Đức Quốc xã
Adolf Hitler
Sau khi lên nắm quyền, Đảng Quốc xã đã nhanh chóng biến nước Đức thành một
quốc gia chỉ có một đảng. Trong khi các đối thủ chính trị bị truy đuổi thì những
người dân theo đạo Do Thái trở thành mục tiêu của chính sách tẩy chay. Kết quả
của chính sách này là việc từ 5 đến 6 triệu người Do Thái ở châu Âu bị sát hại
trong những năm chiến tranh (xem Holocaust). Ngoài ra còn có hàng nghìn người
dân du mục, đồng tính luyến ái hay tàn tật cũng bị giam giữ và tàn sát một cách
không thương tiếc.
Một mục tiêu quan trọng khác của Đảng Quốc xã là sự bành trướng của nước Đức.
Năm 1938 Áo được sáp nhập vào Đức một cách hòa bình dưới sự chào mừng hân
hoan của phần lớn dân chúng. Trong cùng năm đó Adolf Hitler xâm chiếm vùng
đất Sudetenland thông qua Hiệp ước München. Chỉ đến khi quân đội Đức tiến
quân vào lãnh thổ còn lại của Séc thì các quốc gia khác mới nhận ra lỗi lầm đã
mắc phải thông qua chính sách nhân nhượng (Appeasement) của họ. Sau khi cuộc
thương lượng về khu vực người Đức ở Ba Lan bị thất bại, Chiến tranh thế giới lần
thứ hai được bắt đầu với việc Đức tấn công vào Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939.
Khoảng 55 triệu người đã tử vong trong cuộc chiến tranh này. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ
hai được kết thúc với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức. Hitler đã tự sát vào ngày 30 tháng 4 trước đó. Những kẻ có
trách nhiệm sống sót bị phán xử trong Tòa án Nürnberg sau này.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Cộng hoà Liên bang Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệt tại Leipzig (1630) và thân hành kéo
đại quân về miền Nam Đức, chiếm lĩnh được xứ Bayern. Sau đó, nhà vua Thụy Điển lại đánh tan tác Liên đoàn Công
giáo trong trận đánh khốc liệt tại Lützen (1632), nhưng ông trận vong.[47] Song vào năm 1635, quan Nhiếp chính
Pháp là Hồng y Richelieu đưa quân Pháp vào tham chiến, tuy Pháp là nước Công giáo nhưng là kẻ thù truyền kiếp
của Vương triều nhà Habsburg.[48] Theo Hòa ước Westfalen (1648), Hoàng đế chỉ còn một vị trí chủ yếu là về mặt
hình thức, phe Kháng Cách thắng trận đã chấm dứt những ý định thống nhất dân tộc Đức dưới sự thống trị của
Vương triều Habsburg.[35] Cuộc chiến tranh điên cuồng này đã mang lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đức. [49]
Các Vương hầu ở Đức bấy giờ đã được tự do khỏi Đế quyền của nhà Habsburg, và toàn thể Đức lúc ấy đã bị tàn phá
nghiêm trọng.[35] Tuy Hoàng đế vẫn còn Đế quyền trên danh nghĩa sau Hòa ước Westfalen, uy thế của Vương triều
Habsburg bị suy sụp trước sự trỗi dậy của dòng họ Hohenzollern. Kể từ năm 1618, Tuyển hầu tước xứ Brandenburg
là Johann Sigismund mở rộng cương thổ, từ đó kiêm luôn lãnh chúa xứ Phổ - dần dần tạo nên Nhà nước Phổ, theo
Kháng Cách, dần dần mở mang cương thổ. Trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm, vua Gustav II Adolf đã buộc họ
phải đứng về phe Thụy Điển. Tuyển hầu tước Georg Wilhelm thật quá yếu kém để cả quân Thụy Điển và Quân đội
Đế quốc La Mã Thần Thánh phá hủy lãnh thổ.[50] [51] Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm vào năm 1640 và nhờ vai
trò của xứ Phổ trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm, ông nhận được vùng Đông Pomerania vào năm 1648[35] .[52]
Là vị Tuyển hầu tước Vĩ đại, ông có công lớn đối với đất nước, qua việc xây dựng một bộ máy Chính phủ hữu hiệu
và một lực lượng Quân đội tinh nhuệ. Sau khi đánh thắng quân Ba Lan và lấy được đất Đông Phổ Vào năm 1675,
ông thân chinh xuất đại binh đại phá tan nát quân xâm lược Thụy Điển - đội quân hùng hậu nhất cõi Âu châu thời
bấy giờ - trong trận đánh vang danh tại Fehrbellin, quét sạch quân Thụy Điển ra khỏi đất nước. Quân Brandenburg
liên tiếp đánh tan nát quân Thụy Điển như là chẻ tre.[53] Kinh thành Berlin dần trở nên thịnh vượng. Tuyển hầu tước
Vĩ đại cũng ban Thánh chỉ cho các tín đồ Huguenot bị vua Pháp là Louis XIV lưu đày sang xứ Phổ mà an cư lập
nghiệp[54] [55] [56]
Trong khi ấy, Sultan Thổ Nhĩ Kỳ là Mehmed IV lại phái tướng sĩ tinh nhụê vây hãm kinh đô Viên vào năm 1683.
