Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Đức Tâm

I. LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1. Lịch sử hình thành 2

1.2. Quá trình hình thành 2

1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hính sản xuất kinh doanh của công ty 3

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 5

2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 5

 2.2. Đặc điểm mua hàng .5

2.2.1. Trường hợp mua NVL về nhập kho : 5

2.2.2. Trường hợp mua NVL không nhập kho. 9

III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 14

3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy 14

3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 15

3.2.1.Hội đồng quản trị 15

3.2.2. Ban kiểm soát 15

3.2.3. Giám đốc 15

3.2.4 Phòng tổ chức hành chính : 15

3.2.5.Phòng Thiết bị vật tư : 16

3.2.6 Phòng Kỹ thuật thi công : 16

3.2.7. Phòng Tài chính kế toán : 16

IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠICÔNG TY 17

4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 17

4.2. Sô đồ tổ chức bộ máy kế toán 18

4.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán 18

4.3.1 Kế toán trưởng : 18

4.3.2 Thủ quỹ : 18

4.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : 18

4.3.4. Kế toán thuế : 18

4.4. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty 19

4.4.1. Chính sách kế toán chung. 19

4.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán. 19

4.4.3 Về tổ chức hệ thống tài khoản 20

4.4.4 Về tổ chức hệ thống sổ kế toán 20

4.4.5 Về hệ thống báo cáo tài chính. 22

V.KẾT LUẬN 24

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Đức Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến lược về cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân và chiến lược bố trí sản xuất. Cơ hội của ngành xây dựng cơ bản đã mở ra đường lối phát triển chung cho các doanh nghiệp xây dựng trong cả nước. Để tồn tại và khẳng định hình ảnh doanh nghiệp trong một thị trường có sự cạnh tranh thì giải pháp quan trọng là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng dân dụng phải nắm bắt kịp thời, đầy đủ mọi thông tin cụ thể chi tiết về chi phí và giá thành. Yêu cầu quản lý đòi hỏi cần thiết phải xây dựng mô hình kế toán chi phí giá thành cho phù hợp để vận dụng vào các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng vẫn còn bộc lộ những tồn tại chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp là cần thiết nhằm cung cấp thông tin chính xác về chi phí, giá thành cho Ban lãnh đạo từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời và phù hợp với từng doanh nghiệp. 1.1. Lịch sử hình thành Tên công ty: công ty TNHH ĐỨC TÂM Địa chỉ: Tổ 46 phường Hà Khẩu- TP Hạ Long- Quảng Ninh Điện thoại: 033-845364 Fax: 033 840 485 Tài khoản ngân hang: 5102010000226163 Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng dân dụng và công trình giao thông Mã số thuế: 5700479800 Công ty đựơc thành lập năm 2002 theo số đăng ký 02/01/2002,và thay đổi lần 1 vào ngày 12/2/2007 1.2. Quá trình hình thành Mặc dù mới xây dựng và trưởng thành, công ty TNHH Đức Tâm đã thi công nhiều công trình ở mọi quy mô trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã có những bước phát triển về mọi mặt. Ban đầu công ty chỉ tập trung vào thị trường Quảng Ninh thì nay công ty đã mở rộng thị trường ở nhiều nơi như khác …Các công trình do công ty TNHH Đức Tâm thi công không ngừng tăng về số lượng mà còn đảm bảo đầy đủ về yêu cầu kỹ thuật, mang tính thẩm mỹ cao, được khách hàng tín nhiệm. Những thành tựu mà tập thể các thế hệ cán bộ công nhân viên của Công ty đạt được đã góp phần là đẹp giàu Thủ đô và đất nước., luôn khẳng định vị thế của mình trên thương trường và được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về năng lực tổ chức thi công công trình. Với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV và sự hỗ trợ đắc lực của công ty TNHH Đức Tâm sự hợp tác có hiệu quả giữa các đơn vị thành viên trong công ty, công ty TNHH Đức Tâm đã mang lại cho Khách hàng sự hài lòng nhất với các công trình chất lượng cao nhất và thời gian thi công đảm bảo tiến độ. 