Tìm hiểu về hợp đồng tương lai và thị trường tương lai

Tất cả các lệnh để giao dịch hợp đồng tương lai có những điểm chung sau:

- Là lệnh mua hay lệnh bán.

- Tên của hàng hóa.

- Năm và tháng giao hàng của hợp đồng.

- Số lượng hợp đồng.

- Nơi (sở) mà hợp đồng giao dịch (nếu nó được giao dịch trên các sở liên thông với nhau).

- Là lệnh giới hạn hay lệnh thị tường

- Là lệnh ngày (day order- là lệnh tự huỷ vào cuối ngày giao dịch nếu nó không được thực hiện) hay lệnh không tự hủy.

Một số lệnh phổ biến thường gặp:

sell_buy.jpg- Lệnh thị trường (Market order) : Là lệnh mua bán mà không có một mức giá rõ ràng được ấn định.Nếu một người đặt một lệnh thị trường để mua hoặc bán, người đó sẽ vào một thế trường vị hay đoản vị ở mức giá đang có lợi thế ở khu vực giao dịch tương lai vào lúc đó.Khi nhận được một lệnh, một đại diện của FCM của người giao dịch sẽ đi dến khu vực mà hợp đồng tương lai đó được giao dịch và cố gắng đạt dược một mức giá tốt nhất có thể,dựa vào tình hình cung cầu trên thị trườn lúc đó.Có một rủi ro là trong một thị trường “nhanh”,giá giao dịch sẽ khá khác giá dược ấn định tới khách hàng bởi FCM chỉ sớm hơn một hoặc hai phút.

