Nếu trong thức ăn có đủhàm lượng chất béo thì có thểcung cấp năng lượng,
vừa có thểcung cấp lượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Trong thực nghiệm sử
dụng dầu cá mặt ngựa làm nguồn mỡchính cho thấy, lượng chất béo trong thức ăn
cần thiết đối với cá trắm đen giống 1 tuổi (có khối lượng thân từ44,23-59,69g) là
6,2% và cá trắm đen giống trong năm (có khối lượng thân từ10,25-13,73g) là
6,7%. Khi hàm lượng chất béo trong thức ăn dưới 3% hoặc trên 9% thì cá trắm
đen gầy, sinh trưởng chậm, tỷlệtăng trọng giảm (Leng Xiang-Jun và Wang Zun,
2003).
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3719 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu vềnhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen
Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) là cá ăn động vật đáy,
thức ăn ưa thích là các loài nhuyễn thể thuộc lớp chân bụng và lớp 2 mảnh vỏ như
ốc, trai, hến... (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Những năm gần đây, nhu
cầu về cá trắm đen thương phẩm không ngừng tăng lên trong khi nguồn thức ăn tự
nhiên là các loài nhuyễn thể ngày càng giảm nên việc sử dụng thức ăn hỗn hợp để
nuôi cá trắm đen ngày càng trở nên phổ biến. Để nâng cao sản lượng cá trắm đen,
việc tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen, từ đó nghiên cứu
công nghệ nuôi phù hợp, tăng tỷ lệ cá trắm đen trong ao kết hợp với nghiên cứu
sản xuất thức ăn hỗn hợp thay thế thức ăn tự nhiên là khâu đột ph
Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) là cá ăn động vật đáy,
thức ăn ưa thích là các loài nhuyễn thể thuộc lớp chân bụng và lớp 2 mảnh vỏ như
ốc, trai, hến... (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Những năm gần đây, nhu
cầu về cá trắm đen thương phẩm không ngừng tăng lên trong khi nguồn thức ăn tự
nhiên là các loài nhuyễn thể ngày càng giảm nên việc sử dụng thức ăn hỗn hợp để
nuôi cá trắm đen ngày càng trở nên phổ biến. Để nâng cao sản lượng cá trắm đen,
việc tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen, từ đó nghiên cứu
công nghệ nuôi phù hợp, tăng tỷ lệ cá trắm đen trong ao kết hợp với nghiên cứu
sản xuất thức ăn hỗn hợp thay thế thức ăn tự nhiên là khâu đột phá.
1. Nhu cầu protein và axit amin
1.1. Nhu cầu protein
Nhu cầu protein trong thức ăn của các loại cá nước ngọt thường dao động trong
khoảng từ 25-55%, trung bình khoảng 30%. Nhu cầu protein tối ưu của một loài cá
nhất định phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến thức ăn, giai đoạn phát triển của cơ
thể và nhiều yếu tố bên ngoài khác (Vũ Duy Giảng, 2007). Mặc dù đã có một số
kết quả ban đầu về nhu cầu protein của cá trắm đen, song hiện nay các nhà khoa
học vẫn tiếp tục tiến hành những nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu protein ở
từng giai đoạn phát triển của chúng nhằm xây dựng các công thức thức ăn hiệu
quả.
Michael C. Cremer, Zhou Enhua and Zhang Jian (2006) đã sử dụng khẩu phần
36% protein nuôi cá trắm đen giống trong hai thí nghiệm ở tỉnh Shenyang và Hắc
Long Giang (Trung Quốc) cho kết luận: khẩu phần 36% protein là phù hợp để sử
dụng nuôi cá trắm đen từ cỡ giống lên cỡ thương phẩm.
Yang Guohua và ctv (1981) lấy casein làm protein nguồn, sử dụng phương
pháp tăng dần (phương pháp bậc thang) tính ra lượng protein cần thiết trong giai
đoạn cá trắm đen hương là 41%, cá 2 tuổi là 33% và cá trưởng thành là 28%.
