Hoạt động tài chính đầu tiên cần nói đến đó là nguồn vốn hoạt động và vòng quay vốn của Công ty.Khi mới thành lậpvốn điều lệ của Công ty là 31,62 tỷ đồng.Đến nay nguồn vón của Công ty đã tăng lên 65,18 tỷ đồng .Chứng tỏ vốn của Công ty được hoạt động có hiệu qủa kể cả những năm đầu thành lập. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên vòng quay của vốn phụ thuộc vào vòng quay của sản xuất nông nghiệp. Thông thường một năm Công ty thực hiện vòng quay vốn là 2,8 lần. Sự thu hồi vốn của Công ty tương đối nhanh do hoạt động mua đứt bán đoạn ( Xuất hàng thu tiền luôn ). Mặc dù vậy vẫn không thể tránh khỏi tình trạng ứ đọng vốn do khách hàng mua khối lượng lớn còn nợ. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước nên dòng tiền vào của vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp. Hàng năm hoạt động vay, gửi tiền ngân hàng vẫn xảy ra .Năm 1997-1998 do Công ty hoạt động đạt kết quả tốt nên nguồn vay vào là không có.,nhưng vào năm 1999 tiền vay ngân hàng lên tới 17.270 triệu đồng với lãi suất là 0,75 % .
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty vật tư bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty thành lập văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh ,Bình Định
Năm 1996 Công ty thành lập một chi nhánh ở TP HCM
Năm 1997 hình thành một số cửa hàng đại diện ở Tiên Lữ và nâng cấp văn phòng Hà tĩnh thành chi nhánh. Đến cuối năm chi nhánh Thanh Hoá ra đời.
Hiện nay Công ty có các chi nhánh:
Chi nhánh vật tư BVTV I - Đà Nẵng
Chi nhánh vật tư BVTV III- Hải phòng
Chi nhánh BVTV- Hưng yên
Chi nhánh BVTV -Thanh Hoá
Chi nhánh BVTV – Hà tĩnh
Chi nhánh BVTV –TP HCM
Cửa hàng và văn phòng đại diện :
Cửa hàng trung tâm đóng tại TP Huế
Cửa hàng tại tỉnh Quảng Ngãi
Cửa hàng tại tỉnh Phú yên
Cửa hàng tại TP Buôn Ma Thuột
Văn Phòng đại diện tại TP Qui nhơn-Bình Định
Khi thành lập Bộ Nông Nghiệp và PTNT giao cho Công ty vật tư BVTV I những chức năng sau:
Thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật qui định dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và PTNT
Cung ứng các loại vật tư BVTV bao gồm :Thuốc BVTV , bình bơm phun thuốc , thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng và phân bón lá.
Sản xuất hàng loạt vật tư nông nghiệp và vật tư BVTV
Sản suất gia công, sang chai, đóng gói nhỏ thuốc BVTV
Xuất nhập khẩu vật tư ,nguyên liệu, hàng hoá, tư liệu sản xuất, nông sẩn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Thu gom xuất khẩu nông lâm thổ sản hoặc đổi hàng
Bán buôn, bán lẻ nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá , nông sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong cả nước
Bảo quản, quản lý thuốc BVTV dự trữ cả nước
Hoạch toán kinh doanh có lãi,bảo toàn được vốn giao
Công ty hoạt động có hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế và công ty nước ngoài của Nhật, Mỹ, Thuỵ sĩ, Đức, Anh
Công ty vật tư BVTV chuyên doanh với nghành hàng chính là vật tư thuốc BVTV (Thuốc trừ sâu,trừ bệnh hại cây trồng …)phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hỗu hết các nguồn vật liệu được dùng để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ ở trong nước đều phải nhập từ nước ngoài.Trong nhiều năm qua ,công ty đã quan hệ thương mại hợp tác thường xuyên, lâu năm với các Công ty hoá chất hàng đầu thế giới :NOVATIS- Thuỵ Sĩ ; SANYO-MITSUTOASU-Nhật Bản ; Tập đoàn hoá chất Quảng Tây –Trung Quốc ; Tập đoàn hoá chất Trùng Khách –Trung Quốc. Doanh số buôn bán trong nước :300.000.000.000 đồng (~ 21.000.000 USD).