Hoàng đế Leopold I sợ giặc, một đạo quân Áo vẫn cố cầm cự cho tới khi vua Ba Lan là Jan III Sobieski và một vài
Vương hầu Đức kéo đến quét sạch quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi kinh đô Viên.[57] Sau khi Tuyển hầu tước Vĩ đại
Friedrich Wilhelm I qua đời vào năm 1688, Tuyển hầu tước Friedrich III lên nối ngôi. Tuy không tài năng như cha
mình nhưng ông cảm thấy bất mãn với địa vị lãnh chúa của mình. Khi cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha bùng nổ
vào năm 1701, ông hứa sẽ hợp binh với Hoàng đế đánh Pháp, nhờ đó Leopold công nhận ông làm Quốc vuơng. Thế
là vua Friedrich I của nước Phổ làm lễ gia miện vào năm 1701.[58] [59] Trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha,
liên minh Anh - Áo - Đức đã nhiều lần đánh thắng quân Pháp trong những trận đánh vinh quang.[60] Người kế tục
vua Friedrich I, vua Friedrich Wilhelm I là người có tài trị nước và tính khí nóng nảy. Ông gầy dựng một bộ máy
Chính phủ hiệu quả cũng như một lực lượng Quân đội tinh nhuệ hạng nhất Âu châu.[61] Nước Phổ khi đó trở thành
Đức 17
Nhà nước quân chủ tập quyền, với một nền kinh tế vững mạnh, ngoại thương được mở mang.[59] Vào năm 1715, ba
quân hừng hực khí thế lên đường đi đánh quân Thụy Điển do vua Karl XII thân chinh cầm đầu. Cuộc chiến tranh này
nhanh chóng chấm dứt với chiến thắng của Quân đội Phổ trong trận đánh lớn tại Stralsund, nhờ đó Phổ lấy được đất
đai của Karl V.[62] Trong cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan, liên minh Áo - Phổ - Nga cũng đập cho mưu đồ bá quyền
Ba Lan của Pháp tan tành, trong đó Hoàng thái tử Phổ là Friedrich tỏ ra dũng mãnh phi thường.[63] [64] Sau khi vua
cha qua đời vào năm 1740, Friedrich lên nối ngôi báu, tức là ông vua thiên tài Friedrich II Đại Đế. Từ thưở nhỏ, ông
đã bị vua cha Friedrich Wilhelm I giáo huấn bằng kỷ luật sắt, giờ đây ông được thừa hưởng một lực lượng hùng binh
mãnh tướng, dù quân số ít ỏi. Từ đây, nước Phổ trở nên vang dội vì có vua Friedrich II Đại Đế là vị danh tướng kiệt
xuất nhất của thời đại[65] . Đúng lúc đó, Hoàng đế Karl VI qua đời và trước khi mất ông đã ban Thánh chỉ qua đó các
Vương hầu người Đức phải thừa nhận con gái ông là Maria Theresia lên làm Nữ hoàng các thuộc quốc Áo của nhà
Habsburg. Nhưng Friedrich II Đại Đế lại phản đối chiếu chỉ này. Nhà vua quyết định tìm cách xâm chiếm tỉnh
Silesia trù phú của người Áo và vào tháng 12 năm 1740, ông thân chinh đốc xuất đại binh tinh nhuệ tấn công mãnh
liệt vào Silesia. Người Bayern và Sachsen cũng được Pháp và Tây Ban Nha hậu thuẫn để "liên Phổ đánh Áo", mở ra
cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Họ lập Tuyển hầu tước xứ Bayern lên làm Hoàng đế Karl VII[66] [67] [68]
Vua Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786) là
nhà độc tài sáng suốt, hiểu sâu triết học,
có ý chí sắt đá,[69] có tài trị nước và
dụng binh đặc biệt xuất sắc.[70] [71] Ông
là người hộ vệ của đất Đức thời đó.[72]
Vào năm 1741, vua Friedrich II Đại Đế thân chinh đánh thắng quân Áo trong
