Tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Phải nói rằng, trong những năm qua, việc quản lý tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn rất lỏng lẻo. Các doanh nghiệp này thường có từ hai dến ba quyển sổ ghi tình hình kinh doanh trái ngược nhau. Đối với cơ quan thuế thì họ đưa ra các số liệu chứng minh rằng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ để tránh nộp thuế cho nhà nước. Còn khi vay vốn ngân hàng thì những số liệu đưa ra khẳng đinh doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, sản xuất kinh doanh ổn định. Từ đó, ngân hàng khó có thể đánh giá một cách chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu như không có hõ trợ từ phía nhà nước. Ở nước ta hiện nay đã có một số công ty kiểm toán hoạt động nhưng mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn và mới chỉ kiểm toán một số doanh nghiệp lớn chứ chưa đáp ứng được tình hình hiện nay. Vì vậy, còn gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Để tránh tình trạng này, nhà nước cần có chính sách buộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê một cách tự giác, đầy đủ, hợp pháp.

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công nghiệp thực phẩm. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ,... đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề... nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có một lợi thế lớn là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có khả năng huy động và cho vay nhiều. Đóng góp của Ngân hàng đối với sự phát triển của Ngân hàng Thành phố Hà Nội không phải là nhỏ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà nội trong thời gian qua. Trong những năm qua mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai lũ lụt, hạn hán tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, và đời sống nhân dân, sản xuất hàng hoá ở mức độ thấp và chịu ảnh hưởng lơn của xuất nhập khẩu. Trước những khó khăn trên, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách nên nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc. Một số doanh nghiệp đã dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thế giới. Năm 2000, tốc độ tăng GDP đạt 6.7% trong đó sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản Hà nội có nhiều thành tích đáng phấn khởi, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4.5% so với năm trước. Sản lượng lương thực có hạt tăng hơn 18 000 tấn, chăn nuôi tăng trưởng khá, sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề chuyền thống đều phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng tăng 16% so với năm 99 vượt khế hoạch do thành phố đề ra ( tăng 9.5- 10.5%) và là tốc độ tăng giá trị sản xuất cao nhất kể từ 1998 trở lại. Thương mại, du lịch và các loại dịch vụ khác đạt mức tăng trưởng khá và tương đối vững chắc, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13.36% năm. Về giá cả trong năm chỉ có vàng và ngoại tệ tăng giá còn các mặt hàng khác tương đối ổn định, thậm chí các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống như lương thực, thực phẩm, rau xanh, và một số mặt hàng tiêu dùng khác lại có xu hường ổn định. Nhìn chung tình hình kinh tế thủ đô trong thời gian qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng phát triển sôi động tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng. Về phía ngành Ngân hàng thống đốc NHNN đã ban hành các cơ chế, chính sách về điều hành thị trường tiền tề, quản lý ngoại hối, công bố lãi suất cơ bản, cơ chế tín dụng, chấn chỉnh hoạt động của NHTM, hành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng, linh hoạt cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có thể nói từ năm 2000, sự cạnh tranh trong thị trường tiền tề, tín dụng ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trên địa bàn Hà nội có hơn 70 NHTM quốc doanh, thương mại cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh văn phòng đại diện tín dụng. Riêng trong nội thành có tới hơn 50 Ngân hàng và chi nhánh làm cho thị trường tiền tệ vốn đã sôi động từ các năm trước thì từ năm 2000 lại càng trở nên phức tạp. Song dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giảm đốc NHNo&PTNT Việt Nam, sự giúp đỡ của NHNN, sự hỗ trợ của các cấp Đảng