- Lệnh giới hạn (Limit order) : Là lệnh mua bán ở một mức giá được ấn định cụ thể,nhưng có rủi ro là đôi khi lệnh không được thi hành.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về hợp đồng tương lai và thị trường tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về hợp đồng tương lai và thị trường tương lai Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai còn là những khái niệm khá mới mẻ với nhiều các nhân, tổ chức. Nhưng ở các nước có thị trường tài chính phát triển, nó đã hình thành, phát triển khá lâu đời, cùng tồn tại song song và đóng vai trò quan trọng không kém so với thị trường chứng khoán. Bài viết này xin giới thiệu sơ lược về hợp đồng tương lai và cách thức để tham gia giao dịch trên thị trường này. 1. Trước hết, ta cần phân biệt sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng kỳ hạn, khác với options (có quyền không cần thực hiện hợp đồng) ở chỗ là có sự bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước. Bên mua của hợp đồng được gọi là bên giữ thế trường vị (long position) của hợp đồng, bên bán của hợp đồng được gọi là bên giữ thế đoản vị (short position) của hợp đồng. Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia. Tuy vậy, giữa chúng cũng có một vài điểm khác biệt sau: - Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên. - Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản. - Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua.Nghĩa là,nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ;nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ.Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra - Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Ngược lại, hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng thực sự giữa các bên. - Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số 0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên. 2. Những yêu cầu về ký qũy (margin) Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Mỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu (initial margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch, mỗi loại hàng hóa,và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và các dữ liệu trong quá khứ. Sau một thời gian giao dịch, nếu nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch), thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu. Ví dụ: Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu bạn cần một số tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) là $1000, mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) là $750, giả sử bạn ở thế bên mua của hợp đồng, sau đó ngày mai giá dầu tương lai thay đổi bất lợi cho bạn,tức giảm $2,7/thùng à bạn lỗ $2,7*100 = $270. Lúc này tiền trong tài khoản của bạn còn $730, dưới mức $750, để được tiếp tục tham gia giao dịch, bạn cần phải gửi vào tài khoản ký quỹ $270 để trở về mức ký quỹ ban đầu là $1000.Khoản tiền $270 để đáp ứng giấy gọi ký quỹ (margin call) được gọi là khoản bù đắp ký quỹ (variation margin). Một người giao dịch mà không thực hiện nhanh theo giấy gọi theo một khoản thời gian qui định sẽ bị thanh lý hay chấm đứt vị trí bởi FCM (Futures commission merchant). Lưu ý: Khi bạn nhận được giấy gọi ký quỹ thì bạn phải thực hiện nó, ngay cả khi giá tương lai của ngày tiếp theo thay đổi theo hướng có lợi cho bạn. Tức là, cũng với ví dụ trên, giả sử giá hợp đồng tương lai của dầu giảm $2,7/thùng vào ngày t. Ngày t +1, bạn ở thế người mua sẽ nhận được một giấy gọi, lúc này sẽ không xét đến giá dầu tương lai của ngày t +1. Dù giá dầu tương lai có tăng trên $0,2/thùng vào cuối ngày t, bạn vẫn phải gửi $270 vào tài khoản của mình. Các FCM thường đưa ra các mức yêu cầu ký quỹ ban đầu hoặc mức ký quỹ duy trì cao hơn mức mà các sở giao dịch tương lai qui định. Các mức này cũng thường khác nhau tùy thuộc vào người tham gia giao dịch để phòng hộ hay để dầu cơ hay để hưởng chênh lệch nhỏ. Những người đầu cơ thường bị yêu cầu các mức ký quỹ cao hơn 2 đối tượng kia để đảm bảo thanh toán cho các khoản lỗ lớn hơn. Khoản ký quỹ ban đầu ngoài tiền mặt (không được hưởng lãi suất), thì trái phiếu chính phủ hay thư tín dụng (được hưởng lãi suất) cũng được chấp nhận, nhưng các khoản bù đắp ký quỹ thì phải bằng tiền mặt. Khoản ký quỹ để giao dịch tương lai dùng để thanh toán các khoản lỗ trong giao dịch, chứ không phải để thanh toán hàng hóa, nó khác với khoản ký quỹ trong các giao dịch trái phiếu, cổ phiếu dùng dể thanh toán cho việc mua bán các chứng khoán đó. 3. Theo dõi, ghi nhận trên thị trường (marking to market) Mọi vị trí của người giao dịch tương lai đều được theo dõi và ghi nhận trên thị trường hằng ngày.Qui trình này đôi khi được gọi là tái thanh toán hằng ngày (daily resettlement). Nghĩa là,lãi hay lỗ sẽ được ghi nhận hằng ngày.Việc nhận biết Lãi và lỗ dựa vào giá thanh toán hằng ngày vào giá tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (giá tương lai lúc đóng cửa).Nếu tiền trong tài khoản dưới mức duy trì thì bạn phải gửi tiền vào tài khoản để đưa về khoản ký quỹ ban đẩu. *F(0,T) : Giá tương lai khi hợp đồng bắt đầu *S(T) = F(T,T): Giá giao ngay vào ngày giao hàng *|F(0,T) – S(T)|: Khoản lời hay lỗ trên 1 đơn vị tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn. *|F(0,T) – F(1,T)|: dòng tiền được ghi nhận trên thị trường hằng ngày, cũng là sự thay đổi giá tương lai từ 1 ngày đến ngày tiếp theo. Quá trình tái thanh toán hằng ngày làm hợp đồng tương lai giống như là một chuỗi các hợp đồng kỳ hạn 1 ngày có F(1,T) = S(T) = F(1,1) = S(1).Mỗi ngày, hợp đồng kỳ hạn được thanh toán, lời, lỗ được nhận biết, và một hợp đồng kỳ hạn 1 ngày mới được tạo ra. Tổng dòng tiền cuối cùng cho hợp đồng tương lai sẽ bằng khoản lời hoặc lỗ của một hợp đồng kỳ hạn với khoản thời gian giao hàng tương tự nhau. Việc ghi nhận, theo dõi, ấn định trên thị trường giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro phá vỡ hợp đồng đến mức thấp nhất. Sẽ không có sự gia tăng giá trị tài sản cho một bên và tăng giá trị nợ cho bên kia như hợp đồng kỳ hạn. Ví dụ:Vào ngày 6-11-2001, bạn bán (tức bạn giữ thế trường vị) một hợp dồng tương lai 100 once vàng giao hàng vào tháng 12-2001,hợp đồng của bạn được bán lúc 10 giờ,lúc ấy giá tương lai là $285/once. Khoản yêu cầu ký quỹ ban dầu là $1000, tổng số tiền được chuyển từ tài khoản tiền mặt sang tài khoản ký quỹ. Giá thanh toán lúc đóng cửa ngày 6-11-2001 là $286,40/once.Tài khoản của bạn được ấn định trên thị trường. Tiền của bạn trong tài khoản vào cuối ngày 6-11 sẽ là $860,vì bạn đã bị lỗ $140 ( |$286,40 – $285|*100) ở thế đoản vị của hợp đồng.Vào các ngày tiếp theo,tài khoản được tiếp tục được ghi nhận trên thị trường. Nếu giá tương lai giảm, tiền trong tài khoản của bạn sẽ tăng, và ngược lại.Mức ký quỹ duy trì là $750. 4. Các sở giao dịch tương lai lớn trên thế giới và mục đích của thị trường tương lai a. Thị trường tương lai tồn tại vì những lý do sau: - Giúp cho các giao dịch xuyên thời gian trở nên dễ dàng hơn. Sản xuất, tiêu dùng và các quyết định kinh doanh trở nên tối ưu hơn khi có thị trường tương lai. Nó cho phép các cá nhân thực hiện các hợp đồng chi phí thấp một cách nhanh chóng để trao đổi tiền-hàng trong tương lai. Những người phòng hộ và đầu cơ sẽ giao dịch trên thị trường tương lai khi tốc độ là quan trọng. - Hợp đồng tương lai cho các cá nhân biết để họ hành động dựa vào những thông tin hảo hạn..Bằng cách này,giá sẽ trở nên hiệu quả hơn. Hay nói cách khác,giá sẽ phản ánh thong tin đầy dủ hơn và nguồn tài nguyên sẽ được phân chia một cách tối ưu. - Hợp đồng tương lai cho phép các cá nhân phòng ngừa rủi ro biến động giá. Các nhà sản xuất và người sử dụng sau đó có thể làm những gì tốt nhất. Những người phòng hộ sẽ chuyển rủi ro sang những người đầu cơ. Sự không chắc chắn về giá trong tương lai là những điều kiện để các hợp đồng tương lai giao dịch thành công. Thu hút cả những người đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro. - Giá tương lai thường chứa đựng thông tin bên trong nó, thường được gọi là chức năng “khám phá giá” của hợp đồng tương lai.Nhà sản xuất và người tiêu dung có thể có những nhận định hiệu quả nhất về cung cầu hàng hóa trong tương lai, giá giao ngay tương lai sẽ như thế nào,bằng cách xem xét giá tương lai vào thời điểm hiện tại ra sao.Từ đó,họ có thể đưa ra những quyết định sản xuất và dự trữ tốt nhất. b. Các sở giao dịch tương lai chính của Mỹ: 1. Chicago Mercantile Exchange (CME) www.cme.com 2. Chicago Board of Trade (CBOT) www.cbot.com 3. New York Board of trade (NYBOT) www.nybot.com 4. New York Mercantile Exchange (NYMEX) www.nymex.com 5. Kansas City Board of trade www.kcbt.com 6. Commodity Futures Trading Commission (CFTC) www.cftc.com 7. National Futures Association www.nfa.futures.org 5. Các loại lệnh để giao dịch tương lai: Tất cả các lệnh để giao dịch hợp đồng tương lai có những điểm chung sau: - Là lệnh mua hay lệnh bán. - Tên của hàng hóa. - Năm và tháng giao hàng của hợp đồng. - Số lượng hợp đồng. - Nơi (sở) mà hợp đồng giao dịch (nếu nó được giao dịch trên các sở liên thông với nhau). - Là lệnh giới hạn hay lệnh thị tường - Là lệnh ngày (day order- là lệnh tự huỷ vào cuối ngày giao dịch nếu nó không được thực hiện) hay lệnh không tự hủy. Một số lệnh phổ biến thường gặp: sell_buy.jpg- Lệnh thị trường (Market order) : Là lệnh mua bán mà không có một mức giá rõ ràng được ấn định.Nếu một người đặt một lệnh thị trường để mua hoặc bán, người đó sẽ vào một thế trường vị hay đoản vị ở mức giá đang có lợi thế ở khu vực giao dịch tương lai vào lúc đó.Khi nhận được một lệnh, một đại diện của FCM của người giao dịch sẽ đi dến khu vực mà hợp đồng tương lai đó được giao dịch và cố gắng đạt dược một mức giá tốt nhất có thể,dựa vào tình hình cung cầu trên thị trườn lúc đó.Có một rủi ro là trong một thị trường “nhanh”,giá giao dịch sẽ khá khác giá dược ấn định tới khách hàng bởi FCM chỉ sớm hơn một hoặc hai phút. - Lệnh giới hạn (Limit order) : Là lệnh mua bán ở một mức giá được ấn định cụ thể,nhưng có rủi ro là đôi khi lệnh không được thi hành. - Lệnh Market-if-touched (MIT order): gần giống như lệnh giới hạn,chỉ khác ở chỗ nó sẽ trở thành lệnh thị trường khi một giao dịch ở mức giá được ấn định đó xảy ra.Ví dụ,một lệnh mua MIT mặt hàng vàng với giá được định rõ là $273,4/oz sẽ trở thành lệnh thị trường ngay khi một giao dịch ở mức giá đó được thực hiện.Người giao dịch có thể khớp ở mức giá đó, hoặc trên hoặc dưới mức giá đó.Trong thị trường đang giảm nhanh, những giao dịch tiếp theo sau khi đặt lệnh mua MIT thường là ở mức $275; $272,6; $270,8. Giao dịch nên được thực hiện ở bất kỳ mức giá nào tồn tại sau cái giao dịch ở mức giá $272,6.Trong trường hợp này thì nên là $270. - Lệnh Ngừng (Stop order): còn được gọi là lệnh cắt lỗ hay lenh ban tu dong (Stop-loss-orders), cũng được định rõ một mức giá. Có hai loại là lệnh ngừng để mua và lệnh ngừng để bán.Lệnh ngừng để mua thường được đặt bởi người đang ở thế đoản vị một hợp đồng và muốn hạn chế khoản lỗ của anh ta khi giá bắt đầu tăng. Vì vậy,lệnh ngừng để mua được đặt ở mức giá được ấn định trên mức giá tương lai hiện tại, và sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá tương lai bằng hoặc lớn hơn giá được ấn định đó.Ngược lại,lệnh ngừng bán được dặt ở mức giá dưới giá tương lai hiện tại. Ví dụ: Một người mua lần đầu một hợp Trái phiếu chính phủ với giá $100/trái phiếu. Sau khi giao dịch được thực hiện, anh ta có thể đặt một lệnh ngừng để mua ở mức giá $105/trái phiếu nhằm hạn chế khoản lỗ của anh ta do lo sợ giá tương lai của nó sẽ tăng ngược với mong đợi của anh ta là giá sẽ giảm. Nếu có một giao dịch được thực hiện ở mức giá là $105/trái phiếu, thì sau đó lệnh của anh ta sẽ trở thành lệnh thị trường mua, và anh ta sẽ phải bù đắp thế đoản vị của mình ở mức giá tiếp theo, bất cứ mức giá nào. Lưu ý: Khác với lệnh ngừng để mua, lệnh giới hạn mua sẽ định rõ một mức giá dưới giá hiện tại.Trong trường hợp này người giao dịch muốn bắt đầu thế trường vị ở một mức giá tương lai có lợi cho anh ta hơn.hoặc anh ta sẽ có được một khoản lãi trên thế đoản vị hiện tại nếu giá tương lai giảm xuống tới mức giá mà anh ta đã đặt. - Lệnh giới hạn ngừng (Stop limit order): là lệnh sẽ trở thành lệnh giới hạn khi giá được định rõ (giá đặt) được đạt đến. Vì vậy, trong ví dụ trên, nếu có một giao dịch xảy ra ở mức giá $105/trái phiếu, một lệnh giới hạn ngừng mua sẽ giúp người giao dịch chỉ phải bù đắp vị trí của mình ở