Tình hình hoạt động của Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội

CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.Những vấn đề cơ bản về thẩm định

1.Khái niệm về dự án đầu tư

2.Yêu cầu của dự án đầu tư

3.Vai trò của dự án đầu tư

4.Phân tích và đánh giá dự án đầu tư về mặt tài chính

4.1Những quan điểm phân tích và đánh giá dự án đầu tư

4.2 Nội dung phân tích và đánh giá dự án đầu tư

4.3 Các chỉ tiêu cơ bản để phân tích và đánh giá dự án đầu tư

4.4 Cách tính toán các chỉ tiêu

II.Hiệu quả thẩm định tài chính dự án

1.Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư

2.Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư

3.Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư

 3.1Thẩm định về vốn đầu tư

3.2 Thẩm định về doanh thu và chi phí của dự án

3.3 Thẩm định về dòng tiền của dự án

3.4 Xét sự phù hợp của tỷ lệ chiết khấu

III. Kinh nghiệm đầu tư ở một số nước dựa trên kết quả thẩm định

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN SUẤT THÉP TẤM MẠ VÀ SƠN MÀU LILAMA TẠI CÔNG TY LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

I.Khái quát tình hình đầu tư tại Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội

1.Tình hình về vốn và vấn đề huy động vốn tại công ty

2. Tình hình đầu tư của công ty

II.Quá trình thẩm định dự án tại công ty

1.Các bước triển khai thẩm định dự án tại công ty

2.Tổ chức thẩm định dự án

3.Quyết định đầu tư

4.Đánh giá quá trình thẩm định về phương diện tài chính tại công ty

4.1Những ưu điểm

4.2 Những hạn chế

5.Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định

CHƯƠNG III.NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẬM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUÂT THÉP TẤM MẠ VÀ SƠN MÀU LILAMA TẠI CÔNG TY LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