Các loại bap bì đóng gói như : Chai lọ, nút, nhãn, mác được nhập từ các cơ sở trong nước . Cơ sở vật chất kỷ thuật, và công nghệ sản xuất của Công ty cũng từng bước được cải thiện. Những máy móc công nghệ củ ,lạc hậu được thay bằng những máy móc trang bị mới, hiện đại ,tiên tiến hơn trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa chi phí. Do đó Công ty tạo được ưu thế cạnh tranh, gây được lòng tin với khách hàng , tìm được vị thế và đã khẳng định được vị trí trên thị trường.
Trước đây khi mới thành lập, máy móc thiết bị còn thô sơ, hầu hết việc đóng chai, đóng gói ,dán nhãn hiệu đều được làm thủ công . Hiện nay , khi Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ về mặt sản xuất kinh doanh ,Công ty đã trang bị máy móc thiết bị và hoàn thiện dần quá trình sản xuất , gia công sản phẩm , chuyển từ lao động thủ công sang phương thức sản xuất bán công nghiệp. Mặt khác,Công ty đã không ngừng nghiên cứu ,tìm ra sản phẩm mới bớt độc hại và mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Đến năm 1995 ,Công ty đã nghiên cửua thuốc OFATOX 400EC – một trong những loại thuốc độc quyền sản xuất kinh doanh của Công ty thay thế cho WOFATOX rất độc hại cho người và gia súc ,sản phẩm đã được Nhà Nước cấp bằng sáng chế
Với nhu cầu ngày càng tăng , và phong phú về thúc bảo vệ thực vật do việc đa dạng hoá các loại cây trồng của nền nông nghiệp Nước Nhà thì Công ty vật tư BVTV I đã sản xuất ngày càng nhiều những sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về hiệu quả sử dụng cũng như độ an toàn cao đối với con người và môi trường sống . Hiện tại và trong tương lai Công ty có xu hướng phát triển sản xuất những loại thuốc có lượng sử dụng trên một ha gieo trồng thấp , có hiệu quả đối với sâu gây hại nhưng nhanh chống phân huỷ ở môi trường ngoài và không để lại hàm lượng độc trong thương phẩm, hạn chế và đi đến loại bỏ những sản phẩm có hàm lượng độc tố cao và không thích hợp nữa.
Là một doanh nghiệp trên đà phát triển lớn mạnh , Công ty tích cực mở rộng quy mô hạot động sản xuất, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đến nay sản phẩm của công ty rất đa rạng phong phú , có khi lên tới 60 loại sản phẩm khác nhau , được chia thành 5 nhóm chính: Thuốc trừ sâu ( Có khoảng 27 loại) chiếm số lượng lớn nhất ;Thuốc trừ bệnh ( có khoảng 20 loại); Thuốc trừ cỏ (có 6 loại) ; Phân bón lá (có 2 loại).Trong đó có một số loại Công ty độc quyền cung ứng trong toàn quốc như : OFATOX 400EC , PADAN 95 SP,KAYAZINON 5G và 10 G ;NEWHINOSAN 30 EC và VIDA 3EC .
Hiện nay toàn bộ nguyên liệu thuốc và một số thành phẩm phải nhập từ bên ngoài , nên quá trình sản xuất thuốc BVTV ở đây là gia công, pha chế sang chai, đóng gói từ nguyên liệu nhập ngoại .Quy trình sản xuất được thực hiện ở một số chi nhánh : Hải phòng( có lượng sản xuất lớn nhất); Đà Nẵng va một phần được sản xuất ở Hưng Yên ,sản phẩm này khi sản xuất ra phải đem nhập vào kho chính .Quá trình thực hiện của Công ty được tiến hành theo từng khâu riêng biệt.
