Tìm hiểu về ngành hàng không dân dụng Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM 3

PHẦN II 6

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DẪN ĐƯỜNG 6

CHƯƠNG I 7

CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN 7

I - DỊCH VỤ HIỆN TẠI CỦA NGÀNH THÔNG TIN 7

1. Hệ thống thông tin cố định AFTN - Aeronautical Fixe Telecommunication Network. 7

2. Hệ thống thoại trực tiếp 8

3. Hệ thống thông tin di động 8

II. CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN 9

1. Hệ thống thông tin thoại giữa máy bay - mặt đất trên sóng VHF bao gồm: 9

2. Hệ thống thông tin liên lạc sóng ngắn HF 10

3. Hệ thống thông tin di động vệ tinh 10

III. CÁC LOẠI HÌNH THÔNG TIN 11

1. Dịch vụ không lưu 11

2. Dịch vụ điều khiển bay trên không 11

3. Dịch vụ quản lý bay (Aeronautical Administrative Communication) 12

4.Dịch vụ thông tin dịch vụ công cộng trên không 12

IV. DỊCH VỤ THÔNG TIN VỆ TINH LƯU ĐỘNG(AMSS) 12

CHƯƠNG II 14

CHUYÊN NGÀNH DẪN ĐƯỜNG 14

I. HỆ THỐNG HIỆN TẠI CỦA CHUYÊN NGÀNH DẪN ĐƯỜNG 14

1. Dẫn đường hàng tuyến (Hệ thống thiết bị dẫn đường xa) 14

2. Dẫn đường tiếp cận và hạ cất cánh 14

II. CÁC HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG 15

1. Đài dẫn đường vô tuyến sóng đại vô hướng NDB 15

2. Đài dẫn đường phụ trợ vô tuyến sóng cực ngắn vô hướng phương vị VOR 17

3. Đài dẫn đường phụ trợ đo khoảng cách DME 18

III. HỆ THỐNG TRỢ GIÚP HẠ CÁNH ILS (INSTRUMENT LANDING SYSTEM) 20

IV. HỆ THỐNG TRỢ GIÚP HẠ CÁNH MLS - MICROWAVE LANDING SYSTEM. 25

PHẦN III 26

MÁY PHÁT DẪN ĐƯỜNG SA 500 26

1. Mô tả chung SA500 26

2. Tính năng kỹ thuật SA500 26

3. Mô tả chung khối ghép Anten PC - 5kilo 28

4. Mô tả chung khối tự động chuyển đổi máy 29

I. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY SA500 29

1.1. Mô tả chức năng SA500 30

1.2. Mô tả chức năng hệ thống tự động chuyển đổi: 32

II. PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN SA500 36

2.1. Bộ tổng hợp tần số(KWOYN PWB): 36

1. Khoá âm tần (Tone Key): 38

2. Âm tần PWB: 39

3. Bộ khuếch đại điều chế (Modulater - MOD): 40

4. Công suất kiểu chuyển mạch (Switching Power Amplifier - SPA): 41

5. Module cắt (Module Disconnect - MDC): 42

6. Bộ lọc(Filter): 43

7. Bộ giám sát(Monitor): 45

8. Nguồn cung cấp (Power Supply - PS): 46

III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ GHÉP NỐI ANTEN 47

3.1. Mô tả chức năng PC 1000 47

3.2. Máy biến áp trở kháng 47

3.3. Bộ điều hưởng 47

3.4. Tụ điều hưởng 47

3.5. Dụng cụ đo dòng điện Anten 47

3.6. Phân tích chi tiết PC 1000 47

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về ngành hàng không dân dụng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế (ICAO) định nghĩa. 2. Dịch vụ điều khiển bay trên không Dùng để chuyên tải thông tin giữa các Trung tâm hoạt động hãng bay và các phi công duy trì an toàn và các luật lệ bay. Các thông tin bao gồm các tin tức trao đổi về hoạt động bay như trọng lượng, sự cân bằng hoạt động của các động cơ, giám sát tiêu thụ nhiên liệu, khoảng cách ước tính với đích cần bay tới được ICAO định nghĩa về các thông tin bay an toàn. 3. Dịch vụ quản lý bay (Aeronautical Administrative Communication) Là thông tin giữa văn phòng hãng và phi hành đoàn phối hợp các hoạt động quản trị như dịch vụ ăn uống, quản lý đồ đạc, quản lý các chỗ trống trong các chuyến bay tiếp theo, đây không phải là các thông tin an toàn bay. 4.Dịch vụ thông tin dịch vụ công cộng trên không Bao gồm tất cả các loại