I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 1
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 4
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NHIỆM KỲ III (1997-2002) 9
1. CÔNG TÁC ĐẠI DIỆN CHO CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 10
2. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP, XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VÀ MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 12
3. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ 13
3.1. Hoạt động đào tạo phát triển doanh nghiệp 13
3.2. Hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư 14
4. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT 15
4.1. Công tác phát triển hội viên 15
4.2. Công tác tổ chức cán bộ và bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 16
V. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NHIỆM KỲ IV(2003-2008) 20
1. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỦ YẾU: 22
1.1. Công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp 22
1.2. Công tác hỗ trợ phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân 23
1.3. Công tác tập hợp, liên kết và hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp 24
1.4. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư 25
27 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên trách và các tổ chức trực thuộc để giải quyết những công việc thường xuyên của Phòng . Bổ nhiệm và bãi nhiệm các Phó tổng thư ký , lãnh đạo các cơ quan chuyên trách và giám đốc các tổ chức trực thuộc của Phòng .
- Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Hội đồng quản trị ;
- Đề xuất với hội đồng quản trị việc mời các tổ chức và cá nhân làm hội viên thông tấn , mời tham gia các uỷ ban , tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập , đề xuất để Hội đồng quản trị bầu hội viên danh dự của phòng .
Ngoài ra , Hội đồng quản trị có thể uỷ nhiệm cho ban thường trực một số nhiệm vụ khác . Ban thường trực có nhiệm vụ báo cáo trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình .
Quy chế hoạt động của Ban thường trực do Hội đồng quản trị quyết định .
5. Ban kiểm tra: Ban kiểm tra gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị cử với nhiệm kỳ năm năm . Ban kiểm tra bầu trưởng ban để điều hành công việc của Ban .
Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách Đại biểu tham dự Đại hội , Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội , của Hội đồng quản trị, kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Hội đồng quản trị và trước Đại hội .
Qui chế hoạt động của Ban kiểm tra do Hội đồng quản trị quyết định .
VI. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ III (1997-2002)
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn 1996-2000 là tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ 21.
Góp phần thực hiện nhiệm vụ này, Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ III (năm 1997) đã xác định Phòng cần tiếp tục đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng tăng cường liên kết các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, phấn đấu đưa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực sự vừa là tổ chức quốc gia mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, vừa là trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời gian thực hiện Đại Hội III, nền kinh tế và doanh nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á và sự trì trệ của kinh tế thế giới, thiên tai diễn biến bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài suy giảm,xuất khẩu tăng trưởng chậm lại
Để vượt lên những tác động không thuận đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương phát huy nội lực, thúc đẩy sự hình thành cơ chế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta.Với việc thực thi Luật Doanh nghiệp và nhiều cơ chế chính sách khác, môi trường kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nói chung và khu vực dân doanh đã có bước phát triển mang tính đột phá. Quan hệ hợp tác, đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp được mở rộng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia xây dựng chính sách và pháp luật, phản ánh kịp thời các khó khăn cần tháo gỡ và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực:
1. Công tác đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam:
Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tập hợp ý kiến doanh nghiệp, tham mưu cho Đảng và Nhà nước, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Thực hiện chức năng tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, trong nhiệm kỳ 1997 - 2002, Phòng đã tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn doanh nghiệp nhằm phản ánh chân thực với Đảng và Nhà nước những vấn đề phát sinh ở cơ sở, ở doanh nghiệp. Các báo cáo nghiên cứu của Phòng như báo cáo tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp hàng năm, báo cáo tổng hợp tình hình khu vực doanh nghiệp tư nhân, báo cáo về năng lực cạnh tranh và mức độ chuẩn bị hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam v.v... luôn được coi là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.Giai đoạn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Đại hội lần thứ III cũng là khoảng thời gian Đảng và Nhà nước tập trung tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới ở nước ta để định hướng phát triển dài hạn cho những năm đầu của thế kỷ mới, đặc biệt là chuẩn bị các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Cùng với các cơ quan hoạch định chính sách, Phòng đã tích cực góp phần xây dựng và cụ thể hóa đường lối Đại hội Đảng IX. Phòng đã chủ động nghiên cứu các chuyên đề lý luận và tham gia các Ban nghiên cứu soạn thảo xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết Hội nghị TW3 về doanh nghiệp Nhà nước, Nghị quyết hội nghị TW5 về kinh tế tư nhân, Luật doanh nghiệp, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, các chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, chính sách khuyến khích và trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chương trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác liên quan hoạt động của doanh nghiệp
