Tình hình hoạt động của Công ty dược phẩm Đô Thành

 

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH. 1

1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: 1

2.Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh công ty: 2

3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 2

3.1 - Đặc điểm tổ chức quản lý: 2

Sơ đồ 01: 3

Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty dược phẩm Đô Thành. 3

3.2 - Chức năng, nhiệm vụ: 3

4.Tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ: 5

4.1- Công tác tổ chức bộ máy kế toán 5

4.2 Hình thức kế toán áp dụng 6

II. TÌNH HÌNH VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH: 8

III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH TRONG CÁC NĂM (2002-2003) 12

IV. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH: 14

1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua các năm 14

2. Một số tỷ suất lợi nhuận qua các năm. 16

2.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần: 16

2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh bình quân 17

2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu bình quân: 17

2.4. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận / Giá vốn hàng bán: 17

V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH 17

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty dược phẩm Đô Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự của chi nhánh. Ngoài ra, trong bộ máy tổ chức của chi nhánh còn có bộ phận kế toán và các bộ phận chức năng khác. Chi nhánh công ty dược phẩm Đô Thành quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, có nghĩa là các phòng ban tham mưu với giám đốc chi nhánh theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp giám đốc điều hành, ra những quyết định đúng đắn, có lợi cho chi nhánh. Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh công ty dược phẩm Đô Thành. Giám đốc chi nhánh Phòng Kế toán Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh tổng hợp Phòng Kinh doanh tiếp thị Cửa hàng 3.2 - Chức năng, nhiệm vụ: Giám đốc chi nhánh: Là người được giám đốc uỷ quyền nên là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý chung công tác tổ chức tài chính, hoạt động và kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể người lao động. Bên cạnh đó giám đốc chi nhánh còn nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan chức năng khác cũng như các mối quan hệ với chính quyền địa phương... để ra quyết định chung cho toàn chi nhánh. Trên cơ sở đó chấp hành đúng đắn các chủ trương chính sách của Nhà nước. Phòng hành chính: Gồm có 2 nhân viên,là đơn vị tham mưu giúp giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, điều hành: tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương. Có chức năng xây dựng các qui chế, điều lệ về tổ chức bộ máy trong chi nhánh công ty, đề xuất việc tổ chức thực hiện các phương án củng cố tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả. Phòng kinh doanh tiếp thị: Gồm 7 nhân viên, có chức năng định hướng phát triển. Nhiệm vụ là nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng phù hợp với yêu cầu thị trường để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng. Thực hiện các chiến dịch Marketing để nâng cao thị phần, tăng khả năng tiêu thụ. Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 5 nhân viên, có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh. Có nhiệm vụ nhập hàng, tập trung và điều phối hàng xuống cửa hàng. Trực tiếp chỉ đạo việc bán hàng. Phòng kế toán: Gồm 5 nhân viên, làm công tác tham mưu, giúp Giám đốc chi nhánh trong quản lý, theo dõi và tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán tài chính, tổ chức hạch toán kinh doanh tổng hợp tất cả các hoạt động của chi nhánh thông qua việc xử lý các chứng từ, báo cáo tình hình biến động trên thị trường đến giám đốc chi nhánh để có được những quyết định đúng đắn, kịp thời trong công tác chỉ đạo kinh doanh đến từng khâu, từng đơn vị nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất.Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Xây dựng kế hoạch tài chính, phương án huy động vốn phục vụ kinh doanh tổng hợp của chi nhánh, lập các báo cáo về tài chính, kế toán thống kê theo qui định của công ty và các cơ quan chức năng. Cửa hàng: Có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh, có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ khách hàng, thu lợi nhuận về cho chi nhánh. Cửa hàng chịu sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh và phòng kinh doanh. 