Lời mở đầu 1
Nghề thêu tay 2
Làng khảm trai Chuyên Mỹ . 9
Làng khảm trai Chuôn Ngọ . 10
Làng Tò he – Xuân La . 11
Làng lụa Vạn Phúc 16
Làng mây tre đan Phú Vinh . 18
Làng tiện khắc gỗ Nhị Khê . 23
Làng nghề điêu khắc Nhân Hiên . 24
Kết luận 26
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về làng nghề điêu khắc Nhân Hiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng.
1.3: Lµng D¬ng LiÔu
Đã từ lâu, nghề thêu ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức không còn tồn tại, sự phồn thịnh của làng nghề tưởng như chỉ còn trong ký ức của mỗi người dân. Nhờ sự tâm huyết và giữ gìn nghề truyền thống của nhân dân và chính quyền địa phương, nên nghề thêu được khôi phục, phát triển. Nhờ có nghề mà người dân Dương Liễu đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề truyền thống.
Cũng như các làng nghề khác trong cả nước, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, vì thế nghề cũng từ đó mai một dần. Ước muốn khôi phục làng nghề vẫn nhen nhóm trong lòng những người dân, năm 2002, với quyết tâm của những người thợ yêu nghề, họ đi khắp nơi để tìm hiểu thị hiếu của khách hàng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Ban đầu, Hợp tác xã Dương Liễu chỉ có 20 lao động chuyên sản xuất các mặt hàng áo kimônô, xuất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau một thời gian, người dân chuyển hẳn sang làm các loại tranh thêu. Với sự giúp đỡ của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Tây và huyện Hoài Đức, Hợp tác xã Dương Liễu đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề và nâng cao tay nghề cho lao động. Nghề truyền thống được khôi phục đã thổi bùng ngọn lửa yêu nghề của nhân dân trong xã. Nghề thêu không vất vả nhưng đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ. Có thể tự hào rằng những bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước, tranh tứ bình… của người thợ ngày càng đạt giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Với đôi bàn tay khéo léo, người thợ đã làm cho tạo cho những đường thêu những nét hài hòa, sự tinh tế cho mỗi bức thêu. Nhiều tay kim tài hoa thổi hồn cuộc sống vào mỗi bức tranh thêu
1.4: Lµng Th¾ng Lîi
làng cổ của huyện Thường Tín, trước đây đời sống kinh tế của người dân xã Thắng Lợi chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, người dân trong xã đã phát huy lợi thế nghề thêu truyền thống của cha ông để lại, đưa sản phẩm thêu của xã vươn tới những thị trường xuất khẩu tiềm năn. Nhờ đógiá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã tăng lên.
Theo các cụ cao niên kể lại thì nghề thêu ở đây đã có hàng trăm năm nay. Đa số, người dân trong xã đều thành thạo kỹ thuật thêu. Sự khéo léo của đôi tay người thợ đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc như tranh thêu phong cảnh, tranh chân dung, tranh tứ bình.
Bắt đầu từ năm 1986, nghề thêu chuyển mình theo hướng tích cực. Các sản phẩm thêu không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường nước ngoài như thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.Có thể tự hào rằng, những bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước, tranh tứ bình…của người thợ nơi đây ngày càng đạt giá trị nghệ thuật cao và được thể hiện với những nét hài hoà, tinh tế, làm hài lòng khách hàng trong nước và quốc tế.
1.5:Lµng Xãm BÕn
Làng cổ nằm ven dòng sông Nhuệ, trước đây đời sống kinh tế của nhân dân thôn Xóm Bến, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín chủ yếu hướng vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển, người dân trong thôn đã phát huy lợi thế nghề thêu truyền thống của cha ông để lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đưa sản phẩm thêu vươn tới thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Không có lịch sử lâu đời như thêu Quất Động, Thắng Lợi, Dũng Tiến... nghề thêu ở thôn Xóm Bến được du nhập vào khoảng gần 100 năm nay. Trước năm 1986, đa số người dân trong thôn đều thành thạo kỹ thuật thêu và có không ít những tay kim tài hoa với những tác phẩm đặc sắc, thổi hồn vào mỗi bức tranh thêu. Các sản phẩm thêu không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà đã tìm được thị trường xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu, đưa giá trị tiểu thủ công nghiệp của thôn chiếm trên 20%.