trong hệ thống thông tin di động vệ tinh AMSS. Cả bốn loại thông tin dịch vụ trên dùng chung Anten phát, thu các khối tần số Radio và quản trị thông tin trong cùng tần số AMSS. Nguyên nhân của sự dùng chung này là do các thiết bị thu, phát vệ tinh đắt và khoảng không gian bị giới hạn trên máy bay cho việc triển khai các thiết bị. IV. Dịch vụ thông tin vệ tinh lưu động(amss) Sử dụng 4 loại kênh thông tin vật lý giữa mặt đất và máy bay. Đó là các kênh P, R,C, T. Điều này là do có 4 loại hình thông tin khác nhau. Các kênh này có các chức năng và các đặc tính vật lý khác nhau. Kênh P: Kênh hợp kênh và phân chia theo thời gian. Có 2 loại kênh P là kênh PSME dùng để kiểm tra hệ thống và kênh PD dùng để truyền số liệu. Kênh P dùng phát tín hiệu từ mặt đất lên máy bay mang các báo hiệu và dữ liệu người dùng ngắn. Kênh P phát liên tục số liệu từ trạm mặt đất GES. Trạm AES điều khiển kênh này trong suốt thời gian bay và lấy các thông tin cần thiết từ đó. Kênh R: Kênh truy nhập ngẫu nhiên (Khe Aloha). Kênh R dùng để phát từ trạm AES xuống mặt đất. Mang theo các báo hiệu và số liệu người dùng ngắn, đặc biệt là các tín hiệu khởi tạo chuyển đổi, các tín hiệu hỏi đăc trưng. Máy bay phát thông tin tại MODE BURST. Thường 2 kênh R và P sử dụng trao đổi thông tin báo hiệu, Việc thiết lập các kênh T và C thông qua 2 kênh P và R. Kênh C: Đây là phương thức liên lạc thoại với mỗi kênh thoại trên một sóng mang(kênh chế độ mạch CICURIT) tức là liên lạc số liệu và thoại 2 hướng, vì mỗi kênh phát một chiều nên nó được làm thành cặp: 1 cho chiều lên, 1 cho chiều xuống. Kênh C thiết lập theo yêu cầu của máy bay(qua kênh R) khi máy bay muốn tạo liên lạc từ đài điều khiển không lưu tới mặt đất. Các tần số kênh C(1 đôi tần số) thiết lập lại các kênh tần số dữ liệu của trạm mặt đất GES. Kênh T: kênh đa truy nhập theo thời gian(DTM) dùng cho liên lạc số liệu từ AES tới GES dùng liên lạc điện văn dài. Kênh này chỉ được thiết lập khi được yêu cầu của máy bay(qua kênh R) khi nó muốn gửi các dữ liệu cho người dùng đài. Khi kênh được thiết lập thì trạm máy phát của máy bay gửi tín hiệu dữ liệu của nó vào các khe thời gian được thiết lập nhờ trạm mặt đất. Tuy nhiên kênh T này chỉ cho phép vài máy bay cùng sử dụng. chương II Chuyên ngành dẫn đường Ngành này quản lý các trang thiết bị dẫn đường phụ trợ bao gồm các thiết bị dẫn đường hàng tuyến, các thiết bị dẫn đường tiếp cận và hạ cánh có nhiệm vụ định hướng cho máy bay bay đúng tuyến bay. I. Hệ thống hiện tại của chuyên ngành dẫn đường 1. Dẫn đường hàng tuyến (Hệ thống thiết bị dẫn đường xa) Hệ thống này được lắp đặt tại các vị trí cố định trên dọc các tuyến đường bay trong nước và Quốc tế đã được quy định ở trên vùng thông báo bay của cả nước. Tất cả các tuyến đường bay trong nước và Quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam đều được lắp đặt các hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường. Hiện nay Việt Nam đang dùng 2 loại phụ trợ dẫn đường là vô tuyến sóng dài vô hướng NDB và vô tuyến sóng cực ngắn đa hướng VOR/DME. Những loại thiết bị này cũng được lắp đặt để sử dụng đường dài, tiếp cận, hạ cánh và còn một vài đài còn làm cả nhiệm vụ dẫn đường, tiêp cận và hạ cánh. 2. Dẫn đường tiếp cận và hạ cất cánh Hệ thống này được lắp đặt tại các vị trí cố định trong vùng tiếp cận và hạ cánh của máy bay mà ở đó có cường độ bay nhiều hoặc tầm nhìn bị giới hạn, đòi hỏi phải lắp đặt các thiết bị của hệ thống dẫn đường gần. Các thiết bị này đảm