trận đánh lớn tại Mollwitz, sang năm sau ông lại chiến thắng quân địch trong
trận đánh lớn thứ hai tại Chotusitz (1742). Cùng năm đó, nước Phổ rút khỏi
cuộc Chiến tranh Kế vị Áo, với niềm vinh quang chiến thắng và chiếm lĩnh
được tỉnh Silesia cùng với hạt Glatz.[73] Sau đó cục diện thay đổi khi liên
quân Anh - Hanover - Hesse đánh tan nát quân Pháp và đuổi đám bại binh
Pháp về vùng Alsace. Quân Sachsen cũng phải theo về với liên minh Anh -
Áo trong khi quân Bayern bơ vơ.[74] Trước tình hình đó, vua Friedrich II Đại
Đế lại thân hành khởi binh, phát động chiến tranh một lần nữa để cứu vãn
ngôi Hoàng đế của Karl VII (1744). Song Karl VII mất sớm và người Bayern
làm hòa với Nữ hoàng Áo, quân Phổ cũng phải lui binh, nhưng giữ được
Silesia[75] . Vào năm 1745, với tài dụng binh như thần của vua Friedrich II
Đại Đế, các chiến binh dũng mãnh Phổ giành chiến thắng như là chẻ tre, với
những trận thắng vang danh trước liên quân Áo - Sachsen tại Hohenfriedberg,
Soor và Hennersdorf.[76] Vào năm 1744, người Phổ và người Hanover giành
quyền kế vị ngai chúa bỏ trống của xứ Đông Friesland, nước Phổ lấy được xứ
này nhờ đó họ có được cảng Emden tại Biển Bắc.[68] [77] Không những thế,
một đạo quân Phổ còn đập tan nát quân Sachsen bằng một đòn giáng sấm sét tại Kesselsdorf (1745), hủy diệt chí khí
chiến đấu của Nữ hoàng nước Áo.[78] Liên minh Phổ - Pháp bị xé bỏ và nước Phổ toàn thắng với Hiệp định Dresden
vào năm 1745, người Áo và người Sachsen phải chịu thua. Trong khi Maria Theresia làm Nữ hoàng của các thuộc
quốc Áo thì chồng bà lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz I.[68] [79] [80] Vào năm 1748, với Hiệp định
Aix-la-Chapelle, Nữ hoàng Maria Theresia hất cẳng được quân Pháp và Tây Ban Nha ra khỏi các lãnh thổ Habsburg,
nhưng bà vĩnh viễn mất tỉnh Silesia về tay nước Phổ ngày một lớn mạnh. Do đó, Hiệp định này vẫn không đem lại
lợi thế cho người Áo.[65] Phổ trở thành đàn anh của các nước tộc Đức và thoát khỏi ách chư hầu của Áo.[81] Tức giận,
Nữ hoàng Maria Theresia thiết lập liên minh với vua Pháp là Louis XV và Nữ hoàng Nga là Elizaveta để chống lại
vua Friedrich II Đại Đế. Người Thụy Điển và người Sachsen cũng nhảy vào liên minh. [82]
Nhờ có tài ngoại giao,[65] ông kéo được Anh Quốc và Hanover về phe mình. Do nghĩ rằng liên quân Áo - Nga - Pháp
- Sachsen - Thụy Điển đang mưu mô xâm lược đất nước, ông thân chinh khởi đại quân hùng mạnh tiến công xứ
Sachsen vào năm 1756, mở ra cuộc Chiến tranh Bảy Năm tàn khốc. Quân Sachsen nhanh chóng thảm bại và một đạo
quân Áo kéo đến cứu họ cũng bị Friedrich II Đại Đế đánh tan nát trong trận đánh kịch liệt tại Lobositz. Sang năm
1757, nhà vua tổ chức hành binh thẳng tiến tiến đến xứ Bohemia, nơi đây ông đánh tan tác quân Áo trong trận đánh
đẫm máu tại Praha nhưng sau đó quân Áo thắng lớn trong trận đánh ác liệt ở Kolín. Quân Áo, Nga, Thụy Điển và
Đức 18
Pháp đều xâm lăng nước Phổ và Bắc Đức, nhưng nhờ có thiên tài quân sự xuất sắc của vua Friedrich II Đại Đế,
những chiến binh kỷ cương cao độ của ông quét sạch bóng liên quân Pháp - Áo đông đảo trong trận đánh quyết liệt
