Tim hiểu về tổng đài Spc

Lời nói đầu 2

phần I 3

Giới thiệu tổng quan về tổng đài Spc 3

I-Hệ thống tổng đài số 3

II-tổng quan về tổng đài spc 6

II-I. Đặc điểm của tổng đài SPC 6

II-2. Xu hướng sử dụng các bộ sử lý 7

II-2-1 Điều khiển tập trung 7

II-2-2.Điều khiển phân tán. 7

Phần II: 8

nguyên lý cấu tạo tổng đài SPC 8

II-1: Sơ đồ cấu tạo 8

II-2.Nhiệm vụ của các khối chức năng. 9

II-2-1.thiết bị đầu cuối gồm các mạch kết cuối thuê bao, kết cuối chung kế tương tự và kết cuối chung kế số. 9

II-2-2.Thiết bị chuyển mạch 11

II-2-3. Bộ điều khiển trung tâm 12

II-2-4.Thiết bị ngoại vi chuyển mạch 13

II-2-5.Thiết bị ngọai vi báo hiệu 15

II-2-6. Thiết bị trao đổi người-máy. 16

Phần III: 17

Chuyển mạch số 17

III- 1.đặc điểm của chuyển mạch số : 17

III-2.Nguyên lý chuyển mạch không gian 18

1-Sơ đồ nguyên lý. 18

2-Nguyên lý chuyển mạch . 19

III-3.Nguyên lý chuyển mạch thời gian tín hiệu số. 20

1-Chuyển mạch điều khiển đầu vào. 20

2-Chuyển mạch điều khiển đầu ra 22

III-4.Ghép tuyến PCM và chuyển đổi nối tiếp song song. 23

III-5. Chuyển mạch số ghép hợp 25

1-Khái niệm về chuyển mạch ghép hợp 25

2-Trường chuyển mạch TST 27

III-6.Tạo tuyến qua trường chuyển mạch ghép hợp. 27

III-7. Ghép nối các tuyến PCM với trường chuyển mạch. 31

III-8.Cấu trúc modular và phát triển dung lượng. 34

1- Cấu trúc modular của tầng chuyển mạch thời gian mô tả ở hình 13 34

2-Cấu trúc module của trường chuyển mạch không gian tín hiệu số. 35

III- 9 . Cấu trúc chuyển mạch ở các tổng đài dung lượng nhỏ. 37

III-10.Cấu trúc tổng quát của bộ chọn nhóm số (DGS) 37

1-Bộ chọn nhóm số ở môi trường thoại tương tự. 37

2-Bộ chọn nhóm số ở mối trường điện thoại số: 40

III-11.Đồng bộ trong chuyển mạch số: 41

III-11-1-Sự cần thiết phải đồng bộ. 41

III-11-2 Hậu quả của sự lệch trượt. 43

 