bảo dẫn đường cho máy bay an toàn, chính xác và hiệu quả trong công tác điều hành bay. Hệ thống này bao gồm: Các đài NDB hoặc VOR/DME. Hệ thống hạ cánh chính xác ILS. Hệ thống hạ cánh MLS. Hệ thống dẫn đường quang học. ở các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất được lắp đặt các hệ thống dẫn đường kết hợp gồm: Đài gần, đài xa NDB, đài VOR/DME,ILS và các hệ thống đèn tín hiệu. ở các sân bay địa phương toàn bộ các trang thiết bị dẫn đường đều là NDB . Tuy rằng với trang thiết bị của hệ thống dẫn đườmg trên đã đáp ứng được nhu cầu khai thác hiện tại của ngành quản lý bay. Để nâng cao độ chính xác nhằm đáp ứng nhu cầu bay của tương lai cũng như nâng cấp phù hợp với tiêu chuẩn ICAO và chuẩn bị từng bước cho hệ thống dẫn đường trong tương lai thì các thiết bị dẫn đường của các sân bay địa phương cần có thêm các đài ILS và dần dần thay thế các đài NDB bằng VOR/DME có độ chính xác cao hơn với thiết bị hệ thống hiện đại hơn cho phép theo dõi tình trạng của máy tại vị trí xa hơn nơi đặt đài(dùng điều khiển xa). Trong tương lai triển khai dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu GNSS lúc đó các thiết bị dẫn đường hiện tại dần dần được loại bỏ. II. Các hệ thống dẫn đường Đài dẫn đường vô tuyến sóng đại vô hướng NDB NDB là một máy phát thanh phát trên tần số thấp, trung bình và phát ra mọi hướng, kèm theo đài hiệu nhằm giúp máy bay có thể bay hướng về các đàI NDB được đặt theo các không lộ trong nước và quốc tế. NDB là thiết bị dẫn đường phụ trợ bằng sóng Radio mà trạm phát mặt đất phát ra mọi hướng trên máy bay sẽ chỉ thị cho phi công biết hướng bay tới đài. Khi người lái trên máy bay nhận tín hiệu của đài NDB bằng cách nghe tín hiệu nhận dạng của đài phát 2 lần trong 1 chu kỳ trên tần số 1020KHz. Theo kim chỉ thị của bộ định hướng phi công có thể lái theo hướng chỉ của kim tới đài NDB. Khi máy bay vượt qua đài NDB thì kim chỉ thị của bộ định hướng quay ngược 1800 báo hiệu cho người lái biết máy bay đã bay qua đài. Đài NDB có thể dùng làm nhiệm vụ dẫn đường dài, dẫn đường tiếp cận và tại sân và dùng làm đài chỉ hướng cho thiếi bị ILS. Các đặc điểm của đài NDB: Ưu điểm: Đài NDB và thiết bị chỉ hướng sử dụng rộng rãi trong nhiều năm, các thao tác rất quen thuộc với các phi công, hệ thống mặt đất đơn giản và giá thành rẻ. Nhược điểm: Đài NDB chịu ảnh hưởng rất mạnh của địa vật, địa hình và các nhiễu tạp của thời tiết, có trường hợp do ảnh hưởng của máy thu ADF thu được chỉ thị sai làm kim chỉ thị lệch quá xa gây nguy hiểm cho máy bay. Lỗi của đài NDB còn xảy ra khi sét đánh hoặc nhiễu xạ của sóng điện từ vào ban đêm. Bộ chỉ hướng ADF trùng kim chỉ thị hướng máy bay so với đài nhưng người lái máy bay phải cân chính xác tránh các sai lệch tĩnh của kim chỉ thị. Nói chung đài NDB tới đây sẽ chỉ còn thông dụng làm đài chỉ hướng tại sân và đài điểm cho ILS. Các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống: Dải tần số: 150 á1750KHz. Khoảng cách các kênh: 15KHz. Phương thức phát xạ: A2. Điều biến: Điều biến tín hiệu nhận dạng: 1020 ± 50Hz 400 ± 25Hz. Công suất cực đại: Loại NDB hàng tuyến: 100w, 500w. Loại NDB tại sân: 20w, 25w, 50w. Đài chỉ hướng ILS: 20w. Khoảng phủ sóng: Biến thiên phụ thuộc công suất phát, loại Anten ngày và đêm theo vĩ độ đặt đài. Khoảng phủ trung bình: 40NM(´3Km = 120Km) Chướng ngại vật ngoại vi như các núi và vật thể bằng sắt như nhà ga, nhà cao tầng, phải cách Anten trạm NDB là 50m khỏi ảnh hưởng tới các đặc tính phát xạ của đài. Đài