mức $105/trái phiếu hay ở một mức tốt hơn (dưới $105/trái phiếu). Một lệnh giới hạn ngừng thậm chí có thể định rõ một mức giá ngừng khác giá giới hạn. Ví dụ,một người giao dịch có thể đặt mua lại hợp đồng trái phiếu chính phủ với mức ngừng là $105/trái phiếu và mức giới hạn là $102/trái phiếu, nghĩa là,khi có một giao dịch ở mức giá $105, người giao dịch sẽ phải bù đắp thế đoản vị của anh ta,nhưng chỉ ở mức giá từ $102 đến $105. Điều này rất quan trọng vì khi sử dụng lệnh giới hạn ngừng sẽ có rủi ro là không thực hiện được giao dịch trong một vài điều kiện thị trường nhanh. Còn khá nhiều loại lệnh nữa mà có thể được đặt ở các sở hay các thị trường giao dịch khác. Lưu ý rằng cần xem xét xem loại lệnh nào sẽ được chấp nhận ở sở giao dịch nào. Ví dụ như lệnh MIT được chấp nhận ở CME nhưng không được chấp nhận ở CBOT. Thường thì các FCM sẽ cung cấp một bảng tóm tắt các loại lệnh nào được chấp nhận ở các sở giao dịch khác nhau. 6. Các chủ thể trên thị trường tương lai a. Những nhà đầu cơ (speculators): Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao động giá.Họ có thể giữ thế trường vị (long position) hay đoản vị (short position) hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (spread position).Có thể chia ra làm 2 loại nhà đầu cơ: - Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thường vào các vị thế và giữ chúng trong vài ngày, vài tuần, hay vài tháng.Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật để dự đoán sự biến động giá và xu hướng giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Hoặc những nhà đầu cơ khác lại sử dụng các phân tích cơ bản để đưa ra nhận định về giá, họ thường sử dựa vào các dữ liệu kinh tế vĩ mô để đưa ra các dự đoán về sự biến động giá. - Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong một ngày giao dịch.Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao dịch ngày thường tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến động giá cả thường xuyên, và tốn các chi phí cho những giao dịch trong suốt một ngày, với mục đích kiếm được vài tick lợi nhuận trong một giao dịch. b. Những người phòng hộ (Hedgers): Là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá bất lợi cho họ. Ví dụ, một công ty Việt Nam phải mua 100.000 thùng dầu với giá $60/thùng để bán qua Mỹ với giá kỳ vọng khoản $75/thùng, rủi ro hiển hiện ở đây là trong suốt khoảng thời gian vận chuyển dầu qua Mỹ, giá dầu ở Mỹ sẽ giảm xuống dưới $75/thùng sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí là lỗ. Khi đó, để hạn chế tối đa rủi ro,công ty này có thể bán hợp đồng tương lai (vào thế đoản vị) dầu với cùng số lượng để phòng ngừa rủi ro.Nếu giá lúc giao hàng giảm,công ty sẽ bị giảm lợi nhuận hay lỗ, nhưng sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận ở hợp đồng tương lai dầu. Đây là một ví dụ của phòng hộ đoản vị (short hedge). Một ví dụ khác, một công ty ký hợp đồng bán nữ trang cho một nhà bán lẻ vào tháng 1, giao hàng vào tháng 9. Nhưng vào thời điểm hiện tại, công ty không có vàng nguyên liệu trong kho, và cũng không có đủ tiền mặt để mua vàng vào lúc này,công ty dự tính rằng vào tháng 5 mới có thể đáp ứng được nguồn vàng nguyên liệu để bắt đầu sản xuất,nhưng lo ngại từ đây đến đó giá vàng sẽ tăng, làm đội giá sản phẩm đầu ra. Để phòng ngừa cho điều này, công ty có thể mua mua những hợp đồng tương lai vàng để tránh rủi ro tăng giá vàng nguyên liệu. Đây là một ví dụ của phòng hộ trường vị (long hedge). c. Những người đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageurs): Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào đó cùng những hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau ở hai thị tường khác nhau.Họ là những người dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai, hay những biến động cung cầu nhất thời làm rối loạn giá để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá tương lai. d. Những đối tượng trên sàn giao dịch Những người giao dịch trên các sàn giao dịch có thể được phân loại theo mục tiêu và chức năng: - Những người giao dịch sàn (Floor traders) : là những thành viên giao dịch các hợp đồng tương lai ở các khu