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hính sản xuất kinh doanh của công ty Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế sau: Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính công ty công ty TNHH Đức Tâm STT Chỉ tiêu Đơnvị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản Triệu đồng 2917 2653 3002 2 Tài sản cố định Triệu đồng 224 225 509 3 NVCSH Triệu đồng 186 220 225 4 GVHB Triệu đồng 2 378 2 348 2 401 5 Tổng doanh thu Triệu đồng 2 522 2 474 2 58 4 6 Số lượng lao động Người 100 110 131 7 Thu nhập BQ 1000đ/người/tháng 1350 1400 1500 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) Thông qua bảng chỉ tiêu kinh tế trên, ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ba năm trở lại đây có xu hướng tăng lên, quy mô sản xuất đã được mở rộng. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty thời điểm hiện tại là khá tốt, tổng doanh thu qua các năm đều có sự tăng đều, thu nhập của người lao động cũng từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong những năm sắp tới, công ty cần cố gắng duy trì sự ổn định về kinh tế đạt được trong các năm qua, đồng thời phát huy hơn nữa tiềm năng sẵn có cả vật lực và nhân lực kết hợp các điều kiện khách quan để đưa hình ảnh có một chỗ đứng vững. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 2.1.. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu "Phát triển ổn định bền vững” công ty TNHH Đức Tâm đã thực hiện chủ trương đa doanh, đa ngành nghề, đa sở hữu; trong đó xác định xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành truyền thống; xây dựng công trình hạ tầng cấp thoát nước & môi trường;. Trên thương trường, công ty đã khẳng định được vị thế của mình và luôn luôn sẵn sàng nhận thầu thi công, thực hiện đầu tư phát triển dự án thuộc các lĩnh vực: - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. - Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường. - Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. - Thiết kế hệ thống thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt. - Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. - Thi công xây dựng cầu, đường. Trong thời gian tới, sánh bước cùng tiến trình phát triển của đất nước, công ty cũng đã có những dự định tham gia vào nhiều lĩnh vực, đa dạng hơn nũa các ngành nghề. 2.2. Đặc điểm mua hàng 2.2.1. Trường hợp mua NVL về nhập kho : Khi các đơn vị thi công có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho công trình thì phải gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý hoặc tháng về Ban lãnh đạo Công ty. Sau khi được Giám đốc thông qua tính hợp lệ của các tài liệu trên và xét duyệt thì thủ quỹ xuất quỹ cho các đội đi mua vật tư. Trước khi nhập kho, thủ kho công trình cùng với người giao vật tư tiến hành kiểm tra số lượng vật tư mua vào. Căn cứ vào các chứng từ mua vật tư bao gồm Hoá đơn GTGT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, thủ kho lúc này sẽ làm Phiếu nhập kho cho lô hàng trên. Mẫu Phiếu nhập kho được nêu tại biểu số 3.1 như sau : Biểu 2.1 Đơn vị : Đội XD số 2 Địa chỉ: Giếng Đáy -Hạ Long Mẫu số:01-VT QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 của Bộ TC Số 201 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 28 tháng 05 năm 2006 Nợ TK 152: 46 120 400 Có TK 131: 46 120 400 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thế Sơn Theo hoá đơn GTGT số 875 ngày 02 tháng 03 năm 2006 của công ty vật tư kĩ thuật Xi Măng Nhập tại kho: Công trình đường hoành bồ STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B D 1 2 3 4 01 Xi măng Hoàng Thạch Tấn 5 5 7.600.02 380.001.00 02 Thép Hoà Phát Tấn 10 1 8.120.300 81.200.30 Cộng 46 120 400 Cộng thành tiền(bằng chữ): Bốn sáu triệu một trăm hai mươi nghìn bốn trăm đồng Nhập ngày 28 tháng 05 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán) Khi công trình có nhu cầu sử dụng vật tư, các đội lập phiếu xin lĩnh vật tư xuống kho để lĩnh. Thủ kho lập Phiếu xuất kho và chuyển cho kế toán viên để ghi đơn giá và thành tiền cho loại vật tư cần xuất. Phiếu xuất kho được nêu tại biểu mẫu 3.2 như sau: Biểu 2.2 Đơn vị : Đội XD số 2 Địa chỉ:Giếng Đáy-Hạ Long Mẫu số: 02- VT QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 của Bộ TC Số:198 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 05 năm 2006 Nợ TK 621: 192.601.900 Có TK 152: 192.601.900 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Việt Cường Địa chỉ: Đội xây dựng số 2 Xuất