dẫn đường phụ trợ vô tuyến sóng cực ngắn vô hướng phương vị VOR VOR là hệ thống dẫn đường phụ trợ bằng sóng Radio phát ra các sóng điện từ theo mọi hướng trong không gian, giúp máy bay xác định được phương vị của nó với vị trí đài. Đài VOR phát ra 2 tín hiệu bao gồm là pha biến thiên và pha chuẩn. Tín hiệu pha chuẩn là tin hiệu điều chế 30Hz có pha cố định theo mọi hướng. Pha biến thiên là tín hiệu điều chế 30Hz mà pha của nó trễ khi máy bay chuyển hướng theo kim đồng hồ và trễ 3600 khi hướng quay 3600 bằng cách đo sự khác pha giữa hai tín hiệu mà phi công đo góc phương vị giữa máy bay với đài. Đài VOR được phân chia theo nhiệm vụ dẫn đường đường dài, đài VOR dẫn đường tiếp cận tại sân. Có vài loại VOR sử dụng cho cả mục tiêu trên. Theo nguyên lý làm việc thì có 2 loại VOR chính: CVOR và DVOR. a) Đài VOR thường - CVOR: Hệ thống VOR này tín hiệu là 30Hz thay đổi điều chế AM sóng mang. Nhược điểm lớn nhất của CVOR so với DVOR là nó bị ảnh hưởng của ngoại cảnh như nhà cao, đường dây cao áp, tháp có vật liệu sắt, thép xung quanh vị trí đặt đài. Đài CVOR có thể còn gây ra sai số khi có ảnh hưởng của phản xạ sóng điện từ những vật cản. b) Đài DOPPLER VOR - DVOR: Hệ thống DVOR tín hiệu 30Hz chuẩn điều chế AM sóng mang còn 30Hz, thay đổi điều chế FM sóng mang phụ 9960 nhờ hiệu ứng Doppler gây ra do hoạt động phát sóng của đài trên các Anten. Sự dẫn biến sóng mang phụ đài DVOR là hiệu ứng dịch dẫn Doppler của tín hiệu.Tín hiệu biến tần đưa ra 48(50) Anten biến tần DVOR nằm trên đường tròn đưòng kính có 13 m và sinh ra độ dịch tần FM tương ứng cho tín hiệu phát xạ, vì pha biến thiên của đài VOR chứa thông tin phương vị máy bay được điều chế tần số sóng mang FM nên hệ thống rất ít bị ảnh hưởng của các vật cản quanh vị trí đặt đài như CVOR. Hệ thống DVOR có 2 loại: SSB và DSB. Hệ thống DSB có đặc tính ít bị ảnh hưởng của sự phản xạ do địa hình như SSB do đó có giá thành cao hơn đài SSB. Các đặc điểm của đài VOR: Hệ thống VOR không cần căn chỉnh, sai lệch do trôi điểm tĩnh, ảnh hưởng của áp suất khí quyển không còn đáng kể do việc sử dụng tần số VHF: Độ chính xác thông tin phương vị của đài cao hơn hẳn so với đài NDB. Các nhược điểm của đài chủ yếu là khoảng phủ sóng thấp bằng tầm nhìn thẳng do sự phản xạ sóng và nhiệm vụ của chướng ngại vật xung quanh gây ra tăng hơn so với NDB. Các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống VOR: Dải tần số: 108 á118MHz Công suất cực đại: Đường dài: 200w. Tại sân và tiếp cận: 100 á 50w. Góc ngẩng: 400 Đài VOR bị ảnh hưởng bởi các toà nhà và địa hình xung quanh đặc biệt là đài VOR tiếp cận và hạ cánh sẽ có thể làm đài VOR chỉ thị phương vị sai đáng kể. Đài dẫn đường phụ trợ đo khoảng cách DME Hệ thống DME liên tục cung cấp cho máy bay thông tin khoảng cách từ máy bay so với đài. Máy bay phát xung nhờ bộ hỏi đặt trên nó và trạm mặt đất (còn gọi lạ bộ phát đáp). Nhận được các xung hỏi này từ máy bay và nó sẽ tự động trả lời bằng các xung trả lời có tần số sóng mang cách tần số sóng mang xung hỏi 63MHz. Thông tin khoảng cách đo được nhờ đó được khoảng thời gian từ thời điểm phát xung hỏi tới thời điểm nhận xung trả lời. Thời gian trễ 6.17ms tương ứng khoảng cách 1NM(3Km). Do tín hiệu sóng điện từ truyền trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng C = 300.000Km/s. Hệ thống VOR/DME có hai loại cho dẫn đường hàng tuyến và tiếp cận. Thiết bị DME có thể dùng với hệ thống ILS khi các đài xa của ILS không được lắp đặt. Các đặc điểm của