; còn tùng là vùng nước có một cửa tương đối kín, ít sóng. Đây là những điều kiện tự nhiên tạo nên các hệ sinh thái đặc biệt, làm tăng giá trị cảnh quan của Vịnh. Ví dụ: Tùng Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài rong biển. Đặc biệt ở đây có đến 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ.
- Dạng sinh thái đáy mềm :
Đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển. Cỏ biển ở Hạ Long có số loài không lớn: 5 loài, nhưng lại là nơi cư trú cho nhiều loài, có tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ các chất hữu cơ, làm sạch nước biển.
Hiện nay, Phân viện Hải Dương học Hải Phòng đã thống kê được số lượng các loài sống cùng cỏ biển như sau:17 loài rong biển (trong tổng số 91 loài rong biển trên Vịnh Hạ Long); 41 loài động vật đáy; 3 loài giun nhiều tơ; 29 loài nhuyễn thể; 9 loài giáp xác.
- Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn :
Thường phân bố ở đới triều thấp. Sinh vật sống trên vùng triều đặc trưng là dộng vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như cá sùng, hải sâm, sò, ngao v.v... Hầu hết những nguồn hải sản này đang bị khai thác quá mức.
- Dạng sinh thái nhân tạo :
Đây là các điều kiện sinh thái do con người tạo ra nhằm mục đích nâng cao sản phẩm sinh học. Ví dụ: ở Hạ Long hiện nay người ta quai đê lấn biển để nuôi tôm, nuôi cá, trồng rong cũng như làm lồng bè trên biển để nuôi hải sản hay làm ruộng để nuôi sò, ngao... Về mặt môi trường, các tác nhân nhân tạo như chặt phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi làm thay đổi các điều kiện tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái khu vực, ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi.
+ Hệ sinh thái biển :
Hệ sinh thái biển bao gồm: thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự du.
- Thực vật phù du :
Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, có thể tự dưỡng qua quá trình quang hợp. Đây là mắt xích đầu tiên trong cuối thức ăn tạo ra năng suất sơ cấp cho khu vực Vịnh Hạ Long, góp phần phân giải chất hữu cơ, hạn chế ô nhiễm nước. Theo kết quả điều tra thực vật phù du ở Vịnh Hạ Long có 185 loài chỉ riêng Cửa Lục có 64 loài.
- Động vật phù du :
Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, đóng vai trò mắt xích thứ hai sau thực vật phù du. Sự phân bố của động vật phù du phụ thuộc vào tầng nước và thời gian. Theo kết quả điều tra của của Phân Viện Hải dương học Hải Phòng thì vùng Hạ Long – Cát Bà có 104 loài động vật phù du sinh sống.
- Động vật đáy:
Nhóm sinh vật sinh sống ở đáy biển, cho giá trị dinh dưỡng cao. Theo thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long – Cát Bà có đến 980 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể; 200 loài giun nhiều tơ; 170 loài san hô; 13 loài da gai.
- Động vật tự du:
Là động vật hoàn toàn có khả năng tự chủ bơi lội trong nước; di cư để tìm mồi, sinh sản hay trú đông. Đến nay người ta đã xác định được 326 loài động vật tự du, trong đó có: 313 loài cá, 10 loài bò sát và 3 loài thú biển.
2. 2. Quá trình công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới .
Theo công ước quốc tế về Bảo tồn Di sản tự nhiên và văn hoá, một khu vực được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới khi nó chứa đựng một hoặc một số tiêu chuẩn sau :
Mang dấu ấn tiêu biểu về các giai đoạn chính của lịch sử trái đất bao gồm : quá trình phát triển cuộc sống, ý nghĩa của quá trình phát triển địa chất như : phát triển địa hình, hoặc ý nghĩa về địa chất học và địa văn học tiêu biểu .
Mang dấu ấn tiêu biểu về sự hình thành sinh thái, đa dạng sinh học qua các quá trình xâm thực và phát triển lục địa, nước ngọt, bờ biển, hệ sinh thái biển và quần thể động thực vật .
Có cảnh quan tự nhiên đẹp, đặc sắc độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ cao.
Là nơi cư trú tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, lưu giữ các loài động thực vật độc đáo, quý hiếm, có giá trị ngoại hạng về mặt khoa học và bảo tồn .
* Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới .
2. 2.1. Công nhận lần thứ nhất :
Năm 1987, Chính phủ Việt Nam đã chính thức phê chuẩn, tham gia Công ước Quốc tế Bảo vệ di sản thế giới, mở đầu việc hoà nhập vào các hoạt động quốc tế về việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Việt Nam.
