Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty Dệt may

Lời mở đầu Trang

Chương I: Tổng quan chung về tổng công ty dệt may Việt Nam

 I. Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy mô của tổng công ty dệt may ViệtNam .1

1. Lịch sử hình thành và phát triển .1

2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 2

2.1. Chức năng của Tổng công ty quy định trong điều lệ của Tổng công ty .2

2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty trong cơ chế thị trường gồm . 3

2.3. Quyền hạn của Tổng công ty .4

3. Đặc điểm hoạt động của Tổng công ty .4

II. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty dệt mayViệt Nam .5

1. Ban tổ chức hành chính .6

1.1Chức năng . 6

1.2Nhiệm vụ .6

1.3Mối quan hệ công tác với các phòng ban .7

2. Ban kế hoạch thị trường .7

2.1 Chức năng . .7

2.2 Nhiệm vụ .8

2.3 Mối quan hệ với các phòng ban .8

3. Ban tàI chính kế toán . .9

3.1 Chức năng 9

3.2 Nhiệm vụ .9

3.3 Mối quan hệ với các phòng ban .9

4. Ban kỹ thuật đầu tư .10

4.1 Chức năng .10

4.2 Nhiệm vụ 10

4.3 Mối quan hệ với các phòng ban .10

5. Trung tâm xúc tiến xuất khẩu .10

 5.1 Chức năng 10

5.2 Nhiệm vụ .11

5.3 Mối quan hệ với các phòng ban 11

6. Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp .11

6.1 Chức năng .11

6.2 Nhiệm vụ 12

6.3 Mối quan hệ với các phòng ban .12

Chương II: Tình hình đầu tư tạI Tổng công ty dệt may Việt nam 13

I.Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty .13

II. Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty dệt may .16

1.Tình hình kế hoạch hoá đầu tư của công ty .16

2.Quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài .20

3.Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty .24

4.Tình hình đầu tư .25

1.1.Đầu tư đổi mới công nghệ . 25

1.2 Đầu tư nguồn nhân lực .26

2.3 Thực trạng đầu tư mở rộng thị trường .28

3.Tình hình thẩm định dự án tạI tổng công ty dệt may 29

5.Tình hình quản lý dự án đầu tư .30

III. đánh giá tình hình hoạt động của tổng công ty .32

1.Những kết quả đạt được 32

2. Những vấn đề còn tồn tạI .32

Chương III: Phương hướng và một số giảI pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng công ty dệt may việt nam 35