doc132 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tim hiểu về tổng đài Spc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện trước khoảng chu kỳ sao chép của bộ nhớ chung sẽ bị xoá nếu có sự cố xảy ra. Một số tổng đài có dung lượng trung bình hay nhỏ hay sử dụng phương pháp dự phòng này cho hệ thống điều khiển như TDX-1B, Ttaien... 4-3-4 Dự phòng N +1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển làm việc theo phương pháp dự phòng N +1 được mô tả ở hình 26. ở hệ thống này có N +1 bộ xử lý, trong đó N bộ xử lý từ P1 tới Pn làm nhiệm vụ xử lý tải tức thời cho hệ thống; một bộ xử lý Pn+1 làm nhiệm vụ dự phòng. ở trạng thái bình thường bộ xử lý này có thể đảm nhiệm một phần tải để xử lý. Như vậy, tổng thể N+1 bộ xử lý có năng lực xử lý lớn hơn giá trị tải phát sinh theo thiết kế kỹ thuật. Trường hợp có sự cố xảy ra ở một bộ xử lý nào đó thì bộ xử lý dự phòng nhận toàn bộ xử lý có sự cố. Tải cần xử lý Pn+1 P2 P1 Pn M Mn M2 M1 Mn+1 Hình26: Hệ thống điều khiển dự phòng N+1 Phương thức dự phòng này có ưu điểm dễ dàng cấu trúc hệ thống theo kiểu Modular, thuận tiện để phát triển dung lượng của hệ thống. Mặt khác ở giờ cao điểm, tải lớn thì M+1 bộ xử lý có thể đảm nhiệm xử lý lượng tải lớn hơn bình thường. Như vậy khắc phục được hiện tượng ở tải hoặc quá tải cho các bộ xử lý ở thời gian cao điểm này. Trong các tổng đài điện tử SPC hiện đại, hệ thống điều khiển là một tổ hợp của các hệ thống khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu và tính phức tạp của công việc mà nó đảm nhiệm và yêu cầu của chương trình chuyển mạch. Vì vậy người ta cấu trúc nó theo hệ thống nhiều cấp. Hệ thống điều khiển cần phải có dự phòng để đảm bảo cho tổng đài làm việc tin cậy và liên tục trong mọi tình huống. Phương pháp dự phòng phân tải là phương pháp thông dụng để tránh được sự gián đoạn hoạt động của toàn bộ tổng đài. Nó có ưu điểm là ở trạng thái bình thường nó có năng lực xử lý cao hơn yêu cầu. Như vậy ở giờ cao điểm không xảy ra hiện tượng ứ tải cần phải xử lý hạn chế. PHần V: Xử lý gọi Xử lý gọi trong một tổng đài SPC được phần mềm thao tác điều khiển thự hiện. Công việc xử lý bao gồm: Phát hiện sự khởi sướng cuộc gọi. Xử lý và trao đổi thông tin báo hiệu Xác lập tuyến nối qua trường chuyển mạch. Phiên dịch các chữ số địa chỉ. Tính cước Giám sát cuộc gọ Giải toả cuộc gọi Đó là các công việc và giai đoạn cơ bản của quá trình xử lý gọi ở một tổng đài SPC. V.1 Các chương trình xử lý gọi: ở một hệ thống tổng đài SPC nhiệm vụ xử lý gọi được hoàn thành chủ yếu nhờ phần mềm. Các thành phần chính của các chương trình xử lý gọi được môt tả ở hình 27 chúng bao gồm: Bộ phân phối chương trình, các chương trình dò thử trạng thái, các chương trnhf định liệu cuộc gọi, các chương trình điều khiển chuyển mạch ... và xử dụng các loại bảng số liệu cố định, bán cố định và tạm thời; cácc bộ đệm ghi phát, đệm trạng thái và các hàng nhớ. V.1.1 Chương trình dò thử: Các biến cố báo hiệu xuất hiện trong mạng điện thoại được phát hiện nhờ các chương trình dò thử. Trạng thái của một số điểm thử ở các mạch điện thuê bao hay trung kế được xem xét đồng thời và đều đặn qua từng khoảng thời gian. Thực tế số lượng điểm thứ này là 16 hoặc 32 được ghép với nhau và được thử đồng thời. Bộ điều khiển trung tâm so sánh kết quả dò thử giữa lần dò thử mới thực hiện và lần dò thử trước đó đã được lưu lại. Công việc so sánh này được thực hiện nhờ thuật toán và mạch điện logic. Nhờ công việc so sánh này mà bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra giữa 2 lần dò thử đều được phát hiện. Bộ phân phối chương trình Mức đồng hồ Mức