LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
Phần I : Tổng quan về công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 - 1 -
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2
1.2 Đặc điểm nghành nghề sản xuất kinh doanh của công ty. - 2 -
1.2.1 Khái niệm về sơn - 3 -
1.2.2 Phân loại sơn - 3 -
1.2.3 Quy trình sản xuất sơn: - 3 -
1.2.3.1 Sơn nước (ướt) - 3 -
Quy trình sản xuất sơn nước - 5 -
1.2.3.2 Sơn bột - 6 -
1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. - 9 -
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần - 11 -
PHẦN II : ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ - 13 -
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty - 13 -
2.2 Đặc diểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty. - 14 -
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu tại Công ty. - 14 -
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán - 14 -
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán - 14 -
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán. - 15 -
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán - 15 -
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty - 15 -
2.3.1 Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ) - 15 -
2.3.2 Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 19
2.3.3 Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 22
2.3.4 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 25
2.3.5 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền 28
PHẦN III - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 30
CHUNG CỦA ĐƠN VỊ 30
3.1 Đánh giá hoạt động chung của công ty 30
3.2 Những ưu nhược điểm của HĐKT 30
3.2.1 Những ưu điểm 30
3.2.2 Nhược điểm
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên luôn phải sử dụng loại phụ gia làm khô. Các phụ gia này là các hợp chất của Co, Mn, Pb,... đóng vai trò khâu mạch alkyd giúp sơn khô nhanh hơn.
Phụ gia chống lắng đa phần là các bentonit có tác dụng tạo 1 lớp mạng lưới trong màng sơn, từ đó giúp nâng đỡ các hạt bột màu và bột phụ trợ có tỷ trọng cao.
Phụ gia chống chảy, tạo độ nhớt giả là các phụ gia mà khi thêm vào sẽ phản ứng với chất tạo màng, tạo mạng không gian chật hẹp hơn, làm tăng độ nhớt của sơn, tăng bám dính và có tác dụng chống chảy khi sơn với lớp dày.
Dung môi
Dung môi đóng vai trò pha loãng trong sơn. Các loại dung môi được sử dụng chủ yếu bao gồm: xylen, toluen, MEK, MIBK, butyl acetate,....
Quy trình sản xuất sơn nước
Như đã trình bày ở trên, không kể các công đoạn sản xuất các nguyên liệu cho sơn thì quy trình sản xuất sơn bao gồm các công đoạn sau:
- Muối, ủ
- Nghiền
- Pha
- Đóng gói
Muối, ủ
Công đoạn này yêu cầu khuấy trộn toàn bộ lượng bột cần dùng cùng các phụ gia cần thiết khuếch tán trong chất tạo màng và dung môi. Lượng chất tạo màng và dung môi sử dụng phải phù hợp để độ nhớt thuận lợi cho quá trình khuấy trộn. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn muối.
Ủ là giai đoạn để hỗn hợp muối trong 1-2 ngày cho bột được ngấm dầu thật tốt. Tuy nhiên, ngày nay do chất lượng nguyên liệu tốt hơn nhiều và quá trình khuấy trộn được tối ưu giai đoạn này thường được bỏ qua.
Nghiền
Giai đoạn này giúp các loại bột được nghiền nhỏ, đạt đến độ mịn yêu cầu của sơn.
Các loại máy nghiền được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sơn là mày nghiền bi. Có nhiều loại máy nghiền bi được sử dụng như là máy nghiền ngang, máy nghiền đứng, máy nghiền rọ,...
Giai đoạn pha
Giai đoạn này là giai đoạn bổ sung dung môi, chất tạo màng, các phụ gia cần thiết còn lại để sơn đạt độ nhớt, độ chảy, tỷ trọng, và các chỉ tiêu yêu cầu khác. Giai đoạn này được thực hiện trong máy khuấy.
Đóng gói sản phẩm
Sau khi sơn đã đạt các chỉ tiêu chất lượng sẽ được đóng gói và lưu kho hoặc xuất xưởng.
