Phần I 3
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của 3
Công ty TNHH Bạch Long 3
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bạch Long. 3
1. Địa chỉ của Công ty 3
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
II. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Bạch Long. 5
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban chức năng. 5
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty TNHH Bạch Long. 6
Phần II 9
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của 9
Công ty TNHH Bạch Long 9
I. Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của Công ty. 9
1. Đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh. 9
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 9
II. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty. 11
1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: 11
III. Tình hình người lao động trong công ty 18
Phần III 19
Nhận xét và kết luận 19
I. Nhận xét chung 19
1. Một số điểm về môi trường kinh doanh 19
2. Những ưu điểm, tồn tại trong công ty 19
II. Kết luận 21
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Bạch Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Bạch Long.
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bạch Long.
Phần III: Nhận xét và kết luận tình hình chung tại Công ty TNHH Bạch Long.
Phần I
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của
Công ty TNHH Bạch Long
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bạch Long.
1. Địa chỉ của Công ty
Công ty TNHH Bạch Long là một doanh nghiệp tư nhân. Công ty có trụ sở chính tại 263 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội và xưởng sản xuất trên đường Pháp Vân.
Điện thoại: 04.8472720 Fax: 04.8473880
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Bạch Long được thành lập theo quyết định số 0100382257 ngày 17/03/1993 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp.
Với tổng số vốn điều lệ là: 1.500.000.000 VNĐ (Một tỷ năm trăm triệu đồng)
Tên công ty: Công ty TNHH Bạch Long.
Tên giao dịch: BACH LONG LIMITED COMPANY
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất bao bì, hộp carton và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Hình thức sở hữu vốn: Trách nhiệm hữu hạn.
Ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay, công ty đã thực hiện sản xuất một khối lượng tương đối lớn các nhu cầu từ thị trường, đặc biệt là các loại thùng, hộp carton dùng cho thức ăn gia súc, phân bón, bao bì nông lâm thuỷ hải sản… và nhập khẩu, kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho nông nghiệp. Công ty tiến hành hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đời sống công nhân viên ổn định.
Công ty đã thực hiện theo cơ chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của công ty là đảm bảo về chất lượng, tiến độ cũng như thời gian cho khách hàng, giữ chữ tín đối với khách hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo luôn nắm bắt nhu cầu về thị trường để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, cũng như luôn cố gắng để hoàn thiện mình nhằm giữ vững mục tiêu “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Đội ngũ kế toán của công ty luôn cố gắng phát huy hết khả năng để thực hiện các công việc như thanh toán tiến hành dứt điểm, không để khách hàng nợ nhiều, kéo dài. Đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tài sản cố định cũng như vốn lưu động được bảo toàn, tăng trưởng.
Tại thời điểm này toàn bộ nhân viên và công nhân của Công ty là 105 người trong đó 26 người là nhân viên quản lý còn lại 79 người là công nhân sản xuất ở xưởng. Ngoài những thuận lợi trên Công ty vẫn gặp phải những khó khăn như ngành nghề kinh doanh của công ty còn khá mới mẻ. Nhưng khó khăn chủ yếu nhất là trên thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất căng thẳng, ngoài ra Công ty còn phải phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới do nguyên liệu dùng để sản xuất ra nguyên liệu chính sản xuất được ở trong nước không đủ mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên Công ty vẫn đã, đang khắc phục và vượt qua những khó khăn đó để từng bước phát triển và ổn định về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, chính vì vậy trong sản xuất kinh doanh Công ty coi trọng hiệu quả kinh tế luôn lấy chữ tín làm mục tiêu phấn đấu, luôn cố gắng giảm chi phí đến mức tối thiểu mà vẫn thu được lợi nhuận tối đa.
Do ban lãnh đạo công ty đã có rất nhiều cố gắng khai thác thị trường về nguyên liệu sao cho nguồn nguyên liệu luôn ổn định về số lượng và chất lượng cho nên hiện nay sản phẩm của Công ty dần đứng vững trên thị trường, khách hàng luôn tin tưởng sản phẩm của công ty.
II. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Bạch Long.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban chức năng.
