Tình hình hoạt động của Công ty kính Đáp Cầu

Qua thực tế nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty kính Đáp Cầu, đặc biệt là kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, đã giúp em củng cố thêm kiến thức được học ở nhà trường. Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, phê bình của các thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành tốt hơn bài luận văn của mình.

Em xin chân thành cảm ơn các cô, các anh chị trong phòng Kế toán công ty kính Đáp Cầu và đặc biệt là cô giáo Trần Thị Kim Oanh đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty kính Đáp Cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sản xuất ra sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của xã hội là nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra có được tiêu thụ thì mới đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh để trang trải mọi chi phí của quá trình sản xuất. Mặt khác, có tiêu thụ sản phẩm đúng kế hoạnh mới đảm bảo được tính cân đối giữa các khâu trong toàn bộ quá trình sản xuất. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty kính Đáp Cầu là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ xây dựng. Trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, công ty đã có những thay đổi nhanh chóng để thích ứng với cơ chế thị trường. Sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là phương hướng hoạt động của công ty và theo đó góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Trong thời gian thực tập tại công ty kính Đáp Cầu, em đã được hiểu thêm phần nào về tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về nguyên tắc hạch toán kế toán của công ty. Đồng thời, em cũng đi sâu tìm hiểu về kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của công ty kính Đáp Cầu. Trong phạm vi của báo cáo thực tập này, em xin trình bày khái quát đặc điểm tình hình hoạt động kinh tế tài chính và những nét chung nhất về công tác kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tại công ty kính Đáp Cầu. chương I kháI quát đặc đIểm tình hình hoạt động kinh tế tàI chính của công ty kính đáp cầu i. quá trình hình thành và phát triển Công ty kính Đáp Cầu là một thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, trực thuộc Bộ xây dựng. Công ty được xây dựng trên một diện tích rộng 19ha thuộc xã Vũ Ninh - thị xã Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh. Dự án xây dựng Công ty được phê duyệt từ những năm 1975 nhưng do hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta sau chiến tranh còn nhiều khó khăn nên đến ngày 31/12/1984 công trình xây dựng Nhà máy kính Đáp cầu mới chính thức được khởi công. Sau một thời gian dài xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô và các đơn vị thi công thuộc Bộ xây dựng, đến ngày 3/3/1990, nhà máy kính Đáp cầu đã được Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định thành lập theo quyết định số 162BXD/TCLĐ. Nhà máy kính Đáp cầu đã được thành lập với thiết kế ban đầu là hai máy kéo kính công suất 2.380.000 m2/năm (quy tiêu chuẩn kính 2mm). Ngày 6/3/1990 Nhà máy thực hiện đốt sấy lò bể. Ngày 17/4/1990 những m2 kính đầu tiên đã được kéo lên trước sự vui mừng của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Ngày 30/8/1990 nhà máy tổ chức lễ khánh thành, chính thức nhận kế hoạch sản xuất kính tấm xây dựng do cấp trên giao và từ đây đã đánh dấu bước phát triển mới ngày càng lớn mạnh. Ngày 23/8/1993 thực hiện việc cải tạo và mở rộng sản xuất nhà máy đã lắp thêm máy kéo kính số ba đưa công suất từ 2.380.000 m2/năm lên 3.800.000 m2/năm (quy tiêu chuẩn 2mm). Cũng trong thời gian khởi đầu này ngày 30/7/1994, Bộ xây dựng đã ký quyết định 4851/BXD/TCLĐ đổi tên Nhà máy kính Đáp cầu thành Công ty kính Đáp cầu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. Tên giao dịch: Công ty kính Đáp Cầu Tên giao dịch quốc tế: Dapcau