I.Những kiến nghị

II.Kết luận

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng hợp này. Mặc dù thời gian và kiến thức còn hạn chế em không thể tránh khỏi những thiếu sót em kính mong thầy giáo chỉ dẫn để em có thể hoàn thành tốt hơn báo cáo này và các anh, các cô các chú giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. I.Giới thiệu về công ty: 1.Sự ra đời của công ty Công ty lắp máy xây dung Hà Nội (viết tắt là HECC) là doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam thành lập năm 1960 có giấy phép đăng ký kinh doanh số 109587 do uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp . Qua 42 năm không ngừng xây dựng và trưởng thành với đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tay nghề giỏi được trang bị nhiều phương tiện, công cụ thi công chuyên ngành tiên tiến.Công ty đã thi công hoàn thành,bàn giao đưa vào sử dụng hàng trăm công trình với chất lượng cao, điển hình là: + Các công trình kinh tế : Nhà máy sợi Nha Trang, sợi Huế, dệt 8/3, nhà máy nước Hà Nội, nhà máy bia Hà Nội, nhà máy sữa Hà Nội, nhà máy Honda Việt Nam, chế tạo cột điện thép 500kv Bắc – Nam… +Các công trình quốc phòng: Các công trình 75810, 395, Z183, Z195… +Công trình văn hoá thông tin và du lịch: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, xây dựng lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lắp đặt thiết bị bảo tàng Hồ Chí Minh, Chế tạo và lắp dựng tháp truyền hình Tam Đảo, lắp dựng các cột cao công trình 273,lắp đặt ăng ten parabol trạm vệ tinh hoa sen1, xây dựng lắp đặt thiết bị làng văn hoá Việt – Nhật, gia công lắp đặt các cột ViBa Bắc – Nam, cột cờ Hiền Lương, cột đèn sân vận động Chi Lăng, lắp đặt hệ thống điện nước, điều hoà không khí các khách sạn:Guomam hotel,HaNoiPlaza… Trong xây dựng, công ty có phương pháp ép cọc bằng cẩu xích thay cho đóng cọc móng, đạt lực ép đầu cọc từ 100 đến 150 tấn, đáp ứng nhu cầu xây xen trong thành phố. Điển hình như ép cọc,ép vách nền móng các khách sạn: Hà Nội Vàng, Horizon… Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội sẵn sàng nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị, xây lắp, bảo trì trọn gói các công trình theo phương thức chìa khoá trao ta; liên doanh với các công ty, các hãng tư nhân trong và ngoàI nước. 2.Chức năng của công ty - Lắp đặt và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp - Tư vấn công trình - Sản xuất các sản phẩm công nghiệp và vật liệu xây dựng - Nhập khẩu các phương tiện dụng cụ phục vụ cho ngành lắp máy 3. Nhiệm vụ của công ty - Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhằm bảo đảm hoàn thành tốt kế hoạc mà tổng công ty giao - Kinh doanh trên cơ sở có lãi và từng bước tích luỹ để mở rộng sản xuất, bồi dưỡng nân cao trình độ công nhân viên đáp ứng ngày càng tốt hơn của nền kinh tế thị trường - Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn của nhà nước giao, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, chăm lo tốt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của người lao động. - Hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài của công ty 4. Hạch toán Công ty hạch toán theo phương thức hạch toán độc lập, cuối năm các báo cáo tổng kêt gửi lên tổng công ty. Được tổng công ty xét duyệt và kiểm tra xem công ty có hoàn thành kế hoạch được giao hay không và giao tiếp kế hoạch cho những năm sau. II.Cơ cấu tổ chức của công ty 1.Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà Nước. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty LILAMA Việt Nam Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến (sơ đồ 1),Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty,do tổng công ty bổ nhiệm,miễn nhiệm và bãi nhiệm. Công ty có 2 phó giám đốc : +Phó Giám Đốc nội chính là người giúp giám đốc đIều hành các phòng ban trong công ty +Phó Giám Đốc thi công là người giúp giám đốc điều hành vấn đề thi công của công ty, tức là điều hành các xí nghiệp, xưởng Kế Toán Trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc và trực tiếp thực thi các công việc theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công tác được giao. Các xí nghiệp nhỏ của công ty trực tiếp thực thi các công trình do đấu thầu hoặc do nhà nước giao khoán. Công ty hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm về số vốn được giao, cuối