Phòng đã phát triển các hình thức tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp đóng góp xây dựng pháp luật, chính sách, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong sinh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là mở rộng và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc đối thoại giữa đại diện các bộ ngành, chính quyền địa phương với doanh nghiệp. Riêng các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại do Phòng tổ chức để doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền tiếp xúc trao đổi góp ý xây dựng chính sách, pháp luật và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn đã tăng đáng kể với tổng số trên1.000 cuộc trong cả nhiệm kỳ, với sự tham gia của khoảng 75.000 lượt người từ các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Một sự kiện quan trọng trong nhiệm kỳ qua là việc Phòng phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp thường niên. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác,sự đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm giữa chính quyền và doanh nghiệp, mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích tinh thần kinh doanh trong xã hội, động viên và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với việc nêu cao tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, Phòng đã tiến hành nhiều hoạt động cần thiết để đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của các doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo, kiến nghị, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc đối thoại do Phòng tổ chức, nhiều vụ việc, vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, đất đai, thủ tục hành chính, thanh tra kiểm tra và hình sự hóa các quan hệ kinh tế v.v... đã được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết.
2. Công tác vận động chính trị trong doanh nghiệp, xây dựng cộng đồng và mở rộng quan hệ hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam.
Cùng với việc góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, Phòng đã thực hiện các hoạt động vận động chính trị trong doanh nghiệp. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật trong doanh nghiệp đã được triển khai rộng khắp. Phòng đã phối hợp với các Cơ quan Trung ương, các ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành và địa phương tổ chức thường xuyên việc phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới doanh nghiệp, hướng dẫn và vận động các doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường, tạo việc làm, xây dựng quan hệ lao động thuận hòa góp phần xóa đói giảm nghèo v.v...
Được sự ủng hộ và hợp tác của chính quyền các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước, Phòng đã triển khai các chương trình phát triển doanh nghiệp tại các địa phương, bước đầu tạo lập một mạng lưới đào tạo và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với sự tham gia của gần 200 tổ chức đối tác với trên 300 chuyên gia hoạt động tại trên 40 tỉnh, thành phố, trong đó có cả những tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, từ năm 1997, Phòng đã nghiên cứu, kiến nghị với Nhà nước và cùng các tổ chức liên quan trong và ngoài nước để triển khai nhều hoạt động thúc đẩy phát triển các hiệp hội doanh nghiệp. Đến nay, nhìn chung đã đạt được sự nhất trí cao trong xã hội về tầm quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp. Các hiệp hội thành lập ngày càng nhiều và đang phát huy vai trò tích cực trong lĩnh vực liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển quan hệ kinh doanh trên thi trường trong nước và quấc tế. Để giúp các doanh nghiệp phát triển cơ cấu lao động hợp lý nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, Phòng đã đẩy mạnh hoạt động đại diện cho người sử dụng lao động, tích cực góp phần cải thiện các quan hệ lao động ở nước ta. Phòng đã tiến hành các hoạt động phổ biến tuyên truyền về những qui định của Bộ luật Lao động; đào tạo nâng cao kiến thức quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; thúc đẩy việc hình thành cơ chế ba bên bao gồm Chính phủ, Công đoàn và Đại diện người sử dụng lao động nhằm giải quyết các vấn đề quan hệ lao động, triển khai các chương trình hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và tạo việc làm tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Phòng đã hướng dẫn, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động vận động mở thị trường mới cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức hữu quan của các nước và khu vực. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là thành viên của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu á - Thái Bình Dương (CACCI), Phòng Thương mại ASEAN (ASEAN-CCI), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (PECC),Diễn đàn Doanh nghiệp á-âu(asem), Diễn đàn Doanh nghiệp Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS-BF) v.v... Ngoài việc tiếp tục duy trì các quan hệ hợp tác quốc tế hiện có, trong nhiệm kỳ qua, Phòng đã ký kết thêm thoả thuận hợp tác với 20 Phòng Thương mại quốc gia ở các nước. Đến nay, Phòng đã có quan hệ hợp tác xúc tiến thương mại đầu tư với các Phòng Thương mại và Công nghiệp ở gần 100 nước trên thế giới. Mạng lưới hợp tác này đang phát huy tác dụng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. công tác đào tạo phát triển doanh nghiệp và xúc tiến thương mại, đầu tư :
2.1. Hoạt động đào tạo phát triển doanh nghiệp:
Cùng với việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Phòng đã tích cực góp phần thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi đây là giải pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ doanh nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trọng tâm của công tác thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong nhiệm kỳ qua là việc hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng các hoạt động đào tạo. Số lượng lớp học tăng 5 lần từ 149 lớp (năm 1997) lên gần 700 lớp (năm 2002), số lượng học viên tăng từ hơn 5.000 năm 1997 lên gần 26.000 năm 2002. Tổng số lớp đào tạo của cả nhiệm kỳ là 2.448 lớp với trên 100.000 học viên từ các doanh nghiệp. Hoạt động đào tạo của Phòng tập trung vào hình thức ngắn hạn là chủ yếu, kết hợp với đào tạo dài hạn và cơ bản với quy mô thích hợp cho các doanh nhân.