sheet glass company Địa chỉ: xã Vũ Ninh - thị xã Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh Điện thoại : 0241 821369 Fax : 0241 821507 Email : dapcauglass@hn.vnn.vn Từ ngày thành lập đến tháng 7 năm 1996 Công ty đã thực hiện việc điều hành sản xuất theo mô hình kỹ sư trưởng và hiện nay theo Luật doanh nghiệp. Thực hiện việc đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng đồng thời do yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty không chỉ sản xuất kính trắng xây dựng mà còn mở rộng thêm nhiều dây truyền sản xuất với các mặt hàng mới như: + Dây chuyền sản xuất kính an toàn của Cộng hoà Liên bang Đức với tổng giá trị 4,6 tỷ đồng và đã được đưa vào hoạt động từ tháng 11 năm 1994. + Dây chuyền sản xuất kính gương (hai máy tráng gương) với giá trị 2,125 tỷ đồng được đưa vào hoạt động từ tháng 3 năm 1996. + Dây chuyền sản xuất kính phản quang với tổng giá trị 3 tỷ đồng hoạt động từ tháng 11 năm 1996. Các dây chuyền này lần lượt đi vào hoạt động đã giúp cho Công ty đa dạng hoá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và theo đó đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Kính Đáp cầu phát triển từ chỗ chỉ có 25 người của ban quản lý công trình năm 1980, đến năm 1990 đã có 560 người và hiện nay công ty có 868 người làm việc tại các phòng ban và phân xưởng sản xuất. Trong những năm qua để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất , công ty luôn chú trọng đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm các chi phí, hạ giá thành sản phẩm đặc biệt là đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm . Công ty có ba chi nhánh ở ba miền: Bắc - Trung - Nam. Hiện nay sản phẩm Công ty kính Đáp Cầu đang chiếm ưu thế lớn trên thị trường cả ba miền. Trong đó tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Nam chiếm từ 25 - 30%, miền Trung từ 13 -15%, miền Bắc từ 45 - 50%. Từ khi công ty bắt đầu sản xuất đến nay, năm nào công ty cũng đảm bảo công suất thiết kế và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước . II. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của công ty Trải qua quá trình phấn đấu và trưởng thành tới nay công ty kính Đáp cầu đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Tổng nguyên giá TSCĐ là: 177 tỷ Vốn lưu động : 9,6 tỷ Sản phẩm kính ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Giá trị tổng sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nhập trung bình của công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao với mức lương 1.500.000 đồng / tháng. Vào năm 2000 Công ty đã được BVQI của Vương quốc Anh cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính mà Công ty kính Đáp Cầu đã đạt được trong một số năm gần đây Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ 2001 - 2003 ( Đơn vị: triệu đồng) Năm Doanh thu Lợi nhuận Thu nhập bq người/tháng Nộp ngân sách Giá trị tổng sản lượng 2001 2002 2003 137.686 138.921 145.442 13.743 13.925 13.992 1,30 1,35 1,50 13.007 13.120 13.526 121.354 121.855 129.540 Qua bảng trên ta thấy: Về doanh thu: năm 2002 tăng 0.9% so với năm 2001, năm 2003 tăng 4,7% so với năm 2002. Về lợi nhuận: năm 2002 tăng 1,3% so với năm 2001, năm 2003 tăng 0,5% so với năm 2002. Về thu nhập bình quân theo đầu người: năm 2002 tăng 3,8% so với năm 2001, năm 2003 tăng 11% so với năm 2002. Về thuế và các khoản phải nộp ngân sách: năm 2002 tăng 0,8% so với năm 2001, năm 2003 tăng 3% so với năm 2002. Về giá trị tổng sản lượng: năm 2002 tăng 0,4% so với năm 2001, năm 2003 tăng 6,3% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất và kinh doanh. Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh khá lớn của Nhà máy kính nổi Việt Nhật, cũng như sự tăng giá của các nguyên nhiên liệu đầu vào, làm cho lợi nhuận của công ty tăng không đáng kể nhưng công ty vẫn đứng vững trên thị trường nhờ vào uy tín và sự ủng hộ lớn của khách hàng. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty kính Đáp Cầu Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm chung, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Giúp giám đốc có hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách hành chính tiêu thụ, một phó giám đốc phụ trách sản xuất. Để giúp giám đốc quản lý tốt các xí nghiệp phân xưởng của công ty còn có các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Gồm có các phòng chức năng như: phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch đầu tư, phòng Tổ chức lao động, phòng KCS (kiểm tra chất lượng), phòng Vật tư. Để thực hiện sản xuất sản phẩm có các đơn vị bộ phận trực thuộc, các phân xưởng, đội sản xuất như: PX Lò máy, PX Phối liệu, PX Năng lượng, PX Gương và kính phản quang, PX Kính an toàn, xí nghiệp tấm lợp Từ Sơn. Ngoài ra còn có các phân xưởng phụ trợ như: PX Cơ khí mộc, PX Gốm, đội Sửa chữa công trình (SCCT) Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Kính Đáp Cầu Giám đốc công ty Đội SCCT Phòng kinh doanh Cửa hàng GTSP Các chi nhánh XN tấm lợp Từ Sơn PX gương PX kính an toàn PX cơ khí PX gốm Văn phòng Phòng kỹ thuật PX phối liệu Phó giám đốcsản xuất Phó giám đốc hành chính Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng XD cơ bản Phòng KCS Phòng thí nghiệm PX lò máy PX năng lượng Nhà nghỉ suối hoa chương II kháI quát chung về công tác kế toán ở công ty kính đáp cầu I.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán . 1.Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và để phù hợp với trình độ quản lý, trình độ của cán bộ kế toán trong công ty. Công ty kính Đáp Cầu áp dụng hình thức kế toán tập trung.Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, các phân xưởng các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ và ghi chép các sổ sách kế toán một cách đơn giản để chuyển về phòng kế toán tập trung. Ngoài ra nhân viên thống kê phân xưởng trong một số trường hợp phải tổng hợp một số chỉ tiêu phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành của phòng kế toán. Cuối tháng, phòng kế toán sẽ tiếp nhận các chứng từ và các báo cáo chi tiết để tiến hành công tác kế toán. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán . Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty kính Đáp Cầu hiện nay được tổ chức cụ thể như sau: + Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty trước Nhà nước và Bộ Tài chính, giao nhiệm vụ cho từng kế toán viên, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn. + Thủ quỹ: viết phiếu thu, chi vào sổ chi tiết và lên nhật ký, báo cáo, tổ chức kiểm kê quỹ theo quy định. + Kế toán bán hàng: tổng hợp các chứnh từ mua, bán, xuất nhập kho, kiểm tra chứng từ, lập định khoản vào sổ. Theo dõi hàng hoá xuất , nhập, tồn kho, kê khai tính thuế, doanh thu bán hàng, cuối niên độ kế toán kết chuyển giá vốn và doanh thu thuần, các khoản chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh. + Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình và sự biến động của tài sản về hiện vật và giá trị.Tính khấu hao tài sản cố định, các khoản trích và chi về tài sản cố định. + Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh số lượng giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động có trong kho mua vào, bán ra, xuất ra sử dụng, tính phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí giá thành sản phẩm, phát hiện vật liệu thừa, vật liệu thiếu, ứ đọng kém phẩm chất, tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ. + Kế toán thanh toán nội bộ, tiền lương BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn: phản ánh số lượng chất lượng và tình hình tăng giảm lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, tính và chia lương, chia thưởng, phân chia các khoản thu nhập cho người lao động, tính trả BHXH, các khoản phụ cấp khác cho người lao động. + Kế