năm phải tiến hành gửi các báo cáo lên tổng công ty 2. Nhiệm vụ của các phòng ban - Phòng tổ chức : sắp sếp bố trí lực lượng cán bộ KHKT nghiệp vụ các cấp trong công ty, phối hợp với phòng lao động bố trí lực lượng công nhân sản xuất. Làm thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận bố trí, thuyên chuyển, thôi việc cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ hiện hành . Tiến hành hợp đồng lao động và theo dõi hợp đồng lao động cùng với công đoàn tổ chức theo dõi cacs phong trao và danh hiệu thi đua . - Phòng kế hoạch - đầu tư : Phòng có nhiệm vụ tiếp cận với thị trường, tiến hành xem xét thẩm định và thực hiện các dự án từ đó đưa ra các báo cáo kế hoạch trình lên để giám đốc xét duyệt ra quyết định đầu tư ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ là phân tích hiệu quả của các công trình xây lắp - Phòng kinh tế - kỹ thuật : Thiết kế sản phẩm xây lắp cải tiến liên tục sản phẩm xây lắp theo yêu cầu của khách hàng , xây dựng và theo dõi các tiêu chuẩn kỹ thuật , theo dõi và áp dụng công nghệ mới. -- Phòng cung ứng : Lập kế hoạch vật tư hàng năm , hàng quý ,ký kết hợp đồng vật tư trong nước và ngoài nước khai thác những vật tư cần thiết cho công ty, cung cấp vật tư, tìm cách bán những vật tư ứ đọng. - Phòng kế toán – tài chính : Xây dựng kế hoạch tài chính, giá cả cho các yếu tố sản xuất tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả giúp cho công ty bảo toàn và phát triển nguồn vốn.Thu thập tổng hợp số liệu, và tổng hợp sản xuất kinh doanh , lập báo cáo của công ty quý, năm, theo dõi xử lý và thực hiện các hợp đồng kinh tế, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . -Phòng hành chính : Thực hiện các công tác quản trị các công trình công cộng, tài sản ngoài sản xuất của công ty như đất đai, nhà cửa, các phương tiện sản xuất khác. Phụ trách tổng đài, văn phòng phẩm, quản lý xây dựng cơ bàn hàng năm cung cấp cho phòng kế toán chi phí sửa chữa nhà xưởng, những tài liệu về kiểm kê văn phòng của công ty. -Phòng bảo vệ : thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn và tài sản XHCN, giám sát việc chấp hành nội quy và quy chế ra vào công ty . 3.Số lượng công nhân viên Tổng số cán bộ công nhân viên công ty thực hiện năm 2002 là 925 người Trong đó: + Lao động đang đi làm là 744 người + Lao động đang nghỉ việc là 131 người + Số lao động không được bố trí việc làm là 50 người Thu nhập bình quân trên đầu người là: 1550 000 người/ tháng Trình độ của công nhân trung bình là bậc 4/7 Trình độ của cán bộ trong công ty chủ yếu là tốt nghiệp cao đẳng và đại học Sơ đồ1 : Mô hình tổ chức của công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội Xí nghiệp lắp máy số 2 Đội cơ giới N/M cơ khí chế tạo thiết bị HN Xí nghiệp xây dựng Xí nghiệp hàn Xí nghiệp điện Xí nghiệp lắp máy số 1 Phòng tổ chức Phòng KCS Phòng kế hoạch đầu tư Phòng cung ứng vật tư Phòng kinh tế Kỹ thuật Phòng hành chính Phòng tài chính Kế toán PGĐ Kỹ thuật thi công Giám đốc PGĐ nội chính Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 III. Hoạt động của công ty và những đặc điểm của nó 1. Hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường Ngành lắp máy là một chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đây là ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân.Ngành có chức năng tái sản xuất tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân kết quả hoạt động của ngành lắp máy là xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động của ngành lắp máy nói chung và của công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội nói riêng báo trùm lên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Từ các công trình trọng điểm của quốc gia như Thuỷ điện hoà bình, nhà máy giấy việt trì, nhà máy giấy bãi bằng... đến các công trình đơn giản như nhà máy xay, nhà máy nước, nhà máy dệt... đều là kết quả hoạt động của lĩnh vực lắp máy. Trước đây trong cơ chế kế hoạc hoá tập chung công ty chỉ thực hiện lắp đặt các hoạt động máy móc thiết bị trong hoạt động của ngành, các công trình đều theo sự giao cho của tổng công ty với sự chỉ dẫn của các chuyên gia nước ngoài, trong quá trình hoạt động thì nó phối hợp với các công ty lắp máy thành viên khác của tổng để cùng hoàn thành kế hoạc do nhà nước giao. Hiện nay trong cơ chế thị trường