Bộ máy của Công ty gọn nhẹ theo cơ cấu tổ chức quản lý một cấp, ban giám đốc của Công ty bao gồm giám đốc và phó giám đốc. Tương ứng với mỗi giai đoạn công nghệ, Công ty có các bộ phận khác nhau để đảm nhiệm việc sắp xếp tổ chức thành các tổ chức quản lý.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận quản lý
Quản đốc
Phòng kế toán tài chính
Phòng hành chính & tổ chức
Phòng kỹ thuật
Xưởng in
Hoàn thành phẩm
- Giám đốc Công ty: là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân của Công ty trong các quan hệ đối tác và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp giám đốc, phụ trách về sản xuất, điều hành sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và được uỷ quyền khi giám đốc đi vắng.
- Quản đốc: có chức năng thừa hành lệnh của giám đốc và phó giám đốc đối với các hoạt động sản xuất trong phân xưởng. Có nhiệm vụ cân đối sản xuất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất và kỹ thuật trong xưởng in.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ của Nhà nước quy định. Đồng thời cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở cho ban giám đốc ra quyết định đúng.
- Phòng hành chính và tổ chức: có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ lương, các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đảm bảo cho đời sống cán bộ công nhân viên được đầy đủ về tinh thần.
- Phòng kỹ thuật: Lập kế hoạch về khối lượng sản xuất, theo dõi khối lượng thực hiện, chu trình sản xuất định mức, đơn giá, tổ chức áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng các đơn vị chức năng làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật để chuyển xuống xưởng in.
- Xưởng in: Là đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm, đảm bảo hoàn thành và bàn giao đúng thời hạn. Các xưởng được thành lập theo quy trình và tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của quản đốc.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty TNHH Bạch Long.
Bộ máy của Công ty TNHH Bạch Long được tổ chức tập trung, đơn giản, gọn nhẹ bao gồm:
- Kế toán trưởng
- Kế toán thanh toán
- Kế toán tổng hợp
- Thủ quỹ, thủ kho kiêm kế toán tiền gửi
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ, thủ kho kiêm kế toán Ngân hàng
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm trước cấp trên và chấp hành luật pháp, chế độ tài chính hiện hành, chỉ đạo nhiệm vụ hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán theo chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế theo pháp luật của nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp hạch toán ở các khâu như kiểm tra các trường hợp nhập – xuất hàng, thu – trả tiền phát sinh. Lên lịch, sắp xếp công việc nào cần giải quyết ngay, giải quyết thời điểm nào là hợp lý nhất. Tranh thủ cập nhật tính lương theo khối lượng sản phẩm phát sinh. Toàn bộ chứng từ, hoá đơn phát sinh trong ngày được thu thập và sắp xếp hợp lý. Các trường hợp đã vào sổ cần có ký hiệu phân biệt để tránh sai xót. Kiểm tra chứng từ hóa đơn mà bên bán giao hàng, có thể gồm: hoá đơn tài chính, hợp đồng mua bán, phiếu xuất, hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tiêu thụ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động tiền tệ trong công ty đồng thời theo dõi các khoản nợ của khách hàng, của công nhân viên. Thường xuyên theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho. Đồng thời có nhiệm vụ lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, tình hình tăng giảm tài sản cố định, việc trích khấu hao tài sản cố định của Công ty. Cuối tháng kế toán kiểm tra lại công nợ phải thu, phải trả, chốt lại công nợ và lập biên bản xác nhận công nợ. Kế toán lên tổng hợp thu – chi, lên bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng.
- Thủ quỹ kiêm kế toán tiền gửi ngân hàng và thủ kho: Có nhiệm vụ quản lý quỹ, cập nhật ngay sổ quỹ tiền mặt, số tiền gửi ngân hàng đồng thời theo dõi phát sinh của tiền gửi ngân hàng.
Phòng kế toán tài chính được đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc Công ty. Bộ máy kế toán có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện, kiểm tra công tác kế toán trong Công ty, tổ chức phân tích các thông tin kinh tế hướng dẫn các bộ phận trong phòng thực hiện ghi chép đầy đủ, áp dụng đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Phần II
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Bạch Long
I. Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của Công ty.
1. Đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh.
Công ty TNHH Bạch Long là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, hộp carton và kinh doanh các loại thuốc báo vệ thực vật.
Công ty TNHH Bạch Long có cơ sở sản xuất chính đặt trên đường Pháp Vân và có văn phòng giao dịch tại 263 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nôi.
- Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng:
+ Bao bì cao cấp màng phức hợp.
+ Bao bì mềm LDPE, HDPE.
+ Túi xốp siêu thị các loại.
+ Các loại hộp carton sóng từ 3 đến 5 lớp.
Ngoài ra chúng tôi còn:
Nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật từ nước ngoài để kinh doanh đồng thời để học hỏi cách thiết kế bao bì của họ để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Để sản xuất ra một loại sản phẩm hoàn hảo, các quá trình từ sản xuất, cung ứng và dịch vụ đều đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi sản phẩm đều có quy trình công nghệ sản xuất riêng. Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày quy trình sản xuất một loại sản phẩm chính của Công ty là: sản phẩm bao bì cao cấp màng phức hợp.
Sơ đồ quy trình sản xuất bao bì màng phức hợp
Chế bản
Bình và phơi bản
Nguyên liệu
Mực in & vật liệu khác
Gia công in
May
Hoàn thành phẩm
Nhập kho
Xuất bán
Mỗi sản phẩm cho đến khi hoàn chỉnh được giao cho khách hàng đều phải thông qua các giai đoạn công nghệ sau:
* Giai đoạn chế bản:
Sau khi nhận mẫu và đơn đặt hàng từ khách hàng, mẫu sẽ được chế bản trên máy vi tính. Sau khi mẫu đã được chế bản chỉnh sửa xong in ra giấy A4 fax cho khách hàng ký xác nhận nội dung in. Khi khách hàng ký xác nhận xong thì bắt đầu in ra giấy can để chuyển sang giai đoạn bình bản.
* Giai đoạn bình bản:
Tại giai đoạn này các tờ giấy can được ghép lại đúng theo mẫu và kích cỡ của khách hàng yêu cầu và được dán lên bản đế phim, kích thước tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm. Mỗi một màu in thì có một bản bình.
* Giai đoạn chụp bản, phơi bán:
Sau khi bản được bình xong thì được đưa lên bàn chụp lên lưới để in ( lưới trước khi được sử dụng thì phải được làm sạch bằng các loại hoá chất và nước, sau khi làm sạch phải được sấy khô rồi mới đưa vào sử dụng). Lưới sau khi đã sấy khô thì được bả một lớp keo lên lưới, sau khi bả keo lưới phải sấy khô một lần nữa sau đó mới được đưa vào chụp nội dung các bản bình lên lưới. Lưới sau khi chụp xong phải rửa lớp keo đã bả trước khi chụp bằng nước sau đó lại sấy khô một lần nữa rồi đem ra phơi dưới ánh sáng mặt trời cho thật khô.
* Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu sau khi đặt mua được chuyển về dưới dạng cuộn do vậy muốn in được thì phải qua giai đoạn cắt. Bán thành phẩm sau khi hoàn thành được chuyển vào kho.
* Giai đoạn gia công in:
Lưới sau khi đã được hoàn thiện chuyển sang bộ phận in cùng với lệnh sản xuất của quản đốc. Sau khi nhận lưới bộ phận in sẽ theo lệnh sản xuất nhận vật tư in tại kho của Công ty, sau đó tiến hành in. Một tổ in bao gồm có 3 người, một người kéo, một người in, và một người phơi.
* Giai đoạn hoàn thiện:
Bộ phận may nhận các sản phẩm in từ giai đoạn in chuyển sang để bắt đầu may. Bộ phận may may đáy bao. Tất cả các sản phẩm may xong đều phải bó lại mỗi bó sản phẩm là 100 sản phẩm, sau khi bó xong bộ phận may sẽ phải kẹp vào mỗi bó của sản phẩm tên người may, ngày tháng may và số lượng sản phẩm của mỗi bó.
Sản phẩm sau khi hoàn thiện được nhập vào kho sau đó mang đi giao cho khách hàng.
II. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty.