tại Rossbach (1757), sau đó lại hành binh về Silesia đại phá tan tành quân chủ lực Áo trong trận đánh khốc liệt tại
Leuthen. Vào năm 1758, ông cũng đánh tan tác quân Nga trong trận đánh đẫm máu tại Zorndorf, trong khi đó các vị
Thống chế Phổ đã đánh đuổi được liên quân Nga - Thụy Điển.[83] Sau đó là những cuộc giằng co khốc liệt, quân Phổ
lắm lúc đại bại như tại Kunersdorf (1759) và Landeshut (1760), nhưng vua Friedrich II Đại Đế vẫn giữ được nước và
giành những chiến thắng hiển hách tại Liegnitz và Torgau (1760). Ông còn tích cực phòng thủ, và cuối cùng liên
quân chống Phổ dần dần tan rã, để rồi ông lại đại thắng như là chẻ tre và Hiệp định Hubertusburg được ký kết vào
năm 1763: người Phổ trả tự do cho người Sachsen, nhưng họ giữ vững được tỉnh Silesia.[84] Vậy là vị vua anh dũng
Friedrich II Đại Đế chiến thắng cuộc Chiến tranh Bảy Năm và nước Phổ giờ đây hoàn toàn là một liệt cường của
toàn cõi châu Âu, hạ nhục Pháp[85] và xóa bỏ mọi hiểm họa đến với đất nước và bảo vệ quyền tự do của dân tộc Đức.
Vào năm 1772, nước Phổ mở mang cương thổ đến vùng Tây Phổ,[68] nhờ nhà vua dùng tài năng ngoại giao mà tiến
hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất cùng với người Áo và người Nga.[82] [86] [80] [65] Sau khi Hoàng đế Franz I
qua đời vào năm 1765, con ông là Joseph II lên ngôi Hoàng đế và trị vì các thuộc quốc Áo cùng mẫu hậu Maria
Theresia. Nhưng ông chỉ đảm nhiệm việc cai quản hành chính, quân sự và ngoại giao. Ông là vị Hoàng đế trẻ tuổi,
ham muốn canh tân Đế quốc trong khi Maria Theresia lại cố thủ với chế độ quân chủ chuyên chế.[87] Ông luôn có tư
tưởng chống Phổ nhưng thật tâm mến mộ vị Quân vương nước Phổ.[82]
Trước tham vọng sáp nhập xứ Bayern vào Đế quốc La Mã Thần thánh của Joseph II, nhân dân Đức bất bình và vị
anh quân 66 tuổi Friedrich II Đại Đế lại một lần nữa lên lưng ngựa mà đốc xuất ba quân đánh Áo, mở ra cuộc Chiến
tranh Kế vị Bayern (1778).[88] Tình hình binh cách lâm vào bế tắc, hai đoàn quân giáp chiến nhau giành khoai tây
mang về, cuối cùng người Áo phải ký kết Hiệp định Teschen (1779) qua đó họ phải xóa bỏ hết những kế hoạch sáp
nhập xứ Bayern.[89] Vào năm 1780, Joseph II thành lập liên minh với Nga, sau đó, ông lại lập mưu sáp nhập xứ
Bayern nhưng Friedrich II Đại Đế phản công bằng việc thành lập một Liên minh vững chắc (Fürstenbund) với các
Vương hầu hùng mạnh người Đức (1785), kể cả Kháng Cách lẫn Công giáo làm cho Đế quốc La Mã Thần thánh
lung lay và mở ra tương lai cho một nước Đức thống nhất, dù rằng Liên minh này chủ yếu mang lại quyền lợi cho
nước Phổ.[90] [91] Những công lao hiển hách của ông - vị Quân vương bảo vệ vùng Bắc Đức - gắn liền với lòng yêu
nước của nhân dân.[86] [92] Dưới triều đại của Friedrich II Đại Đế ở Phổ và Joseph II ở Áo, trào lưu Khai Sáng đến
với đất Đức. Vua Friedrich II Đại Đế trở thành một nhà độc tài sáng suốt kinh điển, với việc bảo trợ nhiệt huyết tri
thức và nghệ thuật.[93] [65] Ông trị vì một cách độc đoán, nhưng trở thành "người công bộc đầu tiên của đất nước.