 I. Định hướng phát triển ngành dệt may .35

1.Định hướng của ngành dệt may Việt Nam . 35

2.Các chi tiêu đặt ra: .37

II. Các giải pháp và kiến nghị 37

 1. Một số giảI pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt nam .37

1.1 Giải pháp về tài chính và vốn .37

1.2.Giải pháp nguồn nhân lực .38

1.3. GiảI pháp về nguồn nguyên liệu. 39

1.4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ .40

1.5. Giải pháp về thị trường .41

2. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách .42

2.1 Về chính sách tài chính và thuế .42

2.2 Về chính sách đối với người lao động .43

2.3 Về ưu đãi đầu tư 43

2.4 Về thương mại và hải can 44

2.5 Chương trình phát triển cây bông vải .44

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty Dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu (vải nặng): 10 tr. m/năm (khổ 1,6 m) + N/m nhuộm, hoàn tất cho vải bông,T/C từ xơ: 25 tr.m/năm(khổ1,5 m) + N/m dệt, nhuộm, hoàn tất vải tổng hợp : 20 tr. m/năm (khổ 1,5 m) + N/m dệt kim, nhuộm, hoàn tất, may : 1.500 tấn/năm (6 tr. SP) + N/m xử lý nước thải : 8.000 m3/ngày đêm Các nhà máy là những đơn vị hoạt động độc lập. Quan hệ cung cầu giữa các nhà máy sẽ do qui luật thị trường điều tiết. Nhu cầu đầu vào cho 1 cụm: + Diện tích mặt bằng: 160.000 m2 + Tiêu thụ điện toàn cụm: 9.286 KW + Tiêu thụ nước: 8.719 m3/ngày đêm + Nhu cầu nhiên liệu: 8.259 tấn/năm + Nhu cầu lao động: 2.841 người - Trực tiếp: 2.693 người - Gián tiếp: 148 người - Cán bộ kỹ thuật: 124 người - Cán bộ quản lý: 75 người Nhu cầu vốn đầu tư cho 1 cụm: 2.018,0 tỷ đồng + Vốn thiết bị 1.165,6 tỷ đồng + Vốn xây lắp: 119,1 tỷ đồng + Dự án XLNT: 44,3 tỷ đồng + Vốn KTCB khác + dự phòng: 241,5 tỷ đồng + Vốn lưu động: 491,8 tỷ đồng Doanh thu toàn cụm ước tính: 1.684 tỷ đồng Thời gian thu hồi vốn: 10 năm * Đầu tư N/M sản xuất vải không dệt và vải địa kỹ thuật 10 triệu m2/năm: + Phục vụ yêu cầu của xây dựng đường giao thông, đê điều thuỷ lợi, sân vận động, đường hầm tunel, hồ chứa nước, v.v. + Nhu cầu vốn đầu tư: 92 tỷ đồng + Doanh thu dự tính: 60 tỷ đồng * Đầu tư cụm công nghiệp sản xuất phụ liệu may: + Khoá kéo: 20 triệu m/năm + Cúc kim loại: 25 triệu bộ/năm + Cúc nhựa: 500 triệu chiếc/năm + Chỉ may: 1000 tấn /năm + Mex: 20 triệu m2/năm + Nhãn: 10 triệu m/năm + Băng các loại: 30 triệu m/năm + Chun các loại: 10 triệu m/năm + Nhu cầu vốn đầu tư: 600 tỷ đồng + Doanh thu dự tính: 450 tỷ đồng * Đầu tư phát triển cơ khí dệt may: + Giai đoạn 2001-2005: Tập trung đầu tư cho 2 Công ty cơ khí dệt may phía bắc và phía nam để đủ năng lực sản xuất phần lớn phụ tùng cho ngành, tiến tới lắp ráp một số máy ngành dệt. + Giai đoạn 2006-2010: Tiếp tục đầu tư để có thể chế tạo một số máy ngành dệt cung cấp cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu. *Đầu tư phát triển cây bông vải. Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu về bông và 100% nhu cầu về xơ sợi tổng hợp (nhu cầu bông khoảng 60.000 tấn; nhu cầu xơ sợi tổng hợp khoảng 50.000 tấn). Tổng công ty dệt may Việt Nam đã có kế hoạch ngoàI việc tăng diện tích và năng suất cây bông. Kế hoạch đầu tư phát triển cây bông có thể mô tả bảng dưới đây: Kế hoạch đầu tư phát triển cây bông đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị TH 2000 2005 2010 Diện tích trồng bông CN 1000ha 22.6 60.0 150.0 Năng suất bông hạt 100kg/ha 9.0 14.0 18.0 Sản lượng bông hạt 1000tấn 20.3 84.0 270.0 Sản lượng bông xơ 1000tấn 6.8 30.0 95.0 Nhu cầu bông toàn ngành 1000tấn 60.0 97. 