Làm luống giâm: luống giâm chọn nơi bằng phẳng, đất xốp, thoát nước, chiều rộng 1.2cm chiều dài tùy ý. Cuốc đất, bón lót bằng phân chuồng hoai trước 10 ngày, sau đó đánh rạch theo bề ngang của luông, rạch sâu theo bề ngang của luống, rạch sâu 5-7 cm đặt các hom cách nhau 5- 10cm, lấp đất kín và nén chặt, có thể rải một lớp bùn ao vào rãnh nước khi giâm hom.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Cây vầu đắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây Vầu đắng Tên khoa học: indosasa crassiflora Mc.Clure Họ phụ tre: bambusoideae 1.Đặc điểm hình thái: - Vầu đắng là loài tre thân khí sinh mọc tản, cao 15-17m, đường kính cao trên 10cm lóng dài khoảng 50cm, phần không mang cành tròn đều vòng đốt không rõ, phần có mang cành trên lóng có vết lõm và nổi gờ cao. - Thân non màu lục nhạt, có lông mềm, thưa,màu trắng sau đó rụng đi. thân già xanh xám, có 3 cành trên một đốt. - Cây phân cành muộn, phần không có cành thường tròn đêu, vòng đốt không nổi rõ. - Bẹ mo hình chuông, phía ngoài có lông tím. - Lá hình ngọn giáo. Phiến lá dài 34-37 cm, rộng 5,5-6 cm; gốc lá nhọn; mặt dưới cuống có lông mịn, dài 0,6 cm, rộng 0,3 cm. Bẹ lá có gân nổi rõ và mép có lông. - Thân ngầm bò lan trong đất. 2.Đặc điểm sinh thái - Thích hợp nơi khí hậu mát, mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình 21 – 22Oc. Ưa nơi đất ẩm, tầng dày Thích hợp trồng ở các tỉnh vùng đông bắc và tây bắc : Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên và có thể phát triển ở nhiều tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá - Rừng Vầu đắng là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi rừng gỗ nguyên sinh bị chặt phá. Vầu đắng ra hoa đầu cành. Mùa măng Vầu đắng là vào mùa khô, cây bắt đầu ra măng ngay từ dịp Tết âm lịch. 3. Giá trị sử dụng * Là loài cây đa tác dụng: Măng dùng làm thực phẩm ăn ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, thường dùng ăn tươi (luộc hay nướng), muối hoặc phơi khô. Thân sử dụng làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu sản xuất đũa, tăm xuất khẩu, vật liệu xây dựng. 4. Kỹ thuật nhân giống 4.1 Nhân giống bằng thân ngầm kết hợp thân khí sinh: Chọn cây Vầu đắng tuổi 1 đến tuổi 2, dùng dao phát bỏ đoạn ngọn chỉ giữ lại đoạn phía gốc dài từ 1 – 1,5m. Dùng cuốc đào sâu tới phần thân ngầm ( roi tre) bò lan trong đất về hai phía của gốc thân khí sinh. Sau đó dùng dao sắc chặt hai đầu roi tre. Giữ lại mỗi bên gốc thân khí sinh một đoạn dài 0,5 – 0,8m. 4. Kỹ thuật nhân giống Chú ý: khi chặt và đào không làm giập nước các mắt và lóng thân khí sinh và thân ngầm. Đào xong phải hồ rễ bảo quản cây giống. Trồng cây: cây giống phải được trồng ngay. Hố phải được quốc trước, chiều dài hố ít nhất phải dài bằng đoạn thân ngầm. Chiều sâu của hố khoảng 40cm. Đặt thân ngầm song song với đường đồng mức, dùng cuốc lấp đất bột xuống và nén chặt, vun xung quanh để giữ ẩm. Mùa trồng: đầu vụ xuân trước vụ thu. . Kỹ thuật nhân giống 4.2 Nhân giống bằng hom than ngầm: Dùng cuốc và xà beng đào lấy thân ngầm bò lan dưới mặt đất, chỉ lấy than ngầm từ tuổi 1 đến tuổi 2, các mắt ngủ chưa ra măng, thân có màu trắng ngà, các mắt chồi mẩy. Dùng dao sắc chặt từng đoạn hom( 3- 5 đốt) tương đương 5 -7 cm, sau đó bôi thuốc IBA đã trộn sẵn vào phần gốc hom. Làm luống giâm: luống giâm chọn nơi bằng phẳng, đất xốp, thoát nước, chiều rộng 1.2cm chiều dài tùy ý. Cuốc đất, bón lót bằng phân chuồng hoai trước 10 ngày, sau đó đánh rạch theo bề ngang của luông, rạch sâu theo bề ngang của luống, rạch sâu 5-7 cm đặt các hom cách nhau 5- 10cm, lấp đất kín và nén chặt, có thể rải một lớp bùn ao vào rãnh nước khi giâm hom. Dùng rơm rạ phủ lên mặt luống để giữ ẩm, chống nóng, lạnh. Làm tường rào bảo vệ. Sau đó tưới đẫm nước hằng ngày vào buổi sáng chiều. Chăm sóc: sau khi cây đã ra cành lá thấp là lúc rễ đã bám đất, thì có thể bón phân loãng vào sáng sớm 1 lần/tháng. Trồng: khi cây đạt từ 8 – 12 tháng tuổi sau khi giâm có thể bứng đem trồng. Chú ý: không làm đứt gãy thân ngầm.Trồng vào mùa xuân là tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8_moitruongquantri_6636.ppt