đặt ra nhiều yêu cầu mới cho ngành lắp máy nói chung và cho công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội nói riêng. Công ty phải tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh, đặc biệt là trong quá trình hội nhập này thì có rất nhiều các công ty lắp máy nổi tiếng của nước ngoài sẽ vào việt nam do đó làm cho hoạt động cạnh tranh của công ty sẽ ngày càng gay gắt hơn với những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường về chất lượng, tiến độ, thời gian, và giá cả mà công ty phải đổi mới để giữ vững được vị thế của mình. Hoạt động đơn phương và chuyên môn hoá sâu lắp máy như giai đoạn trước sẽ kém hiệu quả. Hoạt động của ngành nói chung và Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội nói riêng trong giai đoạn mới bao gồm nhiều loại theo hướng đa dạng hoá kinh doanh tập đoàn lớn. Trước hết là hoạt động xây lắp : Đây là 2 chuyên ngành có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trước đây ở một công trình thường do 2 đơn vị đảm nhận: Đơn vị xây dựng hoàn thành giao cho đơn vị lắp máy thực hiện. Nhưng hiện nay Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội sẽ bảo đảm thầu chọn gói công trình theo kiểu chìa khoá trao tay. Trong lĩnh vực xây dựng công ty phải làm được nền móng cho các công trình, xây dựng kết cấu, trang trí và hoàn thiện các công trình công nghiệp và dân dụng. Trong lĩnh vực lắp máy công ty bảo đảm thực hiện mọi yêu cầu của công trình từ đơn giản đến hiện đại và phức tạp. Nếu biết kết hợp tốt 2 chuyên ngành này trong lĩnh vực của mình thì hiệu quả sẽ rất cao. Thứ hai, Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội đang dần tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng điển hình là công ty đang là chủ đầu tư cho dự án sản xuất thép tấm mạ và sơn màu LILAMA, để sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu cung cấp cho ngành lắp máy, xây dựng và một số lĩnh vực khác. Hoạt động này sẽ bảo đảm giá thành xây lắp, giúp cho ngành bảo đảm được nguồn vật tư trong nước. Thứ ba là, các hoạt động thương mại: Như nhập khẩu các loại vật tư cho xây lắp, xuất khẩu các sản phẩm của mình... Thứ tư là các hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu khoa học kỹ thuật và công nghệ. 2. Đặc điểm: - Ngành lắp máy nói chung và Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội nói riên thì sản phẩm của nó là các công trình xây lắp. Đặc điểm này nói lên tính phụ thuộc của ngành lắp máy và nhà chế tạo. Sản phẩm máy cho các công trình lớn có khi mang tính đơn chiếc theo đặt hàng của người sử dụng. Với máy sản phẩm thì người lắp máy phải am hiểu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt. Mặt khác, không phải chỉ là sự lắp đặt thay cho người sản xuất mà phải là người kinh doanh máy thì hiệu quả mới cao. Lắp máy sản phẩm cũng có nghĩa là khi lắp đặt song sẽ trở thành tài sản cố định, định vị ít thay đổi. - Đặc điểm thứ hai là chế độ đấu thâu và chọn thầu khác hoàn toàn với chế độ giao sản lượng xây lắp trước đây. Doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội nói riêngtrong cơ chế thị trường hiện nay phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ấy không ngồi chờ mà phải tham gia đấu thầu. Để có thể giành thắng lợi trong cuộc đấu thầu, thì nhà thầu phải có những giải pháp đấu thầu hữu hiệu. Giải pháp đấu thầu phải có tính khoa học, độc đáo thể hiện được ưu thế của công ty trong quá trình cạnh tranh để đạt được mục đích cuối cùng là trúng thầu. - Đặc điểm thứ ba là tính đa dạng của ngành lắp máy sản phẩm. Lắp máy không chỉ cho một ngành của nền kinh tế quốc dân mà là cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm và yêu cầu lắp đặt khác nhau. Do đó đội ngũ cán bộ của công ty phải am hiểu kỹ thuật của nhiều loại công nghệ của các ngành khác nhau. - Đặc điểm thứ tư là ngành lắp máy chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sản phẩm của ngành lắp máy là kết quả của áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Cùng một công suất sử dụng nhưng có nhiều loại máy móc thiết bị với khối lượng và hiệu quả khác nhau. Do đó đòi hỏi công ty khi làm công tác thiết kế, lập báo cáo tiền khả thi thì phải có thông tin chính xác về khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực này. Trong quá trình thi công phải áp dụng các biện pháp