Leng Xiang-Jun và Wang Zun (2003) sử dụng cá giống trắm đen có các khối
lượng là 37,12-48,32g, đồng thời lấy tỷ lệ tăng khối lượng làm chỉ tiêu, tính được
đường hồi quy thẳng và đường hồi quy parabol, phát hiện thấy rằng khi hàm lượng
protein thấp hơn 29,54% thì quan hệ giữa tỷ lệ tăng khối lượng và hàm lượng
protein gần như là một đường thẳng; Khi hàm lượng protein là 29,54-40,85% thì
tỷ lệ khối lượng dần dần tăng lên và đạt trị số cao nhất; Khi hàm lượng protein
vượt quá 40,85% thì tỷ lệ tăng khối lượng giảm xuống. Phát hiện cho thấy lượng
protein thích ứng đối với cá trắm đen giống là khoảng 30-41%, tương đương với
hàm lượng protein thô có trong thịt ốc đồng và hến làm thức ăn cho cá trắm đen
(với ốc đồng là 38,8%, hến là 32,2%).
Dai Xiang-qing (1988) cũng đã sử dụng cá trắm đen cỡ 3,5g làm thí nghiệm để
tìm ra lượng đạm thích hợp nhất trong thức ăn. Kết quả chỉ ra rằng, hàm lượng
chất đạm phối hợp trong thức ăn cho cá trắm đen giống từ 35-40%.
Tóm lại, nhu cầu protein trong thức ăn cần thiết cho cá trắm đen trong giai đoạn
cá hương là 40%, giai đoạn cá giống là 35%, giai đoạn cá thịt là 30% (Leng
Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
1.2. Nhu cầu các axit amin thiết yếu
Cân bằng axit amin trong khẩu phần nuôi là rất quan trọng vì một hỗn hợp thức
ăn cân bằng được axit amin, đặc biệt là các axit amin không thay thế, sẽ cho vật
nuôi tăng trưởng tốt hơn (Vũ Duy Giảng, 2007).
Trên thực tế, chất dinh dưỡng protein chính là chất dinh dưỡng của axit amin.
Cá trắm đen cũng giống như các loài cá khác, cần 10 loại axit amin thiết yếu bao
gồm: Lysine (lys), Tryptophane (Trp), Methionine (Met), Isoleucine (Iso), Leucine
(Leu), Arginine (Arg), Histamine (His), Phenylanine (Phe), Valine (Val),
Threonine (Thr), nhu cầu về lượng acid amin trong thức ăn của cá trắm đen được
trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Nhu cầu của cá trắm đen với 10 axit amin trong thức ăn (Lee Dan
và ctv, 2006)
Acid amin thiết yếu Nhu cầu (% thức ăn) Nhu cầu (% protein)
Lysine 2,40 6,00
Tryptophan 2,50 1,00
Methionine 1,10 2,80
Isoleucine 0,80 2,00
Leucine 2,40 6,00
Arginine 2,70 6,80
Valine 1,00 2,50
Phenylalanine 0,80 2,00
Histidine 2,10 5,25
Threonine 1,30 3,25
Chú ý: Protein thô trong thức ăn đều là 40%, hàm lượng casein trong thức ăn là
0,5%, hàm lượng cytine là 0,32%.
Khi bổ sung thêm 0,2% axit amin vào thức ăn cho cá trắm đen (thức ăn thí
nghiệm có độ đạm thô là 43,31%), kết quả cho thấy có thể nâng cao tốc độ sinh
trưởng của cá trắm đen, giảm hệ số thức ăn, giảm giá thành nuôi cá trắm đen.
Đồng thời thí nghiệm bổ sung thêm axit amin cho cá có chất lượng cao hơn so với
không thêm axit amin. Ngoài ra, khi thức ăn được bổ sung thêm axit amin, hiệu
suất chuyển hóa chất vô cơ cao, có khả năng thúc đẩy sự hấp thụ một cách có hiệu
quả các chất dinh dưỡng của cá trắm đen.