130.0 Đáp ứng yêu cầu ngành dệt % 11 30 Để thực hiện kế hoạch đầu tư trên toàn tổng công ty có nhu cầu vốn như sau: Nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư Đơn vị tính: tỷ đồng Nhu cầu vốn Toàn ngành Trong đó Vinatex 2001-2005 2006-2010 2001-2005 2006-2010 Tổng mức đầu tư, trong đó: -Vốn cho đầu tư mở rộng: -Vốn cho đầu tư chiều sâu: Theo hình thức vốn,gồm có - Vốn cho xây lắp: - Vốn cho thiết bị: - Chi phí khác: - Chi phí dự phòng: - Vốn lưư động: 35.000 23.200 11.800 3.000 20.500 1.750 1.750 8.000 30.000 20.000 10.000 2.550 18.000 1.500 1.500 6.450 12.200 4.300 7.900 1.000 7.200 650 650 2.700 9.100 1.800 7.300 800 5.500 500 500 1.800 2. Quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài. *Về đối tác đầu tư: Cho đến thời đIểm này đã có trên 20 nước và lãnh thổ tham gia đầu tư vào ngành dệt may Việt nam. Luật đầu tư nước ngoàI từ khi ban hành đến nay đã được Chính phủ nhiều lần đIều chỉnh và sửa đổi nhằm khuyến khích nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoàI. Việc sửa đổi này đã có tác dụng tăng các đối tác đầu tư vào các ngành kinh tế Việt Nam nói chung, vào ngành dệt nói riêng. Trong số các quốc gia tham gia thì 3 nước gồm : Hàn Quốc, Malayxia và ĐàI Loan có vốn đầu tư nhiều nhất với tổng số vốn lên tới hơn 1,6 tỷ USD chiếm 84,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may và chiếm 61,4% tổng số dự án đầu tư vào ngành dệt may. Trong đó Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất với 706,833 triệu USD chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư ; Malayxia 484,9 triệu USD chiếm 24,91% và ĐàI Loan là 452,164 triệu USD chiếm 23,23%. Bảng 4 : Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 . Nước và khu vực Số dự án Tỷ trọng% Tổng vốn(tr.USD) Tỷ trọng vốn% Hàn Quốc 53 22.75 706.833 36.31 Malayxia 4 1.72 484.900 24.91 ĐàI Loan 86 36.91 452.164 23.23 Nhật Bản 30 12.88 89.835 4.61 Hồng Kông 24 10.3 81.811 4.2 CHLB Đức 5 2.15 36.058 1.85 Anh 3 1.29 17.488 0.9 Singapore 4 1.72 11.500 0.59 Trung Quốc 6 2.58 11.398 0.59 Mỹ 3 1.29 10.750 0.55 Các nước khác 15 6.44 43.916 2.26 Tổng 233 100 1946.653 Bảng trên cho thấy các nước Đông Âu bao gồm Nhật Bản và các nước NICS là những đối tác đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam. Do ngành dệt may Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên, nên họ đã tích cực đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Về nhịp độ đầu tư: Kể từ khi thành lập cho đến nay tình hình quan hệ đầu tư với nước ngoàI đang trở nên rộng hơn, các đối tác đầu tư có xu hướng tham gia nhiều hơn.Với lợi thế là một quốc gia có nền chính trị ổn định, nền văn hoá phong phú, bên cạnh ngành dệt may đã có lịch sử từ lâu đời nên các đối tác nước ngoàI có xu hướng đầu tư vào ngành dệt may. Tình hình này được biểu hiện qua bảng sau: Biểu 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam giai đoạn 1992-2002 Năm Số dự án Tổng số vốn(triệu USD) Bình quân 1 dự án(triệu USD) 1992 13 76.377 5.875 1993 24 587.842 24.493 1994 36 183.944 5.11 1995 39 388.577 8.68 1996 38 263.154 6.925 1997 29 328.502 11.328 1998 11 53.147 4.832 1999 13 18.193 1.4 2000 23 105.571 4.59 2001 17 97.265 5.721 2002 26 145.132 5.582 Tổng 269 2247.704 Bảng trên cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may có xu hướng tăng nhanh từ năm 1992-1997 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Đây là thời kỳ mà số dự án lên đỉnh đIểm. Nhưng năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàI lạI là năm 1993 với 24 dự án có tổng vốn đăng ký lên đến 587.842 triệu USD và quy mô vốn bình quân của một dự án lên đến 24.493 triệu USD trên một dự án. Kể từ năm 1997 đến năm1999 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may có xu hướng giảm. Năm 1998 số dự án đầu tư chỉ bằng 37.9% so với năm 1997 trong khi đó tổng vốn đầu tư giảm mạnh xuống còn 53.147 triệu USD chỉ gần bằng 1/6 tổng vốn đăng ký năm 1997. Năm 1999 tình trạng giảm sút còn tồi tệ hơn, tổng vốn đăng ký giảm tới mức rất thấp chỉ còn 18.193 triệu USD bằng 34.2% so với năm 1998, quy mô bình quân một dự án chỉ còn 1.4 trỉệu USD. Nhưng tình hình đã được cảI thiện kể từ năm 2000 trở lạI đây. Nguồn vốn đầu tư nước ngoàI vào ngành dệt may đã tăng dần lên. Năm 2002 có 26 dự án tăng 52.94% về số dự án, với tổng vốn đầu tư là 145.132 triệu USD tăng 49.21% so với năm 2001. Về loạI hình đầu tư : Cho đến nay trong số các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoàI theo luật định thì loạI hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoàI là hình thức phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam. Tính đến hết năm 2002 xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoàI chiếm 71.75% số dự án và 91.47% tổng vốn đầu tư. Xí nghiệp liên doanh chiếm 22.68% số dự án và 8.36% tổng vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 5.57% số dự án và 0.17% vốn đầu tư. Biểu 6: Các loạI hình đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam. Stt LoạI hình Số dự án Tỷ trọng% Tổng vốn (tr.USD) Tỷ trọng% 1 XN 100% vốn NN 193 71.75 2055.975 91.47 2 XN liên doanh 61 22.68 187.908 8.36 3 HĐHTKD 15 5.57 3.821 0.17 Tổng số 269 100 2247.704 100 Tóm lạI ngành dệt may nước ta đã và đang được thế giới quan tâm, Mối quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới đã đóng một vai trò rất quan trọng chiến lược phát triển toàn ngành dệt may nói chung và tổng công ty dệt may nói riêng. 3.Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tổng công ty, tổng công ty đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.Trong các hình thức huy động thì có các hình thức sau: + Vốn ngân sách là vốn được nhà nước giao tạI thời đIúm thành lập Tổng công ty và một phần vốn Nhà nước bổ sung cho tổng công ty. + Vốn tín dụng Nhà nước. + Khấu hao cơ bản đay là một trong những nguồn vốn cơ bản của tổng công ty. + Vay nước ngoàI. + Tín dụng thương mại đây là một nguồn vốn của các tổ chức tàI chính quốc tế. Nguồn vốn này là nguồn có lãI suất khá cao. Biểu 7: Vốn đầu tư của tổng công ty dệt may giai đoạn 1997-2001 Stt Nguồn vốn Vốn đầu tư(tỷ.đ) Tỷ lệ % 1 Ngân sách 24.08 0.59 2 Tín dụng nhà nước 621.25 15.12 3 Khấu hao cơ bản 482.71 11.79 4 Vay nước ngoàI 490.87 11.98 5 Tín dụng thương mạI 2474.95 60.43 Tổng 4093.86 100 Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của tổng công ty, nguồn vốn này chỉ chiếm 0.59% đây là một trong những mặt tiêu cực của ta, lượng vốn này chủ yếu hỗ trợ cho hoạt dộng xuất khẩu, xúc tiến thương mạI, tìm kiếm thị trường,..Trong khi đó nguồn vốn tín dụng thương mạI lạI chiếm một tỷ trọng khá lớn. Trong giai đoạn 1997-2001 nguồn vốn này lên đến 2474.95 tỷ đồng chiếm 60.43% tổng cơ cấu vốn của tổng công ty. Trong khi đó nguồn vốn này có mức lãI suất tín dụng khá cao, có lúc lên tới 1.1%/tháng. Bên cạnh mức lãI suất cao như vậy nó còn không ổn định nó còn phụ thuộc vào biến động chính trị của các nước trên thế giới, kinh tế xã hội của các nước trên thế giới,…Nguồn vốn khầu hao cơ bản là nguồn cơ bản của tổng công ty thì chiếm một tỷ lệ tương đối, chiếm 11.79% đây là con số còn khiêm tốn thể hiện tổng công ty dệt may còn nhiều mặt yếu kém. Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm cũng đã ngày càng có nhiều tiến bộ. Tình hình này được biểu hiện qua bảng sau Biểu 8:Tình hình vốn đầu tư theo các năm của tổng công ty dệt may giai đoạn 1997-2001 Stt Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng 1 Kế hoạch Tỷ đ 370 433.8 506 638 1079.6 2724.4 2 Thực hiện Tỷ đ 523 450 441.2 979.7 1700 4093.9 3 TH/KH % 141.3 103.7 87.2 153.6 157.5 Tình hình trên cho thấy khả năng thực hiện vốn của tổng công ty có triển vọng tốt đẹp. Năm 2001 tỷ lệ thực hiện /kế hoạch là 157.5% biểu hiện tình hình thực hiện vốn đầu tư gần như tăng gấp đội so với kế hoạch đề ra. Nhưng khi đI vào từng năm cụ thể ta thấy tình hình thực hiện vốn đầu tư có sự giảm sút từ năm 1997 đến năm 1999, đặc biệt vào năm 1999 tình hình thực hiện vốn đầu tư chỉ có 87.2%. Tình hình này là do cuộc khủng hoảng tàI chính tiền tệ khu vực gây ra. Nhưng cho đến nay tình này đã có sự chuyển đổi đáng khích lệ và đang ngày càng có xu hương tốt đẹp. 4.Tình hình đầu tư 4.