Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group

 

Lời mở đầu 1

Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn

tài chính ACA Group .3

1.5 Quá trình hình thành và phát triển của

công ty ACA Group .3

1.6 Lĩnh vực hoạt động .5

1.2.1. Các dịch vụ liên quan đến kiểm toán .5

1.2.2 Các dịch vụ liên quan đến tư vấn .6

1.7 Đặc điểm hoạt động kinh doanh .7

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh .7

1.3.2 Uy tín và kinh nghiệm của Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group trên thị trường kiểm toán 9

1.8 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .10

Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kiểm toán tại công ty ACA Group 15

2.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán và chu trình kiểm toán .15

2.1.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán 15

2.1.2 Quy trình kiểm toán cụ thể tại ACA Group .16

2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 26

2.2.1 Quá trình đánh giá khách hàng .26

2.2.2 Kiểm soát chất lượng các hồ sơ .28

2.3 Tổ chức hồ sơ kiểm toán 30

Phần 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán tại

 Công ty kiểm toán ACA Group .35

3.1 Những ưu điểm .35

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .36

Kết luận .39

Tài liệu tham khảo 40

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty được tổ chức tương đối hợp lý theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Phòng kiểm toán Phòng hành chính tổng hợp Phòng tư vấn tài chính Phòng kiểm toán 1 Phòng kiểm toán 2 Phòng kiểm toán 3 Dịch vụ hỗ trợ dự án Dịch vụ hỗ trợ đào tạo ACA - Training Dịch vụ tư vấn thuế, pháp luật kinh doanh Dịch vụ tư vấn kế toán Dịch vụ tư vấn Tài chính Doanh nghiệp Thành phần Ban giám đốc bao gồm + Ông Trần Văn Dũng (Tổng Giám đốc - CPA-VN, CPA Australia , MBA, LLB). Tổng Giám đốc là người đại diện hợp pháp, người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật. Tổng Giám đốc có quyền và nhiệm vụ: - Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. - Quyết định về việc xây dựng và thành lập các phòng ban chuyên môn, bổ nhiệm người đứng đầu phòng ban. - Quyết định về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức tại các phòng ban. - Kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động của từng phòng ban thông qua trưởng phòng. - Quản lý đội ngũ nhân viên kiểm toán trong công ty. - Giám sát và kiểm tra công việc của các kiểm toán viên. + Ông Chu Quang Tùng (CPA-VN, BAF). Phó Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng có giá trị từ 50 triệu trở xuống. Phó Tổng giám đốc sẽ điều hành mọi hoạt động của công ty trong trường hợp Tổng giám đốc đi vắng. Ngoài ra Phó tổng giám đốc còn kiêm luôn nhiệm vụ kế toán trưởng công ty. + Ông Vũ Lâm (MBA, CPA-VN, BAF). Giám đốc kiểm toán, phụ trách chính trong các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực trình độ của nhân viên trong công ty. Phòng Hành chính tổng hợp bao gồm 5 nhân viên Nhiệm vụ là chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, thiết kế môi trường làm việc luôn đảm bảo đổi mới mang tính chuyên nghiệp, kế toán, và các vấn đề mang tính chất hành chính tổng hợp khác. Phòng Kiểm toán (ACA – Audit deparment ) cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng. Phòng kiểm toán công ty chia ra làm 3 phòng, đứng đầu mỗi phòng là các senior, đều là những kiểm toán viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm. Phòng Tư vấn (ACA-Consulting) được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu cả về chuyên môn và văn hóa, với chuyên ngành kế toán, thuế, luật pháp, đầu tư và tài chính ngân hàng. ACA – Consulting cung cấp hàng loạt các dịch vụ liên quan tới thuế, kế toán, tài chính, Trong ACA – Consulting bao gồm các nhóm nhỏ phụ trách các mảng dịch vụ riêng : Dịch vụ hỗ trợ đào tạo - Dịch vụ tư vấn kế toán - Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp - Dịch vụ tư vấn thuế, luật pháp - Dịch vụ hỗ trợ dự án PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY ACA GROUP 2.