CHƯƠNG 1: VÀI NÉT CHUNG VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 3
I. Qúa trình hình thành và phát triển của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội 3
1.Trước năm 1954 3
2. Sau năm 1954 4
2.1 Trước năm 1985 4
2.1.1 Sở Địa Chính Hà Nội 4
2.1.2 Sở Quản thủ điền thổ: 5
2.2 Sau năm 1985 6
II. Chức năng, nhiệm vụ của Sở 8
1.Chức năng 8
2. Nhiệm vụ 8
3.Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực 10
3.1 Về đất đai 10
3.2 Về tài nguyên nước 12
3.3 Về tài nguyên khoáng sản 12
3.4 Về môi trường 13
3.5 Về khí tượng thủy văn 14
3.6 Về đo đạc và bản đồ 15
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở 15
4.1 Lãnh đạo Sở 15
4.2 Cơ cấu tổ chức thuộc Sở 16
4.2.1 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ 16
4.2.3 Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở 16
III. Chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Sở 16
1.Phòng đăng ký thống kê 17
2.Thanh tra 17
3. Văn phòng Sở 19
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008 20
I. Những kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2008 20
1.Về các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường 20
2.Về công tác cải cách hành chính 21
3.Về lĩnh vực tài nguyên đất 22
3.1 Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất 22
3.2 Công tác giao đất, cho thuê đất 23
3.3 Công tác thực hiện các công trình trọng điểm của thành phố 23
3.4 Công tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đất đai chặt chẽ theo pháp luật quy định 23
3.5 Kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất 24
3.6 Công tác tiếp dân, thanh tra, xử lý vi phạm về tài nguyên và môi trường 24
4.Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, khí tượng thủy văn 25
5.Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản 25
6.Công tác bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường 26
II. Đánh giá và nguyên nhân tồn tại 27
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2009 28
1.Về các văn bản quy phạm pháp luật 28
2.Về công tác chuẩn bị quỹ đất tái định cư 29
3.Rà soát các dự án 29
4.Về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 29
5.Về công tác khai thác tiềm lực từ đất 29
6.Về công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố 30
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Sở tài nguyên và môi trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Quản lý tài chính,t ài sản thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố Hà Nội
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố Hà Nội giao hoặc theo quy định của pháp luật
3.Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực
3.1 Về đất đai
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND thành phố Hả Nội, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND cấp huyện trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt
Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất
Thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất, việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thong tin đất đai của thành phố Hà Nội.
Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND thành phố Hà Nội quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do chính phủ ban hành, đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất, tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất
Tổ chức, quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố, tổ chức phát triển quỹ đất và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc UBND thành phố Hà Nội
3.2 Về tài nguyên nước
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển nước giữa các lưu vực song thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực trữ nước, các khu vực hạn chết khai thác nước, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền, thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật, thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định trong giấy phép
Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn, tổ chức quản lý, khai thác công trình quan trắc tài nguyên nước do thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng.
Tổ hợp tình hình khai thácm, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
Hướng dân, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật
Tham gia tổ chức phối hơp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
3.3 Về tài nguyên khoáng sản
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội, đề xuất với UBND thành phố Hà Nội các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Tổ chức thẩm đinh đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng,cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội
Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật
Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài Nguyên và Môi trường
3.4 Về môi trường
Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trương tại địa phương theo định kỳ, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội và định kỳ báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
Thực hiện thẩm đinh báo cáo đánh giá môi trường chiến lươc, báo cáo đánh giá tác động môi trương, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, hướng dân, kiểm tra việc thực hiện sau khi được co quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Chủ tri, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục cải tạo cảnh quản môi trường liên ngành,bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
Hướng dân xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật, thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thống bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng của Sở
Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trương, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật
Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội theo phân công của UBND thành phố Hà Nội
3.5 Về khí tượng thủy văn
Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dung ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố Hà Nội và kiểm tra việc thực hiện
Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dung, tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương và thành phố Hà Nội trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế -xã hội ở địa phương, phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất
3.6 Về đo đạc và bản đồ
Xác nhận đăng ký, thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật
Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch, quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ, thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương, quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ, quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ
Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhập, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ của thành phố Hà Nội, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên để phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình
Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ẩn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc thành phố Hà Nội, ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở
4.1 Lãnh đạo Sở
Sở có giám đốc và 4 phó giám đốc
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định
Phó giám đốc Sở là người giúp giám đốc Sở chịu trách nhiêm trước giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, khi giám đốc Sở vắng mặt, một phó giám đốc Sở được giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc Sở do chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với giám đốc, phó giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.2 Cơ cấu tổ chức thuộc Sở
4.2.1 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
a. Văn phòng
b. Thanh tra
c. Phòng kế hoạch tổng hợp
d. Phòng Tài nguyên khoáng sản
e. Phòng quản lý đất đai
f. Phòng tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
g. Phòng đo đạc và bản đồ
h. Phòng đăng ký thống kê
4.2.2 Đơn vị quản lý hành chính thuộc Sở
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội
4.2.3 Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
a. Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội
b. Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội
c. Trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội
d. Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường
e. Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường
f. Quỹ bảo vệ môi trường
Đơn vị quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là những đơn vị được UBND thành phố lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định pháp luật
III. Chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Sở
1.Phòng đăng ký thống kê
Quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5 năm 1 lần thuộc thẩm quyền cấp tỉnh theo luật định và kiểm tra nghiệm thu đối với đơn vị thi công
Quản lý Nhà nước về đất đai trong lĩnh vực giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng, thừa kế, cấp giây CNQSD đất và cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của 3 cấp tỉnh, huyện, xã theo luật định.