gốc Mức xử lý gọi Các chương trình ĐK chuyển mạch Các chương trình định cuộc gọi Các chương trình đo thử Danh sách lệnh Các hàng nhớ Các bộ đệm ghi phát Các bộ đệm trạng thái Nhớ số liệu cố định NHớ số liệu bán cố định Nhớ số liệu tạm thời Hình 27: Các chương trình xử lý gọi V.1.2 Chương trình tìm tuyến nối. Chương trình này dùng để tìm một tuyến đầu nối rỗi giữa một đầu vào và một đầu ra cho một cuộc gọi nội hạt hoặc là một tuyến rỗi giữa một đầu vào và một đầu ra rỗi của nhóm mạch trung kế đối với các cuộc gọi chuyển tiếp, gọi ra... Cấu tạo của chương trình tìm tuyến phụ thuộc vào loại và cấu trúc của trường chuyển mạch. Hiện nay quá trình tìm tuyến trong các hệ thống tổng đài SPC dựa vào quá trình tổng hợp phần mềm kỹ thuật nhớ hoạ đồ. Đây là một trong các chương trình tự liệu gọi quan trọng. V-1-3 Các chương trình tự liệu gọi khác. -Chương trình phân tích tiền định. Chương trình phân tích tiền định cung cấp các thông tin về tạo tuyến và tính cước cho một cuộc gọi dựa vào các chữ số địa chỉ của nó. Chương trình này sử dụng các bảng số liệu tiền định ( loại thuê bao, các nghiệp vụ đặc biệt...) -Chương trình tính cước: Chương trình này dùng để tính cước cho các cuộc gọi theo một trong ba phương pháp: tính cước hàng tháng, tính cước theo từng thời gian định trước, hoặc tính cước chi tiết từng cuộc gọi, cũng có thể tính cước kết hợp các loại trên. -Các chương trình vào số cước cho các thuê bao. -Các chương trình thống kê lưu lượng. V-1-4 Chương trình điều khiển chuyển mạch: Sau khi cuộc gọi đã được tự liệu, các chức năng phần cứng cần tác động tuỳ thuộc từng cuộc gọi cần được quyết định. Chương trình điều khiển chuyển mạch phát các lệnh cho thiết bị chuyển mạch tuyến tiếng nói qua thiết bị ngoại vi chuyển mạch. Nhờ các lệnh này mà tuyến nối cho các cuộc gọi được thiết lập qua trường chuyển mạch.ụ V-1-5 Hàng các cuộc gọi. Khi có một biến cố báo hiệu xuất hiện như thuê bao nâng tổ hợp, đặt tổ hợp hoặc chọn số, các biến cố đó được phân tích ngay và đặt vào một hàng tương ứng phù hợp với loại xử lý cần thiết. Bộ xử lý liên tục phát hiện các biến cố trong các chương trình dò thử. Khi đến lượt xử lý biến cố đó trong hàng, thực hiện các chức năng logic cần thiết liên quan tới nó và đặt kết quả vào một hàng khác có liên quan tới công việc sẽ phải giải quyết tiếp hoặc lấy ra ( nếu kết quả ở dạng lệnh thao tác) hoặc tiếp tục xử lý ( nếu kết quả là số liệu cần phải xử lý tiếp) như mô tả ở hình 28. Lấy ra Xử lý biến cố Phát hiện và phân tích biến cố Hàng Hàng O O O O O Xử lý biến cố Xử lý biến cố Hàng Hàng O O O Hình 28: Hàng các biến cố V-1-6 Gián đoạn (ngắt). Để sử dụng tối ưu các bộ xử lý, thời gian làm việc của nó được phân phối cho các công việc trên cơ sở yêu cầu phù hợp với mức ưu tiên cho các công việc khác nhau. Nhờ vậy, mà một việc cần thiết ở mức ưu tiên cao có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Mức ưu tiên giữa các chương trình được định thông qua các mức gián đoạn. Việc phân chia mức gián đoạn tuỳ thuộc vào từng hệ thống tổng đài. Nói chung có 3 mức gián đoạn được sử dụng. Dưới đâylà các mức gián đoạn theo thức tự ưu tiên giảm dần: a/ Mức đồng hồ: Mức này hoạt động theo chu kỳ cách nhau 10ms (chu kỳ gián đoạn 10ms), nó được dùng cho các công việc có sự giàng buộc về thời gian ngặt nghèo như thu các thông tin chọn số (các chữ số địa chỉ), phát hiện các biến cố báo hiệu, xử lý lỗi. b-Mức xử lý gọi: Mức này làm việc khi các hàng xử lý gọi phù hợp được đưa vào để phân tích các số liệu chọn số thu được, xem xét số liệu thuê bao hay trung kế, xác định tuyến rỗi... c-Mức gốc: Mức này luôn luôn hoạt động