vực tương lai (futures pit). Những người giao dịch tài khoản riêng của anh ta gọi là một local, họ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường vì họ hoạt động như những nhà đầu cơ (scalpers) giao dịch rất ngắn hạn.Họ muốn mua hợp đồng tương lai ở giá đã đặt (bid) và nhanh chóng bán lại ở một mức giá phù hợp (asked). Họ phải đăng ký với ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) để được hoạt động. - Những nhà môi giới sàn (floor brokers) : giúp thi hành lệnh cho các bên ,ví dụ như các FCM (Futures commission merchant), hoạt động gần giống như các công ty môi giới chứng khoán, bằng cách thu phí giao dịch (khoảng $1 hay $2 mợt hợp đồng).Họ cũng phải đăng ký với CFTC để được hoạt động. - Một chủ thể nữa là những người giao dịch sàn mà hoạt động như cả một local và một nhà mội giới, thường được gọi là dual trading. Họ thường thực hiện mua 2 hợp đồng trong một khỏang thời gian ngắn ở 2 mức giá khác nhau, 1 cho khách hàng và 1 cho chính anh ta. Điều này gây ra những tranh cải về “tình trạng tiến thoái lưỡng nan về đạo đức (ethical dilemma)”, nên để được phép hoạt động,anh ta phải trải qua những thủ tục kiểm tra dài dòng và hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế sự lạm dụng của anh ta. e. Những đối tượng khác tham gia trên thị trường - Những người cộng tác (Associated persons-APs): là những cá nhân làm việc cho FCM bằng cách nhận lệnh và chấp nhận lệnh. Gần giống những người môi giới chứng khoán. - Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers-CTAs): phân tích thị trường tương lai, cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch, đồng thời đưa ra các lời khuyên, tư vấn cho các nhà giao dịch. - Các nhà môi giới giới thiệu (Introducing brokers-IBs): Là những cá nhân trực tiếp kinh doanh với các FCM và các CTA, nhưng chính họ không phải là các AP và các CTA. Một IB thường chào mời và chuyển lệnh, khi một lệnh được nhận,nó được đưa vào một FCM để thi hành.Những IB khác thì góp các khoản quỹ nhỏ thành một khoản lớn để có thể trở thành một CTA mà đòi hỏi khoản đầu tư tối thiểu lớn. - Các nhà huy động quỹ hàng hóa (Commodity pool operators-CPOs): Hoạt động như các quỹ tương hỗ trong thị trường chứng khoán, huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ và sử dụng để giao dịch tương lai. Các đối tượng này muốn tham gia thị trường tương lai cần phải đăng ký với CFTC để được hoạt động. 7. Thuế và phí giao dịch * Thuế (Taxes): Mọi thông tin giao dịch trên thị trường tương lai (tất cả các vị thế trong các hợp đồng tương lai,lời hay lỗ....) của các tài khoản giao dịch đều được ghi nhận, kiểm soát, và kết sổ vào ngày giao dịch cuối cùng của năm (31 – 12) để tiện cho việc tính thuế. Lưu ý rằng, theo luật, mã số thuế của một nhà đầu cơ có những qui định khác với mã số của những người phòng hộ.Thường các nhà đầu cơ phải chịu bị đánh thuế với tỷ lệ cao hơn những đối tượng còn lại. * Phí giao dịch (Commissions): Phí giao dịch chỉ được trả cho các FCM khi các giao dịch tương lai được bù đắp, hoặc trong ngày giao hàng hoặc lúc tái thanh toán tiền mặt lần cuối.Phí giao dịch trên một hợp đồng sẽ giảm khi nhiều hợp đồng hơn được giao dịch. Các FCM thường tính một dịch vụ trọn gói là $100 dể giao dịch một hợp đồng. Các giao dịch bình thường sau khi đã chiết khấu, giảm giá thường được các FCM tính từ $15 đến $40 một hợp đồng khi vị trí kết thúc. Đối với các nhà giao dịch lớn như các công ty cổ phần, ngân hàng, hay những công ty giao dịch chuyên nghiệp thường được tính khoảng $10 một hợp đồng. Còn những người giao dịch sàn thường chỉ phải trả khá ít, khoảng $1,5 một hợp đồng. Kết luận Thị trường tương lai là một dạng thị trường bậc cao của thị trường tài chính, việc tham gia thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhất định để có thể bảo vệ quyền lợi cũng như làm lợi tối đa cho chính mình. Bài viết này chỉ đưa ra một số kiến thức căn bản về thị trường tương lai qua tham khảo một số tài liệu. Hy vọng nó có thể đem lại cho các saganor cái nhìn tổng quan về một dạng thị trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc-(chungkhoan)-CK06 (3).doc
Tài liệu liên quan