Kiểm tra nghiệm thu trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký cấp, đổi giấy CNQSD đất theo bản đồ địa chính chính qui đối với đơn vị thi công và thông qua Hội đồng nghiệm thu sản phẩm đăng ký cấp, đổi giấy của Sở theo qui định.
Kiểm tra về trình tự, thủ tục giao cấp đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thiết lập thẩm định trình UBND thành phố đúng theo qui định.
Thành viên tham gia Hội đồng định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, giải tỏa, bồi thường các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố
Tổng hợp số liệu báo cáo tiến độ đăng ký cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất theo định kỳ
Thẩm định đo đạc bản đồ địa chính đối với các dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu đo đạc địa chính
2.Thanh tra
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai và lĩnh vực quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường.
- Thiết lập và cập nhật sổ tiếp công dân theo đúng qui định của Thanh tra Chính phủ. Bảo đảm giữ bí mật các thông tin có liên quan của người tố cáo khi người tố cáo có yêu cầu.
- Giúp Giám đốc Sở thực hiện trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng tư vấn liên ngành giải quyết tranh chấp đất đai. Xây dựng kế hoạch tổ chức thụ lý, xác minh, báo cáo đề xuất để Giám đốc Sở báo cáo kiến nghị UBND thành phố biện pháp giải quyết các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố
- Theo dõi, phát hành văn bản hướng dẫn các trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền theo qui định của phâp luật.
- Thực hiện trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở trên các lĩnh vực quản lý nhă nước về đất đai, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.
Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt trước ngày 31/12 và tiến hành hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt.
- Tiến hành hoạt động thanh tra đột xuất trong trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; theo yêu cầu phát sinh từ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Giám đốc Sở TN&MT giao.
- Thực hiện trách nhiệm giúp Giám đốc Sở trong công tác phòng ngừa và chống tham nhũng trên cơ sở phối hợp với các mặt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành.
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các tiêu chuẩn về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác các thành phần môi trường của các tổ chức, cá nhân. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm phâp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
3. Văn phòng Sở
- Giúp lãnh đạo Sở theo dõi công tác tổ chức và công tác cán bộ của ngành tài nguyên và môi trường ở Sở và ở địa phương và tổ chức đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo qui định.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ theo phân cấp của ngành.
- Đề xuất, hướng dẫn áp dụng qui chế, nội qui của ngành và kiểm tra theo dõi việc thực hiện qui chế, nội qui và tổ chức rà soát hàng năm bổ sung kịp thời những chức năng nhiệm vụ mới.
- Theo dõi nghĩ phép năm của cán bộ công nhân viên và bảng chấm công hàng tháng từng phòng ban trong đơn vị.
- Thực hiện tốt chế độ tiền lương, chế độ BHXH theo quy định, lập bản thanh toán lương hàng tháng và làm thủ tục nâng lương cho cán bộ công chức, viên chức đúng thời gian theo qui định.
- Lập kế hoạch biên chế hàng năm và thủ tục tuyển dụng chuyển đi đến, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức theo qui định...
- Lập kế hoạch theo dõi công tác thi đua khen thưởng của ngành và lập thủ tục khen thưởng theo qui định.
- Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan và xây dựng công sở văn hóa.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008
I. Những kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2008
1.Về các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường
Đây là lĩnh vực luôn được ngành quan tâm: ngay từ đầu năm Sở đã lập kế hoạch giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị trực thuộc rà soát, chỉnh sửa và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo UBND thành phố
Sau khi rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách của Thành phố Hà nội (cũ), tỉnh Hà Tây, Tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình. Sở Tài nguyên và môi trường đã dự thảo, phối hợp với các Ngành, quận, huyện hoàn chỉnh, trình UBND thành phố ban hành 06 Văn bản Quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đo đạc và bản đồ, ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà nội, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà nội, trình tư, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố.