và thực hiện các công việc ở mức ưu tiên thấp nhất như là một phần của chu trình chương trình. Nó phục vụ cho các công việc đòi hỏi ràng buộc về thời gian ít hơn như vào cước số thuê bao, thống kê lưu lượng... Thông thường các công việc cần thực hiện ở mức độ ưu tiên giảm dần là: -Xử lý lỗi. -Trao đổi giữa các bộ xử lý. -Các công việc ngoại vi nhanh, phân phối báo hiệu. -Các công việc khác ở mức đồng hồ. -Các công việc ngoại vi chậm , điều khiển nói. -Các công việc mức gốc. Khoảng thời gian giành cho các chương trình ở mức đồng hồ phụ thuộc vào tải của bộ xử lý và nhỏ hơn thời gian cực tiểu giữa hai lần gián đoạn ở mức đồng hồ để tránh sự nhẩy tắt của chu trình xử lý gọi và loại trừ khả năng để mất thông báo báo hiệu. Mức xử lý gọi có thể bị ngừng mà không tạo ra số rối loạn cho các thao tác thời gian thực trong trường hợp tải thoại nhỏ. Nhưng ở trường hợp tải thoại lớn thì để tránh quá tải xảy ra cần sử dụng cả thời gian dành cho các chương trình mức gốc để xử lý gọi, vào những khoảng thời gian tải thoại (ban đêm) có thể sử dụng thời gian dành cho các chương trình xử lý cho các công việc mức gốc ở một số chu kỳ máy. V-2 Các loại bảng số dữ liệu. Tất cả các số liệu liên quan tới cấu trúc phần cứng của hệ thống, các đặc tính của thuê bao, trạng thái đường dây thuê bao, thông tin về tạo tuyến và tính cước... có thể được phân bổ theo ba kiểu: -Số liệu cố định. -Số liệu bán cố định. -Số liệu tạm thời. Tất cả các số liệu được lưu trữ và sắp xếp ở bảng dạng số liệu. V-2-1 Bảng số liệu cố định. Số liệu cố định giống nhau đối với tất cả các tổng đài cùng loại. Nó hình thành một bộ phận logíc hệ thống và chức các số liệu về hình thể cấu trúc của tổng đài. V-2-2 Bảng số liệu bán cố định. Số liệu bán cố định phụ thuộc vào các nhân tố ngoài như dung lượng tổng đài, các đặc tính thuê bao, thông tin tạo tuyến và tính cước, phương thức đầu nối giữa các phần khác nhau của trường chuyển mạch... V-2-3 Bảng số liệu tạm thời. Số liệu tạm thời liên quan tới từng cuộc gọi riêng và chứa trạng thái cuộc gọi, tuyến nối cho tín hiệu tiếng nói qua trường chuyển mạch, khoảng thời gian gọi... Các chương trình xử lý gọi cần thông tin về các thuê bao ở một số giai đoạn xử lý gọi. Số liệu cần thiết được lấy ra từ các bảng số liệu tương ứng. Số liệu này cần được đáp ứng trong các trường hợp sau: a-Giai đoạn trước lúc chọn số. ở giai đoạn này cần sử dụng các số liệu để: -Kiểm tra xem liệu thuê bao chủ gọi có ở trạng thái được phục vụ hay không. -Để đầu nối đường dây của thuê bao này tới một kiểu bộ thu xung địa chỉ thích hợp. b-Giai đoạn chuyển thông tin địa chỉ. Giai đoạn này cần số liệu để chuẩn y hoặc ngăn không cho thuê bao tiếp cận với các dịch vụ đã chọn hoặc đích đã chọn. ở giai đoạn chọn số để thực hiện các cuộc gọi nội hạt cần phải có số liệu để nhận biết địa chỉ thiết bị đường dây thuê bao từ địa chỉ danh bạ thuê bao bị gọi đã nhận được. Ngoài ra còn cần số liệu để xác định thao tác chuyên gọi, chẳng hặn gọi chuyên, đầu nối tới thiết bị ghi âm thông báo tự động... c-Giai đoạn giải toả cuộc gọi. ở giai đoạn giải toả cuộc gọi cần có các số liệu cho công việc tính cước chi tiết hoặc tính cước kiểu khối. Ngoài ra cần có số liệu để xác định xem thuê bao bị gọi có thuộc loại chịu cước hay không. V-3 Số liệu thuê bao. Sử dụng phần mềm cho phép ta tạo ra cho thuê bao nhiều đặc tính chi tiết hơn so với ở các hệ thống chuyên mạch cơ điện. ở các hệ thống này chỉ có thông tin về đường dây thuê bao bao gồm loại đường dây được phép khai thác hay không, loại nghiệp vụ... có thể được chương trình hoá bằng phương thức đầu nối cứng.