. Yếu tố giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và
đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo
nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi, cũng như
được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ, thường xuyên rà soát
và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất
cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của công ty hay
không
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội
bộ!
Công ty bạn có định hướng phát triển tốt, có chiến lược kinh
doanh khôn khéo và bạn cũng có một đội ngũ nhân viên giỏi
nghề. Thật tuyệt vời! Nhưng bạn có dám chắc rằng những ý
tưởng của bạn sẽ được mọi người thực thi một cách hoàn hảo,
nghĩa là đem lại hiệu quả và thành công như mong muốn? Và
điều quan trọng hơn cả là làm cách nào để ngăn chặn những việc
làm gian dối, không minh bạch của nhân viên? Với tư cách là
người chủ doanh nghiệp, bạn có cho rằng việc thiết lập một hệ
thống kiểm soát nội bộ là cần thiết?
Kiểm soát nội bộ là gì?
Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là các hoạt động, biện pháp,
kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành
viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu
quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Nói cách khác,
đây là tập hợp tất cả những việc mà một công ty cần làm để có
được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ
thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng
trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng
ban của công ty đang vận hành ra sao và, nếu vẫn giữ nguyên
cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài
ra, thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn
chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản công ty.
Tại sao bạn cần đến kiểm soát nội bộ?
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý
của nhiều công ty còn lỏng lẻo, khi các công ty nhỏ được quản lý
theo kiểu gia đình, còn những công ty lớn lại phân quyền điều
hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình
này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy chế
thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian
lận.
Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ
chế giám sát mà ở đó bạn không quản lý bằng lòng tin, mà bằng
những quy định rõ ràng nhằm:
- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô
tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành,
giảm chất lượng sản phẩm...),
- Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa
gạt, trộm cắp…
- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài
chính,
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như
các quy định của luật pháp,
- Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu
đặt ra,
- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin
đối với họ.
Những yếu tố không thể thiếu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Tùy vào loại hình hoạt động, mục tiêu và quy mô của công ty mà
hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau, nhưng nói
chung, hệ thống này cần có 5 thành phần như sau:
1. Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố của công ty ảnh hưởng
đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo
ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của công ty nhận
thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ,
nhận thức của các nhà quản lý về liêm chính và đạo đức nghề
nghiệp, về việc cần thiết phải tổ chức bộ máy hợp lý, về việc
phân công, ủy nhiệm rõ ràng, về việc ban hành bằng văn bản các
nội quy, quy chế, quy trình kinh doanh ... Một môi trường kiểm
soát tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ.
2. Biện pháp xác định rủi ro: Dù cho quy mô, cấu trúc, loại hình
hay vị trí địa lý khác nhau, nhưng bất kỳ công ty nào cũng có thể
bị tác động bởi các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc
bên ngoài. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần có phần xác
định các rủi ro.
3. Các yếu tố bên trong: Đó là sự quản lý thiếu minh bạch, không
coi trọng đạo đức nghề nghiệp, chất lượng cán bộ thấp, sự cố
hỏng hóc của hệ thống máy tính, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, tổ
chức và cơ sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự phát triển, mở
rộng của sản xuất, chi phí quản lý cao, thiếu kiểm tra đầy đủ do
xa công ty mẹ hoặc do thiếu quan tâm...
4. Các yếu tố bên ngoài: Đó là những tiến bộ công nghệ làm thay
đổi quy trình vận hành; thói quen của người tiêu dùng về các sản
phẩm/dịch vụ; xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn ảnh
hưởng đến giá cả và thị phần; đạo luật hay chính sách mới ...
Để tránh bị thiệt hại do các tác động từ yếu tố bên trong lẫn bên
ngoài, bạn cần thường xuyên xác định mức độ rủi ro hiện hữu và
tiềm ẩn, phân tích ảnh hưởng của chúng, kể cả tần suất xuất
hiện, từ đó vạch ra các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác hại
của chúng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và truyền thông nội
bộ của công ty bạn cần được tổ chức sao cho có thể bảo đảm
tính chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác thực, dễ nắm bắt và đến
đúng người có trách nhiệm.
5. Yếu tố giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và
đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo
nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi, cũng như
được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ, thường xuyên rà soát
và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất
cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của công ty hay
không…
Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động ra sao?
Hệ thống kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống quản lý
của công ty, bao gồm cả những hoạt động chính thức hoặc không
chính thức, nhằm đưa ra quy định, hướng dẫn về các nhân tố có
thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, kiểm
soát nội bộ bao gồm thủ tục quản lý trang thiết bị hoặc những
công cụ kiểm soát sản xuất, kinh doanh và phân phối của công ty.
Thông tin của người chịu trách nhiệm kiểm soát nội bộ thường
được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như trao
đổi với nhân viên cơ sở, điều tra thông qua bảng câu hỏi, bằng
thực tế … Sau đó họ ghi lại những thông tin sơ bộ dưới dạng
biểu đồ hình cột mô tả, tường thuật hoặc kết hợp cả hai hình thức
trên nhằm đưa ra được một hình ảnh cụ thể để phục vụ cho công
tác kiểm soát.
Phòng kiểm soát nội bộ là một bộ phận thuộc bộ máy điều hành,
có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt
động trong công ty, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội
quy, quy chế của công ty. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ
phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề
xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi
hoạt động an toàn đúng pháp luật.