đài DME: Đài DME có thể đồng thời trả lời tối đa 100 máy bay. Do đài DME sử dụng bằng tần số VHF nên ít bị ảnh hưởng của nhiễu khí quyển và thời tiết. DME cũng có khoảng phủ sóng theo tầm nhìn thẳng LOS. Khi lắp đồng trục hai Anten VOR/DME thì chỉ cần thoả mãn các điều kiện ngoại vi của VOR. Khi lắp đặt bên cạnh thì chú ý đến các toà nhà, tháp bằng thép đặt gần Anten DME sẽ phản xạ sóng gây lỗi lớn. Khi lắp đặt cùng với ILS thì cần chú ý làm sao cho Anten phát Glidepath không gây cản trở với tầm nhìn của DME. Cần lắp đặt Anten DME cao hơn khu nhà chứa máy phát tránh ảnh hưởng của sóng phản xạ. Các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống DME: Số kênh: 252 kênh. Phương pháp điều chế: Điều biên. Anten phát : Phân cực ngang. Dải tần: 108 á118MHz. Tần số phát bộ hỏi(Tần số thu bộ phát đáp): 1025 á1150MHz. Tần số phát sóng bộ phát đáp(Tần số thu bộ hỏi): 962 á1024MHz. (BT) 1151 á1213MHz(băng cao). khoảng cách tần số: 100MHz. Công suất cực đại: Đường dài: 3000w. Tiếp cận tại sân: 1500w. Dùng nối ILS: 100w. Phương thức làm việc: DME/N dùng dẫn đường dài với phổ phát xạ hẹp. DME/P dùng với MLS dẫn đường dài phổ phát xạ hẹp. DME/W dẫn đường dài hoặc tiếp cận với phổ phát rộng. Mode xung làm việc: W, X, Y, Z(khoảng cách giữa hai xung kênh X =1.2ms). Kênh Y = 30ms. Tốc độ lập xung: DME/N: 30đôi/s. DME/P tìm kiếm: 40đôi/s. Máy bay trên mặt đất: 5đôi/s. Bắt đầu tiếp cận: 16đôi/s. Cuối tiếp cận 40đôi/s. III. Hệ thống trợ giúp hạ cánh ILS (Instrument Landing System) Hệ thống trợ giúp hạ cánh ILS cung cấp các thông tin định hướng dẫn đường chính xác cho quá trình hạ cánh của máy bay tại các sân bay chính xác xuống đường băng một cách an toàn ngay cả khi thời tiết rất xấu. Hệ thống ILS bao gồm: Đài chỉ hướng hạ cánh(Localizer), dài chỉ góc hạ cánh(Glidepath), đài điểm giữa (Middle Marker) và đài diểm xa(Outer Marker). Đài chỉ hướng hạ cánh: Đài này phát các tín hiệu thông tin hướng dẫn chỉ hướng đường trục của đường băng mở rộng(Extended Runway). Đài phát hai búp sóng điều chế các tín hiệu âm tần sao cho chỉ khi máy bay bay trên mặt phẳng thẳng đứng chứa trục của đường băng thì 2 tín hiệu thu được ở máy thu mới bằng nhau. Khi máy bay đang hạ cánh xuống bị lệch về phía bên phải trục đường băng thì kim chỉ thị đứng của bộ thu chỉ thị lệch về bên trái. Nếu máy bay bay lệch về phía trái trục đường băng thì kim chỉ thị đứng lệch về bên phải. Người lái theo dõi chỉ thị của bộ thu ILS và sửa lỗi bằng cách đưa máy bay về phía mà kim chỉ thị lệch đi. Đài chỉ góc hạ cánh: Đài này phát các thông tin hướng dẫn cho máy bay bay về góc hạ cánh xuống đường băng. Đài này cũng phát 2 búp sóng điều chế bởi 2 tín hiệu âm tần(90Hz và 150Hz). Sao cho máy bay bay xuống theo mặt phẳng hạ cánh chuẩn(góc hạ cánh 30) thì 2 tín hiệu thu tại bộ thu sẽ bằng nhau. Nếu máy bay đang hạ cánh theo góc hạ cánh sai với góc hạ cánh chuẩn về phía trái thì kim chỉ thị ngang của bộ thu sẽ lệch xuống dưới. Nếu máy bay bay theo góc hạ cánh nhỏ hơn góc hạ cánh chuẩn thì kim chỉ thị ngang di chuyển lên trên. Người lái dựa vào đó sẽ đưa máy bay trở lại góc hạ cánh chuẩn. Đài điểm giữa(Middle Marker): Đài này phát sóng điện từ sao cho một máy bay đang hạ độ cao để hạ cánh xuống đường băng. Có thể xác định điểm tận cùng của đường băng 1000m. Đài này đựơc đặt cách đài điểm tận cùng của đường băng 1050m và nằm trên đường thẳng của trục đường băng. Đài phát ra một chùm sóng điện từ hình quạt theo hướng thẳng đứng lên không