Tình hình sản xuất một số loại sản phẩm của công ty
Biểu đồ 1
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
I.Thuốc trừ sâu
1.BASSA
151,65
156,45
162,45
2.BITOX 40EC
158,21
188,58
195,54
3.KAYAZINON 10 G
369,01
179,65
165,54
4.OFATOX 400EC
479,65
636,05
645,21
5.PaDAN 95 SP
561,93
560,29
620,24
6.SHACHONGSHUANG 95 SP
121,85
203,20
245,54
7.TREBON 10EC
57,88
33,89
45,78
II.Thuốc trừ bệnh
1.FUJI one
211,52
262,20
284,46
2.NEWHINOSAN 30 EC
175,25
102,20
132,04
3.Validacin 3 sc
48,00
56,43
62,01
4.Vida 3sc
204,73
280,81
292,23
III .Thuốc trừ cỏ
Heco 60ec
161,53
115,38
154,54
Nguồn: Phòng Thị Trường
II - Công tác tổ chức, Nhân sự
1 Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
GĐ & PGĐ
P.TCHC
P.Kế Toán
P.Kế hoạch
P. Thị trường
P.Kỷ thuật
Mô hình bộ máy quản lý của công ty
Công ty vật tư BVTV I là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ,Đứng đầu của công ty là Ban giám đốc ,dưới là các phòng ban trực thuộc làm nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gồm:
Ban giám đốc gồm: 1 Giám Đốc và 1 Phó giám Đốc
Các phòng ban chức năng ,thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt do Giám Đốc và Phó giám đốc qui định, gồm có:
+ Phòng thị trường: Lập kế tiêu thụ ,xây dựng giá thành, xây dựng giá bán, biện pháp thực hiện kế hoạch, cân đối hàng hoá, tiến hành công tác giao hàng cho các chi nhánh và các cửa hàng, xây dựng chính sách bán hàng, quản lý đại lý,xây dựng kế hoạch nhập
+ Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch xuất, nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm hàng ngày tiếp nhận hàng hoá tại các cửa khẩu, đồng thời làm các công tác tổng hợp
+ Phòng kế toán: Hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tiền và các khoản công nợ, thu chi tiền mặt một cách hợp lý, thanh toán lương cho công nhân viên chức, quyết toán từng tháng, quý, năm.
+ Phòng hành chính: Có nhiệm vụ và chức năng bố trí cán bộ, tổ chức lao động tiền lương, quản lý nhân sự và bảo vệ tài sản của Công ty.
+ Phòng kỷ thuật: Lên kế hoạch sản xuất thuốc BVTV, sang chai, đóng gói thuốc nhỏ BVTV, quản lý chất lượng hàng hoá, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm , thiết kế các loại bao bì nhãn mác.
2- Tình hình lao động của Công ty
Ngay từ khi mới thành lập Công ty chỉ có 45 cán bộ công nhân viên , qua thời gian tồn tại và phát triển, đến nay công ty vật tư BVTV I đã có 290 người , trong đó văn phòng Công ty 65 người còn lại là cán bộ công nhân viên làm việc tại các cửa hàng , lượng lượng lao động trẻ có trình độ văn hoá có sức khỏe tốt.
Năm 1997 số lượng lao động của công ty là198 người, năm 1998 sô lượng lao động là 261 người, năm 1999 là 272 người và đến năm 2000 số lượng lao động tăng lên là 290 người. Việc tăng số lượng lao động qua các năm qua cho thấy doanh đang trên đà phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Do Công ty mở thêm các chi nhánh cửa hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhằm đưa sản phẩm đến tận tay người sử dụng nên công ty đã tuyển thêm một số nhân viên làm công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chuyển giao hàng hoá đến những nơi có nhu cầu và có khả năng tiêu thụ.