2. Nhu cầu chất béo và axit béo
Nếu trong thức ăn có đủ hàm lượng chất béo thì có thể cung cấp năng lượng,
vừa có thể cung cấp lượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Trong thực nghiệm sử
dụng dầu cá mặt ngựa làm nguồn mỡ chính cho thấy, lượng chất béo trong thức ăn
cần thiết đối với cá trắm đen giống 1 tuổi (có khối lượng thân từ 44,23-59,69g) là
6,2% và cá trắm đen giống trong năm (có khối lượng thân từ 10,25-13,73g) là
6,7%. Khi hàm lượng chất béo trong thức ăn dưới 3% hoặc trên 9% thì cá trắm
đen gầy, sinh trưởng chậm, tỷ lệ tăng trọng giảm (Leng Xiang-Jun và Wang Zun,
2003).
Wang Zun và ctv (1987) bằng phương pháp hồi quy đã tính được lượng chất
béo tối ưu trong thức ăn cá trắm đen một tuổi là 6,03%. Nhiều kết quả nghiên cứu
khác cũng nhất trí với nhận định trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai
đoạn thành thục, lượng mỡ cần thiết tương đối thấp, cho nên các nhà khoa học đề
xuất là đối với cá một tuổi và cá trưởng thành, lượng mỡ phù hợp nhất là 6% và
4,5%.
Nguồn chất béo trong thức ăn khác nhau thì mức độ ảnh hưởng lên tốc độ sinh
trưởng và phát triển của cá trắm đen cũng khác nhau. Từ các loại dầu cá (cá mặt
ngựa), mỡ trâu bò, dầu đậu tương, dầu ngô phối chế thành bốn loại thức ăn có hàm
lượng chất béo 7% làm thức ăn cho cá trắm giống một tuổi, kết quả cho thấy nhóm
sử dụng thức ăn có dầu cá đạt hiệu quả cao nhất, tiếp đến là nhóm thức ăn có mỡ
trâu bò, rồi đến nhóm thức ăn chứa dầu các loại đậu và nhóm thức ăn chứa dầu
ngô (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
Nhìn chung, nhu cầu axit béo của các loài cá nước ngọt có 4 loại: C18H2n-6,
C18H3n-3, C20H5n-3 và C22H6n-3. Wang Zun và ctv (1986) cùng một số nhà
khoa học khác đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ về ảnh hưởng của axit béo đối với sự
sinh trưởng của cá trắm đen, thấy rằng khi thiếu chất béo trong thức ăn (không có
các tổ chức mỡ) hoặc không có đủ các acid béo (có cho thêm lauraldehyde acid
5%) thì cá có các biểu hiện: mắt lồi ra, vảy dựng đứng, thân màu đen, mang xung
huyết và tỷ lệ chết cao. Nếu trong thức ăn bổ sung thêm 6% dầu cá thì tốc độ tăng
trọng của cá tốt nhất. Nếu chỉ bổ sung Linoleic acid 1% hoặc chỉ Linolenic acid
1% thì tốc độ sinh trưởng của cá cũng tương đối khá. Trường hợp bổ sung thêm
Linoleic acid 1% + Linolenic acid 2% hoặc Linoleic 2% + Linolenic 1%, hoặc
Oleic acid (20: 4n-6) 1% thì tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá không như
mong muốn (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
3. Nhu cầu năng lượng
Những nghiên cứu liên quan đến nhu cầu về năng lượng của cá trắm đen không
nhiều. Dai Xiang-qing và ctv (1988) đã sử dụng đạm và chất kết dính làm nguyên
liệu, phối chế thành thức ăn thực nghiệm có hàm lượng đạm 35-40%, dùng các chỉ
tiêu về tốc độ tăng trọng, hiệu quả sử dụng đạm và hệ số thức ăn để đánh giá đã
xác định được tổng năng lượng thô (GE) trong thức ăn tổng hợp cho cá giống trắm
đen là 13.377-15.288KJ/kg; tỷ lệ năng lượng đạm C/P = 38,2KJ/g là thích hợp.