Vốn năng động nắm bắt thị trường, người dân thôn Xóm Bến đã tìm kiếm một thị trường xuất khẩu mới là thêu vải áo kimônô cho người Nhật. Nghề thêu không vất vả, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ. Có thể tự hào rằng, những bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước, tranh tứ bình... của người thợ nơi đây không chỉ thể hiện với những nét hài hoà, tinh tế mà còn đạt giá trị nghệ thuật. Những người thợ đang thả hồn vào từng đường thêu. Mỗi bức tranh thêu là một chủ đề về quê hương, đất nước hay đó là không khí ngày mùa. Khi xem những bức tranh thêu này, người xem có cảm nhận như đang tận mắt chứng kiến sự việc đang diễn ra. Do có sự kết hợp giữa thêu truyền thống với kỹ thuật thêu áo kimônô nên tay nghề của người thợ Xóm Bến càng trở nên điêu luyện. Nhìn những sản phẩm Kimono Nhật Bản, Hàn Phục với đường nét thêu tinh xảo mới thấy hết sự khéo léo, sáng tạo của người thợ thêu Xóm Bến. Đây là yếu tố quan trọng giúp các sản phẩm thêu của Xóm Bến vươn tới thị trường xuất khẩu tiềm năng. Nhiều sản phẩm thêu truyền thống được xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Mỹ, Canađa, Singapore, Hàn Quốc...vv. Trong đó, thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc chiếm tới 60%.
Nghề thêu phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống với mức thu nhập bình quân đạt 600-800.000 đồng/ người/ tháng. Nghề thêu đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình, bộ mặt nông thôn ở Xóm Bền có nhiều đổi thay. Hiện tại trong thôn không còn hộ đói, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 2 hộ, 100% hộ dân sử dụng các phương tiện nghe nhìn, đường làng ngõ xóm được bê tông hoá, sạch đẹp. Nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên đang vươn cao cùng nhịp sống sôi động của một làng nghề.
II. Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ
Xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên cách Hà Nội khoảng 46km có một làng tên là Ngọ Hạ, còn gọi là Chuôn Ngọ, nơi có nghề khảm trai nổi tiếng từ lâu đời. Theo truyền thuyết nghề khảm ở Chuyên Mỹ do Trương Công Thành một vị tướng dưới thời Lý, truyền dạy cho dân. Nhớ tới công đức của ông, dân Chuyên Mỹ tôn ông là tổ nghề khảm.
Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng những người thợ khảm Chuyên Mỹ với bàn tay tài hoa, khéo léo có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù tinh vi phức tạp đến đâu. Trước đây, người thợ Chuyên Mỹ chủ yếu làm hoành phi, câu đối và trang trí một số đồ gỗ sang trọng như sập gụ tủ chè. Ngày nay theo nhu cầu của thị trường, các sản phẩm Chuyên Mỹ đa dạng với chất lượng cao thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Du khách đến đây ngày một đông để chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo.
III. Làng khảm trai Chuôn Ngọ
Làng nghề thủ công Chuôn Ngọ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây. Ðây là cái nôi của một môn nghệ thuật tinh hoa của Việt nam: nghề khảm trai.
Sự tinh tế và lòng say mê nghề đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của người dân nơi đây và được truyền từ đời này qua đời khác. Ông Trương Công Thành chính là ông tổ của nghề này.
Dưới triều Lý, ông là một người có văn võ song toàn và từng tham gia vào độị quân của Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân xâm lược và nhiều lần được phong thưởng. Sau khi dời quân đội, ông đã dành cả phần đời còn lại để nghiên cứu, tìm hiểu và học nghề khảm trai. Gia tài mà Trương Công Thành để lại và còn tồn tại đến ngày nay đó là nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ.
Sản phẩm của ba nghệ nhân của làng Chuôn Ngọ đã được trao huy chương vàng. Họ là những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo, con mắt mỹ thuật tinh tế và bộ óc đầy sáng tạo. Họ là hiện thân của câu nói: "Những nghệ nhân khảm trai dường như nhập hồn mình vào trong mỗi tác phẩm".
Trong đền thờ Thành Hoàng Làng bên cạnh bụi tre hàng trăm năm tuổi có một bức hoành phi trên đó có khắch dòng chữ được tạm dịch là: "Người dân làng Ngọ luôn biết ơn mảnh đất thiêng liêng này đã cho dân làng cuộc sống thịnh vượng nhờ có nghề truyền thống của tổ tiên và nguyện sẽ phát triển nó mãi mãi ".