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán và chu trình kiểm toán 2.1.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán Đối với ACA, việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán nhất quán, tối ưu là kim chỉ nam cho hoạt động của công ty cũng như của khách hàng. Công ty cung cấp các dịch vụ cho một số lượng và nhóm khách hàng lớn ở Việt Nam, từ các công ty đa quốc gia đến các công ty trong nước, từ khu vực nguồn lực đến công nghệ cao, từ các công ty sản xuất đến các công ty dịch vụ. Nhóm kiểm toán của công ty cung cấp một loạt các dịch vụ có tính truyền thống như kiểm toán hàng năm, soát xét định kỳ và kiểm toán tổng hợp cho các tập đoàn đa quốc gia, chưa nói tới các dịch vụ soát xét chẩn đoán và dịch vụ về tư vấn sáp nhập và giải thể, mua bán vay vốn quốc tế, và tài trợ vốn, Các dịch vụ kiểm toán đầu tư cho các dự án đầu tư đã kết thúc theo yêu cầu của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là một nhánh khác trong các chức năng của công ty. Toàn bộ các kiểm toán viên của công ty đều được trang bị những kiến thức sâu rộng về quản lý, kiểm toán và chuyên ngành kế toán, có kinh nghiệm phong phú tích luỹ qua nhiều năm công tác. Đặc biệt, các kiểm toán viên của công ty còn thông hiểu về các chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành ở Việt Nam cũng như các chuẩn mực kế toán quốc tế. Phòng kiểm toán công ty ACA Group luôn áp dụng các công nghệ, phương pháp tiếp cận và phương pháp luận mới nhất theo quy định và hướng dẫn của quốc tế cũng như từ sự hỗ trợ và cộng tác của các hẫng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới cho việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng các dịch vụ đó đạt chất lượng cao nhất. Với tất cả các dịch vụ kiểm toán, Công ty đang sử dụng Hệ thống kiểm toán thông minh quốc tế ( International SAS ) - một hệ thống kiểm toán ứng dụng đã được khẳng định qua thực tế, là sự kết hợp giữa công nghệ quốc tế và thực tế Việt Nam. Tóm lại, các dịch vụ kiểm toán của công ty cung cấp cho khách hàng bao quát, nhưng không chỉ hạn chế ở, các nội dung sau: - Kiểm toán độc lập - Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ - Kiểm soát tính tuân thủ của dự án - Đánh giá khả năng thực hiệ cua dự án - Hướng dẫn quản lý dự án 2.1.2 Quy trình kiểm toán cụ thể tại ACA Group Phương pháp thực hiện kiểm toán của phòng kiểm toán ACA Group là tập trung theo ngành nghề kinh doanh, tìm hiểu kỹ tình hình hoạt động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phương pháp kiểm toán này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán, kiểm tra tính liên tục về hoạt động và tình hình kinh doanh của khách hàng. phòng kiểm toán ACA Group luôn đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định về chuẩn mực kiểm toán độc lập tại Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Việc kết hợp các phương pháp kiểm toán, hồ sơ kiểm toán chuẩn với công nghệ thông tin hiện đại cho phép phòng kiểm toán ACA Group nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho hoạt động kiểm toán. Chương trình này không những đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý mới ban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của phòng kiểm toán ACA Group trên thị trường mà còn tạo ra điểm nổi bật để phòng kiểm toán ACA Group tiếp cận với các công cụ, kiến thức, phương pháp và nguồn nhân lực nhằm tạo nên chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp cho mọi cuộc kiểm toán. Quy trình kiểm toán của công ty bao gồm các bước: Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán. Trong giai đoạn này công ty tiến hành thu thập đầy đủ thông tin ban đầu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng khi có yêu cầu kiểm toán từ phía khách hàng. Qua đó kiểm toán viên tiến hành việc nhận định, đánh