gian. Khi máy bay bay vào vung sóng hình quạt thì đèn chỉ thị trên máy bay nhấp nháy và có thu âm thanh 1300Hz phát ra từ loa để báo cho người lái biết rằng đã bay qua đài. Trong trường hợp lắp đặt ILS chỉ theo tiêu chuẩn cấp I vị trí của đài điểm giũa vừa là đài điểm đánh dấu độ cao chính xác cho máy bay hạ cánh. Đài điểm xa(Outer Marker): Đài này thiết kế điện từ sao cho máy bay đang tiếp cận có thể tìm ra 1 điểm cách 7Km tính từ điểm tận cùng của đường băng. Đài này cũng phát chùm sóng như đài điểm giữa. Khi máy bay bay vào vùng phủ sóng thì đèn chỉ thị nhấp nháy và âm thanh 400Hz phát ra từ loa báo hiệu cho phi công biết vị trí và giúp người phi công phải xem ngay độ cao để báo cáo cho kiểm soát viên không lưu. Các hệ thống thiết bị phụ trợ: Đài phương vị(Compass Locator) là đài NDB có công suất thấp dùng chỉ hướng cho máy bay biết vị trí của đài ILS. Thường thì đài NDB này được đặt tại vị trí của đài điểm xa. Hệ thống ILS/DME: Nếu đài điểm xa không được lắp đặt vì điều kiện phản xạ sóng lớn. Ta thay thế một đài DME công suất thấp tại vị trí của đài định vị đường hạ cánh. Hệ thống đèn tiếp cận: Hệ thống đèn máy được sử dụng khi tầm nhìn đang bị hạn chế và đảm bảo cho việc tiếp cận an toàn tới đường băng. * Các chỉ tiêu kỹ thuật của đài ILS: + Đài hướng hạ cánh: Tần số VHF: 108 á112MHz. Công suất đỉnh: 10w. Khoảng cách tác dụng: 45Km trong vùng hoạt động tính từ tim đường băng sang mỗi bên 150. Tần số điều chế: 90Hz và 150Hz. + Đài điểm xa: Tần số: 75MHz. Công suất đỉnh: 3w. Tín hiệu nghe được 12/45 tại máy bay cách 96 Hải lý. Tần số điều chế: 400Hz. + Đài điểm giữa: Tần số: 75MHz. Công suất phát đỉnh: 1w. Khoảng cách tác dụng: Tín hiệu nghe thấy 6/2s. + Đài chỉ hướng: Tần số: 200 á 4150Hz. Công suất đỉnh: 20w. Khoảng cách tác dụng : 10 á 25NM. Theo các tiêu chuẩn của ICAO các sân bay có phương tiện phụ trợ dẫn đường được chia thành các mức CAT I, II,III như sau: Loại Điều kiện khí tượng cho hạ cánh Ghi chú Chiều cao giới hạn cho hạ cánh Tầm nhìn đường băng CAT I 60m và lớn hơn Lớn hơn 800m Đèn chỉ thị cần nhỏ hoạt động loại 2 CAT II 30m và lớn hơn Lớn hơn 400m Đèn đường băng độ sóng cao CAT III 0m Lớn hơn 200m Đèn đường băng độ sóng cao CAT IIIB 0m Lớn hơn 50m Đèn tâm đường băng CAT IIIC 0m 0m và lớn hơn Đèn vùng tiếp cận máy bay IV. Hệ thống trợ giúp hạ cánh MLS - MICROWAVE LANDING SYSTEM. Hệ thống này chưa được dùng trong hiện tại của Việt Nam và nằm trong số các thiết bị dẫn đường hiện đại còn lại trong hệ thống CNS/ATM mới. Hệ thống LMS bao gồm các thiết bị lắp đặt dưới mặt đất gần sân bay và thiết bị xử lý tín hiệu trên máy bay. Nhiều tín hiệu dẫn đường phát ra từ hệ thống dưới mặt đất và thiết bị thu sẽ thu nhận các thông tin cần thiết cho yêu cầu hạ cánh. Các thiết bị cơ bản cho một hệ thống trợ giúp hạ cánh MLS bao gồm các đài góc phương vị(AZ - Azimuth Angle), đài góc ngẩng(AL - Dlevation Element ) và đài đo góc phưong vị sau(BAZ - Backamuth Angle) nếu thấy cần thiết. Đài góc phương vị: Lắp đặt theo trục đường băng mở rộng có nhiệm vụ cung cấp cho máy bay chuẩn bị hạ cánh, các thông tin hướng dẫn về phương vị. Đài này cung phát dữ liệu cần thiết và phu trợ về tình trạng hoạt động của các thiết bị trên mặt đất, thời tiết và các vị trí của các thiết bị trên mặt đất. Đài góc ngẩng: Lắp đặt theo trục đường băng. Đài này có nhiệm vụ cung cấp về góc hạ cánh của máy bay. Góc phương vị sau: Lắp đặt tại khu vực cạnh phần đáp xuống của đường băng. Đài này cung cấp cho máy bay