Nguyễn Thuyết Trình, một nghệ nhân đạt huy chương vàng nói: "Trước đây, hầu hết những sản phẩm của làng là khảm trai trên các khay trà trong triều đình và khảm trên những chiếc bàn tiệc của vua, chúa và hoàng hậu.
"Chiếc khay khảm trai được đặt trên những chiếc sập khảm trai là những biểu tượng cho sự sang trọng và có địa vị" và chỉ những người giàu có và các nhà nho mới có được những vật đó. Khảm trai còn được sử dụng trong những ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc cổ: họ đã khảm cừ lên những vòm mái với những viên ngói màu xanh của hoàng thành.".
Chuôn là làng đầu tiên làm nghề khảm trai và được khách hàng tín nhiệm bởi chất lượng sản phẩm. Bên cạnh là làng Ngọ Hà nổi tiếng với nghề sơn mài. Hai cái tên của hai làng nghề này gắn với nhau tượng trưng cho một Chuyên Mỹ.
Khi nhắc đến Chuôn Ngọ, bạn không thể không nhắc đến bảy làng nghề của xã. Nghề khảm trai đã đưa làng thoát khỏi cảnh nghèo nàn và có nhiều hộ gia đình được coi là "giàu có".
Khảm xà cừ hay cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời của Việt Nam. Nghề này từ xưa đã khá phát triển, vì có nguồn nguyên liệu dồi dào bởi Việt Nam là một quốc gia có địa thế nằm trải dài theo bờ biển. Làng nghề Chuôn Ngọ ở phía Bắc tỉnh Hà Tây là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam. Trước đây, hầu hết các sản phẩm khảm trai được sử dụng trong triều đình và trong các nhà giàu, có địa vị
IV. Làng Tò He - Xuân La
Nằm cách Hà Nội chừng 30 km về phía Đông Bắc, làng Xuân La lặng lẽ lưu giữ một nghề truyền thống có một không hai của dân tộc – nghề nặn tò he. Đã có một thời gian dài nghề nặn tò he tưởng như đã bị mai một. Nhưng trong những tháng năm thăng trầm, khó khăn đó, người dân Xuân La vẫn âm thầm lặng lẽ “thổi hồn” vào những con giống tò he, để lưu giữ và phục hồi một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Nghề nặn Tò he xuất hiện và tồn tại lâu đến độ, cái tên Tò he cho đến nay không ai trong làng có thể giải thích hết được đầy đủ ý nghĩa của nó. Chỉ biết rằng chữ ấy, đơn giản là Tò he, đơn giản như chính những sản phẩm của nghề được làm ra bởi đôi bàn tay tài hoa của những người trong làng. Đó là những con giống, con vật gần gũi, gắn bó với người dân: 12 con Giáp: chó, mèo, lợn, gà,.. các loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hướng dương… cho đến những hình mẫu là sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian: Long, Ly, Quy, Phượng…
Những con giống đơn giản đó được tạo, tác qua một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều công đoạn cùng với bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của người thợ. Tò he được làm từ bột gạo nếp. Bột phải được nghiền từ thứ gạo nếp dẻo mà trắng, tròn mà thơm. Gạo được nhặt sạch sạn, thóc… sau đó đem nghiền mịn đến độ vê trên tay mà tay không có cảm giác. Thứ bột ấy sau đó được cho vào nồi luộc chín. Luộc bột cũng đòi hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm. Phải “canh” thời gian, sức lửa cho bột vừa chín tới. Nếu bột chín quá thì thành ra ướt, nhão. Sống quá thì khô, nặn sẽ nứt. Bột sau khi luộc chín sẽ được trộn đều với phẩm màu. Mầu được chế từ thực vật nhằm tránh độc hại cho trẻ những khi chúng đem ăn.
Qua những con giống rất đỗi bình dị được làm ra từ nguyên liệu cũng bình dị, nhưng nó lưu giữ trong bản thân những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần truyền thống đặc sắc.
Nặn tò he là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật tò he có tác dụng giáo dục trẻ em sâu sắc, hướng thiện con người, hướng con người tìm về với những giá trị văn hoá, nhân văn cao cả.
Nghệ nhân của làng quả không ít. Ông Học giới thiệu chúng tôi tìm đến nhà ông Thuận, ông Tố, ông Hợp, ông Nghệ, ông Thanh… họ đều thuộc tầng lớp gạo cội của làng. Tất cả họ cũng đã từng vào Nam ra Bắc mưu sinh cùng nghề. Cả cuộc đời gắn bó với nghề của cha ông, với họ vui cũng đã từng mà buồn cũng đã trải.
