Tình hình hoạt động của Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam

 

I. Đánh giá tổng thể đơn vị thực tập 1

1. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập. 1

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 2000-2001. 3

1. Bối cảnh chung của năm 2001 3

2. Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001. 4

2.1. Các chi tiêu tổng hợp. 4

2.2 Sản phẩm chủ yếu. 5

2.3. Xuất khẩu. 5

2.4. Công tác thị trường. 5

2.5. Công tác tài chính - kế toán 6

2.6 Công tác nghiên cứu phát triển (R&D) và quản lý nâng cao chất lượng Sản phẩm. 7

2.7 Tình hình các liên doanh. 8

2.8. Đầu tư – Xây dựng cơ bản 8

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đánh giá tổng thể đơn vị thực tập 1. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập. Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt nam (VEAM) được thành lập năm 1990 theo quyết định số 133/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và thành lập lại theo quyết định số 1119/QĐ- TCC BĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Lĩnh vực hoạt động của VEAM là nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh các trang thiết bị động lực, thiết bị máy nông nghiệp, máy kéo, ôtô, xe máy và các phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và các trang thiết bị cơ khí khác. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. VEAM có 14 đơn vị thành viên là các công ty, nhà máy và viện nghiên cứu với trên 7000 cán bộ công nhân viên. VEAM cũng là đối tác Việt Nam của nhiều liên doanh với nước ngoài, trong các dự án lắp ráp và sản xuất ôtô, xe máy và Sản phẩm cơ khí tại Việt Nam. Động cơ Diesel. Động cơ đa năng và động cơ thuỷ. Động cơ xăng. + Các loại động cơ đốt trong. + Máy kéo hai bánh và bốn bánh, máy xới, máy phay đất, máy bừa, máy cày đất. + Xe vận chuyển nông dụng, sức chở 1-3 tấn. + Máy gặt lúa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy sấy thóc, máy vò chè … + Máy xay xát gạo 500-2000 kg lúa/1 giờ, giàn xay xát gạo 24 tấn/1 ngày. + Thiết bị chế biến thức ăn gia súc, thiết bị nuôi tôm, cá giống. + Máy phát điện 2 KVA-500 KVA. + Bơm thuốc trừ sâu 12-16 lít. + Hộp số thuỷ 6-90HP. + Bơm thuỷ lực và các cấu kiện thuỷ lực. + Máy bơm nước các loại và tưới phun bán kính 7m-10m. + Quạt điện. + Vòng bi các loại. + Thép đúc thỏi, thép cán F 6-130mm + Neo, xích tầu thuyền, xà lan cho tầu sông biển đến 20.000 tấn + Ru lô cao su sử dụng cho máy xay xát các loại. + Phụ tùng ô tô xe máy, máy kéo, động cơ, máy nông nghiệp + Thiết bị phi tiêu chuẩn, các Sản phẩm cơ khí khác CáC ĐƠN Vị THàNH VIÊN TRựC THUộC Công ty DIESEL SÔNG Hồng Công ty phụ tùng máy số 1 (FUTU 1) Nhà máy cơ khí PHổ Yên Nhà máy cơ khí Cổ Loa. Công ty cơ khí TRần hưng đạo Công ty cơ khí chính xác số 1 Công ty máy kéo và máy công nghiệp. Công ty chế tạo động cơ (VINAPPRO) Công ty máy nông nghiệp miền Nam (VIKYNO) Công ty phụ tùng máy số 2 (NAKYCO) Công ty Đúc số 1 (FOUNDCO) Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM) Viện Công Nghệ Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp Các đối tác liên doanh Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam Công ty TNHH FORD Việt Nam Công ty ô tô MEKONG Công ty TNHH cơ khí Việt Nhật Công ty Honda Việt Nam Công ty Việt nam SUZUKI Xí nghiệp liên doanh ( ………) II. Tình hình hoạt động 2000-2001. 