Những dấu hiệu bất ổn của hệ thống kiểm soát nội bộ
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nếu nhận thấy ở bộ phận kiểm
soát nội bộ của công ty mình tồn tại một trong những dấu hiệu
dưới đây, thì bạn cần dành nhiều thời gian hơn để chấn chỉnh:
- Không có quy trình hoạt động bằng văn bản rõ ràng: công việc
chỉ được điều hành theo “khẩu lệnh”, lúc nhớ thì kiểm tra, lúc
quên lại thôi.
- Khi nhân viên chấp nhận làm việc“không công”. Có thể họ đang
lợi dụng một kẽ hở nào đó trong hệ thống quản lý của công ty để
kiếm lợi cho mình.
- Có sự chồng chéo giữa các phòng ban, không có sự trao đổi
thông tin, khi có sai sót xảy ra thì các bộ phận đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau.
- Không yên tâm về tài chính công ty. Có lẽ đây là dấu hiệu đáng
ngại nhất cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của bạn đang có
trục trặc. Hãy xem xét ngay lập tức hệ thống kiểm soát nội bộ,
nếu bạn cảm thấy không an tâm trong thu chi tài chính của công
ty. Thậm chí có khi bạn không biết hoạt động kinh doanh của
công ty lãi hay lỗ, cho dù trên giấy tờ hợp đồng mua bán, văn bản
tài chính vẫn thấy lợi nhuận.
Để hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hiệu quả
Rất khó để tìm ra một công thức chung giúp bạn khắc phục
những yếu kém của hệ thống kiểm soát trong công ty bạn. Tuỳ
từng công ty, tuỳ từng khuyết điểm mà bạn cần có những biện
pháp riêng biệt. Chẳng hạn như đối với việc kiểm soát hoạt động
chi tiêu trong công ty, bạn cần phải tìm được cách kiểm soát tối
ưu phù hợp nhất với đặc điểm của công ty, vì đây là thứ tài sản
dễ bị thất thoát nhất. Theo nhiều chuyên gia tài chính thì bạn
đừng bao giờ để kế toán trưởng vừa là người duyệt chi, vừa là
người ghi sổ sách. Bạn phải lập một quy trình quản lý thật chặt
chẽ và không nên có ngoại lệ: bất kỳ phòng ban nào trong công ty
muốn chi đều phải lập giấy đề xuất chi, chuyển đến người có
trách nhiệm duyệt. Sau khi có chữ ký đồng ý của người có thẩm
quyền, kế toán viên mới lập phiếu chi và ra lệnh chi. Lúc đó thủ
quỹ mới chi tiền. Còn nếu cẩn thận hơn thì bạn nên tách luôn bộ
phận thủ quỹ ra khỏi phòng kế toán, hoặc sử dụng ngân hàng làm
thủ quỹ.
Còn đối với hoạt động giám sát nguyên vật liệu, một cách thức
khá hiệu quả để hạn chế tình trạng nhân viên ăn cắp nguyên vật
liệu là hai biện pháp song song: kiểm tra đột xuất và trả lương
cao. Bạn nên trả lương thật cao cho những người làm ở bộ phận
này, đồng thời nói rõ rằng nếu công ty phát hiện người đó có dấu
hiệu gian lận hay ǎn chênh lệch với nhà cung cấp, anh ta sẽ bị sa
thải ngay. Như vậy nghĩa là họ sẽ mất đi một chỗ làm tốt nếu để
cho lòng tham làm mờ mắt. Bên cạnh đó, bạn nhất thiết phải có
những kênh thông tin riêng của mình để giám sát hoạt động xuất
nhập nguyên vật liệu.
Trong kinh doanh thường nhật, quy trình kiểm soát chéo hệ thống
bán hàng, kế toán và thủ kho là rất cần thiết và không thể tách
rời. Bộ phận bán hàng sẽ là nơi thống nhất giá với khách đặt
hàng. Để công việc này được thuận tiện, bạn nên quy định rõ
ràng khung giá cho các nhân viên bán hàng tự quyết hoặc phải
trình giám đốc quản lý. Sau đó các nhân viên bán hàng viết phiếu
xuất, chuyển qua thủ kho. Trên tờ phiếu này bắt buộc phải có chữ
ký của trưởng phòng hoặc một phó phòng được uỷ quyền nào đó
thì thủ kho mới xuất hàng và ký vào đó. Tờ phiếu này có ba liên:
phòng bán hàng giữ liên một để theo dõi, đôn đốc việc thu nợ; thủ
kho giữ liên hai để theo dõi việc thực xuất, thực nhập; liên ba
được chuyển sang phòng kế toán để ghi vào sổ sách và theo dõi
công nợ.
Về phía các nhà quản lý trong công ty, họ có trách nhiệm thành
lập, điều hành và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ sao cho phù
hợp với mục tiêu của công ty. Để hệ thống này vận hành tốt, các
nhà quản lý cần tuân thủ một số nguyên tắc như: xây dựng một
môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề
nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền
hạn và quyền lợi; xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi
ro cao; bất kỳ thành viên nào của công ty cũng phải tuân thủ hệ
thống kiểm soát nội bộ; quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và
giám sát; tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập…
Ngoài việc thiết lập các quy chế kiểm soát ngang - dọc hay kiểm
tra chéo giữa hệ thống các phòng ban, nhiều công ty còn lập
thêm phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát với
nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra các
hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để
biết tiền có bị chiếm dụng không... nhằm ngǎn ngừa đến mức
thấp nhất những rủi ro.
Ở các công ty lớn trên thế giới, kiểm soát nội bộ do giám đốc tài
chính phụ trách, còn đối với các công ty nhỏ thì chính giám đốc
điều hành sẽ thực hiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_he_thong_kiem_soat_noi_bo_1891.pdf