Những người thợ của làng chuyên cần chăm chỉ như những con ong, ngày ngày toả đi khắp nơi để nặn bán, giới thiệu Tò he đến với mọi người khắp từ Nam chí Bắc. Và chúng tôi tin rằng những thế hệ nối tiếp sau đó ở Xuân La đã, sẽ và mãi mãi lưu giữ, phát triển được nghề với tất cả lòng nhiệt huyết yêu nghề.
Các em nhỏ rất thích tò he.
- Nghề nặn tò he đã có từ lâu đời, đó là nghề truyền thống của người dân Xuân La (xã Khương Dực, Phú Xuyên, Hà Tây).
Nguyên liệu để làm tò he rất đơn giản. Trước tiên, gạo nếp đem nghiền nhỏ, viên lại, cho vào nồi luộc, khi bột nổi lên như bánh trôi, vớt ra trộn màu sao cho khéo. Thêm một chút hồ, một ít que tre, một hộp xốp để cắm cây tò he cùng đôi tay khéo léo là mỗi người dân Xuân La đã có thể làm nghề.Những gam màu tương phản nhưng được sử dụng rất hài hoà tạo nên những con tò he đẹp mắt, sống động.
Tò he không giống như những mặt hàng khác, không phải là thứ được sản xuất hàng loạt rồi bày bán trong các cửa hàng, nó là thứ đồ chơi được mua trực tiếp tại chỗ làm
Những con rồng, lân, chim, phượng ngộ nghĩnh, những ông quan, ông tướng uy nghi, hay những nàng công chúa kiêu sa… tất cả những hình tượng đó được nhào nặn từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm tò he. Họ là ai?
Với một hòm hành trang gọn nhẹ, các nghệ nhân nặn tò he thường xa nhà ít nhất là vài ba ngày, lâu là hàng tháng trời. Họ rong ruổi trong các phiên chợ quê, trong các ngõ xóm, phố phường. ? đâu có họ là có đám đông trẻ nhỏ xúm quanh. Chỉ được xem các nghệ nhân thao tác thôi, cũng đủ thấy mê rồi. Cá biệt, có người mời họ về nhà đắp những nhân vật trong hòn non bộ, nặn những bộ tam đa, những nhân vật trong truyền thuyết. Những lần như vậy, họ thường được đón tiếp và trả công khá hậu hĩnh. Theo các nghệ nhân, nếu một ca gạo chuyển thành bột, qua tay người nặn, thành sản phẩm bán thu về có giá trị bằng 3 ca gạo. Xưa, tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ… Cái tên “tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Ban đầu, người ta gọi tò he là đồ chơi chim cò: các con công, gà, lợn, cá, trâu, bò… những con vật gần gũi với đời sống của cư dân nông nghiệp; Nhưng về sau, sản phẩm thường được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại. Kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… tò… te. Có lẽ vì thế người ta gọi là “tò te”, sau nói chệch thành “tò he”. Một loại sản phẩm khác không thuộc loại chim cò mà là các mâm bồng như: nải chuối, đĩa xôi, chân giò, quả cau, quả hồng, quả oản… để phục vụ cho các bà, các cô đi lễ chùa vào các ngày rằm, mồng một có màu sắc đẹp. Sản phẩm tương đối giống đồ thực và pha thêm chút đường có thể ăn được nên trẻ con và người lớn đều thích, thường gọi là bánh vòng hoặc “con bánh”. ? làng Xuân La hiện nay còn truyền miệng bài đồng dao:
Tò he cụ bán mấy đồng, Con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi,Con mua chiếc khác con chơi một mình.
Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay như xay bột cho trẻ em ăn, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt. Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong.