thi công với công nghệ tiên tiến máy móc thi công càng hiện đại thì hiệu quả càng cao. 3. Sự phát triển của ngành lắp máy nói chung và của Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội nói riêng trong thời gian tới. Với tiềm lực của mình cho đến nay Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành lắp máy. Trong những năm tới cùng với sự chuyển biến của đất nước và của ngành thì Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội phải có những đổi mới căn bản để có thể trở thành một công ty lớn của tổng công ty LILAMA việt nam. Vào thời điểm cơ chế thị trường đã chi phối có hiệu lực các hoạt động kinh doanh xây lắp chỉ sau mấy năm sự cạnh tranh đã diễn ra gay gắt giữa các nhà thầu trong nước, tiến tới sẽ có sự cạnh tranh gay gắt với các nhà thầu nước ngoài. Khi có một công trình dân dụng hay công nghiệp cỡ nhỏ là có nhiều doanh nghiệp xây lắp ào ào đến dự thầu kể cả các doanh nghiệp của cơ quan nghiên cứu khoa học, trường đại học, công ty tư vấn, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạng... có khi có những bản chào giá thấp một cách đáng ngờ khiến cho nhiều công ty lắp máy đã phải toát mồ hôi vẫn chịu thua những đấu sĩ chưa có tên tuổi. Còn những công trình tầm cỡ quốc gia, những công trình vốn ODA, vốn liên doanh thì công ty chưa đủ khả năng để đơn phương độc mã, chỉ còn phương cách là dựa vào tổng công ty hoặc liên doanh để phụ cho công ty nước ngoài tất nhiên là phải chịu giá ép đầu vào. Trong tương lai Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội phải vươn lên để trở thành nhà thầu có tiềm năng. Muốn làm được điều này thì công ty phải có được những điều kiện: + Phải có năng lực hoàn thành đồng bộ các công trình xây lắp + Phải trang bị đồng bộ các phương tiện dụng cụ thi công và đo đếm hiện đại đủ để hoàn thành các công việc xây lắp nhanh và có chất lượng cao. Một nhà thầu tầm cỡ không thể chỉ có trong tay những chiếc trục, bánh xích và những chiếc máy hàn cổ lỗ lại quá niên hạn sử dụng. Đây là vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự đầu tư của nhà nước và sự cố gắng hết mình của công ty. + Phải có đội ngũ chỉ huy công trình giám sát kỹ thuật và công nhân hiểu về các công việc phù hợp với tiêu chuổn quy trình kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển. + Phải có vốn kinh doanh sản xuất đảm bảo các hoạt động kinh doanh sản xuất khi có hợp đồng và đủ uy tín để vay vốn các ngân hàng chi cho hàng trăng việc cần phải chi như: tiền đặt cọc bảo lãnh thi công, tiền huy động người và phương tiện, tiền xây dựng nhà ở, văn phòng... Đó là những điều kiện cần thiêt cho công ty trong tương lai nhưng để giải quyết những vấn đề đó thì quả thực không phải là điều đơn giản. Về định hướng kinh doanh, công ty không chỉ hoạt động trong lĩnh vực lắp máy truyền thống mà phải đa dạng hoá ngành nghề để hỗ trợ cho nhau trong quá trình kinh doanh. + Ngành xây lắp: Lắp máy Xây dựng Tư vấn công trình + Ngành sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng Chế tạo kết cấu thép, các phương tiện thi công chuyên ngành Sản xuất vật liệu phục vụ cho lắp máy Nhập khẩu các phương tiện, vật liệu Xuất khẩu sản phẩm lắp máy và xây dựng IV.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 1. Những thuận lợi và khó khăn Trong năm 2002, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định và phát triển.Tuy nhiên công ty cũng gặp những thuận lợi và khó khăn dưới đây: a.Thuận lợi: Hiện nay thị trường xây dựng việt nam đã bắt đầu tăng trưởng trở lại sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu á. ở khu vực phía bắc hàng loạt các công trình lớn chuổn bị mở ra như: Nhiệt điện na dương, Xi măng hoàng thạch3, Thuỷ điện sơn la. Một số công trình triển khai như:Nhà máy xi măng bỉm sơn mở rộng, Nhiệt điện uông bí, Nhà máy lọc dầu dung quất... Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quay trở lại đầu tư vào việt nam. Do đó, Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội có thể tham gia thi công xây lắp nhiều công trình mà tổng côn ty trúng thầu và tham gia đấu thầu các công trình công nghiệp, dân dụng khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Trong năm 2001 công ty đã trúng thầu và nhận được chỉ định thầu các công trình như: Nhà máy bia Hà Nội, Nhà thi đấu thể thao Quận Hai Bà Trưng, Nhà máy gạch Grannit Vinh, Nhà máy gạch Long Hầu Thái Bình, Nhà máy giấy Vạn Điểm, Nhà máy cơ khí Mai Động.... Mặt khác, Công ty đã được tổng công ty phê duyệt dự án đầu tư mở rộng Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị Hà Nội và nhà máy này đã được đưa vào sử dụng.Việc vận hành nhà máy với các trang thiết bị hiện đại sẽ làđộng lực chính để tăng năng suất lao động và chế tạo được những sản phẩm có chất lượng cao hơn hiện nay. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp những khó khăn trong sản xuất như: - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty tham gia đấu thầu các công trình. Do đó, muốn trúng thầu công ty phải tính toán sao cho giá bỏ thầu là thấp nhất, vì vậy vấn đề cân đối để thu lợi nhuận là rất khó khăn. - Trong thời gian vừa qua, cơ cấu tổ chức có sự thay đổi lớn về mọi mặt nên sự phôi hợp giữa các phòng ban chưa được nhịp nhàng. - Việc tiến hành đồng thời sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện dự án nhà máy sản xuất thép tấm mà và sơn màu LILAMA là vấn đề khó khăn lớn nhất của công ty. - Đội ngũ các đội trưởng, kỹ sư và giám sát có kinh nghiệp của công ty còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu sản xuất. Lực lượng cán bộ, kỹ sư trẻ có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc nhưng còn ít kinh nghiệm khi thi công các công trình lớn. - Công ty có trên 200 công nhân kỹ thuật nhưng phần lớn trình độ tay nghề còn thấp nên chất lượng gia công kém, vì vậy vẫn chưa đảm nhiệm được những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Lực lượng công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề còn thiếu, cần phải đào tạo để nâng cao trình độ và tuyển dụng thêm để bổ sung vào lực lượng đã nghỉ hưu. 2.Tình hình đầu tư xây dựng của công ty - Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị vào tháng 03 năm 2002 với tổng vốn đầu tư là 21902 triệu đồng Thực hiện quyết định số 743/TCT-HĐQT ngày 23 tháng 07 năm 2002, Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội đã triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tấm mạ và sơn màu LILAMA tại khu công nghiệp Quang Minh – Huyện Mê Linh – Tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, công ty đang tiến hành mở gói thầu thứ 6 “Cung cấp dây truyền mạ kẽm nhúng nóng liên tục công suất 80 000 tấn/ năm và dây truyền sơn màu liên tục công suất 50 000 tấn/ năm” và tổ chuyên gia đang chấm thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dây truyền trình chủ đầu tư và tổng công ty phê duyệt. Đồng thời với việc mở gói thầu thiết bị, từ 10 tháng 10 năm 2002 công ty cũng đã tiến hành đền bù và trả tiền cho các hộ gia đình, giải phóng mặt bằng để khởi công xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, cho đến nay mới trả đền bù được 122/195 hộ với diện tích khoảng 70 000 m2, việc đền bù cho các hộ còn lại đang gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đang cùng với chính quyền, huyện, xã đang tìm cách giải quyết để có thể khởi công xây dựng nhà máy một cách nhanh nhất. Các công trình thi công: + Các công trình đang thi công Công trình nhà máy kính đáp cầu : 44 tỷ đồng Công trình nhà máy Gang thép thái nguyên: 7.5 tỷ đồng Công trình Công ty bia Hà Nội : 18 tỷ đồng Công trình Nhà máy giấy vạn điểm: 5.5 tỷ đồng Công trình thang máy : 2.4 tỷ đồng Công trình nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng : 4 tỷ đồng Công trình nhà máy xi măng bỉm sơn : 4.5 tỷ đồng Công trình Nhà máy thức ăn gia súc: 5.9 tỷ đồng Công trình Nhà máy sứ việt trì : 25 tỷ đồng Tổng cộng: 116.8 tỷ đồng + Các Công trình chuổn bị thi công Công trình Nhà máy sản xuất tôn LILAMA : 35 tỷ đồng Công trình Nhà máy cơ khí mai động : 2.5 tỷ đồng Công trình Nhà máy sản xuất vacxin Yecxanh: 10.5 tỷ đồng Công trình Nhà máy liên hợp thực phẩm gia lâm :3 tỷ đồng Công trình Nhà máy đường nông cống :2 tỷ đồng Công trình Nhà máy bia hà tây : 4 tỷ đồng Công trình Công ty BHP : 5 tỷ đồng Công trình Nhà máy gạch cotto hải dương : 5 tỷ đồng Công trình khu liên hợp thể thao quốc gia : 15 tỷ đồng Công trình Nhà máy gạch cotto cầu đuống : 5 tỷ đồng Công trình Nhà máy sứ thanh trì : 6 td Công trình Công ty gang thép thái nguyên : 25 tỷ đồng Tổng cộng : 118 tỷ đồng 3.Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty Trong những năm gần đây Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội làm ăn hiệu quả hơn, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Doanh thu của doanh nghiệp năm 2002 tăng tăng 166% so với năm 2001, vượt 204% so với kế hoạch.Lợi nhuận trước thuế tăng 102.9% so với năm trước, nộp ngân sách tăng776% Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm qua. Bảng kết quả năm 2001 và năm 2002 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu triệu đồng 40.000 106.254 2 LNTT triệu đồng 850 1.725 3 Nộp ngân sách nhà nước triệu đồng 725 6.351 Bảng kết quả thực hiện so với kế hoạc của năm 2002 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Năm 2002 1 Doanh thu triệu đồng 35.000 106.254 2 LNTT triệu đồng 1.800 1.725 3 Nộp ngân sách nhà nước triệu đồng 900 6.351 Từ bản trên ta thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể nhưng lợi nhuận trước thuế và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước vẫn chưa đáp ứng được do đó công ty cần cố gắng hơn nữa và công ty đã đưa ra mục tiêu là: Phải đảm bảo kế hoạc sản xuất kinh doanh tăng trưởng một cách ổn định, tiếp tục mở rộng thị trường, nắm bắt các nhu cầu đầu tư của các công ty để triển khai công tác đấu thầu Công ty thành lập thêm một số đội công trình thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình do tổng giao và các công trình do công ty trúng thầu nhằm nâng cao uy tín trên thị trường. Thường xuyên bỗi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ công ty để họ có năng lực hơn và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc khi đó công ty sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn và đạt được các yêu cầu kế hoạch. Đây là một doanh nghiệp xây lắp nên kết quả kinh doanh đem lại chủ yếu của công ty là từ các dự án, công trình nên cần phải nâng cao chất lượng thực hiện các công trình khi đó kết quả kinh doanh của công ty sẽ được nân g cao. V. Chọn đề tài nghiên cứu Qua quá trình thực tập tại Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội em thấy rằng lợi nhuận chủ yếu của công ty là từ các dự án công trình, do đó vấn đề dự án công trình của công ty là vấn đề cực kỳ quan trọng và nó có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công ty. Để có thể đạt được kết quả cao từ các công trình thì công ty phải có được các công trình tốt đem lại hiệu quả cao, muốn vậy trước khi thực thi các công trình thì công ty phải đánh giá chất lưọng công trình. Trong năm 2002 Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội đã là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thép tấm mạ và sơn màu LILAMA tại cụm công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh Phúc, với tổng giá trị đầu tư là 390 tỷ đồng. Đây là một dự án lớn và có vai trò rất quan trọng đối với Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội bởi vì nếu dự án này thành công thì sau khi đi vào hoạt động thì nó đem lại lợi nhuận rất lớn cho công ty phù hợp với chiến lược mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm của công ty. Cũng chính vì dự án này rất lớn nên vấn đề thẩm định tài chính của nó là cực kỳ quan trọng, quyết định dự án có khả thi hay không về mặt tài chính cũng như toàn bộ dự án và nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của công ty.Do đó em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án Nhà máy sản xuất thép tấm mà và sơn màu LILAMA tại Công Ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội” mục lục chươngi: những vấn đề lý luận cơ bản về dự án và thẩm định tài chính dự án đầu tư i.Những vấn đề cơ bản về thẩm định 1.Khái niệm về dự án đầu tư 2.Yêu cầu của dự án đầu tư 3.Vai trò của dự án đầu tư 4.Phân tích và đánh giá dự án đầu tư về mặt tài chính 4.1Những quan điểm phân tích và đánh giá dự án đầu tư 4.2 Nội dung phân tích và đánh giá dự án đầu tư 4.3 Các chỉ tiêu cơ bản để phân tích và đánh giá dự án đầu tư 4.4 Cách tính toán các chỉ tiêu II.Hiệu quả thẩm định tài chính dự án 1.Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư 2.Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư 3.Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư 3.1Thẩm định về vốn đầu tư 3.2 Thẩm định về doanh thu và chi phí của dự án 3.3 Thẩm định về dòng tiền của dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1072.doc
Tài liệu liên quan