tại kho: Công trình Đường Hoàng Bồ Lí do xuất: Thi công công trình STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 01 Thép Hoà Phát Tấn 1 1 8.120.300 8.120.300 02 Xi măng HoàngThạch Tấn 2 2 7.600.020 15 200 040 Cộng 23 320 340 Cộng thành tiền(Bằng chữ): Hai ba triệu ba trăm hai mươi nghìn ba trăm bốn mươi nghìn. Xuất ngày 30 tháng 05 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Nguồn : Phòng Tài chính kế toán) 2.2.2. Trường hợp mua NVL không nhập kho. Do nhu cầu bổ sung vật tư trong những trường hợp đột xuất, vật tư sẽ được chuyển thẳng đến chân công trình để xuất trực tiếp cho việc thi công. Trong trường hợp này, kế toán viên không cần lập Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho mà dựa vào Hoá đơn GTGT để hạch toán. Trên Công ty, nhân viên kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sau khi có đầy đủ các chứng từ, bảng kê do đội xây dựng số 2 chuyển lên sẽ tiến hành ghi sổ Chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Nhật Ký chung và Sổ cái TK 621. Để tránh sự trùng lắp trong việc trình bày quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty, các bút toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong Sổ Nhật ký chung sẽ được trình bày tại biểu 3.27 – trang cuối chương này. Biểu 2.3 SỔ CHI TIẾT TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Quý II. Năm 2006 Công trình : Đường Hoàng Bồ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - CB05 15/04/06 Xuất đá dải đường 1521 960 060 CB06 16/04/06 Xuất xi măng 1521 9 656 210 CB07 11/05/06 Xuất ống thép 1521 1 450 000 … … … … … … CB20 25/05/06 Xuất kho cát dải 1521 623 000 CB21 31/06/06 Kết chuyển chi phí NVL 1541 12 689 270 Cộng phát sinh 12 689 270 12 689 270 Số dư cuối kỳ - - Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nguồn : Phòng Tài chính kế toán) Biểu 2.4 SỔ CÁI TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Năm 2006 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - - HD06 02/01/06 Phiếu xuât kho số 36 1521 630 030 HD07 10/02/06 Phiếu xuất kho số 37 1521 891 237 HD08 16/02/06 Phiếu xuât kho số 38 1521 1 500 000 CB05 15/04/06 Phiếu xuất kho số 92 1521 960 060 CB06 16/04/06 Phiếu xuất kho số 93 1521 96.562.100 CB 07 16/05/06 Phiếu xuất kho số 94 1521 1 450 000 44 31/06/06 Kết chuyển chi phí NVLTT quý II CT Cao Bằng 1541 12 689 270 … … … … … … HN 23 26/12/06 Phiếu xuất kho số 101 1521 7 900 000 HN24 26/12/06 Phiếu xuất kho số 102 1521 560 000 49 31/12/06 Kết chuyển chi phí NVLTT CT Tinh Lợi 1541 10 858 297 Cộng phát sinh 23 547 507 23 547 507 Số dư cuối kỳ - - Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Công ty TNHH Đức Tâm là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp do đó sản phẩm chủ yếu là các công trình, các hạng mục công trình...Những sản phẩm này mang tính đơn chiếc, thời gian sủ dụng lâu dài...Từ những đặc điểm trên nên quy trình sản xuất cho các sản phẩm của công ty đều mang đặc điểm là sản xuất liên tục, qua nhiều giai đoạn, được khái quát theo sơ đồ sau : Biểu 2.5 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp Công ty TNHH Đức Tâm Nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư Tìm hiểu thị trường xây lắp Đấu thầu và ký hợp đồng nhận hầu Lập kế hoạch chuẩn bị thi công Thực hiện biện pháp thi công Bảo hành công trình (Nguồn : Phòng Kỹ thuật thi công) Trong quá trình trên, công ty tham gia quan hệ kinh tế với tư cách là người trực tiếp ký kết và chịu trách nhiệm toàn bộ với bên đối tác về tiến độ thi công, chất lượng công trình. Phòng Kinh tế thị trường của công ty sẽ tìm hiểu thị trường về nhu cầu xây lắp hàng năm của các Bộ, ban ngành, các địa phương, tỉnh, thành phố và tiếp nhận các giấy mời dự thầu của chủ đầu tư. Sau khi đã xem xét khả năng về vốn, thiết bị, lao động, nhóm đấu thầu làm nhiệm vụ mua hồ sơ thầu và dự thầu. Sau khi thắng thầu, Ban giám đốc sẽ ký kết hợp đồng kinh tế nhận thầu với phía đối tác. Phòng Kỹ thuật thi công sẽ lập kế hoạch thi công và dự toán công trình sau đó giao cho các đội thi công thực hiện việc xây dựng, hoàn hiện công trình. Khi công trình hoàn thành, bên chủ đầu tư và bên thi công cùng nhau nghiệm thu công trình. Nếu bên đối tác chấp nhận, công ty sẽ tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư theo Nghị quyết 17/BXD – TC của Bộ xây dựng. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải thực hiện việc bảo hành về chất lượng công trình theo thời gian đã được ký kết trong hợp đồng kinh tế. Với một quy trình công nghệ như trên có thể đảm bảo rằng sản phẩm, công trình xây lắp của công ty sẽ đạt được đúng tiến độ đề ra, đáp ứng được thông số kỹ thuật và chất lượng công trình, tạo niềm tin cho khách hàng từ đó nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty. Đồng thời, trong từng giai đoạn, công tác kế toán phải theo dõi, ghi chép chi phí đúng đối tượng, đúng nội dung kinh tế và đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ từ cán bộ quản lý công ty và ban chủ nhiệm công trình để giá thành công trình,hạng mục công trình được tính chính xác, tránh lãng phí, thất thoát III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của đơn vị có hiệu quả, bộ máy quản lý công ty TNHH Đức Tâm được sắp xếp một cách khoa học, chặt chẽ từ trên xuống dưới tạo ra sự liên hoàn trong việc nắm bắt & xử lý thông tin một cách chính xác để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời và phù hợp. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo phương thức trực tuyến, chức năng. Trực tuyến tức là quản lý từ trên xuống, cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên nhưng đồng thời mỗi phòng ban, bộ phần đều đảm nhiệm từng chức năng riêng biệt. Là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức TNHH nên bộ máy tổ chức bao gồm : hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, các phòng ban và các đội xây dựng. 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Biểu 3.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY P. KỸ THUẬT THI CÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂ M SOÁT P. THIẾT BỊ VẬT TƯ P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 3.2.1.Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi như chiến lược phát triển, phương án đầu tư kinh doanh cũng như viếc sắp xếp nhân sự của công ty. 3.2.2. Ban kiểm soát  Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của đơn vị, có mối liên hệ tham vấn thường xuyên với Hội đồng quản trị và thẩm định các báo cáo tài chính. 3.2.3. Giám đốc Là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về việc điều hành hoạt động của đơn vị mình đi đôi với đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công nhân viên trong công ty. Phó giám đốc : phó giám đốc trợ giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và uỷ nhiệm của giám đốc, đồng thời quản lý mọi mặt về đầu tư, kinh tế, kỹ thuật thi công các công trình xây lắp và giúp giám đốc định hướng, hoạch định các chiến lược phát triển công ty. Bộ máy quản lý còn bao gồm 4 phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng. 3.2.4 Phòng tổ chức hành chính : Là phòng tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý nhân lực và có kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân ; thanh tra giải quyết các khiếu nại tố cáo xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh ; thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ cuả người lao động ; quản lý điều hành công tác văn thư đánh máy lưu trữ tài liệu hành chính quản trị, bảo vệ cơ quan, chăm sóc sức khoẻ người lao động. 3.2.5.Phòng Thiết bị vật tư : Có chức năng trợ giúp cho Ban giám đốc, thực hiện các nhiêm vụ như quản lý xe máy thiết bị, cung cấp thông tin về giá cả giúp Công ty lên kế hoạch nhập, xuất, dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ cho các đội xây dựng phục vụ thi công công trình một cách kịp thời và hiệu quả. 3.2.6 Phòng Kỹ thuật thi công : Trợ giúp Ban giám đốc trong việc trực tiếp thi công các công trình , thực hiện công tác quản lý kỹ thuật chất lượng, quản lý khối lượng thi công xây lắp, công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác thống kê - kế hoạch. 3.2.7. Phòng Tài chính kế toán : Là phòng chuyên môn giúp Ban giám đốc quản lý tài chính của Công ty, có nhiệm vụ cập nhật, xử lý và tổng hợp các thông tin tài chính từ đó ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính trình lên cấp trên IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠICÔNG TY Kế toán là công cụ sắc bén trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của công ty. Hiểu được điều này, công ty rất chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp, khoa học để đáp ứng được yêu cầu của Ban giám đốc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của phòng. 