uỷ chính quyền ban ngành thành phố Hà nội cùng vời sự cố gắng của cán bộ viên chức Ngân hàng, NHNo&PTNT Hà nội đã vượt lên khó khăn và đã thu được một số kết quả đáng mừng trong hoạt động kinh doanh. Công tác huy động vốn. Để thực hiện được các hoạt động đầu tư của mình, bước đầu tiên Ngân hàng phải tổ chức tốt công tác huy động vốn. Việc cạnh tranh, thu hut khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi Ngân hàng. Nắm bắt được điều đó, NHNo&PTNT Hà nội đã tận dụng lợi thế lớn của mình là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có uy tín tốt với khách hàng vì vậy có khả năng huy động vốn nhiều. Do vậy, Ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn cải tiến các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn phục vụ cho các nhu cầu kinh tế. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua được thực hiện qua bảng sau: Bảng2: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà nội Đơn vị: tỷ đồng Nguồn vốn 1999 2000 2001 1. Tiền gửi TCKT Không kỳ hạn Có kỳ hạn 2. Tiền gửi dân cư Không kỳ hạn Có kỳ hạn 3. Tiền gửi và tiền vay của TCTD 1172 813 359 689 425 264 871 1036 700 306 1287 930 357 1022 1020 470 550 1781 1141 640 1454 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Qua tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội trong thời gian qua ta thấy nguồn vốn luôn tăng trưởng ở mức khá. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện dần. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp, tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới và các khách hàng lớn tới giao dịch. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng, như vậy có thể giúp Ngân hàng có nguồn vốn ổn định, vững chắc tạo điều kiện cho vay đối với các dự án lớn trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong cơ cấu tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng thì nguồn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng. Điều này thể hiện mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời. Tuy nhiên, đây là nguồn huy động với lãi suất cao vì vậy, Ngân hàng cần xem xét để giảm tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu của Ngân hàng, giúp hạ lãi suất của các nguồn huy động được. Đánh giá chung tình hình nguồn vốn trong thời gian qua của NHNo&PTNT Hà nội thì nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức khá, năm 1999 là 2.632 tỷ VND thì đến năm 2000 là 3.345 tỷ VND, sang năm 2001 con số này đạt 4.255 tỷ VND, tăng 27,5% so với năm 2000 và chiếm thị phần là 4,4% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong toàn thành phố. Ngân hàng luôn đạt mục tiêu tăng trưởng vốn đã đề ra đầu năm. Các Ngân hàng thực sự quan tâm đến nguồn vốn kinh doanh, sự kết hợp giữa kinh doanh tín dụng với kinh doanh nguồn vốn và các khoản kinh doanh tổng hợp khác đã được Ngân hàng chú trọng hơn. Trong cơ chế thị trường, nhiều NHTM đã chú ý đến việc thu hút nguồn vốn để tạo thế và lực thì NHNo&PTNT Hà nội cũng đã phát huy thế mạnh của mình về mạng lưới hoạt động, sự nhạy bén với thay đổi lãi suất và tinh thần phục vụ tốt nên nguồn vốn tăng trưởng khá. Các Ngân hàng đã biết kết hợp giữa huy động vốn ngắn hạn với huy động vốn trung và dài hạn để bổ sung lẫn nhau giữa cân đối vốn và lãi suất. Đặc biệt, các Ngân hàng đã thu hút được khách hàng có nguồn vồn lớn và lãi suất hợp lý điển hình như: công ty công viên nước Hồ tây, công ty kinh doanh nước sạch Hồ tây... Tình hình sử dụng vốn. Một trong những hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì vậy song song với việc huy động vốn Ngân hàng cần thúc đẩy hoạt động đầu tư tín dụng để những đồng vốn mình huy động được có thể bù đắp được chi phí đi vay và thu được một phần lợi nhuận từ phần chênh lệch. Bảng sau cho biết về tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Nội trong thời gian qua. Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Doanh số cho vay 2. Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn 1975.850 2.001.496 957.294 3.451.052 3.111.715 1.297.134 23.013 4.040.012 3.757.000 1.572.000 40.314 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ liên tục tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước. Doanh số cho vay năm 1999 là: 1.975.850 triệu VND thì sang năm 2000 tăng vọt lên 3.451.052 triệu VND, gấp 1,75 lần so với năm 1999. Doanh số cho vay năm 2001 tăng lên 4.040.012 triệu VND tăng 27% so với năm 2000. Điều đó, chứng tỏ Ngân hàng đã kịp thời nắm bắt nhu cầu khách hàng và chủ động đáp ứng nhu cầu làm tăng doanh số cho vay qua các năm. Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng lên đáng kể, nếu trong năm 1999 doanh số thu nợ là 2.001.496 triệu VND thì sang năm 2000 con số này là 3.111.715 triệu VND và tăng lên 3.757.000 năm 2001. Doanh số thu nợ chứng tỏ bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay các thành phân kinh tế, Ngân hàng cũng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và giám sát chặt chẽ các khoản cho vay, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân hàng cũng tăng liên tục. Từ con số 957.294 triệu VND đã tăng lên 1.572.000 triệu VND vào năm 2001, tăng 275.000 triệu VND so với năm 2000 và đạt mức tăng là 21,2% . Trong năm 2001 trong tổng dư nợ là 1.572.000 triệu VND thì có 59.000 triệu VND là dư nợ cho vay cầm cố, còn lại là dư nợ cho vay thông thường 1.512.000 triệu VND, tăng 467.000 triệu VND so với năm 2000. Nguyên nhân tăng là do năm 2001 NHNo&PTNT Hà nội giải ngân được hai dự án lớn, ngoài ra còn một số dự án trung và dài hạn nhỏ. Bên cạnh, việc giữ ổn định số khách hàng hiện có đã đưa một số doanh nghiệp về mở tài khoản và có quan hệ tín dụng lớn như: công ty dệt Hà nội, công ty thương mại thuốc lá... Trong năm 2001 NHNo&PTNT Hà nội cũng đã chú trọng mở rộng đầu tư cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là các công ty cổ phần, công ty TNHH, dư nợ đến 31/12/2001 là 158 tỷ VND tăng 87 tỷ VND bằng 122% so với năm 2000. Khối HTX dư nợ là 2.9 tỷ dồng, giảm so với năm 2000. Ngyên nhân là do các HTX trên địa bàn Hà nội không nhiều, mặt khác một số HTX tuy đã có quan hệ tín dụng nhứng sau khi thẩm định xét thấy không khả thi nên không đầu tư đựơc. Năm qua, Ngân hàng thực hiện “ khoán tín dụng “ đến từng cán bộ tín dụng, mỗi cán bộ tín dụng đã năng động hơn, xác định trách nhiệm của mình hơn do vậy đã mạnh dạn tiếp thị cho các DNTN và hộ sản xuất. Bên cạnh đó, đơn vị cho vay chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, tư thương buôn bán, nhu cầu kinh doanh đa dạng, phong phú, nhu cầu vốn cần nhiều nên dư nợ hộ sản xuất năm qua là 49 tỷ tăng 26,7 tỷ so với năm 2000. Để tăng dư nợ cho vay, năm 2001 Ngân hàng cũng đã triển khai cho vay tiêu dùng đến tận những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và cho vay cầm cố giấy tờ có giá nên dư nợ ở hai khu vực này cũng tăng khá so với năm trước. Từ khi thực hiện cơ chế đổi mới đến nay, NHNo&PTNT Hà nội đã mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực. Bên cạnh khách hàng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực như: Tổng công ty lương thực miền Bắc, công ty lương thực Vĩnh Hà, công ty lương thực Lương Yên, Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Ngân hàng còn có nhiều khách hàng lớn trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp. Các khách hàng có quan hệ tốt với Ngân hàng là công ty Xây lắp vật tư xây dựng 7, Công ty XLVTXD5, công ty gạch ốp lát Hà nội, công ty XD&PTNT, Tổng công ty da giầy, nhà máy thuốc lá Thăng Long, công ty bia Hà Nội... Bảng 4: Lãi suất kinh doanh nội tệ Đơn vị: % Lãi suất 2000 2001 1. Đầu vào 0,44 0,484 2. Đầu ra 0,63 0,616 3. Chênh lệch = (2)-(1) 0,19 0,132 4.Tăng, giảm -0,058 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Năm 2001, mặc dù bị cạnh tranh gay gắt nhất là về lãi suất huy động vốn và cho vay nhưng do tận thu lãi tốt nên lãi suất cho vay thực thu tuy thấp hơn năm 2000 nhưng không lớn và hầu hết các Ngân hàng có chênh lệch lãi suất dương mặc dù có Ngân hàng trả lãi trước. Chênh lệch lãi suất năm 2001 thấp hơn năm 2000 là tất yếu vì xu hướng chênh lệch lãi suất ngày càng bị thu hẹp do các Ngân hàng nên lãi suất đầu vào lớn. Hoạt động kinh doanh đối ngoại. Hoạt động kinh doanh đối ngoại là một mặt hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như của từng doanh nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà nội đã tiếp tục tích cực mở rộng với quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài. Nếu những năm trước