giá về khách hàng, xem có nên chấp nhận kiểm toán hay không, việc chấp nhận có mang lại rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên cũng như làm hại đến hình ảnh và uy tín công ty hay không. Đây chính là giai đoạn kiểm toán viên nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng. Kiểm toán viên phải xác định xem người sử dụng và quan tâm đến Báo cáo Tài chính là ai, và mục đích sự dụng của họ là gì? Việc làm này giúp cho kiểm toán viên ước tính số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Nếu các Báo cáo Tài chính được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên Báo cáo Tài chính được đòi hỏi càng cao và số lượng bằng chứng kiểm toán viên cần thu thập càng nhiều, quy mô và độ phức tạp của cuộc kiểm toán cũng tăng lên. Để nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, kiểm toán viên có thể áp dụng một số phương pháp như sau tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng: Đối với khách hàng mới có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc. Đối với khách hàng cũ có thể dựa vào các file tài liệu kiểm toán các năm trước, và tìm hiểu thông tin dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên về khách hàng đó trong những lần kiểm toán trước. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên tiếp tục quan sát, phỏng vấn để nhận diện rõ hơn lý do kiểm toán của khách hàng. Sau khi đã chấp nhận kiểm toán, các hợp đồng kiểm toán sẽ được phía phòng kiểm toán ACA Group lập trên cơ sở các thỏa thuận chính thức của hai bên về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác, Ban Giám Đốc xem xét và phê chuẩn. Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá mức độ rủi ro và trọng yếu trên các khoản mục của báo cáo tài chính của khách hàng và tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Phòng kiểm toán ACA Group sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho hợp đồng không những đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận. phòng kiểm toán ACA Group căn cứ vào quy mô, đặc điểm, vị trí địa lý khách hàng, vào năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm của kiểm toán viên mà sắp xếp lịch làm việc. Khi lựa chọn phòng kiểm toán ACA Group thường quan tâm đến lựa chọn nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát, hướng dẫn cho các trợ lý kiểm toán mới còn thiếu kinh nghiệm; lựa chọn kiểm toán viên am hiểu, có kiến thức về ngành nghề của khách hàng, do đó đối với các khách hàng cũ, lâu năm, phòng kiểm toán ACA Group thường giữ nguyên kiểm toán viên cũ của năm trước do các kiểm toán viên này đã từng thực hiện kiểm toán tại các khách hàng lâu năm sẽ nắm rõ hơn tình hình khách hàng, ưu nhược điểm trong quản lý, trong kiểm soát và hệ thống kế toán của khách hàng. Tùy theo quy mô khách hàng, số lượng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ được phòng kiểm toán ACA Group chỉ định. Thông thường mỗi một nhóm kiểm toán, phòng kiểm toán ACA Group thường phân công từ 1-2 chủ nhiệm kiểm toán, 1-3 trợ lý kiểm toán. Các chủ nhiệm kiểm toán sẽ theo dõi, kiểm tra công việc, hướng dẫn các trợ lý kiểm toán thực hiện công việc kiểm toán, đồng thời thu thập và đánh giá kết quả làm việc của trợ lý kiểm toán. Sau khi tổng hợp các kết quả làm việc, chủ nhiệm kiểm toán sẽ trao đổi với manager trong ban giám đốc là người cuối cùng đưa ra các quyết định về cuộc kiểm toán đó. Manager sẽ xem xét, đánh giá kết quả làm việc cuối cùng, phát hành báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán đó. Bước 2: Thực hiện kiểm toán. Kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ kiểm toán đặc trưng của phòng kiểm toán ACA Group . phòng kiểm toán ACA Group thường tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính theo khoản mục bao gồm các khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền Hàng tồn kho Chi phí phải trả Chi phí trả trước Phải thu của khách hàng Phải thu khác Nghiệp