Tìm hiểu về sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng

Phần một 1

Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải phòng 1

1.1 Giới thiệu chung: 1

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải phòng 1

1.2.1 Chức năng 1

1.2.2 Nhiệm vụ 2

1.2.3 Tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải phòng . 3

1.3 Chức năng của các phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải phòng 4

1.3.1 Phòng tổ chức hành chính 4

1.3.2. Phòng kế hoạch tổng hợp 4

1.3.3.Phòng Quy hoạch 4

1.3.4. Phòng thẩm định dự án đầu tư. 5

1.3.5.Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư . 5

1.3.6. Phòng Kế hoạch kinh tế công nghiệp giao thông xây dựng 6

1.3.7. Phòng kế hoạch kinh tế nông lâm thuỷ sản 6

1.3.8. Phòng kế hoạch kinh tế thương mại dịch vụ 6

1.3.10.Phòng đăng ký kinh doanh 7

1.3.11. Phòng quản lý dự án đầu tư nước ngoài: 8

Phần hai 10

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2003 10

2.1. Công tác tham mưu tổng hợp kinh tế - xã hội và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch: 11

2.2. Công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Thành uỷ: 12

2.3. Công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội: 14

2.4. Công tác huy động vốn đầu tư phát triển: 15

2.5. Công tác xúc tiến đầu tư và quản lý dự án đầu tư: 16

2.6. Công tác thẩm định đầu tư: 17

2.7. Công tác đấu thầu: 18

2.8. Công tác đăng ký kinh doanh: 18

2.9. Công tác thanh tra, tổ chức cán bộ, hành chính và xây dựng ngành: 19

2.10. Xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng: 21

2.11. Công tác an toàn, trật tự xã hội: 22

2.12. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và công tác khác: 22

2.13. Hoạt động của các Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện: 22

2.14. Kết quả thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2003: 23

phần ba 24

Phương hướng nhiệm vụ năm 2004 24

Về một số công tác khác: 26

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. - Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 3, điều 121 Luật doanh nghiệp. - Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, tham mưu BGĐ Sở giúp UBND.TP trong công tác sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. - Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, xem xét cấp thẻ một giá cho Việt kiều và doanh nhân nước ngoài. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do BGĐ Sở giao . 1.3.11. Phòng quản lý dự án đầu tư nước ngoài: - Đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các giai đoạn triển khai dự án ĐTNN tại Hải phòng sau khi được cấp giấy phép. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án theo luật đầu tư nước ngoài và các quy định của giấy phép đầu tư. Là đầu mối giúp Ban giám đốc giải quyết các vướng mắc, tranh chấp trong quá trình triển khai dự án đầu tư nước ngoài tại Hải phòng. - Đề xuất ý kiến với ban giám đốc về việc thẩm định dự án, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài. - Tổng hợp và báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư nước ngoài tại Hải phòng. - Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin mở rộng, điều chỉnh dự án đầu tư của nước ngoài. 1.3.12.Phòng xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế. - Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Sở và các lãnh đạo thành phố về các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nứơc trên địa bàn thành phố Hải phòng. - Nghiên cứu và lập quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, vay vốn viện trợ theo định hướng phát triển của thành phố. - Thực hiện nhiệm vụ là đầu mối phối hợp với các sở ngành, địa phương, xây dựng, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, triển khai các chương trình thu hút tài trợ nước ngoài. - Tổng hợp, báo cáo định kỳ tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ( FDI, ODA, đầu tư trong nước) với lãnh đạo Sở để báo cáo UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phần hai Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2003 Năm 2003, năm “Doanh nghiệp và hội nhập”, năm bản lề để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ thành phố, đại hội Đảng bộ khối cơ quan Dân chính Đảng lần II. Năm 2003 có nhiều khó khăn song cũng có nhiều thuận lợi cơ bản, đặc biệt là sự quan tâm to lớn của Bộ Chính trị, Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương đối với thành phố Hải Phòng. Năm 2003 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn của thành phố: Bộ Chính trị về làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành uỷ và ra Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 về xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thành phố được Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I, thành lập quận mới Hải An,... Được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ công chức ngành Kế hoạch Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ năm 2003, làm tốt vai trò tham mưu đề xuất với Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, góp phần cùng các cấp, các ngành và nhân dân thành phố đạt được các thành tích cao trong sự nghiệp phát triển thành phố, tiến tới thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ thành phố. Trong năm qua mặc dù đã gặp phải không ít khó khăn song cán bộ công chức ngành Kế hoạch Hải Phòng đã quyết tâm phấn đấu, đưa ra các giải pháp hợp lý, phát huy sáng kiến trong công tác và đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kết quả cụ thể như sau: 2.1. Công tác tham mưu tổng hợp kinh tế - xã hội và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch: Ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2003, Lãnh đạo Sở đã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chương trình, kế hoạch công tác của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố để lập chương trình kế hoạch công tác cho Sở theo từng tháng, quý, cả năm 2003. Nhờ vậy, trong công tác tham mưu, mặc dù còn nhiều việc phải thực hiện ngoài chương trình, kế hoạch do yêu cầu thực tế phát sinh, về cơ bản, các nội dung công việc được triển khai thực hiện khá chủ động, nền nếp, đúng quy định đề ra. Cụ thể như sau: - Chấp hành đúng qui trình lập quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để phân bổ kế hoạch như điều tra, khảo sát...lập kế hoạch KT-XH và kế hoạch đầu tư phát triển. - Xây dựng tổng hợp cân đối giao kế hoạch Kinh tế xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản và thông báo phân khai chi tiết cho các dự án đầu tư năm 2003 đúng thời gian qui định. Hoàn thành tốt các báo cáo định kỳ theo qui định và báo cáo đột xuất, chuyên đề đúng thời gian tiến độ theo yêu cầu của Bộ và Thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên giữ được mối quan hệ công việc chặt chẽ với các cơ quan tổng hợp của thành phố như Cục Thống kê, Sở Tài chính, Văn phòng Thành uỷ, Văn phòng HĐND và UBND thành phố, kịp thời phối hợp báo cáo các vấn đề theo yêu cầu của lãnh đạo Thành phố. - Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch nắm bắt kịp thời hoạt động của cơ sở để có đề xuất giải pháp kịp thời, tham mưu cho sự chỉ đạo của Bộ và Thành phố. Đã quan tâm nghiên cứu và đề xuất được nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB chống thất thoát lãng phí. - Là thường trực Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế thành phố, Sở đã tiếp tục tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thành phố, trình Ban Thường vụ Thành uỷ về chương trình và kế hoạch thực hiện lộ trình Hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố Hải Phòng năm 2003 và các năm tiếp theo, đồng thời làm tốt vai trò đầu mối triển khai các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế. - Là thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW 4 về công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nghị quyết TW 5 về phát triển kinh tế tư nhân đã tham mưu đề xuất và tổng hợp dự thảo các báo cáo chỉ thị, chương trình hành động của Thành phố về nội dung các nghị quyết TW Đảng khoá IX. - Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND thành phố giao làm thường trực một số Ban chỉ đạo như Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia, Ban chỉ đạo phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Hội đồng phối hợp quản lý đô thị,... đều đạt được các kết quả tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.2. Công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Thành uỷ: Như trên đã nói, năm 2003 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của thành phố. Đặc biệt là việc Bộ Chính trị về làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành uỷ. Để chuẩn bị cho buổi làm việc này, Thường vụ Thành uỷ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thư ký chuẩn bị báo cáo trình Bộ Chính trị. Đồng chí Phạm Vũ Câu - Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tham gia Ban chỉ đạo và trực tiếp làm Tổ trưởng Tổ thư ký, đồng thời trưng tập một số đồng chí cán bộ của Sở tham gia ban biên tập giúp Tổ thư ký chuẩn bị báo cáo. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung cao độ cho việc chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị, ngoài việc tiếp thu chỉ đạo của các đồng chí trong Ban chỉ đạo để xây dựng báo cáo, Sở đã chủ động xây dựng đề cương chi tiết, kế hoạch triển khai xin ý kiến và đăng ký làm việc trực tiếp với cỏc đồng chớ nguyờn là lónh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chớnh phủ, cỏc đồng chớ Bộ trưởng cỏc bộ, thủ trưởng cỏc ban, ngành Trung ương Đảng và cỏc đồng chớ nguyờn là lónh đạo thành phố qua cỏc thời kỳ. Chủ trì dự thảo và chỉnh sửa các báo cáo từ dự thảo lần 1 đến khi bỏo cỏo hoàn thành gửi Bộ Chớnh trị là dự thảo lần thứ 6 (thực tế là dự thảo báo cáo đó qua tất cả 37 lần chỉnh sửa cho tới khi trình ra Bộ Chính trị). Việc chuẩn bị bỏo cỏo chớnh của Thành uỷ trải qua một quỏ trỡnh hết sức cụng phu, cẩn thận và tốn nhiều cụng sức, thời gian. Song song với bỏo cỏo chớnh, để minh hoạ cho một số nội dung quan trọng, một loạt cỏc bỏo cỏo chuyờn đề về phỏt triển ngành, lĩnh vực, làm rừ cỏc đề xuất, kiến nghị của thành phố Hải Phũng đó được chuẩn bị cũng hết sức cụng phu và cú chất lượng. Tài liệu gửi Bộ Chớnh trị, ngoài bỏo cỏo chớnh thức, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham gia dự thảo tờ trỡnh của Thành uỷ, bỏo cỏo giải trỡnh về mụ hỡnh phỏt triển thành phố và cỏc đề xuất, kiến nghị của thành phố, phụ lục cỏc bỏo cỏo minh hoạ gồm cỏc nội dung về phỏt triển kinh tế - xó hội, an ninh quốc phũng, xõy dựng đảng,... gồm 13 phụ lục chuyờn đề và 7 phụ lục về cỏc mụ hỡnh, cỏch làm mới với những nội dung hết sức phong phỳ và được chọn lọc kỹ. Tại Hội nghị Bộ Chớnh trị, đồng chớ Tổng Bớ thư và nhiều đồng chớ Uỷ viờn Bộ Chớnh trị nhận xột, đỏnh giỏ về cụng tỏc chuẩn bị bỏo cỏo Bộ Chớnh trị của Thành uỷ Hải Phũng là cụng phu, nghiờm tỳc và chất lượng tốt. Cụng phu, nghiờm tỳc là đỏnh giỏ quỏ trỡnh chuẩn bị nội dung bỏo cỏo, cũn chuẩn bị tốt thực hiện ở phần nội dung bỏo cỏo đó cơ bản được Bộ Chớnh trị chấp nhận những đỏnh giỏ đề xuất và kiến nghị của Hải Phũng. Với sự tham gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư như vậy, sau khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để triển khai thực hiện Nghị quyết, Ban Thường vụ Thành uỷ tiếp tục tin tưởng giao trách nhiệm cho Tổ thư ký do đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng giúp Thành uỷ đề xuất chương trình, giải pháp thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các nội dung Nghị quyết. Ngoài ra, trong 18 chuyên đề thực hiện Nghị quyết 32, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chịu trách nhiệm thường trực 3 chuyên đề và tham gia vào tất cả các chuyên đề còn lại. Sở đã chủ động triển khai các nhiệm vụ được phân công theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố. Một hoạt động khác được đánh giá có ý nghĩa chính trị to lớn trong năm 2003 là việc đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Đại hội XII Đảng bộ Thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao trách nhiệm chuẩn bị các nội dung chính trình Hội nghị Thành uỷ lần thứ 14, đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp làm Tổ trưởng Tổ thư ký chuẩn bị nội dung trình Hội nghị Thành uỷ, một số cán bộ của Sở tiếp tục tham gia biên tập và chuẩn bị các tài liệu, số liệu, phụ lục phục vụ hội nghị. Việc chuẩn bị cũng đã được Thành uỷ đánh giá cao về số lượng và chất lượng của các báo cáo, góp phần cho việc kiểm điểm nửa nhiệm kỳ đạt được các nội dung đề ra. Một số công tác khác như chuẩn bị cho Ban Thường vụ Thành uỷ và Ban chấp hành Đảng bộ thành phố thông qua các Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế, sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị 20 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển,... Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì chuẩn bị cũng đã được thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu. 2.3. Công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Phát huy vai trò là thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch Kinh tế - xã hội Thành phố đã hướng dẫn xây dựng và thẩm định một số quy hoạch phát triển KT - XH của các địa phương và một số ngành, lĩnh vực: Qui hoạch phát triển ngành Văn hoá - Thông tin, Qui hoạch vệ sinh nông thôn, rà soát điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thuỷ nguyên và Kiến thuỵ, rà soát điều chỉnh qui hoạch ngành Thương mại đến năm 2010. Hướng dẫn các ngành địa phương xây dựng và thẩm định các đề cương nghiên cứu qui hoạch: Xây dựng QH tổng thể phát triển KT-XH huyện đảo Bạch Long Vĩ đến năm 2010 và 2020, Xây dựng QH tổng thể phát triển sự nghiệp ytế đến năm 2020, Rà soát điều chỉnh bổ sung QH phát triển KT-XH 4 huyện: An Dương, An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo đến năm 2020, đồng thời tham gia tư vấn các qui hoạch chi tiết về xây dựng thuộc lĩnh vực qui hoạch đô thị. 2.4. Công tác huy động vốn đầu tư phát triển: Trong năm qua Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động cùng các ngành các cấp tích cực huy động khai thác các nguồn lực cho đầu tư thu hút vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 7.477 tỷ đồng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 11,7 % so với cùng kỳ năm 2002, trong đó vốn do địa phương quản lý 4.620 tỷ đồng. Đây là một cố gắng rất lớn của ngành Kế hoạch và Đầu tư nói riêng và toàn thành phố nói chung, vì nếu theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng bộ Thành phố, phấn đấu trung bình mỗi năm trong 5 năm 2001-2005 đạt chỉ tiêu thu hút được 6.500 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức huy động đạt được trong năm 2004. Sở đã chủ động, tích cực quan hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, tranh thủ các nguồn vốn bổ sung cho Thành phố Hải Phòng từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn ODA. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các tổng công ty 90, 91 đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ và đầu tư vốn vào các công trình cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới theo phương thức ứng vốn trước, BT, BOT,... Trong năm 2003 Sở đã thực hiện kêu gọi đầu tư nước ngoài thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay. Cả năm 2003, có 39 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư vào Hải Phòng tăng 62,5% so với năm 2002 (24 dự án), trong đó: 2 dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, 23 dự án do UBND thành phố cấp và 14 dự án do Ban quản lý KCX-KCN cấp (23 dự án ngoài KCN và 14 dự án trong KCN Nomura), với tổng số vốn đăng ký mới lên tới 145.972.229 USD tăng 253,7% so với năm 2002 (41.271.644 USD). Ngoài ra, còn có 9 dự án điều chỉnh tăng vốn bổ sung với số vốn 13.581.413 USD. Như vậy, tổng số vốn thu hút đầu tư (kể cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh tăng của các dự án đang triển khai tại địa bàn thành phố) cả năm 2003 là: 159.553.642 USD, đạt 159,6% so với kế hoạch cả năm được giao (100 triệu USD), đứng thứ 3 toàn quốc về kết quả thu hút đầu tư nước ngoài sau thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. 2.5. Công tác xúc tiến đầu tư và quản lý dự án đầu tư: Với vai trò thường trực của Ban chỉ đạo hợp tác kinh tế quốc tế, Sở đã chủ động đề xuất và tham gia tích cực vào các hoạt động của năm "Doanh nghiệp và hội nhập 2003". Chuẩn bị nội dung gặp gỡ đối thoại với các doanh nghiệp Hải Phòng, xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố, với các doanh nghiệp thành đạt trong và ngoài nước trên địa bàn miền Nam, miền Trung, Hà Nội và tại một số nước khu vực châu á, châu Âu là những thị trường quen thuộc, tiềm năng đối với Hải Phòng thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại và trực tiếp tổ chức các đoàn đi xúc tiến, mời gọi đầu tư tại nước ngoài. Viết bài tuyên truyền về năm doanh nghiệp và hội nhập trên nhiều tạp chí, tập san, báo chí địa phương và trung ương. Sở đã chủ động giúp đỡ các doanh nghiệp, chủ đầu tư từ TP HCM, Hà Nội tới đầu tư tại Thành phố, như dự án SX gỗ ván dăm, Dự án nuôi trồng thuỷ sản tại Cát Bà, Dự án khu đô thị mới tại Đồ Sơn, Dự án sân golf Hải Phòng, Dự án khu đô thị mới Phấn Dũng, một số dự án ở khu vực bắc sông Cấm, một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo phương thức đổi đất lấy công trình. Tích cực bám sát và giúp đỡ trên 150 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục về xuất nhập khẩu, thuế, đất đai, cấp điện, nước, lao động, đình công, điều chỉnh cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp tại các liên doanh... với tinh thần của năm doanh nghiệp và hội nhập, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, đồng thời tiếp tục mở rộng sản xuất và cùng thành phố kêu gọi các nhà đầu tư khác đến đầu tư tại Hải Phòng, góp phần thu hút vốn đầu tư trên địa bàn thành phố. Tham mưu cho UBND Thành phố kịp thời động viên khen thưởng các doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2003. 