NHNo&PTNT Hà nội đã làm tốt công tác thanh toán quốc tế thì năm 2001 công tác này được chú trọng hơn và kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại đã có chuyển biến tích cực là: Về xuất khẩu: Đã gửi chứng từ đòi tiền 110 món, trị giá 2,7 triệu USD, tăng 20% so với năm 2000. Đã thu tiền 104 món trị giá 2,4 triệu USD, tăng 12 % so với năm 2000 Về nhập khẩu: Đã mở được 743 L/C nhập khẩu, trị giá 104 triệu USD, tăng 33% so với năm 2000. Đã thanh toán 736 L/C với số tiền 108 triệu USD, tăng 18% so với năm 2000. Thanh toán trả trước được 904 món với số tiền 26,3 triệu USD, tăng 55%. Thanh toán nhờ thu 201 món, trị giá 5,3 triệu USD tăng 2,3 triệu USD so với năm 2000. Năm 2001, tỷ giá giữa USD và VND không ngừng tăng trong khi giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng giảm mạnh như cà phê, gạo và các hàng nông sản khác làm cho xuất khẩu chậm, đồng thời gây tâm lý cho nhiều doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng làm cho ngoại tệ vốn khan hiếm từ năm 2000 sang năm 2001 càng trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của Ngân hàng nhất là trong quan hệ quốc tế, nên NHNo&PTNT Hà nội đã tìm nhiều giải pháp kể cả phải chấp nhận mua kỳ hạn và cung ứng cho nhiều doanh nghiệp với giá giao ngay và chấp nhận lỗ về tỷ giá để đảm bảo cung ứng đủ lượng ngoại tệ cần thiết cho doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của NHNN Việt Nanm và NHNo&PTNT Việt Nam đã bán cho NHNo&PTNT Hà nội 46,2 triệu USD để thanh toán nhập khẩu phân bón nên phần lớn nhu cầu về ngoại tệ trong năm đều được đáp ứng tương đối kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm mà ngược lại NHNo&PTNT Hà nội còn được nhiều Ngân hàng nước ngoài tín nhiệm vì đã làm tốt công tác thanh toán quốc tế và nhờ vậy một số doanh nghiệp kể cả một số tổng công ty 90-91 đã thực hiện thanh toán với nước ngoài qua NHNo&PTNT Hà nội Tài chính thanh toán và ngân quỹ. Về công tác thanh toán: với nguồn vốn lớn nên công tác thanh toán của NHNo&PTNT Hà nội năm 2001 càng trở nên phức tạp và khẩn trương hơn các năm trước, tuy vậy NHNo&PTNT Hà nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn cho các doanh nghiệp nhất là các quỹ hỗ trợ, kho bạc Nhà nước, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm y tế và các Tổng công ty 90 – 91. Năm 2001 đã chuyển tiền điện tử 10.542 món với 12.011 tỷ đồng, tăng 7 lần doanh số thanh toán năm 2000 mà không để xẩy ra sai sót, nhầm lẫn cho khách hàng. Ngân quỹ: với mạng lưới gồm 8 chi nhánh trực thuộc và 20 phòng giao dịch tuy thiếu về phương tiện điều chuyển nhưng NHNo&PTNT Hà nội đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ nên vừa mở rộng được diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp vừa cung ứng kịp thời chính xác các nhu cầu thu chi của khách hàng nhất là chi xã hội cho các chi nhánh kho bạc, các trường Đại học.... Năm 2001 thu 4.617 tỷ tiền mặt, 338 tỷ Ngân phiếu thanh toán tăng 58% so với năm 2000; chi 4579 tỷ tiền mặt 340 tỷ Ngân phiếu thanh toán tăng 57% so với năm 2000. Trong quá trình thu chi tiền mặt, NHNo&PTNT Hà nội luôn chấp hành nghiêm túc các quy trình ra vào kho, điều chuyển tiền, kiểm tra, kiểm kê tiền mặt và giấy tờ có giá của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam nên luôn đảm bảo an toàn tiền trong kho, trong quá trình điều chuyển, không xảy ra tình trạng tham ô lợi dụng quỹ công. Trong năm, các cán bộ thuộc bộ phận ngân quỹ đã nêu nhiều tấm gương liêm khiết, trả 451 món tiền thừa cho khách hàng trị giá 387 triệu đồng cho khách hàng, có món tới 12 triệu được khách hàng khen ngợi, trong thu chi đã phát hiện 7,2 triệu đồng tiền giả Các hoạt động khác. Hiện đại hóa - Đổi mới hoạt động ngân hàng. Để từng bước hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, năm 2001 NHNo&PTNT Hà nội đã liên tục đổi mới hoạt động công nghệ thông tin, hoàn chỉnh nối mạng thông tin nội bộ giữa NHNo&PTNT Hà nội với các NHNo cơ sở nên việc tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh được thực hiện kịp thời. NHNo&PTNT Hà nội là đơn vị đầu tiên được tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam cho mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các đơn vị làm công tác kế toán các chương trình ứng