ở các hệ thống chuyên mạch SPC có thể có khoảng từ 50-100 bits nhớ số liệu cho mỗi một thuê bao. Các bits số liệu này được ghi sẵn phục vụ cho phân loại các đặc tính thuê bao. Như vậy có thể cung cấp cho thuê bao rất nhiều dịch vụ mới. V-3-1 Phân loại số liệu thuê bao. Số liệu thuê bao được chia thành hai loại: -Số liệu mô tả các đặc tính của đường dây thuê bao. -Số liệu mô tả các nghiệp vụ cung cấp cho thuê bao. V-3-2 Các số liệu thuê bao. 1-Số liệu đặc tính thuê bao : Các số liệu này liên quan tới các đặc tính của đường dây thuê bao , bao gồm : -Số liệu tương thích giữa địa chỉ thiết bị đường dây thuê bao (LEN : Line equiment number hoặc EN : equiment number) và địa chỉ danh bạ của nó DN (directory number). -Số liệu xác định các định đặc tính của mỗi một thuê bao như đường dây đang được ghép khai thác hoặc, không máy điện thoại quay số hay ấn phím... -Số liệu liên quan tới loại đường dây về phương diện tính cước như: +Đường dây miễn cước hay tính cước. +Đường dây có truyền dẫn xung cước hay không. +Đường dây có tính cước cho các cuộc gọi vào hay không. 2-Số liệu nghiệp vụ: Số liệu này liên quan tới công việc cung cấp các nghiệp vụ nâng cao cho thuê bao ngoài nghiệp vụ thoại thông thường chúng bao gồm; -Số liệu bán cố định dùng để xác định các nghiệp vụ mà tổng đài cung cấp cho thuê bao chẳng hạn như gọi địa chỉ ngắn nghiệp vụ đường dây nóng, gọi chờ... -Số liệu mà thuê bao có thể thay đổi được bằng thao tác ở máy điện thoại của mình như hàng mã thuê bao gọi địa chỉ ngắn và địa chỉ đầy đủ tương ứng, địa chỉ gọi chuyên, gọi cảnh báo... -Số liệu xác định nhóm đường dây PABX, tức là nhóm các đường dây có thể gọi đến bằng một địa chỉ. Nó cho phép tạo lập nhóm từ bất kỳ đường dây nào của tổng đài mà không cần để ý tới địa chỉ thiết bị LEN của chúng. V-3-3 Hồ sơ thuê bao: Số liệu thuê bao, như giới thiệu ở mục trên, được lưu trong các hồ sơ thuê bao (còn gọi là các tập nhớ thuê bao). Các vùng nhớ này được phân phát cố định cho các thuê bao. Các hồ sơ này có thể được sắp xếp ở bộ nhớ chính hay bộ nhớ ngoài tuỳ thuộc vào từng hệ thống. Chúng có thể được định địa chỉ theo địa chỉ danh bạ DN hoặc địa chỉ máy EN của thuê bao. ở các hồ sơ thuê bao có hai loại thông tin chính. 1-Thông tin định gốc cuộc gọi: Thông tin này dùng để định gốc cuộc gọi, được xác định bởi địa chỉ EN (đây là địa chỉ duy nhất để nhận biết địa chỉ thiết bị khi một cuộc gọi mới được phát hiện). Nó được lưu ở trong các hồ sơ gốc cuộc gọi. Các hồ sơ này chứa địa chỉ DN tương ứng với địa chỉ EN của nó, kiểu đường dây thuê bao và loại số liệu dịch vụ (COS Clan of service data). Thông tin định đích cuộc gọi. Thông tin dùng để xác định đích cuộc gọi chứa trong hồ sơ đích cuộc gọi. Hồ sơ này đánh số theo địa chỉ thuê bao. Chúng chứa COS và địa chỉ thiết bị tương ứng với địa chỉ danh bạ thuê bao. Khi cuộc gọi cần tới một nhóm đường dây thuê bao (Các thuê bao PBX) thì địa chỉ thiết bị được thay thế bằng một địa chỉ đặc trưng cho một bảng liệt kê nhóm đường dây. Bảng này ghi lại các đường dây trong nhóm và cho phép hệ thống có thể tiến hành công việc tìm kiếm một đường dây rỗi để tổ chức cuộc gọi. V-4 Phân tích phiên dịch và tạo tuyến. V-4-1 Phiên dịch. Mục đích của công việc phiên dịch là cung cấp thông tin phục vụ đầu nối và tính cước cho các cuộc gọi. Phiên dịch ở một tổng đài điện tử được thực hiện nhờ các chương trình phân tích tiền định và các bảng phiên dịch. Trên cơ bản cần có hai loại số liệu để tiến hành công việc phiên dịch. Số liệu định gốc cuộc gọi. Số liệu này đặc trưng cho gốc cuộc gọi, tức là trên cơ sở số liệu này thiết bị điều khiển có thể nhận ra được cuộc