Năm 1992, Wang Zun khi lấy thức ăn tổng hợp tinh chế cho cá giống trắm đen ăn
đã tìm ra lượng yêu cầu thích hợp về khả năng tiêu hóa năng lượng (DE) trong
thức ăn tổng hợp của cá trắm đen là 14592,0 - 14426,2KJ/kg. Tỷ lệ năng lượng
đạm phù hợp nhất (DE/P) = 41,034 - 49,560KJ/g.
4. Nhu cầu cacbonhydrat
Dựa theo công năng sinh lý, có thể phân các hợp chất hydrocarbon thành hai
loại đường: loại đường có thể tiêu hóa (hoặc là hợp chất không chứa đạm (NFE)
và một loại là cellulose thô (CF). Đường dễ tiêu hóa trong thức ăn chủ yếu là tinh
bột, khi tinh chế thức ăn người ta cũng dùng hồ tinh bột, đường glucose làm
đường nguyên liệu (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
Cá trắm đen là loài ăn thức ăn có nguồn gốc động vật. Thức ăn của chúng ngoài
tự nhiên chủ yếu là ốc có lượng cacbonhydrat rất thấp (Thái Bá Hồ và ctv, 2004).
Trong các thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng đối với sự sinh trưởng của cá trắm
đen giống (có thể trọng trung bình 48,32g) khi sử dụng các loại protein và đường
(hồ tinh bột) với các hàm lượng khác nhau, thấy rằng: khi hàm lượng protein trong
thức ăn nằm trong khoảng 37,0-43,3%, hàm lượng đường (hồ tinh bột) trong
khoảng 9,5-18,6% thì cá trắm đen giống sinh trưởng tốt nhất; khi hàm lượng
protein trong thức ăn nằm trong khoảng 27,15-41,3%, hàm lượng đường 10,17-
36,83%, tỷ lệ tăng trọng giữa các nhóm cá trắm đen kém và không rõ ràng; khi
hàm lượng đường trong thức ăn đạt trên 36,83% thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm
đen giảm. Thức ăn hỗn hợp cho cá trắm đen giống khi hàm lượng đạm là 30-41%
thì bổ sung hàm lượng đường khoảng 20% là phù hợp (Leng Xiang-Jun và Wang
Zun, 2003).
Li Ai-jie (1996) nhận thấy khi hàm lượng đường trong thức ăn là 30%, sinh
trưởng của cá trắm đen là tốt nhất, trong phạm vi 25-30%, hiệu quả thu được
tương đối lý tưởng. Ông cũng đưa ra hàm lượng thích hợp của các loại đường
trong thức ăn cho cá trắm đen giống, cá trắm đen 1 tuổi nuôi qua đông và cá thịt
lần lượt là 30%, 35%, 35%.
Năm 1998, Zhou Yu đã nghiên cứu hàm lượng thích hợp của đường trong thức
ăn cá trắm đen là 25-35%.
Leng Xiang-Jun và Wang Zun (2003) nhận định cá trắm đen không có men
phân giải các hợp chất cellulose, nhưng trong thức ăn vẫn cần một lượng thích hợp
cellulose để duy trì công năng bình thường trong hệ thống tiêu hóa, đó cũng là
cách giảm giá thành thức ăn và tăng sản lượng. Khi trong thức ăn không có
cellulose thô hoặc hàm lượng cellulose thô quá cao (24%) thì tốc độ sinh trưởng
của cá trắm đen đều không tốt. Khi hàm lượng cellulose nằm trong khoảng từ 8-
16% thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm đen là rất tốt, trong khi đó nhóm cá ăn thức
ăn có bổ sung 8% cellulose có hệ số thức ăn tương đối thấp và hiệu suất protein
tương đối cao hơn. Vì vậy, tác giả đề xuất hàm lượng cellulose vừa phải trong
thức ăn là vào khoảng 8%.