toán ngân hàng, tín dụng: lập chứng từ thanh toán qua ngân hàng, mở L/C, theo dõi và chấp nhận thanh toán các bộ chứng từ thông qua nội dung L/C đã mở. + Kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: xác định đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận quản lý và bộ phận kế toán có liên quan lập và luân chuyển chứng từ, chi phí phù hợp với đối tượng hạch toán, tập hợp phân bổ chi phí, tính toán giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm khi hoàn thành nhập kho. + Kế toán tiền mặt: trên cơ sở các chứng từ thu, chi tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ lập sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng KT tiền mặt KT chi phí giá thành KT ngân hàng, tín dụng KT tiền lương, BHXH BHYT…. Thủ quỹ KT bán hàng KT NVL KT TSCĐ Nhân viên thống kê phân xưởng 3.Hình thức kế toán áp dụng trong công ty kính Đáp Cầu Từ năm 1996 trở về trước, công ty tiến hành sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Song việc sử dụng hình thức kế toán này có kết cấu sổ phức tạp, không thuận tiện cho việc vi tính hoá công tác kế toán. Từ ngày 1/1/1997, công ty kính Đáp Cầu đã nhanh chóng chuyển từ hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ” trên sổ thông thường sang hình thức kế toán “ Nhật ký chung” với việc trang bị hệ thống máy vi tính nối mạng toàn công ty và phần mềm kế toán được sử dụng là phần mềm Fast Accounting. Sổ sách kế toán tại công ty kính Đáp Cầu gồm có: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái - Sổ thẻ chi tiết. Sơ đồ kế toán Nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ . : Quan hệ đối chiếu. II. Tình hình thực tế của công tác kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tại công ty kính Đáp Cầu: 1.Tình hình thực tế của công tác kế toán sản phẩm: Thủ tục nhập kho: Khi kết thúc một ca sản xuất, trưởng ca sản xuất đó sẽ lập tờ kê chi tiết số sản phẩm mà trong ca đã hoàn thành đưa cho nhân viên thống kê phân xưởng để lập “ Giấy đề nghị nhập kho sản phẩm”. Trước khi nhập kho, số sản phẩm này phải được nhân viên phòng KCS kiểm tra về chất lượng và thủ kho kiểm tra về số lượng. Thủ tục xuất kho sản phẩm: Khi có khách hàng đến mua kính nhân viên bán hàng phòng kinh doanh sẽ lập “Hoá đơn bán hàng” đối với khách hàng của công ty, lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” với các chi nhánh về công ty nhận hàng và lập “Phiếu xuất kho” đối với trường hợp xuất kho nội bộ trong công ty. Sau khi có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm, hoá đơn được giao cho khách hàng liên 2 và liên 3 để xuống kho nhận hàng. Khi nhận được chứng từ xuất kho, thủ kho sẽ kiểm tra tính hợp lệ chính xác của hoá đơn và tiến hành xuất hàng cho khách. Thủ kho sẽ giữ lại liên 3 chứng từ làm căn cứ ghi thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi trên một dòng, sau đó giao lại cho kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Thủ kho chỉ theo dõi về số lượng. ở phòng kế toán: Hàng ngày kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm nhận chứng từ từ kho gửi lên, sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và việc ghi chép của thủ kho trên thẻ kho, kế toán sử dụng “Bảng kê phiếu nhập” để liệt kê số lượng sản phẩm nhập trong kỳ và “Bảng kê phiếu xuất” để liệt kê hoá đơn bán hàng và các chứng từ xuất kho . ở công ty kính Đáp Cầu phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng theo phương pháp ghi sổ song song. Do đó kế toán sử dụng “ Sổ chi tiết sản phẩm” để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho sản phẩm. Hiện nay công tác kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của công ty đang được áp dụng trên máy vi tính nên mặc dù có nhiều loại bảng kê chi tiết theo yêu cầu quản lý nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng chính xác. Cuối tháng kế toán căn cứ “Bảng kê phiếu nhập” tính ra được