1.2.3.2 Sơn bột
Sơn bột đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: làm lớp sơn bảo vệ cho các sản phẩm có màu trắng, nhất là làm lớp sơn lót cho khung xe ôtô. Hiện nay, với sự phát triển của các khoáng chất thiên nhiên, nhất là sự phát triển của titan đioxit nanô, sơn bột càng có nhiều triển vọng ứng dụng. Sơn bột gần như 100% không bay hơi trong khi sơn dung môi có hàm lượng rắn chỉ 40%. Ở dạng bột rất mịn, sơn bột rất dễ chảy ở ngoài không khí và có thể sơn bằng phương pháp phun tĩnh điện và khá thân thiện với môi trường. Các hạt bột có khả năng tích tĩnh điện đủ để bám dính thành một lớp bột mỏng, đồng nhất trên bề mặt kim loại sơn phủ được nối đất. Hệ liên kết hữu cơ trong sơn được lựa chọn thích hợp để sơn nóng chảy thành một lớp màng mỏng đều, liên tục ở nhiệt độ 1000C, đóng rắn ở nhiệt độ 150-2000C và bám rất chắc trên bề mặt cần phủ.
Khác với khi phủ màng sơn bằng công nghệ tráng men và dùng sơn ướt, với sơn bột, người ta có thể tạo ra lớp sơn có độ dày tương tự như hai loại sơn trên chỉ sau một lần sơn. Rất nhiều các sản phẩm có lớp phủ bảo vệ-trang trí màu trắng mà trước đây người ta phải sử dụng công nghệ tráng men thì nay đã được thay thế hoàn toàn bằng sơn bột vì lớp sơn có độ bóng, độ bền cơ học cao, chống rạn nứt, trầy sước, số lần sơn giảm và dễ dàng sửa chữa các lỗi khi sơn, trong khi nhiệt độ và thời gian sấy giảm từ 10000C và vài giờ (trong trường hợp tráng men) xuống chỉ còn 2000C và 30 phút.
Nhiệt độ sấy thấp cho phép sử dụng nhiều loại chất màu hữu cơ sáng màu hơn để thay thế bột màu ôxít kim loại thường có màu tối. Bề mặt của lớp sơn bột có độ bóng, chống chịu sước, độ bền va đập và mài mòn đạt yêu cầu bảo vệ an toàn và trang trí cho hầu hết các sản phẩm có màu trắng. Tính nguyên vẹn của các lớp sơn bột cao hơn so với các lớp sơn ướt là do nó không chứa các chất dễ bay hơi. Một ưu điểm vượt trội khác của sơn bột là tỷ lệ thất thoát khi sơn rất thấp và lượng thất thoát dễ dàng thu hồi để sử dụng lại. Về mặt lý thuyết, tỉ lệ sử dụng của sơn bột là 100% nhưng trên thực tế sử dụng trong công nghiệp tỉ lệ thất thoát khi phun chỉ nhỏ hơn 2%, vì vậy thoả mãn được cả về mặt giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Trước khi sơn, các bộ phận kim loại được làm sạch dầu mỡ, xử lý sơ bộ rồi được sơn trong buồng phun sấy có thiết kế đặc biệt trước khi đi qua lò gia nhiệt để kết thúc quá trình đóng rắn của màng sơn.
Quá trình sản xuất sơn bột
Bao gồm các công đoạn sau: Phối trộn, tạo hỗn hợp nóng chảy, ép đùn, nghiến mịn và đóng gói sản phẩm.
Phối trộn các thành phần: Trước tiên các thành phần của sơn phải được phối trộn thật kỹ nhằm đạt tới một độ đồng nhất theo yêu cầu. Hầu hết các loại sơn bột đều chứa bột màu (có độ mịn cao), nhựa rắn (ở dạng vảy, dạng viên hoặc dạng nghiền thô), các chất trợ chảy (là các polyacrylat dạng lỏng có độ nhớt cao mang trên chất mang là zeolit), các chất phụ gia rắn (có tác dụng hỗ trợ loại bỏ không khí trong quá trình tạo màng và các chất xúc tác được sử dụng để làm tăng tốc độ đóng rắn của màng sơn). Quá trình phối trộn tốc độ cao là một phương pháp rất tốt nhưng cần phải tiến hành rất cẩn thận để đảm bảo chất nhựa kết dính không bị nghiền nhỏ quá mức và là lý tưởng nếu nó có kích cỡ 2-4 mm khi kết thúc quá trình phối trộn.