Công ty thuộc doanh nghiệp Nhà Nước nên được Nhà nước biên chế cho một số nhân viên của Công ty, con số chính thức của Nhà nước chỉ có 3 người gồm Giám Đốc ,Phó giám đốc và Kế toán trưởng, còn lại tất cả là hợp đồng xác định và không xác định. Ngoài ra do tính chất mùa vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nên Công ty còn sử dụng lao động có hợp đồng mùa vụ. Khi đến mùa vụ sản xuất lực lượng lao động này ở các chi nhánh là rất nhiều. Chi nhánh nào càng sản xuất nhiều thì lượng lao động mùa vụ càng nhiều.Như chi nhánh Thanh Hoá không sản xuất nên không cần lượng lao động mùa vụ kể cả khi mùa vụ cao điểm nhất.Lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn ,tuy nhiên do việc ngày càng nhiều máy móc thiết bị nên lượng lao động này có xu hướng giảm xuống như năm 1999 giảm 1,32% so với năm 1998, năm 2000 giảm 1,21% so với năm 1999.
Lực lượng lao động có trình độ của Công ty còn thấp, số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ . Nhìn chung lao động của công ty còn nhiều vấn đề nhức nhối. Lãnh đạo Công ty đã và đang tìm các giải pháp nhằm nâng cao trình độ của lao động của công ty , giảm hẳn lực lượng chưa qua đào tạo.
III-Hoạt động Markketing và các chính sách căn bản
1-Thị trường tiêu thụ của Công ty
Cũng như bất cứ Công ty nào muốn tồn tại trong cơ chế thị trường đều phải xác định cho mình một nhóm khách hàng,một thị trường vững chắc. Nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm và tiếp tục sản xuất đều phải đưa sản phẩm ra thị trường-nơi mà người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu của mình. Thuốc BVTV là loại vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp , nó không thể thiếu được ở thị trường vùng nông thôn. Đối với Công ty vật tư BVTVI thì mục tiêu trước mắt là đáp ứng nhu cầu của thị trường miền Bắc, miền Trung, đã xâm nhập và tiến tới mở rộng thị trường miền Nam. Trong năm 1999-2000 đã tìm hiểu và bước đầu thâm nhập thị trường Tây Nguyên.
Thị trường tiêu thụ thuốc BVTV của Công ty rộng khắp trên ba miền của đất nước. Riêng miền Nam thị trường tiêu thụ mới có ở đông bằng ven biển Nam Bộ, còn vùng Tây nguyên mới bước đầu thăm dò , đưa sản phẩm ra giới thiệu bà con nông dân. ở mỗi thị trường khác nhau mức tiêu thụ sản phẩm là không giống nhau do có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu , cây trồng , thổ nhưỡng,kỹ thuật canh tác, dịch hại. Khối lượng tiêu thụ ở các năm khác nhau luôn biến động lên xuống do điều kiện khí hậu thời tiết và dịch hại , cụ thể là năm 1997 thị trường miền Bắc tiêu thụ 1177,16 tấn , năm 1998 tăng lên 1502,97 tấn.Đến năm 1999 lượng tiêu thụ giảm 92,38% so năm1998 nhưng đến năm 2000 lại tăng lên. Thị trường Miền Trung tiêu thụ trong năm 1998 tăng so với 1997 là 56,62%, năm 1999 chỉ tăng so với 1998 là 14,58% năm 2000 tăng so 1999 là 30,86% . Lượng thuốc được tiêu thụ lớn nhất là ở Miền Bắc chiếm khoảng 45% sản lượng tiêu thụ của Công ty, đứng thứ hai là miền trung chiếm 40,43% ,số còn lại rất ít là khu vực miền Nam và Tây Nguyên.