2.6. Công tác thẩm định đầu tư: Công tác thẩm định dự án đầu tư đã được củng cố và điều chỉnh theo đúng qui định về công tác đầu tư và xây dựng. Năm 2003 đã thẩm định 127 dự án trong đó có 93 duyệt mới và 34 dự án điều chỉnh. Tổng mức đầu tư là 1.414.094 triệu đồng. Trong đó: - Vốn ngân sách (cả vốn chương trình mục tiêu QG) là:1.263.712 triệu đồng - Vốn vay ưu đãi là: 5.831 triệu đồng - Vốn tự có và huy động là: 144.551 triệu đồng Tất cả các khâu trong quá trình thẩm định đều tuân thủ nghị định 52/CP, 12/CP, 07/ CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của nhà nước; thực hiện các quyết định 1375/QĐ-UB và 1801/QĐ-UB của UBND thành phố về phân cấp và qui định đầu mối trong quyết định đầu tư và qui chế quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố; Vận dụng và đáp ứng kịp thời yêu cầu cho các loại hình nguồn vốn đầu tư ngày một thông thoáng hơn nhằm để khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư. Công tác giám sát và đánh giá đầu tư: Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP, Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Thông tư số 03/2003 /TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố tại công văn số 3438/CV-UB ngày 12/8/2003 về việc triển khai thực hiện giám sát đánh giá đầu tư trên địa bàn thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập bộ phận giám sát đánh giá đầu tư và ban hành văn bản số 13/HD-GSĐT ngày 06/01/2004 về việc hướng dẫn thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư trên địa bàn thành phố. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm mục đích giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời nhằm đảm bảo chất lượng các công trình. Do vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm túc và khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng quy định. Công tác phê duyệt ưu đãi đầu tư:Công tác phê duyệt ưu đãi đầu tư cho các DN theo luật khuyến khích đầu tư trong nước cũng được đẩy nhanh, các thủ tục qui trình được rút ngắn, thời gian xem xét và phê duyệt cũng đã được qui định rõ ràng từ 10 đến 12 ngày (theo qui định số 02 của Bộ là không quá 20 ngày tính từ ngày nộp đủ hồ sơ). Trong năm Sở đã thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt ưu đãi đầu tư cho 25 dự án của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với tổng vốn đầu tư là 518,429 tỉ đồng (trong đó DNNN 4 dự án, doanh nghiệp tư nhân 03 dự án, Công ty TNHH 10 dự án và Công ty CP 08 dự án). 2.7. Công tác đấu thầu: Tất cả các công trình XDCB thuộc các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước đều được tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Năm 2003 đã cùng các ngành, các chuyên gia tổ chức thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt 180 gói thầu với tổng giá trị gói thầu xấp xỉ 815 tỷ đồng. đã tiết kiệm qua đấu thầu được trên 105 tỷ, chiếm 14,12% so với tổng giá trị gói thầu. 2.8. Công tác đăng ký kinh doanh: Công tác đăng ký kinh doanh đã có nhiều cải tiến theo hướng công khai, đơn giản và thực hiện theo cơ chế 1 cửa, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đến nay đã trang bị máy tính phục vụ ĐKKD cho 100% quận huyện thị trong thành phố. Hầu hết các quy trình được thực hiện trên máy tính, đảm bảo độ chính xác, an toàn và nhanh chóng, lực lượng thực hiện công tác này thường xuyên được quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng máy tính; các quy định, hướng dẫn về đăng ký kinh doanh được công khai. Nhờ vậy, đã rút ngắn được nhiều thời gian so với qui định của Luật doanh nghiệp, đăng ký mới thành lập là 3-4 ngày, đăng ký thay đổi là 1-2 ngày. Năm 2003 đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 884 doanh nghiệp mới thành lập với số vốn đăng ký là 2.343.363,8 tỷ đồng và cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho 950 lượt doanh nghiệp. Cấp đăng ký hoạt động cho 92 chi nhánh và 31 văn phòng đại diện. Cấp KKD cho 01 DNNN và 35 đơn vị trực thuộc DNNN. Chứng nhận thay đổi ĐKKD cho 135 lượt DNNN và đơn vị kinh tế trực thuộc. Qua đó đã góp phần không nhỏ trong việc huy động nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Trong năm 2003, Sở đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra sau đăng ký kinh doanh đối với gần 50 doanh nghiệp có vốn lớn hoạt động trong các lĩnh vực: vận tải biển, công nghiệp, thương mại,... 