5. Nhu cầu vitamin
Nhu cầu vitamin ở cá cũng như ở động vật khác là không nhiều nhưng với một
lượng nhỏ bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết cho sự phát triển của vật
nuôi (Vũ Duy Giảng, 2007).
Năm 2006, Wang Zun và ctv đã nghiên cứu hiệu suất sử dụng của cá trắm đen
đối với VC-2 Neoichthammol rất thấp, tức là cho thêm VC-2 Neoichthammol đạt
2083,3mg/kg (chứa VC 1000mg/kg), biểu hiện xuất huyết cơ thể, thân cong queo
do thiếu VC. Hàm lượng VC thích hợp cho vào thức ăn cá giống là 200mg/kg
(VC-2-LAPP) hoặc 400mg/kg (VC-CAA) (Leng Xiang-jun và ctv, 2002).
Nghiên cứu của Sở nghiên cứu thủy sản Thượng Hải đã chỉ ra rằng khi hàm
lượng vitamin trong thức ăn quá cao (24%) hoặc không bổ sung vitamin thì tốc độ
sinh trưởng của cá trắm đen chậm, hệ số thức ăn cao, hiệu quả sử dụng đạm thấp.
Khi hàm lượng vitamin là 8% hoặc 16%, tốc độ sinh trưởng của cá trắm đen khá
tốt, trong đó vitamin là 8% sẽ có hệ số thức ăn khá thấp và hệ số tiêu hóa chất đạm
cao. Vì vậy, hàm lượng vitamin trong thức ăn của cá trắm đen không cao hơn 8%
là thích hợp (Lee Dan và ctv, 2006).
Shiwen Lei và ctv (1998) đã lấy cá trắm đen giống làm đối tượng nghiên cứu
nhu cầu vitamin. Trong 11 lô thức ăn thí nghiệm, mỗi lô thiếu 1 loại vitamin hòa
tan, đồng thời lấy thức ăn hoàn toàn không thiếu vitamin để làm thí nghiệm đối
chứng. Kết quả cho thấy vitamin có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của cá
trắm đen.
Bảng 2: Nhu cầu vitamin của cá trắm đen (Lee Dan và ctv, 2006)
Vitamin
Nhu cầu (mg/kg thức
ăn)
VB1 5
VB2 10
VB6 20
VB12 0,01
VC 50
VE 10
VK 3
Niacin (VB3) 50
Calcium pantothenate (VB5) 20
Folic acid 1
VA 5000
VD 1000
6. Nhu cầu khoáng
Cá trắm đen trong tự nhiên đã hấp thụ được một lượng khoáng nhất định từ môi
trường, đặc biệt là thức ăn trai, ốc. Đó là do trong ốc có chứa một hàm lượng canxi
và photpho tương đối cao: 1356mg canxi/100g ốc vặn; 1310mg canxi và 64mg
photpho/100g ốc bươu. Hàm lượng canxi và photpho này có thể đủ để cung cấp
cho nhu cầu cá trắm đen sống trong môi trường tự nhiên hoặc được thả ghép trong
ao đầm với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi tiến hành nuôi thương phẩm cá trắm đen
với
số lượng lớn, mật độ cao, sử dụng thức ăn công nghiệp thì hàm lượng các chất
khoáng trong tự nhiên không thể cung cấp đủ cho cá trong khi cá cần được cung
cấp đủ các chất khoáng đa lượng và vi lượng để chóng lớn, ít bệnh (Vũ Duy Giảng,
2007). Trong thức ăn hỗn hợp cho cá trắm đen thì hai loại khoáng đa lượng quan
trọng nhất là canxi và photpho, có thể bổ sung Ca3(PO4)2. Các loại khoáng khác
được bổ sung qua premix khoáng, tuy nhiên hàm lượng và tỷ lệ các loại khoáng
này có thích hợp cho cá trắm đen hay không thì cần phải xem xét và nghiên cứu.