Một nội dung quan trọng trong các chương trình đào tạo của Phòng là đào tạo kiến thức và kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh cho các doanh nhân nhằm góp phần nâng cao chất lượng các doanh nghiệp được thành lập mới .Ngoài các lớp đào tạo trực tiếp, Phòng còn tổ chức các lớp đào tạo từ xa, mở các chương trình giảng dạy về quản lý kinh doanh trên sóng phát thanh, truyền hình, tạo điều kiện cho các học viên, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đến cơ sở đào tạo cũng có thể tiếp cận kiến thức kinh doanh. Đồng thời, Phòng cũng triển khai các hình thức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp như: tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, hợp tác với các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp dân doanh tiếp cận các nguồn vốn. Phòng cũng tích cực thúc đẩy quá trình thành lập quĩ cho vay và hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh, thành phố.
2.2. Hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phát triển thị trường nội địa, khuyến khích đầu tư trong nước, trong nhiệm kỳ qua, Phòng đã triển khai các hoạt động xúc tiến kinh doanh đối ngoại rộng khắp bao gồm: cung cấp thông tin hướng dẫn về thị trường và lộ trình hội nhập, tư vấn kinh doanh, chắp mối quan hệ bạn hàng, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, đại diện bảo hộ sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp.
Trong cả nhiệm kỳ, Phòng đã tổ chức đón tiếp trên 7.000 đoàn với khoảng 25.000 thương gia nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức gần 400 đoàn với trên 5.000 doanh nhân Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường, tổ chức gần 100 hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thụ lý và giải quyết gần 120 vụ kiện qua Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam , cấp trên 1.000.000 bộ giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu.
Phòng đã tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thông tin kinh tế, mạng máy tính, mở các website, tăng cường công tác xuất bản và nâng cao chất lượng báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tạp chí Vietnam Business Forum và các ấn phẩm khác, đồng thời triển khai các dự án thúc đẩy thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Các chương trình, dự án như xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp, xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, liên kết các doanh nghiệp da giầy v.v... không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường, tăng cường liên kết để nâng cao sức cạnh tranh mà còn góp phần thúc đẩy việc ra đời các sàn giao dịch điện tử cho những mặt hàng quan trọng của Việt Nam.
Phòng đã chú trọng phối hợp với các cơ quan tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư ở tầm quấc gia như nghiên cứu, vận động và tiến hành những hoạt động cần thiết bảo vệ lợi ích thương mại của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, triển khaicác hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài.