1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng khối lượng tài sản, nguồn vốn một cách hợp lý. Chứng minh cho điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong 2 năm 2005 – 2006
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ %
A. Tài Sản
23.982.500.468
26.073.745.121
2.091.244.660
8.71
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
21.960.424.851
23.993.844.514
2.033.419.660
9.26
1. Tiền
335.976.847
287.808.992
(48.167.855)
(14.34)
2. Các khoản phải thu
11.320.312.012
11.011.048.189
(309.263.830)
(2.73)
- Phải thu khách hàng
4.947.266.742
4.792.350.840
(154.915.902)
(3.13)
- Phải thu khác
6.373.045.270
6.218.697.349
(154.347.921)
(2.42)
3. Hàng tồn kho
10.030.135.992
12.694.987.333
2.390.851.340
23.2
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2.022.075.617
2.079.900.607
57.824.990
2.86
1. Tài sản cố định
1.260.547.409
1.322.901.283
62.353.874
4.95
- TSCĐHH
1.260.547.409
1.322.901.283
62.353.874
4.95
2. Chi phí trả trước dài hạn
761.528.208
756.999.324
(4.528.884)
(0.59)
B. Nguồn Vốn
23.982.500.468
26.073.745.121
I. Nợ phải trả
19.318.482.200
21.296.602.525
1.978.120.320
10.24
1. Nợ ngắn hạn
17.322.938.618
20.916.602.525
3.593.663.910
20.74
2. Nợ dài hạn
1.995.543.582
380.000.000
(1.615.543.582)
(80.96)
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
4.664.018.268
4.777.142.596
113.124.328
2.43
1. Nguồn vốn, quỹ
4.664.018.268
4.777.142.596
- Nguồn vốn kinh doanh
4.435.420.594
4.435.420.594
- Lãi chưa phân phối
228.597.674
341.722.002
113.124.328
49.49
- Về cơ cấu tài sản: Theo số liệu bảng CĐKT của Công ty năm 2006 ta thấy tổng tài sản là 26.073.745.121 đồng trong đó TSLĐ và ĐTNH là 23.993.844.514 đồng chiếm 92.02%, TSCĐ và ĐTDH là 2.079.900.607 đồng chiếm 7.98%. Năm 2006 TSLĐ và ĐTNH tăng so với năm 2005 là 2.033.419.660 đồng tương ứng 9.26%. Mức tăng này là do hàng tồn kho tăng lên 2.390.851.340 đồng so với năm 2005. TSLĐ chủ yếu đầu tư vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Việc làm này co thể làm tăng doanh thu nhưng rủi ro trong việc thu hồi vốn cũng tăng theo.
- Về cơ cấu nguồn vốn: Trong năm 2005 nợ phải trả là 19.318.482.200 đồng tương ứng 80.55% trong đó nợ ngắn hạn 17.322.938.618 đồng chiếm 72.23%, sang năm 2006 nợ ngắn hạn tăng lên 3.593.663.911 đồng tương ứng 20.74%, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 113.124.328 đồng tương ứng 2.43% so với năm 2005. Qua đây ta thấy TSLĐ tăng, nợ ngắn hạn cũng tăng. Vậy là công ty đang sử dụng chính sách quản lý thận trọng nghĩa là dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2 năm gần đây 2005 – 2006
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc đạt được lợi nhuận cao, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng luôn là mục tiêu đầu tiên để tồn tại và phát triển. Điều này có thể thấy được thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hơn nữa qua báo cáo này nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng và công nhân viên của công ty.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Mức tăng, giảm
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
27.411.046.561
18.812.419.917
(8.598.926.650)
(31.37)
2. Giá vốn hàng bán
25.154.207.471
16.848.763.017
(8.305.444.460)
(33.02)
3. Lợi nhuận gộp
2.256.839.090
1.963.656.900
(293.236.190)
(13.00)
4. Doanh thu HĐTC
7.273.202
7.789.165
515.963
7.09
5. Chi phí HĐTC
202.378.906
177.042.442
(25.336.464)
(12.52)
Trong đó: Lãi vay phải trả
129.947.510
111.468.614
(18.478.896)
(14.22)
6. Chi phí bán hàng
614.597.706
529.045.332
(85.552.374)
(13.92)
7. Chi phí quản lý DN
1.266.433.355
1.092.530.863
(173.902.492)
(13.73)
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
180.702.325
172.827.428
(7.874.897)
(4.36)
9. Thu nhập khác
370
1000
630
170.27
10. Chi phí khác
46.788.869
13.504.100
(33.284.769)
(71.14)
11. Lợi nhuận khác
(46.788.499)
(13.503.100)
33.285.399
(71.14)
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
133.913.826
159.324.328
25.410.502
18.98
13. Thuế TNDN phải nộp
50.596.755
44.610.812
(5.985.943)
(11.83)
14. Lợi nhuận sau thuế
83.317.071
114.713.516
31.396.445
37.68
- Về doanh thu: Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 doanh thu công ty đạt được là 27.487.339.487 đồng nhưng sang năm 2006 giảm xuống còn 19.006.152.210 đồng. Như vậy doanh thu năm 2006 đã giảm 30.85% so với năm 2005. Mức giảm này là do năm 2006 các khoản giảm trừ doanh thu tăng đáng kể so với năm 2005, năm 2005 không có khoản giảm giá hàng bán nhưng sang năm 2006 đã tăng lên 64.361.697 đồng. Công ty tăng khoản giảm giá hàng bán nhằm tiêu thụ được số lượng hàng tồn kho từ năm trước.