Đầu năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng cho phép Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và Bộ Văn hoá Thông tin phối hợp với một số địa phương xúc tiến lập hồ sơ khoa học giới thiệu 5 Di sản văn hoá và thiên nhiên trong đó có Vịnh Hạ Long để UNESCO xem xét, công nhận vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới. Đối với Vịnh Hạ Long, sau khi được Bộ Văn hoá Thông tin và UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Quảng Ninh đã cùng các cơ quan chuyên môn lập hồ sơ trình UNESCO. Hồ sơ được lập theo quy trình chung của UNESCO và phải đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là phải chứng minh được giá trị toàn cầu của Di sản .
Tháng 10/1993, với sự nỗ lực của Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ninh và sự giúp đỡ tận tình của các ngành liên quan, hồ sơ về Vịnh Hạ Long cơ bản được hoàn thành và trình Uỷ ban Di sản thế giới. Ngày sau khi nhận được hồ sơ, Uỷ ban Di sản thế giới đã cử các chuyên gia của ICOM ( Hiệp hội bảo tàng thế giới ) và UICN(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới ) đến Hạ Long để thẩm định .
Từ tháng 2/1994 đến tháng 10/1994, hồ sơ tiếp tục được hoàn tất với quá trình làm rõ thêm ranh giới, tổ chức quản lý, bảo vệ di sản … để đệ trình Uỷ ban Di sản thế giới .
Ngày 17/12/1994, tại kỳ họp thứ 18, Uỷ ban Di sản thế giới đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn thứ 3 nêu trên số phiếu biểu quyết 100% .
2.2.2. Công nhận lần thứ hai .
Theo nhận định của ông Hans Friederich – Tiến sỹ địa chất học, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức IUCN tại Hà Nội – thì giá trị địa chất của Hạ Long là hết sức đặc biệt và hiếm có trên thế giới, nó hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Theo đề nghị của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và IUCN, tháng 9 năm 1998, tiến sỹ Tony Waltham – giáo sư nổi tiếng về địa chất trường Đại học Trent Nottingham - đã tiến hành nghiên cứu địa chất vùng đá vôi Vịnh Hạ Long .
Sau báo cáo của ông về giá trị địa chất Vịnh Hạ Long, Trung tâm Di sản Thế giới tại Pari đã gửi thư tới UBND tỉnh Quảng Ninh và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về địa chất của Vịnh Hạ Long. Tháng 7 năm 1999, hồ sơ đệ trình Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận Vịnh Hạ Long lần thứ hai về giá trị địa chất đã được hoàn tất. Sau khi được Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban UNESCO Việt Nam phê duyệt, hồ sơ đã được gửi đến văn phòng Trung tâm Di sản Thế giới tại Pari. Tháng 12/1999, Uỷ ban Di Sản Thế giới đã chính thức xác nhận vấn đề này và đưa việc thẩm định hồ sơ và công nhận giá trị địa chất Vịnh Hạ Long vào năm 2000 .
Tháng 3/2000, Giáo sư Elery Hamilton Smith, một chuyên gia nổi tiếng của Australia, thành viên của tổ chức IUCN được cử tới Hạ Long để thẩm định tính xác thực của hồ sơ, giá trị địa chất cũng như đánh giá về thực trạng quản lý và đưa ra một số khuyến nghị .
Bài báo của giáo sư Elery Hamilton Smith, tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của văn phòng Trung tâm Di sản thế giới tại Pari đã chính thức đề nghị Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi những giá trị ngoại hạng về mặt khoa học địa chất ( nghĩa là theo tiêu chuẩn thứ nhất của Công ước ) .
Từ ngày 27/11 đến 2/12/2000, kỳ họp toàn thể lần thứ 24 của Uỷ ban Di sản Thế giới được tổ chức tại thành phố Cairns, Bang Qeenland, australia. Tham dự hội nghị, ngoài các đại biểu của 21 nước thành viên Uỷ ban Di sản Thế giới, đại diện tổ chức chuyên môn, cùng các đại diện của gần 80 nước trong đó có Việt Nam. Ngày 29 tháng 11 năm 2000, việc công nhận giá trị toàn cầu nổi bật của Vịnh Hạ Long về địa chát địa mạo đã được Uỷ ban Di sản Thế giới thông qua với số phiếu thuận tuyệt đối .
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh Du lịch tại Hạ Long ( Quảng Ninh )
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật :
Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch tại Vịnh Hạ Long tương đối phát triển, đa dạng. Đến hết năm 2001, Hạ Long đã có 205 cơ sở lưu trú với hơn 3.500 phòng, trong đó có hơn 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đội tàu phục vụ khách tham quan Vịnh có 257 chiếc có thể phục vụ cùng lúc được 7.500 khách và nhiều dự án đầu tư đang được triển khai cùng với việc hoàn thành cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A nối Hà Nội với Hạ Long, đường Hạ Long – Móng Cái, cải tạo bãi biển Bãi cháy, đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn. Theo dự báo của Sở Du lịch Quảng Ninh, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Du lịch ở Hạ Long giai đoạn 2001 – 2010 là 7.506 tỷ đồng ( trong đó giai đoạn 2001 –2005 là 3.123 tỷ đồng ). Do đó cơ sở vật chất Du lịch tại Vịnh Hạ Long sẽ ngày được nâng cao .