Bột màu titan đioxit thường có cỡ hạt dưới cỡ micron và các hạt này có xu hướng kết tụ nên có thể bám dính lên thành của thùng khuấy. Việc bổ sung các chất độn như barit tự nhiên hoặc canxi cacbonat có cỡ hạt lớn hơn sẽ làm giảm sự kết tụ của các hạt titan điôxit và trợ giúp quá trình phân tán đồng nhất trong bước thứ hai của quá trình sản xuất-tạo hỗn hợp nóng chảy. Lượng chất độn đưa vào tốt nhất đối với các loại sơn trắng bóng là 22% tổng khối lượng với 18% là TiO2. Trong các loại sơn có màu nhạt chất màu được đưa vào tỷ lệ 10% bao gồm cả chất màu trắng và tỷ lệ chất độn chiếm tới 30% tổng khối lượng. Sơn bột màu đen bóng chứa tới 2% muội than đen và 40% chất độn.
Công đoạn tạo hỗn hợp nóng chảy và ép đùn sản phẩm là một quá trình liên tục và được tiến hành trong một máy ép đùn có thiết kế đặc biệt. Qua phễu nạp tại cửa vào, hỗn hợp thu được sau quá trình phối trộn trên được đưa vào vùng nung nóng của máy ép đùn bằng cơ cấu vít dẫn. Hỗn hợp nóng chảy được đưa tới cửa ra của máy ép đùn và được ép thành các dải băng nhỏ giữa hai trục lăn được làm lạnh. Khi dải băng này đã nguội, có thể dễ dàng đập thành các mảnh vụn bằng một máy đập cơ khí.
Nghiền mịn và đóng gói sản phẩm: Ở công đoạn nghiền mịn, các thiết bị nghiền hiện đại có thể được sử dụng để kiểm soát phân bố cỡ hạt trong sản phẩm. Sản phẩm đã nghiền sẽ được đưa qua hai xyclon để tách cát hạt thô (ở xyclon thứ 1) và các hạt quá mịn (sau xyclon thứ 2) sẽ được đưa tới thiết bị thu gom. Trên thực tế, nếu được kiểm soát chặt chẽ các thông số vận hành trong khoang nghiền thì có thể giảm tối đa lượng các hạt quá mịn và đồng thời có thể liên tục đưa các hạt thô trở lại khoang nghiền.
Để ngăn ngừa quá trình kết khối của sản phẩm sơn bột trong quá trình lưu kho và vận chuyển tới nơi tiêu thụ, ta có thể bổ sung một lượng rất nhỏ silic oxit tuyển.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý bộ máy quản lý của Công ty được bố trí như sau:
Sơ đồ1:Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phân xưởng Sơn nước
Phân xưởg sơn bột
Phòng bảo vệ
Phòng hành chính
Phòng kỹ thuật
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm
Phòng tổ chức
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng kế toán
Phó GĐ kinh doanh
Đứng đầu Công ty là giám đốc người đại diện của công ty, người có quyền hành cao nhất, thay mặt cho công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty về kết quả kinh doanh. Giám đốc công ty là người điều hành chung mọi hoạt động trong Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người trợ giúp giám đốc cùng điều hành chung mọi hoạt động của công ty và là người trực tiếp điều hành chung mọi hoạt động của công tác kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn nhất định.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách công việc kinh doanh của Công ty.
Công ty có 7 phòng ban mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng:
Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ thường trực, tuần tra đảm bảo an toàn cho tài sản của Công ty kết hợp với công tác phòng cháy chữa cháy.
Phòng hành chính: Làm công tác hành chính văn phòng: lưu trũ hồ sơ, chuẩn bị văn phòng phẩm, trang thiết bị cho các phòng ban khác tổ chức hội họp
Phòng kỹ thuật: Phòng có nhiệm vụ tính toán, đưa ra các định mức kỹ thuật vật tư và các biện pháp sử dụng định mức đó một cách hiệu quả nhất. Đồng thời tham gia quản lý kỹ thuật, nâng cao cấp bậc, tay nghề cho công nhân.
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất: phân xưởng sản xuất sơn nước và phân xưởng sản xuất sơn bột.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Phòng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được đưa ra trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Phòng tổ chức: Phòng có nhiệm vụ quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty, thục hiện chức năng tư vấn cho giám đốc về mặt tổ chức quản lý công nhân viên, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, và trình độ quản lý cho cán bộ.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tính toán vật tư cung ứng, kiểm tra việc thực hiện nhập, xuất, tồn vật tư, dự kiến việc tập hợp chi phí, tính giá thành, đưa ra biện pháp hạ giá thành. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, lập phương án sản xuất kinh doanh đề xuất lãnh đạo.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ chính là phản ánh đúng, chính xác, kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý công tác kế toán tài chính, tổ chức thống kê, thu nhận kinh tế.