gọi này của thuê bao nội hạt hay từ trung kế. Nó được sử dụng để chọn ra bảng phiên dịch thích hợp. 2-Số liệu chọn số. Đây là các chữ số địa chỉ thuê bao bị gọi thu được từ thuê bao chủ gọi. Các chữ số này được dùng để chỉ ra các bảng phiên dịch. Các bảng này cung cấp các thông tin cần thiết cho các thao tác xử lý cần cho công việc tạo tuyến cho cuộc gọi. V-4-2 Phân tích tạo tuyến. Đây là công việc phân tích các chữ số địa chỉ thu được. Quá trình phân tích được thực hiện từng chữ số được hoặc sau khi thu được một vài chữ số đầu. Thông tin địa chỉ có thể bao gồm toàn bộ các chữ số địa chỉ hay chỉ một phần trong các chữ số đó. Nói chung quá trình phân tích các chữ số địa chỉ để có được các thông tin và tạo tuyến được thực hiện theo hai bước như mô tả ở hình 29. Xác định kiểu cuộc gọi. Căn cứ vào cụm chữ số địa chỉ đầu, thường là một hoặc hai chữ số, để xác định kiểu cuộc gọi. Bộ điều khiển trung tâm căn cứ vào các chữ số địa chỉ đầu tiên thu được để phân tích và nhận dạng loại cuộc gọi cho cuộc gọi bao gồm : gọi nội hạt ,gọi khu vực, gọi quốc gia , goị quốc tế, gọi theo các nghiệp vụ đặc biệt, gọi địa chỉ ngắn... Xác định thông tin tạo tuyến. Sau khi nhận được toàn bộ địa chỉ thuê bao bị gọi, bộ điều khiển trung tâm phân tích để có được thông tin hoàn chỉnh để có thể điều khiển lập tuyến cho cuộc gọi. Thông tin này bao gồm địa chỉ thiết bị của thuê bao chủ gọi và bị gọi tuyến nối cần thiết lập qua trường chuyển mạch, số liệu tính cước, các dịch vụ đặc biệt... V-4-3 Bảng phiên dịch và tạo tuyến. Các chương trình phiên dịch và tạo tuyến đưa ra các bảng phiên dịch và tạo tuyến cho cuộc gọi. Các bảng này xac định mối quan hệ giữa các chữ số địa chỉ thu được và nhóm đường trung kế cuối dùng để đầu nối cho cuộc gọi. Trong trường hợp có quá tải ở tuyến chính phải thiết lập nối qua tuyến vòng (hoặc tuyến phụ) thì thông qua công việc phân tích nhóm chữ số địa chỉ đầu ra sẽ cho ta thông tin xác định nhóm trung kế bị quá tải (trường hợp toàn bộ đường trung kế thử chọn lần đầu bị bận). Địa chỉ tổng thể của các tuyến vòng sẽ là một hàm số của các đặc trưng của mạng. V-5 Thiết lập gọi nội hạt. Trình tự sau đây mô tả quá trình thiết lập một cuộc gọi nội hạt qua một tổng đài điện tử SPC. Trong thiết kế có thể có sự khác nhau trong từng hệ thống riêng. Tuy vậy trình tự tổ chức nói trên cơ bản theo trình tự giống nhau như sau: V-5-1 Dò thử đường dây thuê bao thử gọi. Chương trình dò thử đường dây sẽ điều khiển thiết bị dò thử trạng thái đường dây thuê bao theo chu kỳ ở mức đồng hồ. Công việc dò thử không tiến hành riêng rẽ từng tiếp điểm mà dò thử từng nhóm 16 hoặc 32 tiếp điểm đồng thời. Ngay khi phát hiện và khẳng định thuê bao nào đó muốn khởi xướng một cuộc gọi, căn cứ theo địa chỉ thiết bị của địa chỉ thuê bao nó được đặt vào một hàng như hình vẽ 30 mô tả: Các số liệu đầu vào cho công việc phiên dịch Thông tin về thuê bao chủ gọi Các chữ số địa chỉ Phân tích các chữ số địa chỉ **** ***** Phân tích các chữ số còn lại đối với các cuộc gọi nội hạt Các chữ số đầu tiên: -Kiểm tra tính chất hợp lý của tổ hợp chữ số địa chỉ. -Xác định các hạn chế tạo tuyến (nếu có) -Mã liên lạc -Mã tạo tuyến -Mã tính cước -Xác định đầy đủ các chi tiết cuộc gọi. -Xác định thuê bao bị gọi Mã tính cước Xác định các tham số sau: -Có phải loại gọi miễn cước không -Có phải loại cuộc gọi tính cước đều không ? -Có phải tính cước theo thời gian và cự ly gọi không? - Tính cước từ tổng đài khác. Mã tạo tuyến -Xác định kiểu cuộc gọi: gọi nội hạt, gọi vào, gọi ra, gọi chuyển tiếp. -xác định nhóm tuyến gọi ra -Cung cấp thông tin báo hiệu cho nhóm tuyến. -Cung