dụng, năm 2001 NHNo&PTNT Hà nội đã tổ chức 07 lớp nghiệp vụ vi tính như: chế độ chuyển tiền điện tử, chương trình dự thu dự chi, mua bán ngoại tệ. Đến nay, 100% cán bộ kế toán đã thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ hiện có của NHNo&PTNT Việt Nam như giao dịch thanh toán, chuyển tiền điện tử, thông tin báo cáo, thanh toán liên hàng qua mạng máy tính...Do yêu cầu hội nhập trong khu vực, nhằm nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tháng 12/2001 NHNo&PTNT Hà nội đã thành lập phòng vi tính. Đây là việc làm hết sức cần thiểt trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế chung về công nghệ thông tin để ngân hàng sớm có điều kiện hòa nhập vào hệ thông ngân hàng khu vực và trên toàn thế giới. Công tác đào tạo cán bộ: năm 2001, NHNo&PTNT Hà nội đã tổ chức đào tạo tại chỗ các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kế toán, vi tính và ngân quỹ cho 1200 lượt cán bộ vào những ngày nghỉ cuối tuần. Công tác kiểm tra, kiểm soát: được NHNo&PTNT Hà nội duy trì thường xuyên, toàn diện trên các nghiệp vụ, và đã tổ chức được gần 200 nghìn chứng từ nên những tồn tại trong các hoạt động chủ yếu được phát hiệh và chỉnh sửa kịp thời. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà nội không phát sinh những tiêu cực như tham nhũng, lợi dụng quỹ công, vay ké hoặc hạch sách...Đội ngũ cán bộ kiểm soát đã từng bước phát huy được vai trò thay mặt giám đốc giám sát các nghiệp vụ ngân hàng. Năm 2001, NHNo&PTNT Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn song được sự giúp đỡ tận tình của các cấp, các ngành, sự phối hợp kinh doanh của các doanh nghiệp và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: NHNo&PTNT Hà Nội đã phát huy thế mạnh của mình về mạng lưới cũng như lãi suất và tinh thần phục vụ để tăng trưởng nguồn vốn. Các ngân hàng đã biết kết hợp giữa việc huy động vốn ngắn hạn với việc huy động nguồn vốn trung hạn để bổ sung lẫn nhau giữa cân đối vốn và lãi suất. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn quan tâm đến việc thu hút khách hàng có nguồn vốn lớn và lãi suất hợp lý. NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực tìm kiếm các dự án nên dư nợ tăng trưởng khá đạt được mục tiêu đầu năm, trong đó trung tâm đã áp dụng phương thức đầu tư tín dụng đồng tài trợ với hai dự án lớn cho Tổng công ty gốm sứ và công ty bia Hà Nội . Bên cạnh cho vay các dự án lớn tập trung NHNo&PTNT Hà Nội còn mở rộng cho vay sinh hoạt nâng tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên. NHNo&PTNT Hà Nội phát huy được mặt mạnh của công tác thanh toán đối ngoại từ các năm trước. Tuy có khó khăn về ngoại tệ nhưng NHNo&PTNT Hà Nội đã đáp ứng được cơ bản các nhu cầu thanh toán quốc tế mà không để xảy ra sai sót đáng kể. Từng bước hiện đại hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng , ngân hàng liên tục đổi mới công nghệ thông tin, hoàn chỉnh nối mạng thông tin nội bộ NHNo&PTNT Hà Nội với các ngân hàng cơ sở. Đặc biệt, ngân hàng đã thành lập riêng phòng vi tính. Bên cạnh những kết quả đạt được đó, NHNo&PTNT Hà Nội còn có một số mặt hạn chế. Nguồn vốn tuy tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc trong tổng nguồn vốn nội tệ bao gồm cả tiền gửi và kỳ phiếu thì nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chiếm gần 50%, khi các tổ chức tín dụng mất cân đối nguồn vốn sẽ kéo theo sự mất cân đối của NHNo&PTNT Hà Nội . Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức tín dụng thời hạn quá ngắn, lãi suất lại quá cao nên nguồn vốn tuy có lớn nhưng hiệu quả lại thấp. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tuy khá nhưng chưa vững chắc vì tỷ trọng cho vay doanh nhà nước còn quá lớn, một số ngân hàng chỉ chú trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước (dư nợ doanh nghiệp nhà nước chiếm 80,5% trong tổng dư nợ), ngại cho vay các công ty các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân nên hiệu quả kinh doanh tín dụng vừa thấp vừa không ổn định khi các ngân hàng này giảm dư nợ. Đây là những khó khăn không chỉ của NHNo&PTNT Hà Nội mà còn là khó khăn chung của nhiều ngân hàng. Để hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần chú trọng vào việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chúng