Đến khi ông về cõi vĩnh hằng vào năm 1786, công cuộc dựng xây một nước Phổ mới mẻ đã được hoàn thành và đất
nước trở nên vô cùng hùng mạnh.[94] Joseph II cũng là nhà độc tài sáng suốt với hoài bão xóa bỏ chế độ phong kiến
từ lâu, tiến hành cải cách sâu rộng, nhưng không được lòng người.[93] [65]
Con đường đi đến quốc gia dân tộc Đức (1806-1871)
Đế quốc La Mã Thần thánh vẫn cứ suy yếu cho đến năm 1806 khi Hoàng đế Pháp là Napoléon Bonaparte xâm chiếm
Trung Âu trong các cuộc chiến tranh chinh phục của ông và làm cho kết cấu yếu ớt của đế chế sụp đổ. Vị hoàng đế
cuối cùng của Đế quốc La Mã Thần thánh mà trên thực tế chỉ còn tồn tại một cách hình thức, Franz II, người vừa trở
thành hoàng đế của đế quốc Áo đa dân tộc năm 1804, phải thoái vị dưới áp lực của hoàng đế Pháp. Dưới quyền của
Napoléon Bonaparte, con số các quốc gia Đức giảm đi rất nhiều do bị sát nhập chung và cũng do là nhiều thành phố
đế chế mất quyền độc lập (có thời gian con số các thành phố này lHên đến trên 80). Các quốc gia vừa được tổ chức
lại này được gọi là Liên minh Rhein (Rheinbund) và phụ thuộc vào Napoléon.
Sau chiến bại của Napoléon, Hội nghị Viên (18 tháng 9 năm 1814 đến 9 tháng 6 năm 1815) khôi phục lại phần lớn
các quan hệ thống trị cũ. Nước Đức, giờ đây không có băng kết nối, một phần được tổ chức trong Liên minh Đức
(Deutscher Bund), một liên minh lỏng lẻo của 38 quốc gia dưới sự lãnh đạo của Áo. Ngay sau đó Liên minh Thuế
quan Đức (Deutscher Zollverein) được thành lập mà trong đó vương quốc Phổ tái vững mạnh là cường quốc chiếm
ưu thế.
Đức 19
Cách mạng tháng 3 (1848) tại Berlin
Mang ý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp, ngày 18 tháng 10 năm 1817
sinh viên đã tụ họp trong Lễ hội Wartburg để trao đổi ý tưởng; đỉnh
cao là việc đốt sách của những tác giả chống lại một quốc gia Đức thí
dụ như của Otto von Kotzebue.
Trong lần gặp gỡ lần thứ hai, 30.000 người từ tất cả các tầng lớp quần
chúng và từ tất cả các nước gặp nhau trong Lễ hội Hambach. Tại đấy,
lần đầu tiên màu cờ Đen-Đỏ-Vàng được phất lên mà sau này trở thành
màu cờ quốc gia.
Vào ngày 1 tháng 3 năm 1848, với việc chiếm đóng tòa nhà hội họp
của quốc hội bang Baden tại Karlsruhe, cuộc Cách mạng tháng 3 bắt
đầu. Cuộc Cách mạng tháng 3 diễn ra trong Liên minh Đức và các tỉnh
của Áo và Phổ. Vì những cuộc nổi dậy của nhân dân, nhiều nhà cầm quyền đã phải thoái vị như hầu tước Metternich
của Áo, người mà năm 1813 còn tái thiết lập chế độ quân chủ sau Napoléon trong Hội nghị Viên. Dưới áp lực của
diễn biến cách mạng tại kinh thành Berlin từ ngày 6 tháng 3 năm 1848, đầu tiên vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm
IV lui bước nhượng bộ và cải tổ Liên minh Đức. Vào ngày 23 tháng 7 năm 1849, sau khi Quân đội Phổ chiếm lĩnh
thành phố Rastatt qua một cuộc chiến đấu ác liệt, Cách mạng Baden và Cách mạng tháng 3 bị chấm dứt.
Ngay sau cuộc Cách mạng tháng 3 mang tính tự do và quốc gia thất bại đã có va chạm giữa vương quốc Phổ với thế
lực lớn Áo về quyền lực lãnh đạo trong Liên minh Đức cũng như trong châu Âu, dẫn đến cuộc Chiến tranh Áo - Phổ
năm 1866. Bằng một đòn giáng sấm sét, những chiến binh Phổ tinh nhuệ đập tan nát quân Áo tại Königgrätz.[95] Sau
khi nước Phổ dành phần thắng trong cuộc chiến tranh này Liên minh Đức tan rã, nước Phổ thôn tính các đối thủ
trong chiến tranh tại Bắc Đức và vì thế giảm con số của các quốc gia Đức.