4.Tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ: 4.1- Công tác tổ chức bộ máy kế toán Công ty dược phẩm Đô Thành tổ chức công tác kế toán theo hình thức phân tán nên chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện công việc kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của mình. Phòng kế toán phải tiến hành thanh toán, kiểm tra và ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Cuối tháng các kế toán viên tổng hợp tình hình tồn kho, đối chiếu số liệu với phòng kinh doanh và cửa hàng, lập các báo cáo kế toán gửi lên phòng kế toán của công ty. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán, bộ máy kế toán của chi nhánh bao gồm 5 nhân viên: 1 kế toán trưởng; 1 thủ quỹ và 3 kế toán viên hoạt động theo sơ đồ sau: Sơ đồ 02: Bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán hàng hoá Kế toán thanh toán Kế toán quỹ Thủ quỹ Trong đó kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý, lãnh đạo phòng thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp theo đúng sự chỉ đạo của công ty. Chịu trách nhiệm phân công công việc, nhiệm vụ cho các nhân viên; hướng dẫn, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện trong chi nhánh. Kế toán hàng hoá: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá tại kho, cửa hàng. Kế toán thanh toán: viết phiếu thu – chi hàng ngày và cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ, kiểm kê quỹ và chuyển giao chứng từ cho kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ.Thanh toán, theo dõi công nợ, đôn đốc thu hồi nợ, tham gia lập báo cáo quyết toán và các báo cáo kế toán định kỳ; lập kế hoạch tín dụng, vốn kinh doanh, kế hoạch tiền mặt hàng tháng, quý, năm gửi tới ngân hàng nơi chi nhánh có tài khoản. Kế toán quỹ: có nhiệm vụ theo dõi, kế toán các hoạt động mua hàng, công nợ, các khoản chi phí, doanh thu của cửa hàng và kiểm tra việc nộp tiền thu được từ khách hàng về thủ quỹ. 4.2 Hình thức kế toán áp dụng Chi nhánh công ty Dược phẩm Đô Thành có mạng lưới hoạt động kinh doanh tương đối gọn, điều kiện kế toán được vi tính hoá trên mạng cục bộ, việc hạch toán được thực hiện theo hình thức chứng từ ghi sổ. - Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, quy mô khối lượng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời căn cứ vào yêu cầu trình độ quản lý, chi nhánh công ty đã áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Số thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Sơ đồ 03 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại thành các loại chứng từ có cùng nội dung tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi rõ, sau đó sử dụng chứng từ ghi rõ để ghi rõ các tài khoản. Trong hình thức kế toán chứng từ ghi rõ việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi theo hệ thống trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái các tài khoản Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức này gồm: - Sổ cái các tài khoản - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ chi tiết II. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành: Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có vốn. Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty. Chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành ngoài nguồn vốn tự có của chi nhánh do công ty cấp còn có vốn bổ sung từ lợi nhuận và vốn vay. Vốn kinh doanh của Chi nhánh được sử dụng cho việc mua sắm TSCĐ và TSLĐ -Về TSCĐ: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; các loại TSCĐ khác. -Về TSLĐ: sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ; vốn bằng tiền; vốn trong thanh toán; tài sản lưu động khác... Chi nhánh huy động vốn là nhằm sử dụng vào mục đích kinh doanh do đó mà việc sử dụng phải dựa trên nguyên tắc và mục đích chính là tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy Chi nhánh rất quan tâm đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Biểu 01 : Bảng phân tích tình hình phân bổ vốn năm 2002 - 2003 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Tỷ trọng (%) Năm 2003 Tỷ trọng (%) So sánh tăng giảm Số tiền % A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 51.063.272.752 +95,11 50.808.872.696 +93,17 -25.444.000.56 -4,98 I.Tiền 1.192.297.681 +2,22 560.450.839 +1,03 -631.846.842 -52,99 II. Đầu tư ngắn hạn - - - - - - III. Các khoản phải thu 23.576.783.091 +43,91 21.988.491.419 +40,32 -1.588.291.672 -6.74 IV. Hàng tồn kho 26.238.575.913 +48,87 28.259.930.438 +51,82 +2.021.354.525 +7,70 V. TSLĐ khác 55.616.067 +0,1 - -55.616.067 -100 VI. Chi sự nghiệp - - - - - - B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2.623.338.909 +4,89 3.727.397.649 +6,83 +1.104.058.740 +42,08 I. TSCĐ 2.623.338.909 +4,89 3.727.397.649 +6,83 +1.104.058.740 +42,08 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - III. Chi phí XDCB dở dang - - - - - - các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - - - - - - Tổng tài sản 53.686.611.661 100 54.536.270.345 100 +849.658.684 +1,58 Biểu 02 : Tình hình phân bổ nguồn vốn năm 2002 - 2003 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Tỷ trọng (%) Năm 2003 Tỷ trọng (%) So sánh tăng giảm Số tiền % A. Nợ phải trả 43.073.510.904 80,23 41.561.643.002 +76,21 -1.511.867.902 -3,50 I. Nợ ngắn hạn 43.073.510.904 80,23 41.561.643.002 +76,21 -1.511.867.902 -3,50 II. Nợ dài hạn - - - - - III. Nợ khác - - - - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.613.100.757 19,77 12.977.480.799 +23,79 +2.364.380.042 +22,27 I. Nguồn vốn kinh doanh 10.613.027.601 19,77 12.974.554.071 +23,79 +2.361.526.470 +22,25 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 73.156 0,00013 2.926.728 +0,005 +2.853.572 +3900 Cộng nguồn vốn 53.686.611.661 100 54.536.270.345 100 +849.658.684 +1,58 Nhìn vào bảng 01, 02 ta có thể thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh (31/12/2003). Với tổng vốn sản xuất kinh doanh là: 54.536.270.34 đồng trong đó: - Vốn lưu động : 50.808.872.696 đồng - Vốn cố định : 3.727.397.649 đồng Và tổng nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn: - Nợ phải trả : 41.561.643.002 đồng - Vốn chủ sở hữu : 12.977.480.799 đồng Căn cứ vào bảng 01,02 cho thấy vốn cố định của năm 2003 tăng, nhưng vốn lưu động thì lại giảm so với năm 2002. Trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài việc huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, chi nhánh cần phải huy động từ nguồn vốn đi vay ngắn và dài hạn để đánh giá được chi tiết và cụ thể hơn về cơ cấu vốn, nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh. Vốn sản xuất kinh doanh của chi nhánh năm 2003 đã tăng 849.658.684 đồng so với năm 2002, với tỷ lệ 1,58%. Qua số liệu về vốn của chi nhánh cho thấy quy mô vốn đã tăng lên đáng kể là do vốn cố định tăng. -Vốn cố định, năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.104.058.740 đồng với tỷ lệ tăng là 42,08% công ty đã đầu tư mới về trang thiết bị. Với việc đầu tư vào TSCĐ như vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trước mắt có thể giảm vì tài sản cố định có thời gian sử dụng dài và luân chuyển chậm nhưng về lâu dài đây sẽ là một thuận lợi lớn để tạo ra năng lực cạnh tranh mới, giúp chi nhánh có điều kiện cạnh tranh lành mạnh và chiếm được thị phần trên thị trường. -Vốn lưu động, năm 2003 so với năm 2002 giảm 25.444.000.56 đồng với tỷ lệ là 4,98%. Tuy nhiên hàng tồn kho cụ thể tăng 2.021.354.525 đồng, nhưng bên cạnh đó các khoản phải thu lại giảm đáng kể: 1.588.291.672 đồng chứng tỏ công tác thu hồi các khoản nợ của khach hàng tương đối có hiệu quả. Còn số lượng hàng tồn kho tăng là do hàng hoá nhập vào chưa đáp ứng được đúng theo yêu cầu của người tiêu dùng, chất lượng và mẫu mã chưa, cộng với công cụ dụng cụ và hàng hoá tồn kho khác của chi nhánh chiếm tỷ lệ còn khá cao. Trong tổng tài sản thì TSCĐ không thay đổi nhiều trong khi đó TSLĐ giảm , điều này chứng tỏ công tác xác định lưu chuyển chưa được tốt. Đánh giá kết cấu tài sản của chi nhánh cho chúng ta thấy một cái nhìn chung về tình hình tăng giảm tài sản và đánh giá tổng quát mức độ hợplý trong kết cấu tài sản của chi nhánh. TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà kho, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Theo qui định của nhà nước. TSCĐ phải đảm bảo hai yêu cầu: giá trị đơn vị đạt tiêu chuẩn nhất định và thời gian sử dụng trên 1 năm. Đặc điểm TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng. Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm. Để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động, chi nhánh cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho hoạt động huy động và hình thành vốn. Nguồn vốn của chi nhánh được hình thành từ hai nguồn: - Nợ phải trả năm 2003 giảm 1.511.867.902 đồng so với năm 2002 với tỷ lệ 3,50%. Nợ phải trả giảm chứng tỏ công ty đã thanh toán bớt được các khoản nợ trong vay ngắn, dài hạn, nợ nhà cung cấp, nợ công nhân viên chức... - Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp gồm vốn góp ban đầu và vốn tự bổ sung trong quá trình kinh doanh. Năm 2003 tăng 2.364.380.042 đồng so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ 22,27 %. Tổng nguồn vốn năm 2003 tăng: 849.658.684 đồng tương ứng với tỷ lệ 1,58% so với năm 2002. Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể nhưng cũng phần nào nói lên quyền tự chủ về tài chính của chi nhánh. III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành trong các năm (2002-2003) Biểu 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành ( 2002-2003) Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Năm 2003/2002 Chênh lệch tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 132.090.509.604 212.142.887.877 80.052.378.273 +60,60 2.Giá vốn hàng bán 125.164.726.070 202.053.798.830 76.889.072.760 +61,43 3.Chi phí quản lý kinh doanh 5.844.056.782 8.153.998.826 2.309.942.044 +39,52 4.Chi phí hoạt động tài chính - - - - 5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.081.726.752 1.935.090.221 853.363.469 +78.89 6.Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 1.115.838.061 2.361.526.488 1.245.688.427 +111,64 7.Thuế TNDN phải nộp 357.068.180 755.688.476 398.620.296 +111,64 8.Lợi nhuận sau thuế 758.769.881 1.605.838.012 847.068.131 +111,64 Qua số liệu ở bảng 03 ta có thể so sánh kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây nhất là năm 2002, 2003. Năm 2003, doanh thu thuần đã tăng vượt hẳn so với năm 2002 là: 80.052.378.273 đồng, tương ứng với 60,60% .Với giá vốn hàng bán năm 2003 là: 202.053.798.830 đồng, tăng 76.889.072.760 đồng với tỷ lệ là: 61,43%. Tổng chi phí quản lý kinh doanh của chi nhánh năm 2003 là : 8.153.998.826 đồng đã tăng 39,52% so với năm 2002 với số tiền là : 2.309.942.044 đồng Bên cạnh đó lợi nhuận thuần cũng tăng lên đáng kể, năm 2003 tổng lợi nhuận thuần là: 1.935.090.221 đồng tăng 853.363.469 đồng so với năm 2002, với tỷ lệ tương ứng với 78.89%. : Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN năm 2003 là: 2.361.526.488 đồng, tăng 1.245.688.427 đồng so với năm 2002, với tỷ lệ tương ứnglà : 111,64% Trong đó: - Thuế TNDN phải nộp năm 2003 là : 755.688.476 đồng, tăng 111,64% so với năm 2002 với số tiền : 398.620.296 đồng. - Lợi nhuận sau thuế năm 2003 là : 1.605.838.012 đồng, tăng 111,64% so với năm 2002, với số tiền : 847.068.131đồng. Tóm lại năm 2003 chi nhánh đã cố gắng giảm một số chi phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh nhưng tổng chi phí vẫn cao do chi phí về tiền lương cho nhân viên tăng nhiều, điều này cũng có nghĩa là công ty đã làm ăn tốt và có hiệu quả hơn do đó tiền lương trả cho công nhân viên cao hơn tạo thêm tinh thần thoải mái giúp nhân viên trong chi nhánh làm việc hăng say hơn. IV. Thực trạng lợi nhuận tại Chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành: Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua các năm 2002 - 2003 : Để đánh giá toàn diện kết quả đạt được, ta xem xét tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2002 – 2003. Ta xem xét bảng 04 . Trong những năm gần đây, để phù hợp với nhu cầu về sự biến động của thị trường, thêm vào đó là sự thay đổi trong công tác quản lý, đồng thời nhằm làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được yêu cầu về các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận,chi nhánh đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm góp phần tăng doanh thu và giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó ta thấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2003 đạt 2.361.526.488 đồng so với năm 2002 tăng1229%. Điều này chứng tỏ việc quản lý kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả, góp phần vào việc bù đắp chi phí kinh doanh và có lợi nhuận. Sở dĩ có được những kết quả trên là do chi nhánh đã biết kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của mình với các hoạt động kinh doanh khác (góp vốn liên doanh, liên kết) nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Sau đây, ta hãy tìm hiểu