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Theo tổng cục thống kê thì tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1998 vào ngành dệt may là 447.8 tỷ đồng trong đó vốn xây lắp là 92.5 chiếm 20.6%, vốn thiết bị là 300.9 tỷ đồng chiếm 67.2% và vốn xây dựng cơ bản khác là 54.4 tỷ đồng chiếm 12.2%. Như vậy tổng lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 11/4 trong tổng vốn đầu tư. Mặc dù vậy, nhình chung cơ sở hạ tầng của ngành dệt may nước ta đã xuống cấp nghiêm trọng do chúng được xây dựng từ rất lâu và vấn đề về vốn đầu tư phát triển đang trở nên rất bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. 4.2 Đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị. * Công nghệ kéo sợi: Công nghệ kéo sợi ở Việt Nam cho đến cuối thập kỷ 80 vẫn ở tình trạng lạc hậu, không đồng bộ với các máy móc cũ kỹ thế hệ 1 và một số ít thuộc thế hệ II. Trình độ tự động còn rất thấp, sản phẩm sản xuất ra chỉ đạt chất lượng thấp so với trình độ của thế giới hầu hết ở đường 75% cuả thống kê uster thế giới trở xuống. Công nghệ kéo sợi chảI tho chiếm phần lớn, sản xuất các loạI sợi chỉ số thấp. Sợi chảI kỹ chỉ có 3% sản lượng, công nghệ kéo sợi pha PE không vượt quá 16% sản lượng trong suốt thập kỷ 80. Bước sang nền kinh tế thị trường những năm gần đây đã có một số dây chuyền mới, sử dụng công nghệ bông chảI tự động liên hợp cao, sử dụng các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng rộng rãI các kỹ thuật tiến bộ do Tây âu và Nhật về vi mạch đIửn tử vào hệ thống đIều khiển tự động và khống chế chất lượng sợi, nhờ vậy đã có sản phẩm sợi đạt chất lượng cao cấp ở mức lương 25% của thống kê uster. Cho đến năm 1999 ngành có 800124 suốt kéo sợi và 3520 rô tơ kéo sợi. Trong số đó có 90600 là suốt mới mua ( chiếm 11.32%), với 55900 suốt mua cũ của các nước Tây Âu, 107000 suốt được cảI tiến ( chiếm 13.4%).Công suất kéo sợi hàng năm tăng lên 79200 tấn, với chỉ số Nm là 61.22. Năm 2000 toàn ngành có khoảng 1050000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới khoảng 10 vạn cọc sợi, sản xuất được 84100 tấn sợi/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng các sản phẩm đó vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu. * Công nghệ dệt thoi: Trong nhiều năm qua hầu hết các xí nghiệp, công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dàI hạn để mua sắm thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng công nghệ đa dạng hoá sản phẩm. Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rộng đã được nhập về, nhiều bộ hồ mắc mới hiện đạI đã được trang bị thay thế cho nhũng thiết bị quá cũ và lạc hậu. Trong toàn ngành công nghiệp dệt quốc doanh, trung ương và địa phương, máy dệt mới đạt khoảng 15%, số lượng có khả năng cảI tạo được mới đạt khoảng 45%, số còn lạI phảI thanh lý hoặc chuyển cho hợp tác xã hoặc tư nhân. - Khâu chuẩn bị dệt thiết bị hồ mắc trang bị mới cũng chỉ đảm nhiệm đuợc 30-40% công suất. Do vậy công suất vảI mộc của quốc doanh trung ương và đạI phương giảm rõ rệt, nhiều công ty, xí nghiệp chỉ còn duy trì được 40-50% công suất thiết kế. - Khâu đầu tư thiết bị mới, do nguồn vốn hạn hẹp nên việc này phảI phân chia thành nhiều giai đoạn. * Công nghệ dệt kim: công nghệ dệt kim của ngành khá hiện đạI so với các công nghệ khác. Phần lớn các máy dệt kim nhập của Trung Quốc, Tiệp