Shiwen Lei và ctv (1998) đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng thích hợp của 5
loại nguyên tố khoáng trong thức ăn hỗn hợp của cá trắm đen, kết quả thí nghiệm
đã chỉ rõ hàm lượng P là 0,57%, Ca là 0,68%, Mn là 0,06%, Fe là 41mg/kg, Zn là
92mg/kg. Nhu cầu về Ca đối với cá trắm đen là 0,58-0,78%, với lân là khoảng
0,42-0,62% (hàm lượng Ca trong nước khoảng 39,1mg/kg và P khoảng 0,005
mg/kg), với Cu là 3mg/kg, với Mg là 0,04mg/kg. (Leng Xiang-jun và ctv,1998).
Bảng 3: Thành phần premix khoáng cho thức ăn cá trắm đen
Muối vô cơ
Li Dan và ctv (2006)
(g/kg VCK)
Leng Xiang-Jun và Wang
Zun (2003) (%)
MgSO4 - 12,50
2H2O.CaHPO4 14,415 75,70
Citric axit - 5,10
(7H2O).ZnSO4 0,220 1,47
NaCl - 1,03
MnSO4.7H2O 0,092 1,13
CuSO4.5H2O 0.020 0,13
K2SO4 - 0,106
CoCl2 0,001 0,067
(NH4)6Mo7O24.4H2 0,0004 0,027
O
Fe2(SO4)3.7H2O 0,250 2,74
KI 0,0016 -
Việc tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen là cơ sở để lập công thức
thức ăn, chế biến thức ăn viên bằng nguyên liệu địa phương, mở ra triển vọng về
phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá trắm đen thương phẩm ở Việt
Nam./.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam. Tập 1, Họ cá chép
(Cyprinidae), Nxb Nông nghiệp, 2001, 622 trang.
2. Nguyễn Thị Diệu Phương và ctv, Hiện trạng nuôi cá trắm đen thương phẩm ở
vùng Đồng bằng sông Hồng, báo Nông Nghiệp Việt Nam, số 1, 2009.
3. Ben-Ami F; Heller J, Biological Control of Aquatic Pest Snails by the Black
Carp Mylopharyngodon piceus. Academic Press. Biological Control, Volume
22, Number 2, October 2001, pp. 131-138(8).
4. Lee Dan, Kuo-Fu, Chen Sen, Black carp nutrient reseach, Journal of
Shanghai Fisheries University, 2006 26 No.2, pp. 15-24
5. Michael C. Cremer, Zhang Jian and Zhou, Black Carp Fingerling Production
with Soy-Maximized Feeds, Results of ASA/China 2004 Feeding Trial 35-04-82.
American Soybean Association Room 902, China World Tower 2 No. 1
Jianguomenwai Avenue Beijing 100004, P.R. China.
6. Michael C. Cremer, Zhou Enhua and Zhang Jian, Feeding Trials Demonstrate
Effectiveness of Soy-Based, High Protein Feed for Black Carp Production, ASA-
IM/China Aquaculture Program, Black carp, soybean meal, 80:20 pond
technology, China, 2006.
7. Leo Nico and Pam Fuller, Mylopharyngodon piceus, USGS Nonindigenous
Aquatic Species Database, Gainesville, FL. 2007, 31,237pp.
8. Leng XiangJun, Wang DaoZun, Nutrient requirements and feed
manufacturing technology of Mylopharyngodon piceus Richardson, Journal of
Shanghai Fisheries University, 2003 (Vol. 12) (No. 3) 265-270.
9. Leo G.Nico, James D.William and Howard L. Jelks , Black Carp: Biological
Synopsis and Risk Assessment of an Introduced Fish, American Fisheries Society
Special Publication 32, Bethesda, MD,2005, 230-245.
10. Nico et al, Black carp: Biological synopsis and risk assessment of an
introduced fish American Fisheries Society Special Publication, 2005, 32. 337 pp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_nghiep_13__1285.pdf