* Khách sạn:
Khu vực Bãi Cháy có khoảng 170 khách sạn của tư nhân, nhà nước và khách sạn liên doanh với nước ngoài, từ loại bình dân tới 4 - 5 sao. Giá phòng của các khách sạn hạng trung bình khoảng 120.000đ tới 200.000đ. Khách sạn hạng tốt từ 40 - 80 USD/phòng. Trong đó phải kể tới một số khách sạn như :
Khách sạn Heritage : ( 3 sao – 101 phòng )
Khách sạn Hoàng Gia : ( 5 sao – 360 phòng )
Khách sạn Hạlong Plaza (4 sao – 105 phòng )
Khách sạn Hạlong-Dream ( 4 sao – 200 phòng )
Và một số khách sạn khác như :HalongBay; Hạ Long I, II, III, …
* Nhà hàng:
Tập trung tại khu vực Bãi Cháy và ven đường Hạ Long - Bãi Cháy. Bạn có thể chọn các món ăn đặc sản Âu, á, hoặc Trung Quốc tại các khách sạn hoặc các món ăn bình dân tại các nhà hàng đặc sản bên đường. Một số nhà hàng như : Nhà hàng Hoàng Lan ; nhà hàng Hồng Minh ; nhà hàng Thu Hương ; ….
* Khu vui chơi giải trí:
- Khu công viên Hoàng Gia: Nằm ven đường Hạ Long - Bãi Cháy, dài 2 km, gồm nhiều khu: bãi tắm, nhà hàng, sàn nhảy, các khu vui chơi, giải trí, trình diễn. Khu công viên có các trò chơi: ôtô điện, tàu lắc, nơi biểu diễn ca nhạc dân tộc và hiện đại, sân khấu rối nước, bảo tàng mỹ thuật, vườn động thực vật với các loại hoa, cây cảnh, động thực vật quý hiếm.
- Rạp chiếu phim Hạ Long : Đường Lê Thánh Tông, Hòn Gai, thành phố Hạ Long chiếu phim vào các buổi tối. ĐT: 825383.
- Nhà Văn hoá Việt Nhật: Đường Lê Thánh Tông, Hạ Long. ĐT: 033.825431.
- Cung văn hoá thiếu nhi: Có sân tennis, bể bơi, khu vui chơi giải trí, công viên.
- Bể bơi: Tại các khách sạn Heritage, Hạ Long Plaza, khách sạn Vịnh Hạ Long, Cung Văn hoá Thiếu nhi.
2.3.2. Công tác quản lý :
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long ( BQLVHL )được thành lập ngày 9/12/1995 theo Quyết định số 2796- QĐ/UB của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan chuyên môn, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực Di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Về chuyên môn, Ban QLVHL chịu sự chỉ đạo về của Bộ Văn hoá thông tin và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Ban QLVHL có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tham mưu, đề xuất, giúp UBND tỉnh xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long.
- Xây dựng các kế hoạch phát triển, các dự án đầu tư, tu bổ, tôn tạo, trình UBND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh sẽ giao Ban quản lý Vịnh Hạ Long tổ chức và giám sát việc thực hiện một số dự án cụ thể.
- Phối hợp cùng các ngành chức năng có liên quan tiến hành các hoạt động kiểm tra bảo vệ cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học; Phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm quy định quản lý hoạt động tham quan, du lịch trên Vịnh Hạ Long.
- Chủ trì phối hợp với các ngành: Công an, Giao thông Vận tải, các đơn vị khối kinh tế cảng, Khoa học, Công nghệ và môi trường, Xây dựng, Thuỷ sản, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kiểm lâm, các đơn vị thuộc ngành than và UBND các huyện Vân Đồn, Yên Hưng, thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ xây dựng phương án, quy định và giám sát các hoạt động sản xuất và xây dựng phát triển kinh tế xã hội, các phương tiện đi lại trên Vịnh Hạ Long nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường và trật tự trị an trên Vịnh Hạ Long.
- Tuyên truyền rộng rãi những giá trị tự nhiên và nhân văn của Vịnh Hạ Long, những quy định bảo vệ, kế hoạch, chủ trương, biện pháp quản lý, bảo tồn, khai thác Vịnh Hạ Long. Có hình thức, biện pháp phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ Di sản Vịnh Hạ Long.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành Trung ương và địa phương tiến hành những hoạt động nghiên cứu khoa học về Vịnh Hạ Long, lập hồ sơ khoa học về hệ thống các giá trị tự nhiên và nhân văn của Vịnh Hạ Long, làm cơ sở cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo tồn, khai thác lâu dài Vịnh Hạ Long, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu về Vịnh Hạ Long.