sản lượng nhập kho của từng loại sản phẩm. Đồng thời căn cứ vào số liệu trên “Bảng kê phiếu xuất” để tính ra số xuất kho sản phẩm trong kỳ phục vụ cho việc hạch toán giá vốn hàng bán và các báo cáo khác . Trong sổ tổng hợp tài khoản 155 101 – Sản phẩm phân xưởng lò máy kính trắng từ ngày 01/12/2003 đến 31/12/2003 ghi: Sổ tổng hợp tàI khoản – 155 101 Từ 01/12/2003 đến 31/12/2003 TK :155 – Sản phẩm TK đối ứng Tên TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Dư có đầu kỳ 1.425.619.089 Tổng phát sinh 21.385.959.025 18.448.508.532 Dư nợ cuối kỳ 1.511.831.404 154 101 157101 621 202 632 21 642 2 642 8 ............ Chi phí SXKD dở dang PXLM, kính trắng Hàng gửi đi bán PXLM kính trắng Chi phí nguyên vật liệu kính gương Giá vốn hàng bán: Sản phẩm kính trắng Chi phí vật liệu quản lý Chi phí bằng tiền khác .................... 21.373.782.774 ............. 1.005.940.414 235.241.792 16.743.313.199 42.863.331 772.488 ....... A1. Nhập sản phẩm tại phân xưởng lò máy . Nợ TK 155 101 21.373.782.774 Có TK 154 101 21.373.782.774 A2 . Xuất kho kính trắng hàng gửi đi bán . Nợ TK157 101 1.005.940.414 Có TK 155 101 1.005.940.414 A3 . Xuất kho kính trắng cho phân xưởng gương để sản xuất. Nợ TK 621202 235.241.792 Có TK 155 101 235.241.792 A4 . Xuất kho kính để tiêu thụ trực tiếp. Nợ TK 632 21 16.743.313.199 Có TK 155 101 16.743.313.199 A5 . Chi phí vật liệu quản lý . Nợ TK 642 2 42.863.331 Có TK 155 101 42.863.331 A6 . Chi phí bằng tiền khác. Nợ TK 642 8 772.488 Có TK 155 101 772.488 2. Tình hình thực tế của công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm 2.1 Kế toán giá vốn hàng bán Kế toán sử dụng TK 632- Giá vốn hàng bán, ngoài ra còn sử dụng các tài khoản đối ứng: TK 155- Thành phẩm, TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc như: phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng… tiến hành xác định giá vốn hàng bán, kết chuyển và theo dõi trên sổ chi tiết TK 632, cuối kỳ kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. 2.2 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng ở công ty bao gồm: chi phí vận chuyển hàng đi bán, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền… cho khách hàng trong quá trình bán hàng. Căn cứ vào chứng từ gốc, hàng ngày kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 641, kế toán định khoản: Nợ TK 6417, 6418 Nợ TK 13311 Có TK 131 Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý kinh doanh và chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của công ty: chi phí nhân viên quản lý, tiền mua vé tàu xe, vé máy bay đi công tác… Căn cứ vào chứng từ gốc, hàng ngày kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 642 theo định khoản: Nợ TK 6421, 6422, 6423… Có TK 1111,1112 Cuối kỳ, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán định khoản: Nợ TK 911 Có TK 6417, 6418 Có TK 6421, 6422, 6423… 2.3 Kế toán doanh thu bán hàng Doanh thu được ghi nhận khi khách hàng chấp nhận thanh toán về số hàng hoá đã giao. Kế toán phản ánh doanh thu như sau: Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 33311 2.4 Kế toán thanh toán với khách hàng Tuỳ theo các hình thức thanh toán với người mua, kế toán công ty mở sổ chi tiết TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết công nợ…Trong đó, các sổ chi tiết và các bảng kê được ghi hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo nợ của ngân hàng và các chớng từ hợp lệ khác theo đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tiền mặt của công ty được quản lý tập chung ở quỹ. Thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu chi và ghi vào sổ quỹ hàng ngày. Các chứng từ thu, chi và báo cáo quỹ được chuyển sang phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu. Tiền mặt thực thu được phản ánh vào sổ chi tiết TK 111- Tiền mặt và sổ cái TK 111cuối mỗi tháng. 