các nguyên nhân đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng hoạt động. - Ta hãy xem xét từng yếu tố đã ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua. Trong tổng lợi nhuận của chi nhánh, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 đạt 1.935.090.221 đồng so với năm 2002 tăng 853.363.469 đồng với tỷ lệ 78,89%. Vì lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chiểm tỷ trọng cao và chủ yếu trong tổng lợi nhuận của Công ty. Do đó, chi nhánh phải có biện pháp nâng cao lợi nhuận này. Nguyên nhân lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng là do: + Đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu để nâng cao lợi nhuận. + Giảm chi phí để tăng lợi nhuận: - Riêng có lợi nhuận từ hoạt động khác ( hoạt động bất thường) thì không có gì đáng kể chứng tỏ chi nhánh đã giải quyết tốt các khoản liên quan đến lợi nhuận từ hoạt động khác như : thanh lý tài sản cố định, các khoản nợ khó đòi, tiền phạt do vi phạm hợp đồng. - Từ bảng 04 ta cũng thấy được lợi nhuận gộp năm 2003 tăng 3.163.305.513 đồng so với năm 2002, với tỷ lệ là : 45,67 %. Lợi nhuận gộp tăng lên do chi nhánh đã tiết kiệm được chi phí, trong đó tổng doanh thu tăng. - Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 847.068.131 đồng so với năm 2002, với tỷ lệ tương ứng 111,63%. Do tổng lợi nhuận trước thuế tăng mà mức thuế TNDN Nhà nước quy định là 32 % vì vậy lợi nhuận sau thuế tăng. Từ số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2003 tăng lên chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đó cũng là hoạt động chính của chi nhánh. Điều này là do lợi nhuận của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp tăng lên. Như vậy nhờ tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ nên trong năm 2003 chi nhánh đã đạt được mức lợi nhuận đáng kể. 2. Một số tỷ suất lợi nhuận qua các năm. Biểu 5 : Một số tỷ suất lợi nhuận của chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành. Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Tăng giảm % Doanh thu thuần 132.090.509.604 212.142.887.877 +80.052.378.273 +60,60 Lợi nhuận trước thuế 1.115.838.061 2.361.526.488 +1.245.688.427 +111,63 Lợi nhuận sau thuế 758.769.881 1.605.838.012 +847.068.131 +111,63 Vốn SXKD bình quân 50.699.711.457 54.111.441.044,5 +3.411.729.587,5 +6,72 Vốn chủ sở hữu bình quân 10.072.164.225 11.793.790.831,5 +1.721.626.606,5 +17,09 Giá vốn hàng bán 125.164.726.070 202.053.798.830 +76.889.072.760 +61,43 Lợi nhuận / Doanh thu thuần 0,84 1,11 +0,27 +32,14 Lợi nhuận / Vốn 2,20 4,36 +2,16 +98,18 Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu 7,53 13,61 +6,08 +80,74 Lợi nhuận / Giá vốn hàng bán 0,60 0,79 +0,19 +31,67 Nguồn : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành năm 2002- 2003. 2.1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần: Trong năm 2003 tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần tăng lên 0,27 tương ứng với tỷ lệ 32,14% so với năm 2003. Lợi nhuận trên doanh thu thuần năm 2003 là 1,11 điều đó nói lên cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra 1,11 đồng lợi nhuận ròng. Lợi nhuận sau thuế tăng là do chi nhánh đã có những chính sách tích cực trong việc giảm các chi phí, trong đó không thể không nói đến việc tăng tổng doanh thu, đó là mục tiêu kinh doanh hàng đầu của công ty. 2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh bình quân Lợi nhuận trên vốn năm 2003 là 4,36 tăng 2,16 so với năm 2002, với tỷ lệ 98,18%. Điều này cũng có nghĩa là cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra 4,36 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trên vốn tăng là do chi nhánh đã đầu tư vào vốn kinh doanh bao gồm vốn lưu động và vốn cố định, từ đó tạo lên lợi thế giúp chỉ tiêu này tăng lên đáng kể. 2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu bình quân: Nhìn vào biểu 5 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng tương đối cao, tăng 6,08 so với năm 2002, tương ứng với tỷ lệ là 80,74%. Một con số rất đáng mừng với chi nhánh. Lợi nhuận trên vốn CSH bình quân tăng từ 7,53 năm 2002 lên 13,61 năm 2003, vậy cứ một đồng vốn CSH thì tạo ra 6,08 đồng lợi nhuận. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của chi nhánh là có hiệu quả thể hiện tính tự chủ trong kinh doanh. 2.4. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận / Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của chi nhánh tăng 0,19 so với năm 2002 tương ứng với 31,67%. Trong năm qua giá vốn hàng bán tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý chi nhánh trong thời gian tới cụ thể là từ năm 2004 cần phải dùng mọi biện pháp để giảm giá vốn hàng bán, để góp phần nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh và cho Công ty. V. Một số đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại chi nhánh công ty tnhh dược phẩm đô thành Cơ chế thị trường với sự tham gia cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chỉ đạo, nhiệm vụ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, của xã hội phải hạch toán kinh doanh có lãi. Đây là mục tiêu chủ yếu của tất cả các doanh nghiệp, vì vậy tăng lợi nhuận, tạo khả năng tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng, có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Kể từ khi thành lập tới nay Chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành không ngừng phấn đấu và vươn lên trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã và ngày càng có uy tín với khách hàng và đã dần dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại nhất định. Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh cùng với kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập, em xin mạnh dạn nêu lên một số đề xuất góp phần tăng lợi nhuận của chi nhánh. Thứ nhất: - Chi nhánh cần mở rộng mạng lưới cung ứng thuốc đến vùng sâu, vùng xa đặc biệt là các vùng dân tộc miền núi bằng cách : + Mở thêm quầy bán buôn ở một số địa điểm có đông dân cư của các huyện miền núi để trạm y tế các xã đến mua bán thuận tiện. + Mở thêm quầy bán lẻ và đại lý xã phường để cung ứng thuốc kịp thời cho dân. + Cần có tỷ lệ chiết khấu và hoa hồng đại lý linh hoạt, hợp lý cho những cửa hàng và đại lý bán hàng ở vùng này. Thứ hai : Từ năm 1990 các nhà thuốc được mở nhiều nhằm kinh doanh mặt hàng thuốc Tân dược, Đông dược .Trên cùng một địa bàn, sự cạnh tranh giữa Công ty Dược là Doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng trở nên gay gắt. Trước tình hình như vậy Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành đã mở rộng quyền chủ động trong kinh doanh cho các quầy bán buôn, quầy biệt dược để các đơn vị này nỗ lực khai thác đầu vào và tích cực tìm kiếm đầu ra. Tuy nhiên, các quầy bán buôn qua các năm không tăng, các quầy biệt dược có xu hướng giảm dần. Để mở rộng kinh doanh, kiến nghị với chi nhánh nên: - Mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị cùng ngành trong và ngoài nước để có nhiều mặt hàng giá thấp phục vụ nhân dân và góp phần cạnh tranh để tăng lợi nhuận cho đơn vị. - Hiện nay mỗi cửa hàng của chi nhánh có 4 đến cán bộ làm công tác hành chính và quản lý, với số lượng như vậy là nhiều, chi nhánh cần có cơ chế khoán để hiệu thuốc ở các huyện được quyền chủ động trong kinh doanh, giảm chi phí quản lý để tăng lợi nhuận. Thứ ba : Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ tìm cách hạ giá khi nhập mua mặt hàng mà còn phải tìm cách giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý để tạo ra giá thành thấp, tạo lợi thế trong kinh doanh chi nhánh cần: - Xây dựng dự toán chi phí cho từng lô hàng và từng vùng, địa điểm thích hợp với từng thời gian. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Đặc biệt định mức chi phí bằng tiền để tiếp khách, hội nghị, công tác phí, các dịch vụ mua ngoài... - Tích cực đào tạo và đổi mới cán bộ quản lý, xây dựng quy trình bán hàng nhanh gọn, năng động trong cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao hơn. Thứ tư : Cần đầu tư vốn lưu động để tăng tiềm lực tài chính, mở rộng kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các cửa hàng thuốc ở các Huyện, Thị - Chi nhánh cần có các biện pháp mở rộng mạng lưới tiêu thụ và sử dụng giải pháp tài chính (chiết khấu bán hàng, hoa hồng đại lý...) để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng vòng quay của vốn lưu động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Thứ năm : Mở rộng quy mô theo hướng đa dạng hoá hoạt động. - Tăng khối lượng hàng hoá bán ra đối với thuốc tân dược, bông băng, dụng cụ y tế, hoá chất, dược liệu, thuốc Nam, thuốc Bắc và mặt hàng Dược Mỹ phẩm. - Chủ động liên doanh, liên kết nhằm mục đích thu hút, huy động thêm nguồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1034.doc
Tài liệu liên quan