1. Bối cảnh chung của năm 2001 Năm 2001, theo ước tính của chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 6,8%. trong đó, tăng truởng của nghành Nông, Lâm, Ngư nghiệp là đối tượng phục vụ chủ yếu của Tổng công ty giảm so với 2000 (Năm 2001 là 4,2% riêng trong nông nghiệp chỉ 2,6%; Năm 2000 là 5,8% ). Tăng trưởng của thị truờng trong nước chậm dần chủ yếu do sức mua của 76% dân số là nông dân giảm từ 6-7% do giá nông sản rớt liên tục. Bảng 1: Tăng trưởng thị trường trong giai đoạn 1991-2001 (%) 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 75,5 53,3 31,4 39 29,6 20,4 11,0 14,6 8,3 9,2 9,1 Trong giai đoạn (1995-2001) giá hàng nông nghiệp tăng 24% trong khi chỉ trong 28 tháng qua, giá luơng thực đã giảm trên 19%. Các mặt nông sản tăng về số lượng nhưng giảm mạnh về kim ngạch. Những biến đổi đó đã tác động rõ rệt từ thị trường của Tổng công ty. 2. Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001. Bước vào năm 2001, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp đang có đà phát triển trên cơ sở kết quả đạt đuợc của năm 2000 với những hướng SXKD mới trong đó chủ trương “ Từng bước giành lại thị trường, trong nước, lấy thị trường trong nước là chủ yếu đồng thời tiếp tục đẩy mãnh xuất khẩu, mở thêm các thị trường mới “ đã bước đầu chứng tỏ tính đúng đắn. 2.1. Các chi tiêu tổng hợp. Đ/vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Ước thực hiện 2001 So với 2000 Giá trị tổng sản lượng sản xuất CN (giá cố định 1994) 290.743 342.542 117,82% Tổng doanh thu Tổng doanh thu SXCN Doanh thu khác 571.775 135.386 256.389 910.500 370.500 540.000 159,2% 117,47% 210,9% Giá trị xuất khẩu (Triệu USD) xuất khẩu sản phẩm CN. 6,79 5,17 9,53 5,33 140,35% 103,9% Thu nộp ngân sách 26.851 61.435 228% 2.2 Sản phẩm chủ yếu. So với năm 2000 nhóm Sản phẩm co mức tăng khá (từ 10% trở lên) gồm: động cơ Diesel tăng 23%, trong đó động cơ có công suất cao trên 13ml và động cơ 50-80ml tăng khá về tỷ lệ so với năm 2000. Nhóm sản phẩm giảm sản lượng so với năm 200 gồm: máy kéo xe vân chuyển (bằng 86%), máy xay xát (bằng 80%), bơm thuốc trừ sâu (bằng 72,6%). Bắt đầu triển khai sản xuất sản phẩm và mặt hàng mới như động cơ DS23.- Vinappro, động cơ dòng 16,5ml dùng ……… bơm nước 150,250 m3/giờ. Máy cầy tay MK, MK70 … Tham gia sản xuất phụ tùng xe máy, đóng góp vào tổng giá trị SXCN khoảng 9,4 tỷ đồng. 2.3. Xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu đạt 9,53 triệu USD bằng 161% kế hoạch tăng cao 35% sao với năm 2000. Phần xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 5,33 triệu USD. 2.4. Công tác thị trường. Trong năm 2001 Tổng công ty đã chi hỗ trợ cho công tác xây dựng và phát triển thị trường gồm 1 tỷ đồng. Ngoài Nghệ An, thị trường được xây dựng từ tháng 6 năm 2000 vẫn tiếp tục phát triển về chất và lượng. Trong năm 2001, việc mở và xây dựng thị trường tại các tỷnh phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam được tiến hành đã và đang mở ra các triển vọng tốt ở phía Bắc. Tại phía Nam, các đơn vị lâu nay vẫn mạnh về công tác thị trường như Vinappro, Vin….. đã có mạng lưới đại lý bán hàng toàn bộ các tỷnh từ Quảng Trị đến Cà Mau và tiếp tục thực hiện các chương trình cung cấp máy cho các tỷnh Đồng Bằng sông cửu long dưới các dạng mua bán khác nhau. Các chương trình bán trả góp, chương trình cấp máy với số lương…… cho các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản, góp phần nâng số lượng máy tiêu thụ trong nước nâng phần máy nội địa ngay cả khi nhiều liên doanh lắp máy Trung Quốc phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cần chừng. Công ty đang xúc tiến mở thị trường sang các nước Nam Âu, Iran, Châu phi và Nam Mỹ. Điểm yếu: - Thiếu vốn để bày bán , hiện diện sản phẩm của Tổng công ty ở các địa phương. - Một mặt vừa phải cạnh tranh về giá và sản phẩm Trung Quốc vốn được bán vào Việt Nam với giá có trợ giá của Chính Phủ. Trung Quốc lại được tiếp tay bởi các hoạt động gian lận Thương mại, mặt khác phải có những chi phí thị trường lớn hơn , và do phải vay ngân hàng nên cũng phải trả lãi ngân hàng nhiều hơn . - Một số đơn vị phía Bắc chưa thưc sự quen và có ý nghĩ đúng về tầm quan trọng trong công tác phát triển, cán bộ làm phát triển chưa có đủ kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 2.5. Công tác tài chính - kế toán Vấn đề thiếu vốn lưu động trở nên nặng nề hơn trong điều kiện doanh số tăng gần 56%. Trong năm 2001, Tổng công ty đã cho các đơn vị thành viên vay ngắn hạn, vốn lưu động và lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng trên 27 tỷ đồng. Các khoản nộp ngân sách đạt kế hoạch cả năm : 61,43 tỷ đồng (trong đó VAT 17,1 tỷ) hầu hết các đơn vị không nợ đọng thuế lãi ước tính 44,16 tỷ đồng tăng 126% so với năm 2000 (tính cả lãi được chia từ liên doanh) số đơn vị lỗ giảm từ 3 đơn vị năm 2000 xuống 2 đơn vị với số lỗ tuyệt đối cũng giảm (Cơ khí Trần Hưng Đạo). 2.6 Công tác nghiên cứu phát triển (R&D) và quản lý nâng cao chất lượng Sản phẩm. Năm 2001 là năm công tác nghiên cứu phát triển, công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện đều và mạnh ở hầu hết các đơn vị và Tổng công ty. Các đơn vị vốn có truyền thống tổ chức quản lý sản xuất và chất lượng quản lý tốt như VIKYNO, VINAPPRO. Lần liên tục phát huy và nhận chứng chỉ ISO 9000-2000 và ISO 9000. Nhiều đơn vị khác đang chuẩn bị nhận chứng chỉ vào giữa đầu năm 2002. Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm được thực hiển trong năm 2001 cụ thể như sau: - Thực hiện các nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu động cơ mới. Đối với các Sản phẩm công nghiệp trọng điểm tại các đơn vị sản xuất động cơ như DIESEL Sông Công, VIKYNO, Vinappro. Tuy nhiên, nhìn chung R&D vẫn còn chưa theo kịp nhu cầu thị trường. - Tổng công ty đang chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KC.05.02, nghiên cứu thiết kế chế tạo động cơ DIESEL loại 3-4 xy lanh công suất 30-40HP và nghiên cứu sản xuất phụ tùng cho động cơ DIESEL công suất 400-600HP. - Nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ mới tại Viện Công Nghệ . + áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đưa tiến bộ kỹ thuật vào SảN PHẩM: mẫu tự thiêu để đúc các sản phẩm đơn chiếc chất lượng cao. + Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo sản phẩm Composit đúc nền đồng - hạt thép để chế tạo một loạt sản phẩm bạc làm việc trong điều kiện tải trọng lớn khó bôi trơn. + Chế tạo một số sản phẩm cơ khí lẻ và dây chuyền đồng bộ cung cấp có áp dụng phần điều khiển tự động, đưa doanh số chế tạo lên hơn 4 tỷ đồng. - Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp đã thực hiện các đề tài nghiên cứu các công nghệ như “Hoàn thiện công nghệ, thiết bị sấy cafê kiểu thùng quay và tháp hồi lưu theo công nghệ chế biến ướt” dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, xử lý sản phẩm công nghiệp. 2.7 Tình hình các liên doanh. Năm 2001, 6/7 liên doanh của công ty và các đơn vị thành viên với mỗi phần hoạt động có lãi. Công ty liên doanh TOYOTA Việt Nam, Honda Việt nam là hai đơn vị có lãi cao đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện chính sách nội địa hoá.. Do năm tài chính của các công ty liên doanh kết thúc vào tháng 3/2002 nên chưa có số báo lãi chính thức. 2.8. Đầu tư – Xây dựng cơ bản Tổng vốn đầu tư thực hiện thuộc các nguồn vốn năm 2001 của …. Tổng công ty đạt 31,28 tỷ. Trong đó: - Vốn vay ưu đãi quỹ hỗ trợ phát triển : 20,28 tỷ chiếm 64,8% tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm. Bằng 3,6% kế hoạch vay vốn đợt 1 đã được phê chuẩn. - Các dự án sử dụng nguồn vốn khác (bao gồm vốn tự huy động và nguồn vốn khấu hoa để lại) ; 11 tỷ chiếm 35%. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm so với kế hoạch đầu ra 9,9 tỷ. Các dự án còn triển khai chậm do việc chờ đợi hạ lãi suất vay, tổ chức đầu thầu chậm và một số phương án . 3.Những vấn đề tồn tại Như đã đề cập, tỷ lệ tăng trưởng của các ngành nông lâm ngư nghiệp trong thời gian qua đã suy giảm. Theo số liệu của chính phủ, trong sáu năm qua(1995-2001) giá hàng công nghiệp tăng 24% trong khi chỉ trong 28 tháng qua giá lương thực đã giảm trên 19%. Các mặt hàng nông sản tăng về số lượng xuất khẩu nhưng giảm mạnh về kim ngạch. điều đó đã tác động trực tiếp tới thị trường sản phẩm của tổng công ty. thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tăng trưởng thị trường trong giai đoạn 1991-2001 (%) 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 75,5 53,3 31,4 39 29,6 20,4 11,0 14,6 8,3 9,2 9,1 Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại không giảm mà còn trở nên tinh vi hơn. sức ép từ các sản phẩm Trung Quốc được chính phủ TQ trợ giá từ 14,5% - 17% lại được gian thương Việt Nam tiếp tay ngày càng lớn. Đối với TCTy các bộ phân đã thực hiện khá tốt vai trò của mình nhưng do điều kiện ngoại cảnh tác động nên còn nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt là công tác trường bên cạnh những thành tựu đạt được còn bộc lộ nhiều điểm yếu như thiếu vốn để phát triển mạng lưới bán hàng, các tác động từ nước ngoài và một số đơn vị thành viên (ở các tỉnh miền bắc) còn chưa có các cán bộ làm thị trường đủ năng lực và kiến thức. Vấn đề thiếu vốn đang là vấn đề cấp thiết nhất cho các thành viên của VEAM để phát triển. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của TCTy cũng như các đơn vị thành viên. Một số dự án bị đình laị do thiếu vốn, công tác nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm đang trên đà phát triển song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thi trường. giá thành sản phẩm càng cao công tác sau bán hàng chưa tốt nhất là các đơn vi ở miền bắc. Sản phẩm một số thành viên khó xuất khẩu do chưa có chứng chỉ ISO. Mức lương trung bình của toàn công ty chưa cao,phải phấn đấu đạt 1,1 triệu đồng/tháng nhằm góp phần đẩy mạnh sức sản xuất tạo điều kiện cho TCTy và các thành viên tồn tại và phát triển. Căn có vào những khó khăn, tồn tại cũng như những thành tựu đã đạt được, tôi xin đề xuất một số phương án đề tài như sau: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2002 Dự án thành lập trung tâm nghiên cứu phát triên đầu tư Dự án đầu tư cho nhà máy Cơ Khí Vinh (Là đơn vị chuẩn bị sáp nhập làm thành viên của TCTy ) Kính mong thầy giáo hướng dẩn xem xét và giúp đỡ tôi thực hiện TT danh mục Đvt TH 2000 ước TH 2001 I giá trị tổng sản lượng Tr.đ 290.743. 342.542 342.542 430 II Tổng doanh thu Tr.đ 571.775 910.500 1.050.000 T.đó: Doanh thu SXCN Tr.đ 315.386 370.500 450.000 Doanh thu khác Tr.đ 256.389 540.000 600.000 III Sản phẩm chủ yếu 1 động cơ diesel các loại* cái 15.066 18.596 25.000 2 máy kéo,xe vận chuyển cái 2.496 2.150 2.700 3 máy xay xát lúa gạo các loại cái 22.207 17.893 17.500 4 vòng bi các loại vòng 371.88 450.000 600.000 5 hộp số thuỷ các loại hộp 17.514 23.000 30.000 6 bơm nước các loại cái 4.896 5.414 6.500 7 bơm thuốc trừ sâu bình 12.392 9.000 0 8 rulo caosu xay xát các loại cặp 123.110 140.000 150.000 9 quạt điện dân dụng các loại cái 55.058 80.000 85.000 10 phụ tùng máy động lực tr.đ 34.479 37.777 40.000 11 phụ tùng xe máy các loại tr.đ 0 9.400 45.000 12 thép cán xây dụng tấn 8.683 6200 6.000 IV Gía trị xuất khẩu tr.usd 6,79 9,53 9,50 1 giá trị xuất khẩu CN tr.usd 5,17 5,33 5,50 2 giá trị xuất khẩu khác tr.usd 1,62 4,20 4,00 V Sản phẩm xuất khẩu 1 động cơ diesel các loại* Cái 6.006 5.688 5.500 2 máy xay xát lúa gạo các loại Cái 934 493 500.000 3 bơm nước các loại Cái 4.005 1.596 1.500 4 rulo caosu xay xát các loại Cặp 29.071 40.201 44.000 5 phụ tùng động cơ các loại Tr.usđ 0,52 0,303 0,30 6 tổ máy phát điện 40-50 KVA Bộ 0 247 418 VI giá trị nhập khẩu Tr.usđ 8,00 19,42 19,00 tr.đó:NVL cho sản xuất 2,218 1,441 VII Vốn đầu tư XDCB Tr.đ 20.164,5 33.798,0 171.791,0 tr.đó:xây láp Tr.đ 6.876 11,445 41.640 thiết bị Tr.đ 13.288,5 22.353 130.151 1 Vốn NS Tr.đ 872 1.163 12.000 tr.đó:vốn trong nước Tr.đ 872 1.163 12.000 vốn ngoài nước Tr.đ 0 0 0 2 vốn vay tín dụng NN Tr.đ 10.720 14.585 145.649 3 vốn vay tín dụng TM Tr.đ 2.582 7.007 2.960 4 các nguồn khác Tr.đ 6.104 12.179 5.981 vôn KH Tr.đ 4.377,35 9.492,9 4.681,5 Góp vốn liên doanh Tr.đ 0 0 0 vốn tự có của doanh nghiệp Tr.đ 361 641 0 vốn huy động khác. Tr.đ 1.365 2.045,1 1.299,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC178.doc
Tài liệu liên quan