ta có thể xem xét tình hình hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHNo&PTNT Hà Nội qua một số phân tích dưới đây. Thực trạng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà Nội . Cho vay là một hình thức cấp tín dụng và đối với kinh tế ngoài quốc doanh hình thức cấp tín dụng chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Nội là cho vay. Vì vậy, ta sẽ tìm hiểu tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà Nội thông qua công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Là một trong những khu vực kinh tế sôi động của cả nước, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt số lượng các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên không ngừng. Sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và ngành nghề của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội đã mở ra một thị trường tín dụng rộng lớn và hấp dẫn đối với NHNo&PTNT Hà Nội , một ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn thành phố. Vì vậy, có thể nói khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một thị trường rộng lớn và ẩn chứa nhiều tiềm năng và tiềm vọng lớn đối với ngân hàng.Song bên cạnh đó, việc cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn và vấn đề nan giải nên doanh nghiệp thuộc khu vực này luôn thiếu vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng. Bảng sau sẽ cho ta thấy tình hình tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà Nội. Bảng 5: Cơ cấu cho vay, dư nợ đối với các thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay KTQD KTNQD Thành phần khác 2. Doanh số thu nợ KTQD KTNQD Thành phần khác Dư nợ KTQD KTNQD Thành phần khác 1.975.850 1.829.637 65.078 81.135 2.001.496 1.765.319 31.822 204.355 957.294 838.589 33.256 85.449 100 92,6 3,3 4,1 100 88,2 1,6 10,2 100 87,6 3,5 8,9 3.451.052 3.186.925 156.435 107.692 3.111.715 2.877.979 81.774 151.962 1.297.134 1.149.647 74.661 72.826 100 92,3 4,5 3,2 100 92,5 2,6 4,9 100 88,6 5,8 5,6 4.040.000 3.757.000 1.572.000 1.267.000 158.000 147.000 (Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội) Qua số liệu bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đều tăng qua các năm từ 1999 đến 2001. Đặc biệt doanh số cho vay năm 1999 so với 2000 có sự chênh lệch lớn về số tuyệt đối, chứng tỏ một sự tăng vọt về doanh số cho vay của năm 2000. Xét về cơ cấu cho vay, cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh luôn chiếm ưu thế lớn trong tổng doanh số cho vay 92,6% năm 1999; 92,3% năm 2000, còn cho vay đối kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ trọng 3,3% năm 1999; tăng lên 4,5% năm 2000. Đây là tình trạng không phải chỉ của riêng NHNo&PTNT Hà Nội mà còn là tình hình của nhiều ngân hàng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT . Sự khác biệt quá lớn này có thể giải thích bởi tình hình kinh tế xã hội nói chung như sau: Một là, năm 1999 là năm mà toàn bộ nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu á. Điều này làm cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân giảm sút dẫn đến việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị ứ đọng vốn do các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng tiêu dùng, dịch vụ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bị đưa vào danh sách nợ quá hạn do không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.Vì vậy ngân hàng không tiếp tục cấp vốn cho các doanh nghiệp này. Sang năm 2000, tình trạng trên đã được cải thiện. Các doanh nghiệp đã bán được hàng và thu hồi được vốn, trả nợ ngân hàng sòng phẳng. Bên cạnh đó với sự ra đời của luật doanh nghiệp mới nhiều doanh nghiệp đã được hình thành và được ngân hàng cấp tín dụng nhưng sự tập trung vốn của ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn rất nhỏ bé. Hai là, ngân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự đảm bảo chắc chắn về các khoản vay của mình. Khi vay vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần có tài sản đảm bảo khoản vay. Đó là tài sản của khách hàng vay được hình thành từ vốn vay, và tài sản của bên bảo lãnh dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi các doanh nghiệp vay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0142.doc
Tài liệu liên quan