Như vậy ta có thể thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất rộng lớn , khối lượng tiêu thụ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số sản phẩm tiêu dùng trong nước. Mức sử dụng và thị phần của Công ty hầu như tăng lên sau mỗi năm. Năm 1999 do có sự cạnh tranh của một số doanh nghiệp khác và hàng nhập lậu nên một số mặt hàng của tiêu thụ giảm hơn so với 1998. Mặc dù vậy , sản phẩm của Công ty được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nên khi các sản phẩm của của các doanh nghiệp khác bắt đầu xuất hiện thì chưa thể tìm được chỗ đứng trên thị trường bằng sản phẩm của Công ty. Vì thế việc mở rộng hơn nữa hệ thống mạng lưới cửa hàng của Công ty trên thị trường cả nước không khó khăn,nhất là những vùng sâu ,vùng xa trong đó Tây Nguyên là một vùng có khối lượng tiêu thụ hàng năm rất lớn, do đó Công ty đã xác định phải nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường này.
Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV trên các thị trường
ĐVT:tấn
Thị trường
1997
1998
1999
2000
I-Miền Bắc
1177,16
1502,97
1388,41
1755068
Hà nội
427,00
586,49
155,73
431,45
Hải phòng
113,93
136,88
45,18
178,56
Hưng yên
626,23
779,60
1187,49
1145,67
II-Miền trung
1163,51
1822,28
2088,03
2095.89
Thanh hoá
304,99
353,45
337,65
345,54
Hà tĩnh
176,29
221,56
278,62
297,12
Đà nẵng
682,23
1247,27
1471,76
1453,67
III-Miền nam
435,49
1138,67
1076,30
1142,23
TPHCM
435,49
1138,67
1076,30
1142,23
Nguồn:Phòng thị trường
2-Kênh phân phối sản phẩm của Công ty
Kênh phân phối là sự kết hợp giữa nhà sản xuất với các tổ chức trung gian để tổ chức vận động hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.Mỗi doanh nghiệp điều lựa chọn cho mình một kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, của khách hàng mục tiêu…sao cho khối lượng hàng hoá có thể tiêu thụ là lớn nhất và với chi phí nhỏ nhất.
Hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty vật tư BVTV I được thể hiện qua sơ đồ kênh phân phối sau:
Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của Công ty
Người bán lẻ
Đại lý cấp II
Người tiêu dùng
Công ty
Chi nhánh
Cửa hàng
Đại lý cấp I
Kênh cấp I
Kênh cấp II
Kênh cấp III
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy quá trình phân phối sản phẩm của Công ty thông qua 3 kênh : Cấp I, Cấp II, và Cấp III.
- Chủ yếu nhất vẫn là kênh cấp I: Khối lượng sản phẩm hàng năm phân phối theo kênh này chiếm từ 60-65 % tổng sản phẩm tiêu thụ. Nguồn thu chính của Công ty là từ kênh I. Vì thế kênh cấp I được hưởng các chính sách ưu đãi như : Hỗ trợ vận chuyển , chính sách cho trả chậm.
- Đối với kênh II: Sản phẩm đi từ Công ty xuống chi nhánh, cửa hàng; Từ các chi,cửa hàng phân phối xuống đại lý cấp II. Lượng sản phẩm được phân phối theo kênh này hàng năm chiếm khoảng 25-30% tổng sản phẩm tiêu thụ.
- Kênh III: Sản phẩm được phân phối trực tiếp từ Công ty xuống đại lý cấp I. Khối lượng hàng năm phân phối theo kênh này là rất ít , chiếm khoảng 10% tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ, Công ty phân phối theo kênh này nhằm mục đích thăm dò, bám sát, hạot động của đại lý cấp I. Nếu có hoạt động tốt, có môi trường kinh doanh thuận lợi, khả năng tiêu thụ ngày càng phát triển, sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhánh chóng thì Công tycó thể quyết định cho đại lý cấp I thành cửa hàng hoặc chi nhánh trực tiếp trực thuộc Công ty.