vụ với các bên có liên quan Tài sản cố định (TSCD) Khấu hao TSCD Vay, nợ ngắn hạn Vay, nợ dài hạn Phải trả người bán Phải trả phải nộp khác Khoản người mua trả trước Tiền lương phải trả công nhân viên BHXH, BHYT và các khoản trích khác theo lương Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước Vốn CSH Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Chi phí khác Chi phí phải trả Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu từ hoạt động tài chính Doanh thu khác Chênh lệch tỷ giá Tài khoản ngoài bảng Tùy theo từng khách hàng, kiểm toán viên sẽ đánh giá xem khoản mục nào là trọng yếu, mức độ rủi ro cao thì sẽ tập trung kiểm toán các khoản mục đó. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán, từ các khoản mục được phân công các trợ lý kiểm toán phải sắp xếp kế hoạch thực hiện công việc sao cho đáp ứng yêu cầu chất lượng công việc đồng thời đảm bảo thời gian tiến độ của mà chủ nhiệm kiểm toán yêu cầu. Tùy theo tính chất đặc điểm của mỗi khoản mục, kiểm toán viên có cách tiếp cận khác nhau, dùng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau để làm căn cứ xác định tính hợp lý, trung thực, đầy đủ của các khoản mục kiểm toán. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm toán các khoản mục đều đi theo chu trình từ kiểm tra tổng hợp đến kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh. Để tiến hành kiểm tra tổng hợp kiểm toán viên đi từ kiểm tra đơn thuần trên sổ sách kế toán xem số dư các tài khoản có khớp giữa các sổ Cái các tài khoản với Bảng Cân đối phát sinh, giữa sổ Cái với sổ Tổng hợp, giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết. Sau khi số liệu trên các sổ đều đã khớp, kiểm toán viên bắt đầu tiến hành kiểm tra chi tiết. Đối với các khoản mục rủi ro cao, giá trị liên quan có thể xét là trọng yếu, kiểm toán viên cần tiến hành nhiều thủ tục kiểm toán chi tiết hơn. Sau khi đánh giá về phân loại và trình bầy, tính đúng kỳ của các nghiệp vụ, kiểm toán viên tiến hành xem xét đến các cơ sở dẫn liệu khác. Kiểm toán viên có thể đối chiếu các hóa đơn theo sổ chi tiết về tính đúng kỳ ghi nhận, giá trị, phê chuẩn, Phụ thuộc vào tính chất của các khoản mục, kiểm toán viên sẽ có hướng và cách thức kiểm tra chi tiết khác nhau. phòng kiểm toán ACA Group đã tập hợp và đưa ra các mẫu kiểm toán chung cho các khoản mục. Khi tiến hành kiểm toán các khoản mục, kiểm toán viên có thể dựa trên các mẫu chung kết hợp với tình huống kiểm toán để thực hiện công việc một cách linh hoạt. Ví dụ Đối với kiểm toán TSCĐ, phòng kiểm toán ACA Group đưa ra mẫu kiểm toán chung bao gồm các vấn đề: Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: Bảng tổng hợp nguồn vốn khấu hao cơ bản chi tiết theo từng nguồn hình thành. Bảng tổng hợp TSCD phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh tăng (giảm) trong năm, nguyên giá, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại của TSCD theo từng nhóm tài sản. Danh sách chi tiết từng loại tài sản tăng trong kỳ (mua sắm, xây dựng, được tài trợ, cho, biếu, tặng,), tài sản giảm trong kỳ (thanh lý, nhượng bán,). Bảng tính khấu hao, phân bổ chi phí khấu hao trong kỳ. Danh sách các công trình xây dựng đã hoàn thành, đang còn dở dang. Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn, chi phí nâng cấp TSCD. Công văn đăng ký tỷ lệ khấu hao TSCD với cơ quan nhà nước. Sổ Cái, sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214, Các chứng từ, các hợp đồng liên quan. Mục tiêu kiểm toán: - Tính đầy đủ: Toàn bộ TSCD được ghi nhận trong Báo cáo Tài chính. - Tính chính xác: TSCD được ghi nhận và tính toán chính xác. Khấu hao được tính toán chính xác, phù hợp với phương pháp khấu hao được chấp nhận. - Tính hiện hữu: TSCD là hiện hữu tại ngày lập Báo cáo Tài chính. - Tính sở hữu: Khách hàng có quyền sở hữu toàn bộ tài sản tại ngày lập báo cáo tài chính, được hưởng lợi và chịu mọi rủi ro đối với những tài sản trên. - Phân loại và trình