Ngày 24/10/2008 UBND thành phố đã tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm nêu trên tới lãnh đạo và cán bộ thực hiện công tác quản lý Tài nguyên và môi trường từ cấp Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, đến lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp phường, xã, thị trấn để thống nhất triển khai trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội
2.Về công tác cải cách hành chính
Dưới sự chỉ đạo của thành ủy và UBND thành phố, Sở tài nguyên va môi trường thành phố Hà nội trong năm 2008 đã có nhiều nỗ lực và từng bước đạt được những kết quả quan trong trong công tác cải cách hành chính, đưa ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ngày càng ổn định và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “ công nghiệp hóa – hiện đại hóa” đất nước, hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và quốc tế, cụ thể:
Về cải cách thể chế hành chính: Với sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh của thủ đô, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng trong cải cách thể chế hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm phiền hà cho các tổ chức và công dân, từ 63 thủ tục hành chính ( năm 2006) đến nay còn 19 thủ tục hành chính, niêm yết công khai quy trình hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ, áp dụng mô hình một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính, đã góp phần làm giảm đáng kể thời gian giải quyết công việc, giảm phiền hà cho các tổ chức, người dân.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân tại Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc, cán bộ công chức đã có thái độ đúng mực trong giao tiếp, chống cửa quyền, phiền hà. Nghiên cứu đề xuất phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyền và môi trường cho các quận, huyện, đồng thời với việc tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn.
Về cải cách tổ chức bộ máy: Sauk hi hợp nhất, Sở đã nhanh chóng ổn định tổ chức, sắp xếp, bố trí thực hiện ngay, chuyển một số công việc cho các đơn vị cấp 2 thực hiện như: giao chức năng quản lý về bảo vệ môi trường cho Chi cụ Bảo vệ môi trường, giao chức năng thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ hành chính công đối với các tổ chức, công dân cho Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bỗi dưỡng CBCC; Hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, chức năng CBCC tại các phòng của Sở để sắp xếp công việc cho phù hợp với yêu cầu công tác chuyên môn của từng CBCC.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu. Nâng cao trình độ, trách nhiệm, đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức.
Cải cách tài chính công,: công tác tài chính cơ quan Sở luôn được công khai, minh bạch. Việc chi tiêu trong đơn vị được đảm bảo các nguyên tắc tài chính, tiết kiêm ngân sách Nhà nước.
Thực hiện dân chủ, công khai minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai trong các kỳ đại hội CBCC.
3.Về lĩnh vực tài nguyên đất
Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất
Trên cơ sở quy hoạch . kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các địa phương và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( thời kỳ 2006 – 2010 ) đã được Chính phủ phê duyệt tại địa bàn tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Sở đã lập, báo cáo UBND thành phố trình và được Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối ( 2006 – 2010 ) của Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng là 34.336 ha đất để phát triển công nghiệp và đô thị tại Nghị quyết số 28/2008/NQ- CP ngày 04/12/2008.
3.2 Công tác giao đất, cho thuê đất
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2008 theo địa giới hành chính Thành phố Hà Nội sau hợp nhất là 11.000 ha, đạt 83% kế hoạch.
Hồ sơ giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đến nay các chủ đầu tư đang triển khai thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
3.3 Công tác thực hiện các công trình trọng điểm của thành phố
Công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ cấp bách nhưng hết sức phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án; chính vì vậy, ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ động đi trước một bước trong việc đề xuất kế hoạch tái định cư phục vụ công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Tổ chức thực hiện tốt các dự án và công trình trọng điểm: tham gia phối hợp với các Ngành, quận, huyện giải quyết nhanh các thủ tục hành chính để đẩy mạnh công tác xã hội hóa, công tác giải phóng mặt bằng và đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện các dự án, nhất là những dự án trong danh mục các công trình trọng điểm, công trình hạ tầng khung của Thành phố năm 2008 và công trình chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
3.4 Công tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đất đai chặt chẽ theo pháp luật quy định
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ: tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình , cá nhân; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân kê khai đăng ký, xây dựng phương án đối với các trường hợp mới phát sinh và bất khả kháng. Kết quả thực hiện năm 2008, xét duyệt và cấp được 54.151 giấy chứng nhận, trong đó cấp cho các tổ chức là 297 giấy
Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính: đang triển khai thực hiện Dự án VLAP – Hà Nội do Sở làm chủ đầu tư, đo đạc lập hồ sơ địa chính tại các huyện: Thanh oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức và Thành phố Sơn Tây, tiếp tục tập trung công tác chỉnh lý biến động bản đồ thực hiện Đề án lập hồ sơ địa chính ở 3 cấp cho 40 phường, xã, thị trấn đã hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng quy chế, quản lý lưu trữ và cập nhập hồ sơ địa chính, xử lý thông tin nhanh, chính xác, phục vụ công tác quản lý và tạo đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5899.doc