Như vậy bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tốt các yêu cầu công việc của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây.
Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây tương đối hiệu quả. Nhờ có việc quan tâm đến nâng cao chất lượng và đa dạng phong phú về loại sản phẩm, cải tiến mẫu mã và việc áp dụng các quy trình công nghệ tiến tiến vào sản xuất mà sản phẩm của công ty ngày càng được ưa chuộng, uy tin trên thị trường. Vì vậy mà doanh thu của công ty trong những năm gần đây liên tục tăng lên. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, tạo công ăn việc là cho hàng trăm lao động trong và ngoài thành phố. Mặc dù trong năm qua có nhiều biến động kinh tế mức lợi nhuận của công ty có giảm sút song với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công viên công ty sẽ có những bước tiến mạnh mẽ trong tương lai.
Bảng 1-1 Kết quả kinh donh của công ty giai đoạn 2006 →2008
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1- Tổng doanh thu
20.569.102.224
23.003.585.119
26.366.754.422
2- Các khoản giảm trừ
16.604.553
20.101.376
24.254.905
+ Giảm hàng bán
9.564.373
14.869.012
18.607.216
+ Hàng bán bị trả lại
7.040.180
50.211.394
5.647.689
3- Doanh thu thuần
20.552.497.671
22.983.483.743
26.342.499.517
4- Giá vốn hàng bán
17.816.473.246
19.216.622.625
22.583.092.173
5- Lợi nhuận gộp
2.736.024.425
3.766.861.118
3.759.407.344
6- Chi phí bán hàng
796.502.664
918.051.266
1.003.463.504
7- Chi phí quản lý DN
953.114.778
1.212.573.023
1.651.022.431
8- Lợinhuận từ HĐKD
986.406.983
1.636.236.829
1.104.921.409
9- Thu nhập từ HĐTC
17.613.192
23.513.444
35.135.747
10- Chi phí HĐTC
44.352.705
49.672.821
60.513.429
11- Lợi nhuận từ HĐTC
-26.739.513
-26.159.377
-25.377.682
12- Tổng LNTT
959.667.470
1.610.077.452
107.954.3727
13- Thuế TNDN phải nộp
268.706.891,6
450.821.686,6
302.272.243.6
14- Lợi nhuận sau thuế
690.960.578,4
1.159.255.765
777.271.483.4
PHẦN II : ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Sơn Hải phòng được tổ chức theo phương thức tập trung. Với hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán được tập hợp tại phòng kế toán Công ty. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn đơn vị. Bộ máy kế toán giúp Giám đốc tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán tổng hợp (kế toán trưởng)
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương BHXH
Kế toán TSCĐ
Kế toán công nợ, thuế
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán gồm:
Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc về mặt nghiệp vụ đó là công tác kế toán tài chính kế toán, tổ chức công tác hạch toán của Công ty.
Kế toán công nợ, thuế: Có trách nhiệm theo dõi tính toán mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ. Phản ánh chính xác, kịp thời để có kế hoạch xây dựng công nợ hợp lý.
Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ theo dõi số vật tư hiện có và tình hình biến động của vật tư, tính toán phân bổ các khoản chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có trách nhiệm theo dõi kịp thời, đầy đủ mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan.
Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản cố định để thực hiện việc quản lý và sử dụng tốt TSCĐ.
Thủ quỹ: Là người thực hiện thi hành lệnh của kế toán tổng hợp. Că cứ vào các chứng từ gốc để xuất, nhập quỹ. Kế toán thủ quỹ chịu trách nhiệm ghi phần thu chi cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ kế toán tiền mặt
2.2 Đặc diểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty.
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu tại Công ty.
- Công ty áp dụng kỳ kế toán năm.
- Đồng tiền áp dụng thống nhất trong công ty là Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chứng từ, với hình thức kế toán này công ty sử dụng các loại chứng từ sau:
Các chứng từ ghi sổ: 1, 2, 3,,10
Các bảng kê : 1, 2, 3,..10
Các bảng phân bổ: Bảng phần bổ chi phí sản xuất chung, khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương
Các nhật ký chứng từ: 1, 2, 3,.,10
Toàn bộ việc cập nhật chứng từ và hạch toan kế toán đều thực hiện trên máy vi tính theo chương trình phần mềm Fast
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán
Công ty hiện nay áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/ 2006 của bộ tài chính.
- Năm tài chính là 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán.