- Về lợi nhuận: Mặc dù doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 nhưng tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 đạt 159.324.328 đồng tăng 18.98% so với năm 2005. Lý do tăng lợi nhuận này là năm 2006 chi phí lãi vay giảm 14.22%, chứng tỏ năm 2006 công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các khoản đầu tư. Một lý do nữa để giải thích cho mức tăng này là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 đều giảm so với năm 2005. Chi phí bán hàng giảm 13.92%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 13.73%. Công ty giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp nghĩa là trong công ty không còn tình trạng thiếu vốn sản xuất nên không phải đi vay dẫn đến lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có hiệu quả. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 114.713.516 đồng tăng 31.396.445 đồng so với năm 2005.
3. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
1. Bố trí cơ cấu tài sản
- TSLĐ/ Tổng TS
%
91.57
92.02
0.45
- TSCĐ/ Tổng TS
%
8.43
7.98
(0.45)
2. Bố trí cơ cấu NV
- Nợ phải trả/ Tổng NV
%
80.55
81.68
1.13
- Nguồn vốn CSH/ Tổng NV
%
19.45
18.32
(1.13)
3. Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
1.27
1.15
(0.12)
- Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0.67
0.54
(0.13)
4. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng DT
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng DT
%
0.49
0.84
0.35
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng DT
%
0.3
0.6
0.3
5. Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng TS
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng TS
%
0.56
0.61
0.05
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng TS
%
0.35
0.44
0.09
6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ NVCSH
%
1.79
2.4
0.61
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Về bố trí cơ cấu TS: TSLĐ năm 2005 chiếm 91.57% trên tổng TS, TSCĐ chỉ chiếm 8.43% trên tổng TS. Sang năm 2006 TSLĐ chiếm 92.02% trên tổng TS tăng 0.45% so với năm 2005. TSLĐ chiếm tỷ trọng cao trên tổng TS là một nét đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng TSLĐ trên tổng TS tăng so với năm 2005 là do công ty tăng đầu tư vào hàng lưu kho lên 23.2%.
- Về bố trí cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng NV là cao chiếm 80.55%(2005) và tăng lên 81.68%(2006). Qua đó cho thấy khả năng tự cân đối tài chính của công ty chưa cao.
- Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành giảm, năm 2005 là 1.27 lần thì đến năm 2006 còn 1.5 lần. Mặc dù khả năng thanh toán hiện hành giảm nhưng vẫn lớn hơn 1 nghĩa là dự trữ TSLĐ luôn dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo sự ổn định tài chính cho công ty. Về khả năng thanh toán nhanh thì không cao nhưng vẫn lớn hơn 0.5 tức là công ty vẫn trang trải được các khoản nợ tức thời tốt.
- Về tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên doanh thu đều tăng đáng kể. Năm 2005 là 0.49% trước thuế, 0.3% sau thuế thì sang năm 2006 là 0.84% truớc thuế, 0.6% sau thuế. Có được kết quả này là do mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 là 30.85% nhưng mức giảm này nhỏ hơn mức tăng lợi nhuận là 37.68% nên công ty vẫn hoạt động có lãi.
- Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên tổng tài sản của công ty đều tăng so với năm 2005 dù tốc độ tăng này không cao, năm 2006 là 0.44%, năm 2005 là 0.35% nhưng nó cũng cho thấy một điều: một đồng đầu tư cho tài sản cũng sinh lời 0.35 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2005 và 0.44 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2006.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì khá cao 1.79%(2005) và tăng lên 2.4%(2006). Nghĩa là một đồng vốn công ty bỏ ra thì tạo được 1.79 đồng lợi nhuận(2005) và 2.4 đồng lợi nhuận năm 2006. Qua đây cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty tương đối tốt.