3. công tác Phát triển tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất:
3.1. Công tác phát triển hội viên:
Trong cả nhiệm kỳ, đồng thời với việc tiếp tục thu hút kết nạp các hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng đã tập trung phát triển hội viên là các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty lớn làm cơ sở nâng cao khả năng liên kết và phục vụ doanh nghiệp. Phòng đã kết nạp thêm hơn 3.000 hội viên mới, tổng số hội viên của Phòng 5670 đơn vị. Hầu hết các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp lớn ở nước ta là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các hội viên của Phòng phần lớn kinh doanh ổn định có chỗ đứng trên thương trường, nhiều doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được uy tín và thương hiệu, cộng đồng doanh nghiệp hội viên đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Về cơ cấu, 40% hội viên của Phòng thuộc khu vực doanh nghiệp Nhà nước (trong đó có 17 tổng công ty 91, 59 tổng công ty 90), 60% hội viên là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hiệp hội doanh nghiệp (trong đó có 50 hiệp hội doanh nghiệp lớn). Theo lãnh thổ, 35% hội viên ở các tỉnh phía Bắc, 50% ở các tỉnh phía Nam và 15% ở các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, Phòng còn có khoảng 300 hội viên liên kết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam và gần 350 hội viên thông tấn là các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực có đóng góp tích cực cho hoạt động phát triển doanh nghiệp.
3.2. Công tác tổ chức cán bộ và bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
Để triển khai các hoạt động đại diện và hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rất chú trọng tới việc phát triểnđội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ công tác của Phòng.
Số cán bộ, nhân viên của hệ thống cơ quan Phòng tăng từ 380 người (năm 1997) lên gần 800 người (năm 2002), trong đó trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Hầu hết cán bộ chuyên môn đều có khả năng sử dụng một đến nhiều ngoại ngữ. Hàng năm, khoảng 25% đội ngũ cán bộ của Phòng được cử đi đào tạo và đào tạo lại trong và ngoài nước. Cán bộ, nhân viên được bảo đảm đời sống, yên tâm, gắn bó với cơ quan
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ quan Phòng đã và đang triển khai đầu tư xây dựng 6 Trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư ở các khu vực kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, với tổng diện tích văn phòng sử dụng trên 40.000 m2 có thể bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động trong nhiều năm tiếp theo. Phương tiện và điều kiện làm việc cũng được tăng cường. Hệ thống tập hợp và xử lý thông tincủa phòng đã được củng cố và phát triển theo ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả phục vụ cộng đồng doanh nghiệp. Ngân sách của Phòng năm 2002 đã tăng gấp đôi so với năm đầu nhiệm kỳ(năm 1997).
Nhìn chung, trong giai đoạn 1997-2002, về cơ bản, Phòng đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, duy trì được tốc độ phát triển cao ở hầu hết các mặt công tác truyền thống và mở ra nhiều hoạt động, chương trình mới. Các hoạt động ở tầm vĩ mô như tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển đội ngũ doanh nhân, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp được triển khai mạnh. Vai trò, vị trí của Phòng được nâng cao rõ rệt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế và doanh nghiệp có những diễn biến hết sức nhanh chóng, hoạt động của Phòng cũng bộc lộ một số bất cập. Đó là:
Thứ nhất, là tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, Phòng có nhiệm vụ góp phần xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta. Tuy nhiên, hoạt động của Phòng mới tập trung chủ yếu vào việc tập hơp ý kiến doanh nghiệp, tổ chức để các doanh nghiệp trực tiếp góp ý cho cơ quan Nhà nước. Công tác nghiên cứu, phát hiện vấn đề, tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, chủ động đề xuất các giải pháp, thúc đẩy việc thực hiện pháp luật, chính sách chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng còn hạn chế. Do vậy, quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhất là ở cấp thực hiện, còn nhiều vướng mắc, môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thứ hai, công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã được đổi mới và tăng cường, song vẫn còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về nhiều mặt của các doanh nghiệp, nhất là kể từ năm 2000 khi số lượng doanh nghiệp tăng nhanh. Các hoạt động đào tạo, xúc tiến thương mại đầu tư chưa được triển khai đều ở các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa và chất lượng còn hạn chế. Công tác hỗ trợ phát triểnthị trường trong và ngoài nước còn lúng túng.
Thứ ba, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Đai hội lần thứ III của Phòng đề ra là thúc đẩy phát triển các hiệp hội doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ này, Phòng đã tiến hành một số hoạt động có hiệu quả như đã báo cáo ở trên. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế, hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực và tạo thuận lợi cho các hiệp hội doanh nghiệp còn chậm được triển khai, nhiều hội viên còn rất thiếu các nguần lực cần thiết, chưa phát huy vai trò phục vụ doanh nghiệp. Khung khổ chính sách và pháp luật cho các hội viên doanh nghiệp vẫn chưa được ban hành. Mặt khác, giữa Phòng và các hiệp hội, giữa các hiệp hội với nhau cũng chưa hình thành được những chương trình hợp tác, phối hợp có hiệu quả để tạo nên sức mạnh chung, phát huy yếu tố đa năng lực phục vụ doanh nghiệp của Phòng và các hiệp hội doanh nghiệp.