Ở Xuân La có nhiều nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo kỳ diệu, đầu óc quan sát, tưởng tượng phong phú có thể tạo ra những hình tượng Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, những bộ “tam đa”, “phúc- lộc- thọ”, những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ, các anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Quang Trung, Hai Bà Trưng… Những người nặn tò he vào bậc nhất trong làng phải kể đến cụ Đặng Văn Tố, Chu Văn Học, Nguyễn Văn Lộ; các anh Hải, Quang, Đức; bà Tích, em Hùng… Xem họ nặn vừa nhanh, vừa đẹp, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng phải say lòng. Dường như họ đã “phả hồn” vào các sản phẩm một cách khéo léo. Các nhân vật này được nặn trông rất sinh động, nhất là khuôn hình bộ mặt khối lớn, nhỏ phân minh. Để làm được điều đó, trong kỹ thuật tạo tác, người nghệ nhân dân gian đặc biệt chú ý tới sự linh hoạt của đôi tay và phải có óc thẩm mỹ tốt. Tay véo bột cho vừa đủ liều lượng, tay vê bột cho linh hoạt, tay dán bột tạo hình cho khéo, chính xác. Có khi họ phải thực hiện cùng một lúc cả đắp, cả vê và chuốt.
Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo tác ra nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 30 ngày) nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm thắm đượm. Ngôn ngữ khối trong tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ. Nó giản dị như ca dao, là tích tụ của trí tuệ nhân dân qua nhiều đời. Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam.
V. Làng lụa vạn phúc
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV , lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta.
Em về Vạn Phúc cùng anháo lụa em mặc thêm thanh vẻ người
Về với Vạn Phúc hôm nay, mới đến đầu làng ta đã nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng và bắt gặp một không không khí nhộn nhịp, tấp nập của cửa hàng giới thiệu làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc.
Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của ngừơi dân Vạn Phúc.
Tương truyền, bà Lã Thị Nga, một cô gái làng, từ thời Cao Biền làm tiết độ sứ ở nước ta, vốn người Hàng Châu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại làng này. Nỗi nhớ quê hương da diết của bà trút hết vào nghề tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ giang êm đềm tha thiết. Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền thống” của làng Vạn Phúc. . Bà đã đưa đến nghề dệt thô sơ với sản phẩm là lụa mộc mạc, bình dân. Sau này, bà đã được bà đã được phong là thành Hoàng làng. Từ khi có go võng (thế kỷ XVI) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh..với nhiều hoa văn tinh tế đường nét tinh xảo.
Là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng tranng trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Ngày nay, lụa Vạn Phúc qua các thế hệ, những nghệ nhân và thợ dệt đã không ngừng cải tiến, nâng cao kỹ thuật sản xuất. Bởi thế, lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ, mịn óng, mềm mại với màu sắc óng ánh, đường nét tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, có loại rực rỡ.
Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.
VI. Làng mây tre đan Phú Vinh
Vị trí
Làng mây tre đan Phú Vinh thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Đông 15km theo quốc lộ 6.
.
Đặc điểm
Là làng nghề mây tre đan nổi tiếng với những sản phẩm kiểu dáng phong phú Ở Phú Vinh, gia đình nào cũng có người làm hàng mây tre. Nghề mây tre đã giải quyết được việc làm cho người dân lúc nông nhàn, việc làm cho phụ nữ, trẻ em và người tàn tật. Nhờ vậy cuộc sống của người dân Phú Vinh tương đối khá giả. Hàng mây tre đan của Phú Vinh có tới hàng trăm mẫu mã, có loại đòi hỏi kỹ thuật rất cao như tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi, câu đối, chim thú... Nhìn những mặt hàng này tưởng như được thêu bằng nan.
Có loại cần sự khéo tay và cũng rất công phu như lẵng hoa quả, khay đĩa, làn, cặp, mũ, chao đèn... với nhiều kiểu dáng phong phú. Có loại thuộc nhóm sản phẩm gia dụng, kích thước lớn... Các mặt hàng mây tre đan của Phú Vinh đang cung cấp cho nhiều nước trên thế giới. Đến Phú Vinh, du khách không chỉ thăm một làng nghề truyền thống đã nổi tiếng mà còn là dịp vãn cảnh một làng quê của nông thôn Việt Nam ở vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
400 năm về trước, nghề mây tre đan đã được ra đời ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Từ những nguyên liệu thô, mộc, qua bàn tay của những người dân nơi đây, các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống đã ra đời. Không chỉ đóng góp cho cuộc sống những vật dụng tiện ích, những nghệ nhân của làng còn biết cách tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật rất ấn tượng.
"Nghề mây tre đan Phú Vinh tồn tại và phát triển hơn 400 năm nay, phát triển mạnh nhất là từ năm 1995 trở lại đây. Ngày trước chỉ có làng mây tre đan Phú Vinh, bây giờ cả huyện đã có 33 xã thị trấn, xã nào cũng đang sản xuất mây tre đan. Nghề mây tre đan không kén tất cả các tay nghề, chỉ cần có đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo là có thể làm được. Nghề mang lại thu nhập tương đối ổn định so với các ngành nghề khác ngành mây tre đan mang lại thu nhập lớn cho người dân địa phương".