Trường hợp sản phẩm được phân phối từ đại lý cấp I xuống đại lý cấp II cũng là hình thức phân phối nhưng không do công ty tổ chức thiết lập , mà tự các đại lý trực tiếp liên kết với nhau . Do vậy không thuộc kênh của Công ty.
Những năm đầu Công ty còn thêm một hình thức phân phối nữa là phân phối trực tiếp tức là bán trực tiếp sản phẩm từ Công ty đến tay người tiêu dùng. Đến vài năm gần đây do điều kiện thị trường phát triển mạnh các kênh phân phối khác thuận tiện hơn ,do vậy hình thức phân phối trực tiếp gây ra nhiều khó khăn ,phức tạp đôi khi rất tốt kém nên Công ty đã bỏ hẳn loại kênh phân phối này.
3-Chính sách giá bán của Công ty
Giá bán là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.Trong kinh tế thị trường ,mỗi Công ty phải tự tìm ra cho mình một chính sách giá cả cho phù hợp ,linh hoạt.Chính sách giá cả phải đảm bảo cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh sản phẩm cùng loại ,nhưng đồng thời phải đảm bảo điều kiện cho Công ty luôn có lải.
Đối với công ty vật tư BVTVI, giá bán sản phẩm được hình thành dựa trên cơ sở giá của nguyên vật liệu mua vào, tỷ giá ngoại tệ (chủ yếu là đồng đôla Mỹ),ngoài ra Công ty còn định giá dựa trên cơ sở giá các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường .Giá bán sản phẩm của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của tỉ giá ngoại tệ do phần lớn các sản phẩm củaCông ty đều phải nhập từ nước ngoài ,hoặc đều phải sản xuất từ nguyên vật liệu của nước ngoài. Những năm vừa qua do tỉ giá đồng đôla tăng lên kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu trong đó có thuốc BVTV nên giá một số sản phẩm của Công ty tăng lên .
IV-Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của Công ty
1-Tình hình quản lý các nguồn vốn,trang thiết bị, cơ sở vật chất của Công ty
1.1-Tình hình quản lý nguồn vốn
Khi mới đăng ký thành lập, tổng số vốn của Công ty là 47,9 tỷ đồng trong đó tách cho Công ty 36.61 tỷ đồng hoạt động, còn lại 16,29 ty đồng của Nhà Nước gửi không được phép ghi vào vốn điều lệ .
Vốn điều lệ của Công ty là: 31,61tỷ đồng
Trong đó: Vốn cố định : 0,66 tỷ đồng
Vốn lưu động :30,95 tỷ đồng.
Trong những năm vừa qua tổng số vốn của Công ty không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 1997 tổng số vốn là :58,5 tỷ đồng ,đến năm 1999 là 65,18 tỷ đồng , tăng bình quân so với năm 1997 là 5,57% . Điều này chứng tỏ rằng Công ty đang phát triển thu hút được nhiều nguồn vốn , ngày càng mở rộng và đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh . vốn cố định của Công ty 6,22 tỷ đồng , đến năm 1999 số vốn tăng lên là 12,83 tỷ đồng tăng bình quân so với năm 1997 là 43,81% . Riêng năm 1998 công ty xây dựng và hình thêm nhiều chi nhánh do đó hệ thống