- Tổ chức bảo vệ, thu phí, quản lý và có kế hoạch sử dụng phí tham quan Vịnh Hạ Long một cách có hiệu quả, đúng pháp luật.
- Tổ chức các dịch vụ và tham gia hoạt động vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long và các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn cho khách tham quan Vịnh Hạ Long.
- Tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Hạ Long.
- Tổ chức lực lượng và trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động bảo tồn môi trường nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan Vịnh Hạ Long.
- Tiến hành các hoạt động đối ngoại, mở rộng và tăng cường ảnh hưởng của Vịnh Hạ Long; từng bước nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ CNV; thu hút sự quan tâm đầu tư của các Tổ chức Quốc tế và người nước ngoài đối với khu Di sản, thu hút đông đảo du khách quốc tế tham quan Vịnh Hạ Long.
Từ 12 người ban đầu, ngày nay BQLVHL đã có một đội ngũ CBCNV 140 người, trong đó 35% có trình độ cao đẳng và đại học, 27% có trình độ trung cấp. Hầu hết CBCNV của Ban đều có trình độ ngoại ngữ B, C tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Việc đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV BQLVHL được Ban hết sức quan tâm
2.3.3. Công tác giữ gìn và bảo tồn Khu Di sản :
Bên cạnh các giá trị đặc biệt mà tạo hoá đã ban cho, Di sản Vịnh Hạ Long đang phải đương đầu với một loạt những khó khăn, thách thức. Đó là sức ép của tốc độ đô thị hoá, quá trình gia tăng dân số, sự phát triển giao thông Du lịch, cảng biển, công nghiệp khai thác than, khai thác chế biến thuỷ sản…. Trước yêu cầu bức thiết phải tìm ra giải pháp để giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị to lớn của khu Di sản. BQLVHL và UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất với văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát triển một Bảo tàng Sinh thái ở Hạ Long. Với sự ủng hộ nhiệt tình của UNESCO và sự tài trợ của văn phòng UNDP tại Hà Nội, ngày 1/7/2000 giai đoạn nghiên cứu dự án khả thi Bảo tàng Sinh thái Hạ Long đã chính thức đi vào hoạt động. Bên dự án Bảo tàng Sinh thái, BQLVHL còn đã ban hành những quy chế quy định cụ thể về việc giữ gìn và bảo tồn khu Di sản
* Bảo tàng Sinh thái Hạ Long :
Bảo tàng sinh thái là trung tâm quốc tế về nghiên cứu tự nhiên và môi trường văn hoá nổi bật của Vịnh Hạ Long đồng thời là nơi quản lý, bảo tồn các giá trị đó.
Bảo tàng sinh thái Vịnh Hạ Long sẽ là nơi triển lãm và trưng bày về khu di sản thế giới và vùng phụ cận. Nơi đây sẽ giúp du khách hiểu biết về môi trường tự nhiên và văn hoá Vịnh Hạ Long.
Bảo tàng sinh thái sẽ giúp du khách nhận biết được những đặc điểm nổi bật của Vịnh Hạ Long. Tại đây du khách có thể tự mình khám phá hoặc sẽ được hướng dẫn tìm hiểu sự đa dạng về các giá trị của khu di sản thế giới.
Bảo tàng sinh thái Vịnh Hạ Long sẽ thu hút các khu vực lân cận tỉnh Quảng Ninh cùng tham gia phát triển các nguồn tài nguyên của di sản thế giới, tạo công ăn việc làm, phát triển cộng đồng, giáo dục môi trường, phát triển du lịch bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương.
Bảo tàng sinh thái Vịnh Hạ Long sẽ là sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo và duy nhất ở Việt Nam.
Bảo tàng Sinh thái Hạ Long sẽ được xây dựng vào tháng 06/2003 và hoàn thành vào năm 2007. Đây sẽ là một trung tâm thuyết minh các giá trị môi trường thiên nhiên, văn hoá Vịnh Hạ Long và các vùng phụ cận của tỉnh Quảng Ninh.
* Những quy chế, quy định về việc giữ gìn và bảo tồn khu Di sản :
Hướng dẫn xanh :
+ Vịnh Hạ Long là một môi trường độc đáo, đặc biệt nhưng rất dễ tổn thương. Chính hành vi của con người tạo nên sự thay đổi. Chính vì vậy, hãy tôn trọng Di sản Thế giới này bằng các hành động thiết thực khi bạn tới thăm quan Hạ Long:
+ Có trách nhiệm đối với cảnh quan môi trường mà bạn đang tham quan. Luôn ý thức về những ảnh hưởng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0043.doc