Đế quốc Đức (1871–1918)
Bản đồ nước Đức 1871-1918
Việc thành lập Liên minh Bắc Đức (Norddeutscher Bund) dưới sự lãnh
đạo của Phổ tiếp theo sau đó bắt đầu cho cái gọi là Giải pháp tiểu Đức
(Kleindeutsche Lösung). Theo ý muốn của Otto von Bismarck, giải
pháp này có mục tiêu thống nhất những quốc gia Đức riêng lẻ dưới sự
độc quyền lãnh đạo của Phổ và không có sự tham gia của thế lực lớn
thời bấy giờ là Áo.
Đế chế Đức được tuyên bố thành lập ở Versailles vào ngày 18 tháng 1
năm 1871 sau khi nước Phổ và các quốc gia Đức đồng minh chiến
thắng cuộc chiến tranh chống Pháp 1870/1871, dưới sự nỗ lực của Otto
von Bismarck, là thủ tướng đầu tiên của Đế chế Đức, người được gọi là
"Thủ tướng Sắt thép". Vua Wilhelm I lên làm Hoàng đế nước Đức. [96]
Khuynh hướng chính mang tính bảo thủ-phản dân chủ của ông đã ngăn cản việc thống nhất đế chế dưới những điều
kiện dân chủ và tạo điều kiện cho việc chủ nghĩa quốc gia và dân chủ xa lạ với nhau tại Đức. Từ khi thành lập đế
chế, chính sách đối ngoại hung hãn mang tính chiến tranh của ông thay đổi trở thành một chính sách liên minh mà
dựa trên sự cô lập Pháp và trung hòa của nước Đức đã lập nên một hệ thống liên minh trong châu Âu, bảo đảm vị trí
bán độc quyền lãnh đạo của đế chế và hòa bình trong châu Âu. Trong "Năm Ba Hoàng đế" (1888) Wilhelm II lên
nắm quyền, ép buộc Bismarck từ chức năm 1890 và thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng của một chính sách
cường quốc thế giới lớn đối nghịch. Vì đường hướng mới này mà đế quốc đã tự cô lập mình và một hệ liên minh mới
thành hình. Cuộc mưu sát Hoàng thái tử nước Áo Franz Ferdinand làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất. Trong những trận đánh khốc liệt tại Verdun và Somme, Quân đội Đức đã giáng cho quân Pháp khánh kiệt tả
tơi.[97] Tuy nhiên, quân Anh vẫn còn tiếp tục nỗ lực chiến tranh chống Đức. [98]
Đức 20
Cộng hòa Weimar (1919-1933)
Cùng với việc nước Đức đầu hàng năm 1918 và Cách mạng tháng 11, không những cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất mà chế độ quân chủ thống trị Đế quốc Đức (cũng như là tại Đế quốc Áo-Hung) cũng chấm dứt. Hoàng đế thoái
vị và đế quốc Đức trở thành một nước cộng hòa dân chủ nghị viện. Trong Hòa ước Versailles nước Đức bị các lực
lượng chiến thắng bắt buộc phải nhượng nhiều vùng đất lớn. Thêm vào đó tiền bồi thường hằng năm được ấn định
kéo dài trong 80 năm. Hiệp ước mà chỉ được phái đoàn Đức miễn cưỡng ký kết là một việc làm nhục nước Đức, thực
hiện các ý tưởng phục thù của Pháp được gây ra bởi sự làm nhục nước Pháp 50 năm trước đó.
Ngay sau khi hoàng đế thoái vị, vào ngày 9 tháng 11 năm 1918 nền cộng hòa được công bố. Đầu tiên hội đồng các
ủy viên nhân dân thành lập chính phủ, có trách nhiệm hoàn chỉnh một hiến pháp tại thành phố Weimar, vì thế mà nền
cộng hòa sau này được gọi là Cộng hòa Weimar. Ngay trong cùng năm đấy Đảng Cộng sản Đức được thành lập và
trong tháng 1 năm 1919 là Đảng Công nhân Đức, sau này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ
nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei-NSDAP). Vào ngày 11 tháng 8 năm 1919 hiến pháp mới (Hiến
pháp Weimar) bắt đầu có hiệu lực.