Nghề mây tre đan của Phú vinh phát triển đã giúp cho cuộc sống người dân được cải thiện và từng bước đi lên. Đến hôm nay, làng nghề Phú Vinh đã được người dân khắp mọi nơi biết tiếng, người làng Phú Vinh đã không còn nghèo đói, khổ cực. Tất cả những thành quả ấy đều là nhờ tinh thần lao động không biết mệt mỏi của người dân trong làng và thêm vào đó là các chính sách hỗ trợ phát triển của các cấp lãnh đạo, đưa sản phẩm của làng nghề đến với những bạn bè quốc tế
Làng nghề mây tre Phú Vinh lâu đời nhất trong số bảy làng nghề truyền thống thuộc xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Tây).
Làng nghề mây Chương Mỹ
Ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây) có làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời. Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là "xứ Mây", là quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới tỉnh cao nghệ thuật tạo hình dân gian của Việt Nam. Người Phú Vinh cha truyền con nối, đến nay đã sáng tạo được 180 mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu gồm đủ mọi thứ: đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây...
* Đĩa mây: gồm đĩa tròn, đĩa bát giác, đĩa rua miệng, đĩa vuông, đĩa chữ nhật, đĩa bán nguyệt, đĩa vỏ dưa, đĩa hoa muống, đĩa lót tròn...
* Bát mây: có bát răng cưa, bát rua miệng, bát trơn mộc, bát đáy dày...
* Chậu mây: có chậu đứng cong, chậu thắt suốt, chậu thau...
* Lẵng mây: lẵng xách tay, lẵng bán nguyệt, lẵng quai chai...
* Làn mây: làn viên trụ, làn chữ nhật, làn kép, làn đơn...
Để hiểu rõ những kỳ công của quá trình làm ra sản phẩm mây đan, chúng ta hãy tìm hiểu về cây mây, kỹ thuật chế biến mây và bàn tay tài khéo của người thợ thủ công mà tiêu biểu là người thợ mây Phú Vinh. Cây mây lớn rất chậm, mỗi năm nó chỉ dài thêm ra được 1 mét, khi dài tới 5 mét thì phải thu hoạch. Cây mây non hoặc già quá chất lượng đều kém. Muốn cây mây thẳng, khi trồng phải đặt rễ mây cho thẳng. Rễ dài đến đâu cũng phải đào hố trồng sâu đến đấy để đặt rễ cho thẳng.Kinh nghiệm cho thấy, khi đặt rễ thẳng như thế, dù cây mây có leo, có cuốn xoắn vào cây khác thì khi chẻ sợi mây cũng cứ thẳng, không bị vặn.
Kỹ thuật chế biến mây bao gồm hai công đoạn: phơi sấy và chẻ mây.
Khi sấy, nhiều khói quá mây cũng đỏ, ít khói quá cũng bị đỏ. Khi phơi, gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp, mà nắng thì sợi mây mất vẻ tươi. Sợi mây chưa khô tới thì nước da bị úa, mà khô kiệt quá thì nước da mất vẻ óng mềm. Do đó, phơi sấy mây đòi hỏi phải đúng kỹ thuật. Người làm các công việc này không thể sao nhãng mà phải liên tục săn sóc, theo dõi như người chăn tằm vậy.
Chẻ mây là công việc công phu, đòi hỏi tay nghề khá cao. Yêu cầu chủ yếu của việc chẻ mây là các sợi mỗi loại thật đều nhau. Loại sợi to để đan cạp các sản phẩm thường. Loại sợi nhỏ dùng để làm những loại hàng quý, hay để tạo các loại hoa cầu kỳ... Kỹ thuật chẻ lẻ khi làm nan sợi tre, mây của ta chính là một sáng tạo quý báu. Tùy thanh tre, cây mây to, nhỏ mà quyết định chẻ chẵn hay chẻ lẻ. Để tạo một cỡ sợi mây nếu chẻ cây mây nhỏ làm tư, làm sáu thì chẻ cây to hơn làm bảy hoặc chín sợi.
Chất lượng và mỹ thuật sợi mây là một trong hai yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm mây đan. Người Phú Vinh vốn có tay nghề rất cao. Họ hiểu s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0086.doc