vòng về phương vị của nó (bay vòng là trạng thái mà các máy bay phải bay vòng quanh sân bay cho tới khi đường băng hết bận). Đài này còn cung cấp thông tin phương vị cho các máy bay bay ngang qua đài. phần III máy phát dẫn đường SA 500 1. Mô tả chung SA500 Đây là máy phát dẫn đường toàn hướng, điều chế biên độ(AM) đièu chỉnh công suất phát ra đến 500w. Máy phát dùng kỹ thuật chuyển mạch trong khuếch đại công suất và bộ điều chế/ điều chỉnh mang lại hiệu suất cao, gọn nhẹ. Bộ kích thích bao gồm bộ tổng hợp tần số từ 190 á 535KHz ổn định bằng thạch anh. Bộ dao động kép âm tần(1020 hoặc 400Hz), Manip mã Morse được lập trình kiểu chuyển mạch DIP, mạch kiểm tra và mạch xử lý thoại tuỳ chọn. Phần công suất của mỗi máy phát bao gồm hai hệ thống 250w độc lập, mỗi hệ thống có một bộ lọc ra, một khuyếch đại kiểu chuyển mạch(đóng ngắt) và bộ điều chế/ điều chỉnh kiểu chuyển mạch. Các âm tần ra của mỗi hệ thống được tổng hợp lại cung cấp 500w cho một khối ghép. Máy phát kép SA500 bao gồm hai máy phát SA500 và một khối tự động chuyển đổi máy được lắp đặt trong một tủ riêng. 2. Tính năng kỹ thuật SA500 Tiêu chuẩn được áp dụng theo yêu cầu của ICAO, FCC và CCIR Tần số từ 190 á 535KHz, bộ tổng hợp tần số ổn định bằng thạch anh chuyển mạch lựa chọn tăng giảm mỗi nấc 500Hz, độ ổn định cao hơn 0.05%(ở nhiệt độ -400C á700C). Chế độ phát: A0(không biến đổi). A2(mã hoá sóng điều biến). A3(điện thoại, điều biến âm, sóng mang, băng kép hoặc phối hợp) hoặc kết hợp các chế độ trên tải khác công suất ra. Công suất sóng mang trên tải 50W có thể điều chỉnh liên tục từ 100 á 500w(400 á2000WPEP). Chế độ phát thử(đo với Anten giả) bức xạ sóng cài nhỏ hơn 70dB so với công suất ra 500w. Chế độ phát A0, A2,A3 hoặc kết hợp. Bộ điều biến: Bộ điều chế/ điều chỉng bảo đảm độ sâu điều chế từ 0 - 95% tần số âm tần tại chỗ 400Hz và 1020Hz được chọn bằng chấu nối. Manip làm việc bình thường 8baud(xấp xỉ 7WPM và được điều chỉnh từ 5 á16baud). Điều kiện làm việc bình thường, sóng mang liên tục được điều chế âm tần tuỳ chọn, tín hiệu này có thể điều chỉnh với mọi mức. Giới hạn độ sâu điều chế không quá 100%, nếu mạch quá tải. Nếu ồn và rú rít, méo âm tần < 5% 40dB. So với sóng mang . Nguồn cung cấp 110/220V AC ± 10% 1 pha 50 á 60Hz. Tiêu thụ trung bình là 895w khi công suất 500w và độ sâu điều chế là 95%. Đồng hồ chỉ thị: Công suất ra, công suất phản xạ, dòng điện Anten. Điện áp bộ khuyếch đại công suất, dòng điện bộ khuếch đại công suất, độ sâu điều chế, âm tần vào. Manip: Dùng manip 95 DIP có gầu cách mã cài đặt được(điều chỉnh từ 63 á 166ms) dùng được cho loại mã đặc biệt. Bảo vệ mạch: Cầu chì riêng cho mạch nguồn AC và mạch trong nguồn DC, mạch VSWR(Voltage Standing Wave Radio - Tỷ số điện áp sóng đứng) sẽ tắt máy phát nếu vượt quá mức điều chỉnh. Điều kiện làm việc: Nhiệt độ môi trường(-500C á +700C), độ ẩm từ 0 á 100%, độ mặn cao như vùng bờ biển. Theo dõi, giám sát: Máy phát sẽ tắt khi: Mất âm tần giảm tới mức điều chế, âm tần liên tục hoặc công suất phát giảm dưới mức điều chỉnh hoặc VSWR vượt trên mức điều chỉnh với hệ thống kép thì tín hiệu tắt máy khởi động sự chuyển đổi từ máy chính sang máy dự phòng âm tần vào tuỳ thuộc cân bằng, 600W ± 20%, -17dB định mức, chấp nhận từ -28dB á+5dBm(0dBm = 1mw vào 600W). 