bày: TSCD được mô tả, phân loại và trình bày hợp lý trong Báo cáo Tài chính. Thủ tục kiểm toán: A. THỦ TỤC PHÂN TÍCH B. THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT Đối chiếu bảng tăng (giảm) TSCĐ với các bảng khác do khách hàng lập về tổng nguyên giá TSCĐ, khấu hao lũy kế. Đảm bảo rằng các tài sản tăng trong kỳ được quan sát trong đợt kiểm kê và xác định các máy móc lỗi thời không sử dụng (phải được ghi chú cẩn thận) Xem xét các tài sản tăng trong năm từ bảng tổng hợp và thực hiện những bước sau để xác minh và kiểm tra quyền sở hữu đối với TSCĐ. Đối chiếu nguyên giá với chứng từ gốc như phiếu chi, hóa đơn mua hàng, hợp đồng mua hàng (nếu có), Kết hợp với các khoản khác như phải trả, chi phí để xác định các chi phí để mua TSCĐ đó có được phản ánh vào giá trị TSCĐ hay không. Xem xét số phát sinh tăng TSCĐ có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn hay không. Đối với các tài sản có gốc ngoại tệ: xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá. Kiểm tra các tài khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phát sinh trong kỳ, và xem xét liệu có chi phí nào cần hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ hay không? Kiểm tra các chứng từ có liên quan. Đối với tài sản thanh lý, chuyển nhượng trong kỳ. Kiểm tra chi tiết đối với những khoản có giá trị lớn. Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý nhượng bán TSCĐ và chứng từ thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tính toán lại lãi lỗ trong thanh lý nhượng bán TSCĐ. Đối với nguồn vốn khấu hao cơ bản Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu số dư nguồn vốn khấu hao trên sổ với Báo cáo Tài chính. Kiểm tra số ghi tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung, đối chiếu chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ. Giải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có) Kiểm tra và phân loại số ghi giảm khấu hao theo từng nội dung giảm. Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến việc tăng giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản (tăng tài sản, điều động nội bộ,). Khấu hao TSCĐ. Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao lũy kế với sổ Cái. Đối chiếu chi phí khấu hao với các bảng chi phí liên quan. Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản có phù hợp với quyết định 206/2003/QD-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hay không? Việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán hay không? Nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi thì phải đảm bảo rằng có văn bản pháp luật cho phép. Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm, giải thích được sự thay đổi hay bất thường giữa các năm. Đối với các khoản bất thường, tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với bảng khấu hao đã ghi chép. TSCĐ thuê tài chính Thực hiện đối chiếu sổ tổng hợp với sổ chi tiết. Xem xét phương pháp khấu hao đối với tài sản thuê tài chính. Chọn một số tài sản đã thuê và tuổi thuê trong kỳ thực hiện các bước sau: + Kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này. + Kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng. + Kiểm tra việc tính nguyên giá của tài sản thuê và tiền lãi trả trong kỳ (đối với tài sản mới đi thuê). + Tính toán lại khấu hao. + Đối với tài sản không còn thuê nữa, kiểm tra các biên bản thanh lý hợp đồng, kết thúc hợp đồng thuê và cách hạch toán tài sản này. 9. TSCĐ vô hình. Thu thập bảng tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ, cũng như khấu hao trong kỳ và lũy kế của các chi phí trước hoạt động, tiền bản quyền, giá trị quyền sử dụng đất, Kiểm tra đối chiếu sổ tổng hợp với sổ chi tiết. Kiểm tra tính hợp lý của các chi phí được tính vào chi phí trước hoạt động, phân loại (nếu có). Chọn một số tài sản hình thành trong năm thực hiện kiểm toán chi tiết: + Đối chiếu giá trị trên sổ sách với chứng từ có liên quan: phiếu chi tiền, hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận, + Kiểm tra việc phê chuẩn của những người có thẩm quyền đối với tài sản có giá trị lớn. + Kiểm tra khấu hao và tỷ lệ khấu hao tương tự như mục 6. 