Việc trả tiền bồi thường đã đè nặng ngay từ đầu lên bầu không khí chính trị của nền cộng hòa trẻ tuổi. Những giả
thuyết thông đồng, thí dụ như Truyền thuyết lưỡi dao đâm sau lưng (Dolchstoßlegende), do các lực lượng cực hữu
loan truyền đã dẫn đến nhiều cuộc ám sát chính trị và âm mưu đảo chính mà trong đó quan trọng nhất là cuộc đảo
chính Kapp 1920 và đảo chính Hitler-Ludendorff năm 1923. Đại diện quan trọng của lực lượng dân chủ như
Matthias Erzberger và Walther Rathenau chết trong làn mưa đạn của những người ám sát thuộc phe cựu hữu. Thủ
tướng Đế chế (Reichskanzler) đầu tiên Philipp Scheidemann chỉ thoát chết sít sao trong một cuộc mưu sát.
Trên đỉnh cao của cuộc suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929, tại Đức có hơn 6 triệu người thất nghiệp mà
phần lớn sống trong cảnh cùng cực. Hậu quả là các đảng cực hữu càng có nhiều người ủng hộ hơn trước đây. Sau
chiến thắng lớn của những người thuộc Quốc Xã năm 1930 các thủ tướng đế chế không còn đa số trong quốc hội nữa
mà chỉ điều hành chính phủ với sự trợ giúp của nội các không còn được hợp pháp hóa một cách dân chủ. Tổng thống
đế chế (Reichspräsident) Paul von Hindenburg thực thi thẩm quyền của ông, bổ nhiệm thủ tướng không cần sự đồng
ý của quốc hội. Luật lệ chỉ còn được ban hành như "pháp lệnh khẩn cấp" (Notverordnung) dựa trên điều 48 của Hiến
pháp Weimar quy định về tình trạng khẩn cấp.
Ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hindenburg bổ nhiệm Adolf Hitler làm thủ tướng đế chế. Ngày 27 tháng 2 xảy ra vụ đốt
cháy tòa nhà quốc hội đế chế (Reichstagsbrand). Hitler lợi dụng vụ đốt cháy này để ban hành thêm một pháp lệnh
khẩn cấp, vô hiệu hóa quyền công dân vô thời hạn. Trước cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 5 tháng 3 năm 1933 đã xảy
ra hằng loạt các vụ bắt giam những đối thủ chính trị, đặc biệt là những người cộng sản và dân chủ xã hội. Mặc dù có
thêm được rất nhiều phiếu nhưng Đảng Đức Quốc Xã không đạt được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử và vì thế
phải liên minh với Đảng Nhân dân Đức Quốc (Deutschnationale Volkspartei). Quốc hội vừa được thành lập thông
qua đạo luật toàn quyền (Ermächtigungsgesetz) 5 ngày sau đó, thừa nhận quyền lực không giới hạn của chính phủ
Hitler.
Đức 21
Đức Quốc xã
Adolf Hitler
Sau khi lên nắm quyền, Đảng Quốc xã đã nhanh chóng biến nước Đức thành một
quốc gia chỉ có một đảng. Trong khi các đối thủ chính trị bị truy đuổi thì những
người dân theo đạo Do Thái trở thành mục tiêu của chính sách tẩy chay. Kết quả
của chính sách này là việc từ 5 đến 6 triệu người Do Thái ở châu Âu bị sát hại
trong những năm chiến tranh (xem Holocaust). Ngoài ra còn có hàng nghìn người
dân du mục, đồng tính luyến ái hay tàn tật cũng bị giam giữ và tàn sát một cách
không thương tiếc.
Một mục tiêu quan trọng khác của Đảng Quốc xã là sự bành trướng của nước Đức.
Năm 1938 Áo được sáp nhập vào Đức một cách hòa bình dưới sự chào mừng hân
hoan của phần lớn dân chúng. Trong cùng năm đó Adolf Hitler xâm chiếm vùng
đất Sudetenland thông qua Hiệp ước München. Chỉ đến khi quân đội Đức tiến
quân vào lãnh thổ còn lại của Séc thì các quốc gia khác mới nhận ra lỗi lầm đã
mắc phải thông qua chính sách nhân nhượng (Appeasement) của họ. Sau khi cuộc
thương lượng về khu vực người Đức ở Ba Lan bị thất bại, Chiến tranh thế giới lần
thứ hai được bắt đầu với việc Đức tấn công vào Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939.
Khoảng 55 triệu người đã tử vong trong cuộc chiến tranh này. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ
hai được kết thúc với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức. Hitler đã tự sát vào ngày 30 tháng 4 trước đó. Những kẻ có
trách nhiệm sống sót bị phán xử trong Tòa án Nürnberg sau này.