. một số bài học chủ yếu :
Nhìn lại quá trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và thực tiễn hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong nhiệm kỳ III và 10 năm được nâng cấp và đổi mới về tổ chức (1993-2002), có thể rút ra mấy bài học chủ yếu sau đây:
Một là, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, chính sách phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế đúng đắn, một mặt, cần xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu phát triển của đất nước, mặt khác cần chú ý tới thực tiễn doanh nghiệp và ý kiến của doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu của các chính sách đó. Để đồng thời đáp ứng các yêu cầu này việc xây dựng quan hệ hợp tác, đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong một cộng đồng trách nhiệm chung vì mục tiêu phát triển là một giải pháp hiệu quả. Cơ chế hợp tác và đối thoại không chỉ tạo điều kiện để các cơ quan Nhà nước nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu, nâng cao hiểu biết và đóng góp xây dựng môi trường kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng và tính khả thi của hệ thống pháp luật, chính sách.
Từ kinh nghiệm cuộc gặp Thủ tướng với doanh nghiệp và các cuộc đối thoại khác, phương thức làm việc, ứng xử của các cơ quan chính quyền đã được cải thiện theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, mà điển hình là việc ban hành và thực hiện Luật Doanh nghiệp. Xu hướng tích cực trong việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư đã tạo động lực mới cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Đây là một bài học quan trọng trong sự nghiệp phát triển doanh nghiệp thời gian qua.
Hai là, kết hợp giữa việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội với việc khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp, tôn vinh doanh nghiệp, tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi hơn cho sự phát triển doanh nghiệp. Trong những năm qua bên cạnh đa số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, cũng còn một số doanh nghiệp có biểu hiện làm ăn theo lối “chụp giật”, trốn thuế, gian lận thương mại, chưa tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, không bảo đảm quyền lợi của người lao động. Hiện tượng này cộng với nhiều yếu tố khác đã tạo nên tâm lý xã hội chưa hoàn toàn thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân nước ta.
Trước bối cảnh đó, việc tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và trách nhiệm xã hội, đồng thời có những biện pháp tạo nên sự nhìn nhận công bằng, cảm thông, chia sẻ đối với doanh nghiệp, doanh nhân trong cộng đồng xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bằng các biện pháp đa dạng từ đổi mới tư duy kinh tế, tư duy quản lý đến công tác truyền thông, báo chí tạo không khí ủng hộ doanh nghiệp, tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hình ảnh của doanh nghiệp, doanh nhân đã ngày càng được cải thiện, góp phần động viên doanh nghiệp vững tin và và tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Không chỉ trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp quy của Nhà nước mà trong nhận thức và công luận xã hội, vị trí, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân đã từng bước được khẳng định và đánh giá cao, tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển đội quân chủ lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, là một tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của mình. Nội dung của quá trình đổi mới này, về mặt nhận thức, là luôn coi Phòng là tổ chức của doanh nghiệp, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của Phòng. Trên cơ sở đó, tập trung vào việc tạo điều kiện tối đa và thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của Phòng, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, huy động nhiều lực lượng cùng nhau mở rộng hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Cùng với việc đổi mới phương thức phục vụ doanh nghiệp, việc phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật, năng lực hoạt động của cơ quan Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong điều hành hoạt động của cơ quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phát huy tính chủ động sáng tạo và phối hợp công việc trên cơ sở những chính sách hợp lý về đào tạo, sử dụng, bảo đảm đời sống cho cán bộ, phát huy dân chủ và đoàn kết nội bộ của cơ quan. Ngoài ra, bằng những việc làm của mình, Phòng đã tranh thủ được sự ủng hộ quí báu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, tăng thêm sức mạnh tinh thần và vật chất giúp Phòng thực hiện thành công nhiệm vụ của mình.
Những bài học này không chỉ có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC266.doc