10. Chi phí XDCB dở dang Kiểm tra bảng tổng hợp chi phí XDCB dở dang phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ được chi tiết cho từng công trình, từng TSCĐ. Tính toán lại và đối chiếu bảng tổng hợp và sổ Cái TK 241, Báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan như hợp đồng xây dựng cơ bản, hợp đồng mua bán, Thu thập kế hoạch XDCB, mua TSCĐ, các bản dự toán của khách hàng, kiểm tra sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. - Kiểm tra chứng từ đối với các công trình tự làm, so sánh với dự toán để đánh giá tình hình hợp lý của giá trị công trình. C. CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN BỔ SUNG - Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên biên bản họp hội đồng quản trị, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu cầu quản lý. - Xem xét Báo cáo tài chính và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đối chiếu và Báo cáo tài chính đã bao gồm trong giấy tờ làm việc. - Nếu có TSCĐ khách hàng cho thuê hoạt động thì ngoài việc kiểm tra hợp đồng thuê, biên bản bàn giao TSCĐ có thể gửi thư xác nhận cho bên thứ ba là bên thuê tài sản để kiểm tra tính hiện hữu (nếu tài sản có giá trị lớn). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận về mục tiêu kiểm toán: .. 2. Kiến nghị cần điều chỉnh : .. 3. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những lần kiểm toán tiếp theo: . Kiểm toán viên căn cứ vào tình hình TSCĐ thực tế của khách hàng sẽ áp dụng một cách linh hoạt các thủ tục kiểm toán theo hướng dẫn chung. Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập bằng chứng, và lưu giữ các bằng chứng này tại file kiểm toán của khách hàng do kiểm toán viên lập. Ngoài các ghi chép tay trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải thể hiện công việc của mình bằng văn bản đính kèm với bằng chứng đối với mỗi khoản mục trong file kiểm toán. Bước 3: Kết thúc kiểm toán. Sau khi kết thúc công việc kiểm toán tại bên công ty khách hàng, các thành viên trong nhóm kiểm toán hoàn thành việc thể hiện công việc lại trên giấy tờ làm việc và gửi cho chủ nhiệm kiểm toán. Dựa trên các báo cáo và giấy tờ làm việc của các trợ lý kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán tập hợp thông tin, ghi chú, điều chỉnh, kết luận về các phần hành do trợ lý kiểm toán đảm nhận, đồng thời kiểm tra chất lượng cuộc kiểm toán để chuẩn bị phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo. Chủ nhiệm kiểm toán cũng cần xem xét đánh giá tác động của các sự kiện có thể phát sinh sau ngày kế toán. Cuối cùng chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với Ban Giám đốc và kế toán trưởng về những vấn đề điều chỉnh cần phải thống nhất và trao đổi với khách hàng về những vấn đề này. Nếu như khách hàng chấp nhận những điều chỉnh chủ nhiệm kiểm toán thì sẽ tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán. Trường hợp phía khách hàng không chấp nhận điều chỉnh thì chủ nhiệm kiểm toán khi lập báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến loại trừ, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận. 2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm soát chất lượng là một khấu rất quan trọng trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán, quá trình kiểm soát chất lượng được tiến hành để đảm bảo các thủ tục được áp dụng đúng trong khuôn khổ một quy trình xác định. Hệ thống kiểm soát chất lượng của ACA Group gồm các bước: 2.2.1 Quá trình đánh giá khách hàng Hàng năm, công ty ACA Group tiến hành việc đánh giá lại các khách hàng quen và các khách hàng tiềm năng. Mục đích của việc đánh giá này là để chấp nhận kiểm toán cũng như việc có hay không giữ một khách hàng. Cơ sở để tiến hành việc đánh giá này là dựa trên