Đồng Minh chiếm đóng (1945-1949)
Trong thời gian đầu, Mỹ, Liên Xô, Anh và sau này có cả Pháp cố gắng lập nên một chính sách chiếm đóng chung.
Họ thống nhất về các mặt phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa. Nhưng đến câu hỏi, phải hiểu thế nào là dân chủ, thì
Liên Xô và các nước phương Tây không thể đi đến thống nhất.
Vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng
của Anh, Mỹ và Pháp. Chẳng bao lâu sau, nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) cũng được ra đời từ khu vực
chiếm đóng của Liên Xô vào ngày 7 tháng 10 năm 1949. Lãnh thổ của Đế chế Đức được chia ra làm 2 nước, các
vùng Pommer, Schlesien và miền Nam Đông Phổ thuộc về Ba Lan, miền Bắc Đông Phổ trở thành tỉnh Kaliningrad
(tiếng Nga: Калинингра́дская о́бласть) thuộc Liên bang Xô viết.
Chia cắt và tái thống nhất (1949-1990)
Bức tường Berlin
Cuộc chiến tranh lạnh sau đó không những chia cắt Đông và Tây Âu
mà cả Đông và Tây Đức.
Trong khi một nền kinh tế kế hoạch được xây dựng trong nước Cộng
hòa Dân chủ Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức quyết định đi theo con
đường kinh tế thị trường mang tính xã hội. Điều kỳ diệu kinh tế dẫn
đến phát triển kinh tế cao liên tục, việc làm cho mọi người và thịnh
vượng trong khuôn khổ của một chính sách kinh tế dưới quyền của thủ
tướng đầu tiên là Konrad Adenauer và bộ trưởng kinh tế Ludwig
Erhard, người góp phần điều khiển quyết định. Liên minh lớn từ CDU
và SPD thành lập năm 1966 ban hành một loạt sửa đổi luật pháp mang
tính cơ bản. Cùng với chính phủ dưới quyền của thủ tướng Willy
Brandt một loạt cải tổ xã hội và ngoại giao được thực hiện. Chính sách đối ngoại về phía Đông dựa trên đối thoại với
Đức 22
khối liên minh trong Hiệp ước Warsaw đã làm giảm căng thẳng về ngoại giao và mang lại sự gần gũi Đức-Đức mà
đỉnh cao là việc Quỳ gối tại Warsaw của Brandt. Việc này đã mang lại cho Willi Brandt Giải thưởng Nobel về hòa
bình năm 1972 nhưng đã bị những người bảo thủ chỉ trích kịch liệt. Willi Brandt từ chức sau vụ khám phá ra người
cố vấn của ông, Günter Guillaume, là một điệp viên. Người nối tiếp ông, Helmut Schmidt, phải đối phó với nhiều
khó khăn như nợ và thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng bố của Phái Hồng quân
(Rote Armee Fraktion-RAF). Sau khi chính phủ liên minh tan rã, Helmut Kohl trở thành thủ tướng năm 1982 thông
qua một cuộc bỏ phiếu bãi miễn. Ông làm thủ tướng lâu hơn các người đi trước và được coi là thủ tướng của việc
thống nhất Đức.
Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính sách mở cửa, các cuộc cách mạng và sự đổ vỡ của chính quyền
cộng sản ở Đông Đức cũng như ở các nước Đông Âu khác.
Từ Cộng hòa Bonn đến Cộng hòa Berlin (từ 1990 đến nay)
Tiếp theo sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mất đi
đa số trong Quốc hội tại cuộc bầu cử ngày 18 tháng 3 năm 1990. Ngày 23 tháng 8 cùng năm, Quốc hội Đông Đức
quyết định rằng lãnh thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3
tháng 10 năm 1990. Kết quả của sự sáp nhập này, Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức chấm dứt sự tồn tại của nó.
Phần lớn quân đội của các lực lượng chiếm đóng trước đây rời khỏi nước Đức, những đơn vị quân sự còn lại của các
lực lượng chiếm đóng không còn quyền kiểm soát nữa, mà thuộc sự quản lý dưới quy chế của quân đội NATO. Kể từ
thời điểm này, nước Đức lần đầu tiên từ sau Đệ nhị thế chiến khôi phục lại được hoàn toàn chủ quyền lãnh thổ.
Với đa số sít sao (338 phiếu thuận trên 320 phiếu chống) vào ngày 20 tháng 6 năm 1991 Quốc hội Liên b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duc_5469.pdf