3. Mô tả chung khối ghép Anten PC - 5kilo Bộ phối ghép Anten ghép trở kháng đầu ra máy phát 50W của máy phát đến “T” hoặc Anten kiểu tháp. Bộ phối ghép bao gồm: Biến thế phối hợp trở kháng, ống dây cho cuộn Roto điều hưởng, đồng hồ đo và mạch tự động điều hưởng. Mạch tự động điều hưởng hoặc bằng tay điều khiển động cơ quay của cuộn dây điều hưởng. Bộ ghép được lắp đặt kín trong hộp cách ly ẩm để sử dụng trong điều kiện không có mái che. Trở kháng vào: 50W. Trở kháng tải: 2 á25W thuần trở, 700 á1500PF dung kháng. Tần số: 190 á 535KHz với tải 700 á1500pF. Công suất trung bình: 1000w. Công suất đỉnh: 2000w. Đồng hồ đo kiểm tra: Dùng Anten với 4 vị trí chuyển mạch: Tắt(OFF) - Điều chỉnh(TUNE), 0 á20A, 0 á10A. Điều chỉnh cuộn dây lớn để điều chỉnh thô và dải dây để điều chỉnh tinh và Roto đièu hưởng. Dải thô được chọn với các đầu nối được hàn phía sau tấm mạch giải trình(điều chỉnh) được tuỳ chọn với 10 vị trí chuyển mạch. Hệ thống tự động điều hưởng độ từ cảm chính xác từ 25mH á1mH. Điều kiện làm việc: Nhiệt độ môi trường -500C á +700C. Độ ẩm trên 95%. Độ ẩm cao so với mặt biển 4000m. Bộ phối ghép này được thiết kế lắp đặt ngoài trời dưới đế Anten. Kích thước rộng 57cm, ngang 55cm, cao 67cm. 4. Mô tả chung khối tự động chuyển đổi máy Khối tự động chuyển đổi máy dùng để tự động chuyển đổi từ máy chính sang máy dự phòng nếu công suất cao tần giảm dưới mức giá trị điều chỉnh, âm tần giảm điều chế dưới mức giá trị điều chỉnh, âm tần phát liên tục hoặc công suất phản xạ tăng quá mức điều chỉnh. Khối tự động chuyển đổi từ máy chính tới máy dự phòng, ngay cả khi máy phát tín hiệu từ ngoài vào hỏng. Hệ thống chuyển đổi cho phép máy phát dự phòng tự thử với tải giả mà không ngắt máy phát chính, cao tần ra của máy tự động được đưa từ tấm tự động điều khiển chuyển(5A1) để cho an toàn. Bộ chuyển đổi không nên để vị trí tự thử. Chứ năng điều khiển: Tắt mở nguồn cung cấp của hệ thống tắt mở nguồn của máy phát, chọn máy chính, khởi động tạo máy chính, bình thường tự thử, nguồn cung cấp mạch chỉ thị: Nguyên trong hệ thống máy tính - Máy chính chọn máy phát chính làm việc, dự phòng - chọn máy chính hỏng và máy dự phòng làm việc: Hỏng: Khi cả hai máy đều hỏng. Điều kiện làm việc: Nhiệt độ môi trường: -400C á+700C,độ ẩm từ 0 á100%. Mạch điện bảo vệ: Cầu chì xoay chiều và một chiều cho nguồn cung cấp, đường dây được tính toán cách ly bởi trở không nối tiếp và các kép Diode. I. nguyên lý làm việc của máy SA500 Sơ đồ khối SA 500 1.1. Mô tả chức năng SA500 + Bộ tổng hợp tần số (Syntheszier): Tín hiệu cao tần được tạo ra trên mạch tổ hợp tần số(KWOSYN PWB) bởi bộ dao động LC điều khiển bằng điện áp. ở tần số gấp đôi, tín hiệu này được chia tần thành tín hiệu 1KHz để đưa tới vòng khoá pha(PLL) và được so sánh với tín hiệu 1KHz từ bộ chia tần của tín hiệu dao động thạch anh 4.096MHz. Điện áp vòng khoá pha ta điều khiển Diode Tunning(Diode điều chỉnh) trong bộ dao động LC. Đầu ra của bộ dao động LC được chia đôi tần số để cung cấp xung vuông truyền ra qua 3 chuyển mạch quay lắp trên tấm. + Tiền khuếch đại công suất(RF Driver): Xung vuông truyền ra từ bộ tổng hợp tần số được qua tầng đệm và đảo trước khi đưa tới bộ khuếch đại công suất. + Khoá âm tần(Tone Key): Hai đầu số âm tần 400Hz và 1020Hz được tạo ra từ bộ khoá âm tần TONE KEY PWB. Một trong hai tần số được chọn và đưa tới cổng chịu điều khiển của Manip. Đó là cổng chịu điều khiển của AUDIO PWB hay của núm điều chỉnh độ sâu điều chế trên Panel mặt máy. + Manip(MANIP KEYER): Manip bao gồm: Mã Manip(Keyer CODER PBW) một hoặc hai thanh ghi dịch mã phụ thuộc vào chiều dài mã 8Hz(có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2012.DOC
Tài liệu liên quan