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công tác kế toán tại công ty được thực hiện thông qua phòng Tài chính kế toán. Về công tác tài chính, phòng kế toán có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc sử dụng, quản lý, bảo tồn, phát huy tài sản và các nguồn vốn của công ty để nâng cao năng lực đưa công ty ngày một đi lên. Về công tác hạch toán kế toán, phòng kế toán phải hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để làm được hai nhiêm vụ cơ bản trên đòi hỏi cán bộ kế toán tại phòng phải nắm chắc nghiệp vụ của mình, cập nhật các thông tin mới nhất về hệ thống chuẩn mực kế toán, các chế độ, chính sách kế toán được ban hành, các phương pháp hạch toán kế toán từ đó quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình huy động và sử dụng vốn của công ty, phát hiện sớm các tiêu cực có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán kế toán có tính chất toàn công ty ; thu thập tài liệu kế toán, tổng hợp để lập ra các báo cáo tài chính ; hướng dẫn việc kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Ngoài ra, định kỳ phòng có nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính của công ty trước Ban giám đốc và Hội đồng quản trị. 4.2. Sô đồ tổ chức bộ máy kế toán Biểu Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Biểu 4.1 TRƯỞNG PHÒNG ( KẾ TOÁN TRƯỞNG) THỦ QUỸ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 4.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán Phòng Tài chính kế toán của công ty có 4 người, mỗi người được phân công công việc phù hợp với trình độ của mình : 4.3.1 Kế toán trưởng : Có trách nhiệm giúp ban giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán ở công ty, đồng thời làm nhiệm vụ quản lý và kiểm soát tình hình kinh tế tài chính của công ty và các xí nghiệp, đội trực thuộc. 4.3.2 Thủ quỹ : Nhập tiền vào quỹ và xuất tiền theo chứng từ thu chi, xác định số tồn quỹ, tình hình thu chi tiền mặt. 4.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Theo dõi và hạch toán việc trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. 4.3.4. Kế toán thuế : Theo dõi và ghi sổ các khoản thuế phát sinh tại công ty ( Nguồn : Phòng Tài chính _ Kế toán ) 4.4. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty 4.4.1. Chính sách kế toán chung. Công ty TNHH Đức Tâm hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 và quyết định số 1864/1998/QĐ – BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính cùng các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung đã được ban hành đến hết năm 2006. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N Đơn vị tiền tệ hạch toán :VNĐ Phương pháp tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho : nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : khấu hao đường thẳng 4.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán. Về tổ chức hệ thống chứng từ Công ty TNHH Đức Tâm hầu hết sử dụng các chứng từ theo quyết định 1864/1998/QĐ – BTC ngày 16/12/1998. Đây là quyết định về chế độ kế toán áp dụng riêng cho các đơn vị xây lắp. Theo hệ thống chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn của nhà nước, một số phần hành kế toán chính của công ty sử dụng các chứng từ cần thiết sau : Hạch toán TSCĐ : các chứng từ chính được sử dụng bao gồm Hoá đơn mua TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, hợp đồng thanh lý TSCĐ, bảng tính và khấu hao TSCĐ. Hạch toán tiền mặt : các chứng từ được sử dụng gồm Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng. Hạch toán tiền gửi : các chứng từ chính như Giấy báo Nợ, giấy báo Có, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiêm chi. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng. Hạch toán công nợ : Hoá đơn GTGT, biên bản đối chiếu công nợ Hạch toán chi phí – giá thành : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, thẻ kho, bảng chấm công, bảng thanh toán lương của công nhân trực tiếp và quản lý đội, phiếu theo dõi ca xe máy thi công, bảng tổng hợp dự toán xây lắp, thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp... 4.4..3 Về tổ chức hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản của công ty được áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán thống nhát cho các doanh nghiệp xây lắp do Nhà nước quy định. Tuỳ theo vào nội dung kinh tế phát sinh tại đơn vị, kế toán công ty đã xây dựng danh mục tài khoản cụ thể và chi tiết thành các tiểu khoản theo đối tượng cần quản lý đáp ứng được nhu cầu thông tin.Các tài khoản vốn bằng tiền được chi tiết theo quỹ cơ quan, theo chi nhánh, theo ngân hàng mà không chi tiết theo loại tiền. Các tài khoản theo dõi doanh thu, giá vốn, chi phí được mở để theo dõi chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình riêng biệt. 4.4.4 Về tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung với hai hệ thống sổ là sổ chi tiết và sổ tồng hợp Sổ chi tiết được mở chi tiết đến từng khoản mục, từng đối tượng hạch toán. Sổ tổng hợp bao gồm : Nhật ký chung, sổ tổng hợp chi tiết và sổ cái. Sổ Nhật ký chung nhằm ghi nhận mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày khi có các chứng từ gốc ban đầu. Sổ tổng hợp chi tiết nhằm tồng hợp số liệu từ sổ chi tiết. Sổ cái được mở cho từng tài khoản để theo dõi tất cả các đối tượng. Biểu 4.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc ưu Sổ nhật kí chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác kế toán và giảm bớt sự cồng kềnh bộ máy kế toán, công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán máy KTMS 2000 của công ty tin học CIC trong công tác hạch toán kế toán. Quy trình xử lý dữ liệu thông qua phần mềm kế toán KTMS 2000 như sau : CHỨNG TỪ BAN ĐẦU NHẬP DỮ LIỆU VÀO MÁY TÍNH XỬ LÝ TỰ ĐỘNG THEO CHƯƠNG TRÌNH SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN CHỨNG TỪ BAN ĐẦU NHẬP DỮ LIỆU VÀO MÁY TÍNH XỬ LÝ TỰ ĐỘNG THEO CHƯƠNG TRÌNH SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN 4.4.5 Về hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty đang áp dụng theo quy định mới nhất của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006. Hiện nay, công ty lập hai hình thức báo cáo là hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ và hệ thống báo cáo tài chính năm, và đều gồm ba loại báo cáo : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này đều được phòng kế toán tổng hợp lại trình lên Ban giám đốc công ty và gửi tới các cơ quan hữu quan vào cuối mỗi quý. Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào số dư trên các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 kỳ lập báo cáo, số dư các tài khoản ngoài bảng và bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ kế toán trước. Báo cáo kết quả kinh doanh đươc lập dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh của năm tài chính trước, sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, sổ kế toán TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ và TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được giảm, hoàn lại. Thuyết minh báo cáo tài chính : được lập dựa trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ báo cáo và Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước. Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ, phòng kế toán còn lập thêm một số báo cáo chi tiết khác khi có yêu cầu của Ban giám đốc công ty. V.KẾT LUẬN Quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại công ty TNHH ĐỨC TÂM đã cho em hiểu rằng đi đôi với học tập nghiên cứu lý luận, việc đi sâu tìm hiểu thực tế cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Trong qua trình thực tập, em có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu những vấn đề mà sách vở chưa đề cập đến hay sự biến hoá của lý thuyết trong thực tế. Vì thế, em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt chú trọng tới đề tài đã chọn. Sau khi nghiên cứu đề tài em càng hiểu rằng kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng có tầm quan trọng lớn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển trên con đường hội nhập, tính cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng cao. Trong điều kiện hiện nay, cũng như các doanh nghiệp khác, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH ĐỨC TÂM là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để góp phần tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1071.doc
Tài liệu liên quan