Sổ kế toán tổng hợp.
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái các tài khoản
.
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán(Mẫu số B01-DN)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh(Mẫu số B02-DN)
Bảng cáo cáo luân chuyển tiền tệ. (Mẫu số B03-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính. (Mẫu số B09-DN)
Ngoài các báo cáo trên để phục vụ cho công tác quản lý, Công ty còn sử dụng một số các báo cáo khác như: Báo cáo về giá thành, báo cáo về tình hình sử dụng lao động
Công ty nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty
2.3.1 Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
TSCĐ hiện nay của công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển, từ nguồn vốn kinh doanh do cấp trên duyệt.
Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng số 2 có những tài sản chủ yếu sau: Nhà văn phòng, máy vi tính, máy photo, máy điều hòa, dây chuyền sản xuất
Hệ thống tài khoản sử dụng:
TK 211 “TSCĐ hữu hình”
TK 213 “TSCĐ vô hình”
TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”
.
Các chứng từ công ty sử dụng trong hạch toán kế toán TSCĐ gồm
+ Quyết định tăng TSCĐ
+ Hợp đồng kinh tế
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý
+ Bảng phân bổ khấu hao
Quy trình hạch toán TSCĐ theo sơ đồSổ cái TK 211
Bảng phân bổ khấu hao
Sổ chi tiết TSCĐ
Chứng từ tăng TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Chứng từ giảm TSCĐ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hàng ngày khi nhận được chứng từ tăng giảm TSCĐ kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận, biên bản thanh lý, quyết đinh tăng giảm TSCĐ kế toán tiến hành mở thẻ TSCĐ đồng thời ghi vào bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. Và từ bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ đối chiếu với thẻ TSCĐ
Cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ kế toán tiến hành lập bảng trích khấu hao TSCĐ và lập sổ cái TK 211.
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Quý 3 năm 2008
Số TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
Nguyên giá
Số khấu hao
TK 241
TK 627
Tổng cộng
1
Khấu hao TSCĐ trích quý trước
28.346.188
2
Khấu hao TSCĐ tăng trong quý
16.559.163
- Máy trộn
10
100.125.890
10.012.589
- Máy nghiền
10
65.465.745
6.546.574
3
Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng
5.552.614
- Máy ép
10
55.526.142
5.552.614
4
Số khấu hao phải trong quý
39.352.737
3.452.369
35.900.368
39.352.737
Kế toán ghi sổ Ngày... tháng . Năm
Kế toán trưởng
2.3.2 Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
a. Khái niệm nguyên vật liệu (NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC).
NVL là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian quy định để xếp vào TSCĐ.
b. Phân loại
- Công ty phân loại NVL theo nội dung kinh tế
+ NVL chính: Tham gia trực tiếp vào qua trình sản xuất
+ NVl phụ: Tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất
+ Nhiên liệu
+ Phụ liệu: Vật liệu dư thừa trong quá trình sản xuất
+ Vật liệu khác
Việc phân loại CCDC thì theo yêu cầu tổ chức hạch toán kế toán
+ CCDC
+ Bao bì luân chuyển
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ.
c. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
TK sử dụng:
- TK 152
- TK 153, 133, 331, 111.
Hạch toán nhập NVL, CCDC
Thủ tục gồm có:
Bản dự trù vật tư
Hóa đơn giá trị gia tăng
Biên bản kiểm nghiệm
Phiếu nhập kho
Hạch toán xuất kho NVL, CCDC
- Trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sơ giá hạch toán mua vào và chi phí mua hàng
- Vật tư nhập về công ty thường xuất luôn cho các phân xưởng. Vì vậy công ty sử dụng giá xuất kho đích danh.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong hạch toán kế toán nguyên vật liệu
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Bảng tổng hợp N-X- T
Sổ cái
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đơn vị: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 22/9/2008
Nợ TK 152 Số 22
Có TK 331
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thoa
Theo hóa đơn số 02 ngày 18 tháng 9 năm 2008 của công ty Hoàng Phát
Nhập tại kho K02
Đvt: Đồng
Stt
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo C.từ
Thực nhập
A
B
C
1
2
3
4
1
Bột màu
kg
25.239
25.239
3.120
78.745.680
2
Vỏ hộp
Cái
7.051
7.051
12.264
86.473.464
Cộng
165.219.144
Cộng thành tiền (Viết bằng chữ): Một trăm sáu mươi lăm triệu. hai trăm mười chín ngàn đồng.