2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Dựa vào kết quả tính giá vốn hàng bán ở sổ chi tiết TK 632, sổ chi tiết TK 641, TK 642, TK 511… để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán sử dụng TK 911 để xác định kết quả bán hàng và các tài khoản khác liên quan: TK 632, 641, 642… Cuối tháng, khi xác định được doanh thu thuần, các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh. Chương III Một số nhận xét chung Trong quá trình hình thành và phát triển, để đứng vững được trên thị trường như hiện nay phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của công tác thị trường nói chung và công tác kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Về cơ bản kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm trong công ty đã được tổ chức chặt chẽ trong từng khâu và trách nhiệm của từng cá nhân được phân công cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế có liên quan. Việc lập, xử lý và luân chuyển chứng từ được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp đã có tác dụng nhất định. Nhờ đó cán bộ quản lý nắm rõ được tình hình sản xuất kinh doanh, có được số liệu chính xác, kịp thời về sự biến động sản phẩm cũng như kết quả kinh doanh tronh kỳ của công ty. Đối với công tác kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thực hiện: Chế độ kế toán chi tiết: ở kho: Thủ kho sử dụng mẫu thẻ mới nhất, việc ghi chép theo đúng quy định của thẻ kho. Kế toán ghi chính xác số lượng nhập xuất sản phẩm để dễ dàng theo dõi đối chiếu số liệu khi cần thiết. ở phòng kế toán : Công việc kế toán chi tiết hiện nay vẫn còn nhiều công đoạn song đã đơn giản hoá phần nào vì Công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán nên công việc hiện nay mà kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm làm đã giảm phần nào trong việc đối chiếu số liệu cho chính xác. Kế toán tổng hợp: Việc hạch toán tổng hợp nhập xuất tồn sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tại các kho công ty, kho chi nhánh đúng theo nguyên tắc, chế độ kế toán, phản ánh đúng trung thực kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý. Cùng với việc áp dụng và đổi mới hệ thống chế độ kế toán mới của Nhà nước, việc tổ chức kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của Công ty kính Đáp Cầu bao gồm các chứng từ sổ sách, tài khoản kế toán, cách thức luân chuyển chứng từ, trình tự hạch toán đã được sửa đổi. Tuân theo đúng quy định chung của chế độ kế toán và phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên, trong công tác kế toán sản phẩm và tiêu thu sản phẩm của công ty vẫn còn có nhược điểm sau: Việc tổ chức hạch toán chi tiết sản phẩm ở phòng kế toán, công ty có quy định sổ chi tiết nhập sản phẩm và sổ chi tiết xuất sản phẩm phải riêng. Kết cấu sổ sách này vừa làm tăng khối lượng sổ sách vừa gây khó khăn cho việc đối chiếu số liệu nhập và xuất sản phẩm. Kết luận Qua thực tế nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty kính Đáp Cầu, đặc biệt là kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, đã giúp em củng cố thêm kiến thức được học ở nhà trường. Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, phê bình của các thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành tốt hơn bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các anh chị trong phòng Kế toán công ty kính Đáp Cầu và đặc biệt là cô giáo Trần Thị Kim Oanh đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. 154 111, 112, 131,1368.. 511, 512 911 K/C giá vốn K/C doanh thu DT tiêu thụ (0 thuế GTGT 521,531,532 Gửi bán 33311 K/C SP gửi bán đã bán được 1363 Thuế GTGT phải nộp Nhập lại 641, 642 K/C lãi 155 632 K/C CPBH CPQLDN 157 421 Nhập T.phẩm Xuất bán trực tiếp K/C các khoản giảm DT Xuất Nội bộ Sơ đồ kết chuyển chung kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của công ty kính Đáp Cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1053.doc
Tài liệu liên quan