cấp thông tin về tạo tuyến phụ (trường hợp quá tải) Hình 29 Lưu đồ phiên dịch và tạo tuyến Hình 30 :Dò thử đường dây thuê bao Đo thử đường dây thuê bao Bộ phân phối thời gian Chương trình dò thử Mức đồng hồ Gián đoạn Trạng thái hiện tại Trạng thái ở chu trình trước EN So sánh Hàng thuê bao Chủ gọi V-5-2 Giai đoạn trước lúc chọn số. Sau khi phát hiện cuộc gọi mới, quá trình xử lý gọi bắt đầu. Bộ điều khiển chuyển mạch trung tâm phân phát tạm thời một vùng nhớ cho cuộc gọi. Giống như ở phương thức chuyển mạch cơ điện, vùng nhớ này làm việc như một bộ ghi phát. Tất cả các bộ ghi phát rỗi xếp thành một hàng rỗi. Bộ ghi phát rỗi ở đầu hàng được chọn ra và duy trì gắn bó với cuộc gọi trong suốt thời gian xử lý gọi như: hồ sơ thuê bao chủ gọi (hồ sơ này được nhận dạng và gọi ra trên cơ sở địa chỉ thiết bị của nó), loại thuê bao và các số liệu khác như các chữ số địa chỉ thuê bao bị gọi vừa thu được, kiểu đường dây thuê bao...như ở hình 31. EN Bộ phân phối thời gian Chương trình xưng bộ Chờ cuộc gọi mới Mức gốc EN: DN: Loại đường dây các đặc điểm cần thiết khác Bảng phiên dịch và các hồ sơ Bộ ghi phát đệm Số liệu loại đường thuê bao Hình 31: Sơ đồ chiếm dụng bộ ghi phát điện. Trước khi đưa số liệu vào bộ đệm ghi phát vừa được phân phát bộ ghi phát này được tái phục tức là các bits nhớ được đưa về trạng thái không. Tiếp theo chương trình tìm tuyến làm việc, nó xác định một tuyến rỗi giữa đường dây thuê bao chủ gọi và bộ ghi phát này. Kết quả của công việc tìm tuyến được chuyển tới chương trình điều khiển nối. Chương trình này thiết lập một tuyến báo hiệu và phát âm mời quay số cho thuê bao. Giai đoạn này kết thúc bằng công việc phát âm mời quay số và chuẩn y cho thuê bao chủ gọi thực hiện chọn số địa chỉ. V-5-3 Chọn số và tạo tuyến. Khi thuê bao chủ gọi chọn một chữ số địa chỉ thuê bao bị gọi, xung hoặc tín hiệu chọn số này được chương trình dò thử thông tin địa chỉ phát hiện. Chương trình này làm việc ở mức đồng hồ. Các chữ số đại chỉ được ghi lại trong bộ nhớ đệm ghi phát, như mô tả ở hình 32. Khi các chữ số địa chỉ đầu tiên đã thu được, quá trình phân tích tiền định bắt đầu trên cơ sở các chữ số mã liên lạc. Tiếp theo đó các chi tiết về cuộc gọi được ghi lại ở bộ ghi phát. Thời điểm bắt đầu công việc phân tích tạo tuyến phụ thuộc chủ yếu và kiểu cuộc gọi. Đối với các cuộc gọi nội hạt hoặc gọi vào thi công. Việc này bắt đầu sau khi thu được toàn bộ các chữ số địa chỉ. Còn đối với các cuộc gọi ra hay gọi chuyển tiếp thì công việc phân tích tạo tuyến bắt đầu ngay sau khi nhóm chỉ số địa chỉ tiền định. Trong trường hợp nội cuộc gọi nội hạt, sau khi đã thu được toàn bộ các chữ số địa chỉ, chương trình xử lý thiết lập gọi kiểm tra địa chỉ thiết bị của thuê bao bị gọi và loại thuê bao. Địa chỉ này và địa chỉ của bộ ghi phát được lưu vào một hàng ( xem hình32). Sau đó lệnh tìm tuyến được phát ra và công việc chọn tuyến được thực hiện. Đối với tất cả các cuộc gọi, công việc chọn tuyến bao gồm kiểm tra trạng thái bận, rỗi của các mạch dây, chuẩn bị một tuyến nối qua mạng chuyển mạch giữa thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi. Mức độ phức tạp của công việc tìm tuyến phụ thuộc trực tiếp vào số lượng tầng chuyển mạch của thiết bị chuyển mạch bởi vì tuyến nối được chỉ ra và xác định nhờ công việc đầu nối các phần tử tuyến giữa các tầng chuyển mạch. Khi kích thước mạng chuyển mạch tăng lên thì công việc này cũng trở nên phức tạp hơn. V-5-4 Cấp chuông. Cuối giai đoạn chọn tuyến là bước cấp chuông. Khi máy thuê bao bị gọi rỗi thì dòng chuông được cấp tới thuê bao bị gọi và hồi âm chuông được cấp cho thuê bao chủ gọi. Dòng chuông này được cấp vào mạch kết cuối thuê bao, trực tiếp đưa tới máy thuê bao, còn tín hiệu hồi âm chuông thường được cấp qua trường chuyển mạch. Bộ thu xung chọn số Phân phốithời gian Chương trình dò địa chỉ Gián đoạn Tạo nhịp Thông ti địa chỉ Bộ ghi phát đệm Hình 32 : Thu thông tin địa chỉ V-5-5 Giám sát: Sau khi thuê bao bị gọi trả lời (nâng tổ hợp) hệ thống điều khiển chuyển các thiết bị liên quan sang trạng thái truyền dẫn tiếng nói, thao tác nối mạch cho các phần tử tuyến ở trường chuyển mạch, đầu nối thuê bao chủ gọi và bị gọi và cấp nguồn cho thuê bao. Vì số lượng số liệu trong giai đoạn này tương đối ít (chỉ cần số liệu nhận dạng tuyến và mã tính cước) nên bộ ghi phát đệm được giải phóng và được chuyển về hàng ghi phát rỗi. ở giai đoạn 2 thuê bao nói chuyện, hệ thống điều khiển hầu như chỉ giám sát 2 thuê bao để nhận thông tin giải toả tuyến nói khi thuê bao đặt máy. Tức là chuyển sang giai đoạn giám sát. Ngay sau khi tín hiệu giải toả từ thuê bao chủ gọi hoặc bị gọi được phát hiện, giai đoạn giải toả tuyến nối bắt đầu. Lúc này toàn bộ thiết bị của tổng đài liên quan tới cuộc gọi được giải phóng, xoá các phần tử tuyến và phục hồi các thiết bị kết cuối. V-6 Tính cước. ở tổng đài thuê bao, công việc tính cước được thực hiện bởi các đồng hồ cước riêng cho từng thuê bao. ở các tổng đài SPC các đồng hồ cước thực chất là các vùng nhớ. Giá cước cho mỗi cuộc gọi có thể xác định tại chỗ thông qua các thông tin lấy được từ các băng phiên dịch. Giá cước này cũng có thể định đoạt dựa vào thông tin đo cước của từng tổng đài khác đưa tới. Giá cước của mỗi cuộc gọi được biểu thị bằng số các đơn vị. Cước cơ sở, giống như các xung tạo bước cho các bộ tính cước ở tổng đài cơ điện, không phải tính ra giá trị tiền hiện hành. Các bảng phiên dịch ở các hồ sơ thuê bao cần phải cung cấp thông tin cho phép hệ thống quyết định được đối với mỗi cuộc gọi, x các tham số sau: -Đây là cuộc gọi không hay có tính cước. -Tính cước dựa trên cơ sở giá cước đồng đều. Việc tính này sẽ chỉ ra số lượng các đơn vị cước cơ sở. -Tính cước trên cơ sở cự ly và thời gian hội thoại. Công việc tính cước loại này dựa vào tốc độ xung. -Tính cước dựa vào thông tin cước từ tổng đài khác đưa tới. Thông tin này có thể ở dạng thông báo về tốc độ xung hoặc dãy xung cước truyền dẫn về trực tiếp. Tổng đài nội hạt cũng có thể cung cấp các dịch vụ liên quan tới quá trình tính cước cho một thuê bao. Điều này liên quan tới thông tin về các dịch vụ của thuê bao lưu ở các hồ sơ thuê bao. V-6-1 Tính cước tại nhà. ở các tổng đài điện tử SPC thuê bao có thể được cung cấp dịch vụ tính cước tại nhà. Để có được dịch vụ này máy thuê bao được trang bị thêm một bộ tính cước kiểu hiển thị. Các xung cước có thể được phát đi từ tổng đài qua đường dây thuê bao để động tác (nhẩy số) bộ tính cước đặt tại nhà thuê bao. Các xung này cần phải phát đi theo phương thức thời gian thực, trong lúc thuê bao đang đàm thoại nhờ một thiết bị phát xung cước đặt ở các bộ các bộ trung kế nội bộ, trung kế ra hoặc trang bị chung cho tất cả các loại cuộc gọi. Công việc truyền dẫn các xung cước này được điều khiển bởi trang bị ngoại vi độc lập hoặc bộ điêù khiển trung tâm thông qua chương trình ghi sẵn. Trường hợp trang bị ngoại vi điều khiển phát xung thì trang bị này tạo ra dãy xung có tốc độ đo cước tuỳ thuộc từng loại cuộc gọi. Các xung này được điều chế với một tải tần nào đó nằm ngoài băng tần tiếng nói và được truyền dẫn chung trên đường dây thuê bao cùng với tín hiệu tiếng nói. ở tổng đài EAOB người ta sử dụng tần số 12K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN092.doc