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người mua hàng Thủ kho
2.3.3 Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.3.3.1 Khái niệm : Tiền lương là phần thù lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc và chất lượng công việc của họ.
Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
BHXH là quỹ được hình thành nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.
Quỹ BHXH = Tiền lương cơ bản x 20%
Trong đó : 15% tính vào chi phí sản xuất, 5 % tính vào thu nhập của người lao động.
BHYT được hình thành nhằm hỗ trợ giúp một phần cho người lao động trong trường hợp thai sản, ốm đau, tai nạn lao động.
Quỹ BHYT = Tiền lương cơ bản x 3%
Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% tính vào thu nhập người lao động.
KPCĐ công ty được hình thành nhằm trợ giúp cho các công đoàn viên, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Quỹ KPCĐ tính hết vào chi phí sản xuất.
Quỹ KPCĐ = Tiền lương thực tế x 2%
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng
- TK 334 “Phải trả công nhân viên”
- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
+ TK 3382 “ KPCĐ”
+ TK 3383 “ BHXH”
+ TK 3384 “ BHYT”
Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ
Sổ cái
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Bảng thanh toán lương toàn công ty
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương tổ
Giấy nghỉ ốm, học, họp
Các chứng từ xác nhận kết quả
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hàng ngày căn cứ vào giấy phép nghỉ ốm, đi học, đi họp của nhân viên trong công ty những người có trác nhiệm thuộc phòng ban phân xưởng chấm công cho từng người trên bảng chấm công. Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để đánh giá tình hình lao động và là cơ sở để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, các chứng từ liên quan kế toán sẽ tính lương thông qua bảng thanh toán tiền lương.
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 2 NĂM 2007 Đvt: Đồng
STT
Họ và tên
Bậc lương
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Phụ cấp trách nhiệm
Tổng cộng
Trừ tạm ứng
Còn lại
Công
Số tiền
Công
Số tiền
1
Đào Văn Quang
5/7
30
1.200.000
2
80.000
35.000
1.315.000
500.000
815.000
2
Lê Mạnh Cường
5/7
30
1.200.000
5
200.000
1.400.000
400.000
1.000.000
3
Nguyễn Hữu Trung
5/7
15
750.000
3
120.000
870.000
400.000
370.000
4
Đặng Thi Tú
5/7
31
1.250.000
1
40.000
1.290.000
500.000
790.000
5
Trần Quang Việt
5/7
30
1.200.000
2
80.000
1.280.000
500.000
780.000
6
Phạm Minh Thắng
5/5
30
1.200.000
2
80.000
1.280.000
400.000
780.000
7
Trần Văn Đức
4/4
27
1.080.000
3
120.000
1.200.000
400.000
800.000
8
Lê Quốc Trọng
Hợp đồng
24
700.000
700.000
400.000
300.000
Cộng
217
8.580.000
18
720.000
35.000
9.335.000
3.500.000
5.635.000
2.3.4 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
a. Chi phí sản xuất
- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiên của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong mộ ký nhất định.
- Để quản lý chi phí một cách hiệu quả, cần phải phân loại chi phí theo một tiêu thức nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, vì trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều các loại chi phí khác nhau. Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành 3 khoản mục chi phí như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm trị giá thực tế của vật liẹu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì trực tiếp dùng vào sản xuất sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, thưởng thường xuyên, ăn giữa ca, các khoản trích theo lương của côngn nhân sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản mục sau:
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, thưởng thường xuyên, ăn giữa ca, ăn giữa ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí vật liệu quản lý: Vật liệu sửa chữa TSCĐ.
Chi phí đồ dùng, công cụ, quần áo bảo hộ lao động
Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm các khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất.
Chi phí khác bằng tiền: Là chi phí còn lại ngoài các khoản đã kể trên như công tác phí, lệ phí của nhân viên phân xưởng.
b.Giá thành sản phẩm
- Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đã hoàn thành nhập kho.
- Giá thành sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quá trình sử dụng lao động, vốn, vật tư, trong quá trình sản xuất cũng như sự hợp lý trong việc tổ chức quản lý sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành sản xuất cũng là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phân loại giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đơn vị kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành sản phẩm kế hoạch là do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được thực hiện trước khi quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm được bắt đầu. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, và là căn cứ để so sánh, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức chí phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi quá trình sản xuất được bắt đầu.Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho việc đánh giá đúng các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong thời kỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5758.doc