III. Tình hình người lao động trong công ty
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay thì không thể không kể đến sự đóng góp đặc biệt quan trọng của người lao động ở công ty.
Lao động cũng là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của công ty. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 105 người trong đó có 26 người là quản lý còn lại 79 người là lao động sản xuất.
Thu nhập bình quân của người lao động là 1.591.458 đồng/người/tháng(năm 2005) và 1.463.026 đồng/người/tháng năm 2006.
Về trình độ chuyên môn: Tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, được đào tạo bài bản trong các trường cao đẳng, đại học về kinh tế, kỹ thuật, có nhiều năm kinh nghiệm.
Về chính sách đãi ngộ, phúc lợi, đào tạo người lao động của công ty: Tuyển dụng công khai, chế độ làm việc 8 giờ được nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật. Trả lương đúng kì hạn, theo năng suất lao động. Hàng tháng công ty còn trích nộp BHYT, BHXH cho công nhân viên theo đúng quy định. Thường xuyên bồi dưỡng tạo điều kiện cho công nhân viên như tạo điều kiện cho họ đi học tiếp đại học, cao học để nâng cao trình độ chuyên môn.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên việc đảm bảo an toàn lao động là hàng đầu và rất được công ty chú trọng. Tất cả công nhân sản xuất đều được trang bị mũ, áo, gang tay, khẩu trang chống độc, bụi. Công ty luôn tạo cho công nhân viên được làm việc trong môi trường an toàn nhất.
Phần III
Nhận xét và kết luận
I. Nhận xét chung
1. Một số điểm về môi trường kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở lên gay gắt. Vì vậy với Công ty THHH Bạch Long nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều phải cố gắng để tạo ra nét đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm của mình để giúp công ty tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Trên thị trường hiện nay các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, hộp carton có khá nhiều cả trong và ngoài nước nhất là các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài. Đây là khó khăn lớn đối với Công ty TNHH Bạch Long. Nhưng nhờ nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng và tiếp cận công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm nên sản phẩm của Công ty vẫn được khách hàng từ bắc vào nam lựa chọn.
- Về xu hướng phát triển của Công ty: Hướng mục tiêu chính của Công ty trong giai đoạn này và các giai đoạn tiếp theo là tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn. Luôn tìm tòi, thiết kế và tung ra những mẫu bao bì chất lượng cao hơn.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho công nhân viên trong công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Những ưu điểm, tồn tại trong công ty
* Ưu điểm:
- Nhìn chung thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bạch Long có hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định và được nâng cao. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay công ty đã không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin cho khách hàng.
- Về hệ thống sổ sách: Công ty TNHH Bạch Long sử dụng hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ và theo quy định chế độ kế toán nhà nước nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp với hoạt động của công ty. Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức số kế toán là sổ cái tờ rời. Đây là hình thức đơn giản phù hợp với quy mô của công ty. Bên cạnh đó công ty còn sử dụng phần mềm kế toán máy để giảm bớt áp lực công việc cho các kế toán.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao được đào tạo nghiệp vụ bài bản. Đây cũng chính là thuận lợi rất lớn cho công ty trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoàn chỉnh cân đối về chức năng và số lượng để dễ dàng chỉ đạo và giám sát.
* Khó khăn:
Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi trên không thể nào không kể đến những khó khăn mà công ty đang gặp phải. Khó khăn lớn nhất đối với công ty là nguồn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài nhiều nên chi phí rất cao. Hơn nữa là phải cạnh tranh gay gắt với các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực như công ty bao bì 27/7, công ty TNHH Hương Dũng… để có thể tồn tại và phát triển.
Lượng hàng tồn kho của công ty còn nhiều vì thế đòi hỏi nhiều chi phí cho việc lưu kho bảo quản sản phẩm.
3. Một số biện pháp khắc phục:
Qua một số kiến thức được học ở trường em xin mạnh dạn nêu lên một số biện pháp để khắc phục những khó khăn trên.
- Về nguồn nguyên liệu đầu vào: Công ty nên k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC133.doc