và đông Đức từ trước năm 1988 đều được thanh lý và chuyển nhượng cho địa phương. Hiện nay các doanh nghiệp dệt lớn của Nhà nước đều sử dụng máy dệt kim nhập của các nước như Nhật, Hàn Quốc, đàI Loan và Đức từ sau năm 1999, 30% số máy này thuộc thế hệ mới, một số máy đã được vi tính hoá. * Công nghệ nhuộm, in và hoàn tất: Tất cả các thiết bị in, nhuộm hoàn tất là nhập từ nước ngoàI. Hiện nay 35% thiết bị in và nhuộm trong ngành nhập từ năm 1999 trở lạI đây( khoảng 300 máy). Tất cả các loạI máy này đều thuộc thế hệ A2, A3 và vẫn hoạt động tốt. Số còn lạI nhập từ những năm 1988. Năm 2000 công suất sử dụng máy móc, thiết bị của ngành là 85%.Từ năm 1995 đến năm 2001 tổng số tiền đầu tư cho thiết bị nhuộm ởgiai đoạn này là 52660619 USD và 6876642 Rúp. * Công nghệ may: trước năm 1993 các dây chuyền may của các nhà máy phần lớn là máy may của các nước cộng hoà dân chủ Đức, bổ sung thêm một số máy của Nhật, cộng liên bang Đức.Từ những năm 1993 đến nay ngành may liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới, cụ thể là: + công đoạn chuẩn bị sản xuất: các cơ sở công nghiệp may vẫn giác sơ đồ thủ công, mới thí đIểm sử dụng máy vi tính giác sơ đồ ở một số nơI, thiết ké mặt hàng đều làm hoàn toàn thủ công. + công đoạn cắt: ngành may Việt nam còn trảI vảI thủ công chưa có thiết bị trảI vảI để giảm bớt lao động nặng nhọc, sử dụng dao cắt đầu tbàn để tiết kiệm nguyên liệu. + công đoạn may: các máy may được sử dụng phần lớn hiện nay là hiện đạI, có tốc đọ cao 4000- 5000 vòng /phút, có bơm tự động, đảm bảop vệ sinh công nghiệp. Máy may hiện nay là của nhiều hãng, nhiều nước, tuy vậy các công ty may phần lớn tín nhiệm máy Juki (Nhật). Bước đầu một số doanh nghiệp đã dùng loạI máy trang bị đIửn tử lạI mũi, cắt chỉ tự động. + công đoạn hoàn tất sản phẩm: hầu hết các doanh nghiệp may dùng hệ thống là hơI, tối thiểu cũng dùng loạI là treo phun nứơcđể đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhăn chân chim, một số dùng hệ thống là hơi . Trong những năm qua ngành đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đã một mặt nào đó cảI thiện được chất lượng sản phẩm tạo uy tín trên thị trường, tăng năng suất lao động, song nhìn chung toàn ngành công nghệ trang thiết bị vẫn ở trong tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực. 4.3 Đầu tư nguồn nhân lực. Ngành dệt may là ngành đòi hỏi một khối lượng lao động khá nhiều. Tính đến thời đIểm này lao động trong ngành dệt may và sản xuất trang phục trong các doanh nghiệp là 289967 người chiếm 59.62%, cá thể là 196418 người chiếm 40.38%.Trong thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch lao động từ khu vực doanh nghiệp quốc doanh sang khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoàI. Trong lĩnh vực sản xuất trang phục lực lượng lao động nhiều hơn trong lĩnh vực dệt. Bởi vì trong lĩnh vực sản xuất trang phục chủ yếu là lao động thủ công cần nhiều lao động, năng suất lao động tháp, lao động nữ chiếm 80%. Về trình độ lao động thì nhân lực khoa học công nghệ của ngành dệt may khoảng 700000 người gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật, cao đẳng, kỹ sư và một số cán bộ có trình độ trên đạI học( thạc sỹ, tiến sỹ, phó tiến sỹ). Hiện nay tổng số lực lượng lao động trong ngành dệt may lên đến 1.6 triệu người. Do toàn ngành dệt may đã có những phương pháp về đạo tạo, quản lý nguồn nhân lực nên trình độ của người lao động đã được cảI thiện và ngày càng được nâng cao.Đội ngũ nhân lực của ngành dệt may có khả năng tiếp thu, nắm bắt nhanh các quy trình sản xuất và công nghệ mới, nhanh chóng làm chủ được sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Khi được tổ chức làm việc, đãI ngộ và bồi dưỡng tốt đội ngũ nhân lực dệt may có thể lao động đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt không thua kém đồng nghiệp ở nhiều nước trên thế giơí. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã tổ chức những lớp đào tạo để nâng cao tay nghề cho công nhân, một phần nào đó đã cảI thiện được chất lượng lao động. 4.4 Thực trạng đầu tư mở rộng thị trường. *Thị trường trong nước: trên thị trường trong nươc, các nhà sản xuất của ngành dệt may phảI cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn trong khu vực. Là thành viên của ASEAN và đang tham gia thực hiện AFTA thị trường Việt Nam là sân chơI của các nước trong khu vực. Do vậy chiếm lĩnh thị trường nội địa là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất dệt may Việt Nam. Theo thống kê của VINATEX trong những năm vừa qua tỷ trọng tiêu thụ nội địa trong tổng số hành dệt may sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 55%. ĐIều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về chất lượng và số lượng. *Thị trường nước ngoàI: từ khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới thị trường của ngành dệt may đã chuyển từ thị trường Liên Xô cũ và Đông âu sang thị trường Phương Tây và Châu á. Tóm lạI từ nhiều năm nay ngành dệt may Việt Nam đã cố gắng phấn đấu thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu vươn lên xuất khẩu. 5.Tình hình thẩm định dự án tạI tổng công ty dệt may. Để đảm bảo tính khả thi, tính hợp lý, tính hiệu quả của các dự án đầu tư tổng công ty đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Bên cạnh đó việc thẩm định dự án còn giúp tổng công ty lựa chọn dược phương án tối ưu,xem xét mục tiêu của dự án phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, đánh giá tính hợp pháp của các tàI sản tàI chính hình thành nên vốn đầu tư. *Nội dung thẩm định dự án đầu tư của tổng công ty như sau: - Đối với các dự án có xây dựng thuộc vốn nhà nước thì thẩm định những vấn đề sau: thẩm định các đIều kiện pháp lý, về đIều kiện cần thiết phảI đầu tư, về phương diện thị trường, về phương diện kỹ thuật, về phương diện tổ chức, về mặt tàI chính của dự án, về các chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án. - Đối với các dự án mua sắm thiết bị hàng hóa thuộc vốn nhà nước thì việc thẩm định chủ yếu đI vào xem xét về đIều kiện pháp lý, phân tích kết luận về quy mô công suất của trang thiết bị, phân tích kết luận về lựa chọn công nghệ, thiết bị, đánh giá về tàI chính và hiệu quả của dự án. - Đối với các dự án không sử dụng vốn của nhà nước: việc thẩm định tập trung xem xét và kết luận về các vấn đề sau: Các vấn đề về pháp lý, sự phù hợp về quy hoạch ngành lãnh thổ, chế độ khai thác và sử dụng tàI nguyên quốc gia, tính chắc chắn về những lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư tạo ra, các ưu đãI hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung, những vấn đề xã hội nảy sinh, các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thưch hiện ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. *Về phương thức thẩm định tổng công ty thực hiện như sau: - tổ chức thẩm định: cấp có quyền thẩm định tổ chức ra hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định này chủ trì phối hợp với các cơ quan có chức năng có liên quan, hữu quan có liên quan thẩm định và tổng hợp ýkiến trình báo cáo thẩm định lên tổng giám đốc xem xét và quyết định. - hội đồng thẩm định chủ trì sử dụng cơ quan chức năng thẩm định dự án từng phần để xem xét tổng hợp ý kiến và ra quyết định. -hội đồng với các tổ chức tư vấn về đầu tư để thẩm định về quyết định *Về phương pháp thẩm định tổng công ty đã dùng một trong các phương pháp sau: - Phương pháp thẩm định theo trình tự: theo phương pháp này thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. - Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: theo phương pháp này thì sử dụng các chỉ tiêu phân tích tàI chính, phân tích xã hội để đưa ra phương án tối ưu. - Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án: phương pháp này xem xét đến các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoàI khi tác động đến dự án thì dự án sẽ thay đổi theo hướng như thế nào. Sự tác động của các yếu tố này sẽ tạo ra nhũng khó khăn và thuận lợi như thế nào đối với đời sống của xã hội. - Phương pháp dự báo: phương pháp này dùng số liệu đã thu thập được thông qua điiêù tra thống kê để xem xét dự án này có an toàn không. - Phương pháp triệt tiêu rủi ro: phương pháp này cũng dựa vào khả năng phân tích các yếu tố bất lợi đến dự án sau đó làm phép trừ dần các yếu tố ruỉ ro ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Trong quá trình đầu tư các dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau, tính chất phức tạp cũng khác nhau nên tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể tổng công ty sử dụng một trong các phương pháp trên hoặc có thể sử dụng đồng bộ các phương pháp đó. 6.Tình hình quản lý dự án đầu tư. Bên cạnh công tácc thẩm định dự án đầu tư thì công tác quản lý dự án đầu tư là công tác không thể thiếu của tổng công ty dệt may Việt nam. Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch tổng thể, đIều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian, chi phí, kỹ thuật và chất lượng. Công tác quản lý dự án tạo đIều kiện thuận lợi cho việc liên hệ giữa nhóm quản lý với khách hàng của dự án. Bên cạnh đó công tác quản lý dự án còn giúp tổng công ty phát hiện sớm và giảI quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc nảy sinh, tạo đIũu kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa những người có liên quan đến dự án để giảI quyết những bất đồng. Công tác quản lý dự án tăng cường sự điêù phối và hợp tác giữa các bộ phận quản lý dự án, và tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Tổng công ty dệt may Việt Nam đã thực hiện quy trình thực hiện quản lý dự án như sau: Xác định nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ Xác định mục tiêu và tầm can trọng của dự án Chọn lựa tiêu chuẩn đo lượng hoạt động Phát triển công nghệ Xây dựng kế hoạch Dự toán ngân sách Tang hợp kế hoạch dự án Thực hiện dự án Kiểm soát và đIều phối da Đánh giá thành công da Các lĩnh vực mà tổng công ty quản lý như quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý thông tin, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán. Kể từ thành lập cho đến nay tổng công ty đã thực hiện tốt công tác lập kế hoạch đầu tư và đã có nhiều kế hoạch đầu tư được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm. Công tác quản lý dự án đã được tổng công ty theo dõi, giám sát một cách chặt chẽ. III. đánh giá tình hình hoạt động của tổng công ty 1.Những kết quả đạt được Tổng công ty dệt may Việt nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 91( có Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc) là một hình tháI tổ chức hoàn toàn mới so với nước ta. Kể từ ngày thành lập cho đến nay tổng công ty đã đạt được những kết quả và hiệu quả thật đáng khích lệ. Biểu hiện ở chỗ: Tổng tàI sản cố định của toàn tổng công ty tính đến năm 2000 là 5888 tỷ đồng trong đó vốn ngân sachs Nhà nước là 1813 tỷ đồng, chỉ chiếm 30,8% và năm 1996 là 29.8%. Theo báo cáo tổng kết của tổng công ty thì hiệu quả sử dụng tàI sản cố định năm 2000 là một đồng tàI sản cố định đưa vào sản xuất kinh donh làm ra 1,28 đồng doanh thu( năm 1999 là 1,2 đồng), số liệu tương ứng của doanh nghiệp dệt là 1.14 đồng và các doanh nghiệp may là 2,03 đồng. Với hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC276.doc
Tài liệu liên quan