2.9. Công tác thanh tra, tổ chức cán bộ, hành chính và xây dựng ngành: Thực hiện quy định về công tác thanh tra, Sở cũng đã tiến hành thành lập bộ phận thanh tra và triển khai thanh tra về đầu tư, về thành lập doanh nghiệp đối với một số dự án đầu tư và doanh nghiệp, công tác thanh tra đã dần dần đi vào nền nếp. Năm 2003 đã tiến hành kiểm tra về thủ tục đầu tư, tiến độ triển khai thực hiện 51 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tại 16 đơn vị, kết hợp kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại 2 đơn vị đầu mối, thanh tra 1 dự án nuôi trồng thuỷ sản, kiểm tra 60 doanh nghiệp trong nước và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo kế hoạch hậu kiểm và theo đơn thư khiếu nại tố cáo. Thông qua thanh, kiểm tra đã chấn chỉnh kịp thời những vi phạm, động viên khuyến khích những nhân tố có tiềm năng phát triển và tổng hợp báo cáo kịp thời những khó khăn vướng mắc, nguyện vọng và những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp. Công tác tổ chức hành chính được quan tâm đúng mức, năm 2003 Sở đã tiếp tục thực hiện việc xây dựng phương án tinh giảm biên chế, sắp xếp, phân loại cán bộ theo tinh thần Nghị định 16/CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ, Thông tư 73/TTLT - BTCCBCP - BTC ngày 28/12/2000 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Bộ KH&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Thành phố. Tiếp tục củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức cán bộ, thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2 ), từng bước cải tiến lề lối làm việc, điều chuyển phân công tổ chức và cán bộ giữa các phòng chuyên môn và nghiệp vụ, triển khai nhiều biện pháp tích cực để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Sở cũng rất quan tâm tới công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng công tác quản lý, tham mưu. Là một cơ quan tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng trong năm qua không có một đơn từ nào khiếu nại, phản ánh, tố cáo về phong cách làm việc của cán bộ công chức Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong năm 2003, Sở Kế hoạch và Đầu tư vinh dự được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao tổ chức Hội nghị hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 tại Hải Phòng. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Bộ, các Vụ chức năng, các ban ngành thành phố để chuẩn bị tổ chức tốt Hội nghị, được các đồng chí lãnh đạo Bộ và các đại biểu từ các tỉnh, thành phố trong cả nước đánh giá cao. Công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn luôn được Lãnh đao Sở quan tâm tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí để cán bộ công chức thường xuyên bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Trong năm 2003 cơ quan Sở đã có trên 25 lượt cán bộ tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn ở địa phương và trung ương, đồng thời đã tao điều kiện cho 04 đồng chí tham gia đào tạo nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài, thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên hiểu rõ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Với chức năng là cơ quan hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của ngành đối với các phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện, trong năm qua Sở cũng đã thường xuyên quan tâm giúp đỡ các phòng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình về công tác kế hoạch và đầu tư. Công tác hành chính phục vụ được đi vào nề nếp, cơ quan sạch đẹp an toàn, đảm bảo nội quy, quy chế, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự. chăm lo tốt đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Tăng cường mối đoàn kết trong toàn cơ quan, không có cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật. Sở cũng đã quan tâm nâng cao cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Đang triển khai xây dựng hệ thống mạng, các phần mềm tin học hoá công tác quản lý hành chính của Sở, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác của cán bộ công chức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng phục vụ 2.10. Xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng: Công tác xây dựng đảng Đảng bộ tổ chức quán triệt thực hiện điều lệ Đảng, Nghị quyết TW 6 (Khoá IV) cho Đảng viên trong Đảng bộ và chỉ đạo các đơn vị xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện việc tổ chức phê bình và tự phê bình theo chỉ đạo của Thành uỷ và Ban cán sự Trung ương. Trong năm 2003, Đảng bộ đã kết nạp được 02 đảng viên mới, cử 8 quần chúng ưu tú đi học nhận thức về Đảng. Tiến hành đại hội các chi bộ và đại hội Đảng bộ đúng thời gian qui định và đạt kết quả tốt đẹp. Công tác đoàn thể quần chúng Tổ chức chỉ đạo thực hiện đại hội Công đoàn, Đoàn TNCSHCM thành công tốt đẹp đúng thời gian qui định, đảm bảo yêu cầu. Thường xuyên chú trọng các phong trào như: phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, thể thao văn nghệ, đặc biệt là hoạt động của các đoàn thể quần chúng như: Công đoàn, Nữ công, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều được quan tâm thường xuyên. Trong đã tổ chức cho đoàn viên công đoàn 03 đợt đi thăm quan một số danh lam thắng cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC158.doc
Tài liệu liên quan