các tiêu chí như mức độ độc lập của công ty, khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu kiểm toán của khách hàng, chi phí kiểm toán, mức độ rủi ro, và mức độ liêm khiết của Ban giám đốc công ty khách hàng. Đối với một khách hàng mới, ACA Group sẽ tiến hành việc đánh giá khách hàng do một người trong ban giám đốc thực hiện trước khi đưa ra quyết định chấp nhận kiểm toán hay kí hợp đồng kiểm toán. Công việc đánh giá khách hàng mới này trước hết là dựa trên báo cáo kiểm toán của năm trước (nếu có) hoặc là các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. ACA Group sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính và kết hợp với việc thu thập thông tin từ bên thứ ba như các nhà tư vấn, ngân hàng, các nhà cung cấp, ACA Group có thể tìm hiểu thông tin qua kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của công ty năm trước, cũng có thể tìm hiểu thêm thông qua các sách báo chuyên ngành. Qua đấy ACA Group có thể có một cái nhìn khái quát về khách hàng, sau đó ACA Group sẽ tiến hành đánh giá và cân đối khả năng và nguồn lực đáp ứng của mình với các yêu cầu của khách hàng. Đối với một khách hàng cũ, ACA Group sẽ tiến hành đánh giá lại trong trường hợp xảy ra một sự thay đổi đặc biết nào đó trong công ty, như sự thay đổi nhân sự trong Ban giám đốc, Kế toán trưởng, sự thay đổi trong mục đích của việc tiến hành kiểm toán như việc cổ phần hoá, chia tách hay hợp nhất công ty. ACA Group cũng tiến hành lại việc đánh giá lại khách hàng trong trường hợp có sự mở rộng hợp đồng kiểm toán. Sau quá trình đánh giá thì giám đốc ACA Group sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng kiểm toán ( Các phó giám đốc công ty được phép kí kết và quyết định các hợp đồng có giá trị dưới 50 triệu đồng). Hợp đồng bị từ chối trong những trường hợp sau: - Công ty không đủ kiểm toán viên để tiến hành công việc kiểm toán vào thời điểm công ty khách hàng yêu cầu. - Lĩnh vực hoạt động của công ty quá mới mẻ, quá khó hoặc có quá nhiều rủi ro nếu tiến hành kiểm toán. - Thiếu tính độc lập của công ty với khách hàng. - Phí kiểm toán quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu của công ty. 2.2.2 Kiểm soát chất lượng các hồ sơ Việc kiểm soát chất lượng các hồ sơ hướng vào các mục tiêu: - Kiểm tra và đưa ra đánh giá xem công tác kiểm toán, kế toán đã được thực hiện có phù hợp với các chuẩn mực của quốc gia, quốc tế hay là các thủ tục cụ thể trong công ty - Xác định những vấn đề cần tư vấn thêm, cần có sự đào tạo hay hỗ trợ cụ thể. - Tình hiều các lãnh đạo có năng lực yếu kém - Đào tạo những người có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của công ty. Công tác kiểm tra chất lượng các hồ sơ phải đáp ứng được việc xác định: ai là người thực hiện kiểm soát chất lượng các hồ sơ của công ty, các thủ tục cần được tiến hành trong quá trình kiểm tra, ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho chất lượng kiểm tra các hồ sơ.Bên cạnh đó, phòng kiểm soát chất lượng phải đảm bảo các yêu cầu như tính độc lập, những ai trực tiếp tham ra kiểm toán hay có liên quan đến lợi ích của khách hàng thì không được tham ra quá trình kiểm tra kiểm soát hồ sơ; bộ phận kiểm soát phải được trực tiếp Ban giám đốc bổ nhiệm, phải có người phụ trách và chịu trách nhiệm chung, phải có người trong ban giám đốc tham ra; ngoài ra những cộng sự làm với người phụ trách trên ít nhất phải là chủ nhiệm kiểm toán. Các thủ tục trong việc áp dụng khi tiến hành kiểm tra hồ sơ: a/ Chọn các hồ sơ cần kiểm tra: Nguyên tắc cơ bản của quá trình chọn hồ sơ là đảm bảo chọn được mẫu thích hợp, phản ánh được chất lượng kiểm toán của công ty. Các tiêu chuẩn được xem xét đến trong quá trình chọn hồ sơ là Quy mô hợp đồng kiểm toán, thời gian trực tiếp tham ra kiểm toán, thường thì các hợp đồng càng lớn thời gian làm càng lâu thì được chọn. Có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK.toan-1 (bao cao).doc
Tài liệu liên quan