nhà xưởng , máy móc , phương tiện phải đấu tư tăng lên . Vốn cố định do ngân sách cấp cũng tăng lên , năm 1998 tăng so với năm 1997là 2,17 tỷ đồng bằng 46,74%, năm 1999 tăng so với 1998 là 3,23 tỷ đồng , năm 2000 tăng so với năm 1999 là 3,42 tỷ đồng . Đặc biệt nguồn tự bổ xung của công ty hàng năm tăng rất lớn , vốn cố định tự bổ xung năm 1997là 0,4 tỷ đồng , năm 1998 là 0,71 tỷ đồng , năm 1999 là 1,06 tỷ dồng năm 2000 tăng 1,23 tỷ đồng.Riêng vốn lưu động của công ty trong mấy năm qua tăng không đáng kể, năm 1997 là: 52,28 tỷ đồng ,năm 1999 vẫn giữ nguyên so với năm 1998, năm 2000 tăng so với năm 1999 rất ít.Vốn lưu động do ngân sách cấp năm 1999 giảm so với 1998 là 0,87%.Trong khi đó nguồn vốn tự bổ xung tăng lên 0,94 tỷ đồng . Chứng tỏ sự lớn mạnh của Công ty , có tạo ra lãi nhiều thì Công ty mới có thể tăng nguồn tự bổ sung vào hoạt động , tự tạo ra thế và vốn bằng chính nguồn vốn của mình,khẳng định sự kinh doanh vững mạnh, có ưu thế trong việc gây dựng nguồn vốn.Tổng nguồn vốn của Công ty hàng năm tăng lên hàng năm nhưng chủ yếu là đầu tư vào vốn cố định vì cần phải xây dựng cơ sở hạ tằng ,điều kiện cơ sở vật chất để sản xuất kinh doanh .Vì thế luôn phải cân đối ,bổ xung , bổ xung nguồn sao cho hợp lý. Không thể thiên về việc tăng nguồn vốn mà gửi nguyên hay bổ xung rất ít nguồn vốn lưu động. Ngoài vốn ngân sách và tự bổ xung, Công ty không còn một nguồn nào khác đó là một yếu điểm trong việc huy động vốn của Công ty ,không thuận lợi trong việc mở rộng và phát triển hoạtt động sản xuất kinh doanh.
1.2-Tình tình trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỷ thuật của Công ty
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển đạt kết quả tương đối tốt,Công ty hết sức quan tâm chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị , máy móc.
Ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn,máy móc thiết bị ít, nhà xưởng chật hẹp nằm rải rác, phân tán. Đến nay Công ty đã có quy mô sản xuất lớn máy móc thiết bị tưoeng đối nhiều. Hiện tại số máy móc Công ty có gồm:
Máy đóng chai các loại (100-240-480-1000) : 08 chiếc
Máy sản xuất hạt thuốc hạt, bột : 01 chiếc
Máy sản xuất thuốc bột hoà tan : 02 chiếc
Máy sản xuất thuốc nước hóa sữa : 05 chiếc
Với công suất hàng năm:
- Thuốc hoá sữa :4500 tấn/ năm
- Thuốc bột hoà tan : 4500 tấn/năm
- Thuốc hạt, bột rắc : 4500 tấn/năm
- Đóng chai thuốc nước các loại : 8500 tấn/năm
Số máy trên được phân bổ phù hợp với các xưởng sản xuất. Gồm có:
Xưởng Quán Toan-Hải Phòng
Xưởng Tiên Lữ-Hưng yên
Xưởng ở chi nhánh Haf Tĩnh
Xưởng Hoà Khương-Đà Nẵng
Xưởng Lê Minh Xuân-TPHCM
Ngoài ra còn có các thiết bị khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như các kho lưu trữ và đội xe vận chuyển.
Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty được thể hiện qua những năm qua được thể hiện ở các biểu sau:
Tình hình cơ sở vật chất của Công ty
(Tính theo nguyên giá -ĐVT)
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
1.Nhà xưởng, kho tàng
5.877.076
7.849.368
8.600.200
9.231024
2.Máy móc
2.383.453
2.503.000
2.850.400
3.012.214
3.Phương tiên+ dụng cụ quản lý
1.147.210
1.960.400
2.535.100
2.623.546
4.Tài sản cố định khác
976.325
1.026.764
1.169.72
2.103.014
Tổng số
10.384.101
13.339.532
15.155.420
16.969.798
Qua số liệu của biểu đồ trên ta thấy, tổng tài sản cố định của Công ty hàng năm tăng lên tương đối, nhà xưởng, kho tàng, máy móc, cũng tăng lên.Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả cao và ngày càng phát triển ,mở rộng cho nên cần phải đầu tư , mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, kho tàng,quy hoạch hợp lý để thuận lợi nhất cho việc sản xuất. Đồng thời Công ty hết sức quan tâm đến khâu bảo quản, cất giữ sản phẩm làm ra do đặc tính riêng của vật tư BVTV,tính độc hại của nó. Do đó nhà xưởng, kho tàng luôn được tu sữa làm mới đúng qui trình công nghệ và tiến bộ khoa học. Riêng máy móc Công ty đầu tư chưa thực sự lớn do yêu cầu sản xuất không quá phức tạp.Nói chung do Công ty chủ yếu là gia công, như sang chai,nhãn…hoặc nhập trực tiếp sản phẩm từ nước ngoài nên hệ thống máy móc của Công ty vẫn chưa có thể đáp ứng được với nhu cầu về chất lượng,mẫu mã mà thị trường đòi hỏi.Đòi hỏi cán bộ lãnh đạo Công ty phải hết sức quan tâm đầu tư mua sắm ,năng cao thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất.
2-Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách
Thực hiện nghĩa ngân sách đối với Nhà Nước còn gọi là mức đóng thuế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà Nước. Các doanh nghiệp hoạt động đèu phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách thông qua các khoản thuế :thuế giá trị gia tăng-VAT; Thuế tiêu thụ đặc biệtBVTV thuế thu nhập (Thuế lợi tức); thuế vón ; thuế nhà đất…
Đối với Công ty vật tư BVTV I tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà Nước trong vài năm qua được thể hiện ở dưới biểu đồ sau:
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
I.Thuế
1.Thuế doanh thu(VAT)
2.014,78
2.846,69
14.801,7
15,248,6
2.Thuế xuất nhập khẩu
1.611,66
5.024,48
5.012,83
5.120,47
3.Thuế lợi tức
5.456,21
6.941,38
7.225,16
7.351,56
4.Thuế trên vốn
7.268,83
8.867,31
8.757,40
8.840.28
5.Thuế tài nguyên
-
-
-
-
6.Thuế tiêu thụ đặc biệt
-
-
-
-
7.Thuế nhà đất
678,84
1.510,63
1.560,79
1.750,35
8.các loại thuế khác
0,85
0,85
0,85
0,85
9.Lệ phí và các khoản nộp khác
-
-
-
-
Cộng
16.351,89
25.191,34
37.358,72
38.312,11
II.các khoản phải nộp khác
-
-
-
-
1. Các khoản phụ thu
-
-
-
-
2.Các khoản phí,lệ phí
-
-
-
-
3.các khoản phải nộp khác
-
-
-
-
Tổng cộng
16.351,89
25.191,34
37.358,72
38.312,11
Số liệu trên cho thấy mức thuế đóng vào ngân sách Nhà Nước của Công ty luôn tăng đều qua cấc năm, năm 1999 doanh thu tuy giảm nhưng do Công ty bắt đầu thực hiện luật thuế Giá trị gia tăng nên mức thuế có tăng. Nói chung, Công ty vật tư BVTV I luôn luôn thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước mặc dù trong sản xuất kinh doanh còn gặp không ít khó khăn. Có được kết quả như vậy là nhờ Công ty có truyền thống đoàn kết gắn bó , thống nhất từ trên xuống dưới.
V-Tình hình quản lý các lĩnh vực hoạt động khác
1-Tình hình cung ứng và tồn kho
1.1-Tình hình cung ứng
Nguyên vật liệu là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Từ nhận thức đó ,Công ty đã đưa ra và phân tích các phương án, cách thức và điều kiện nguyên liệu sao cho phù hợp cả về số lượng, chất lượng và cả đối tác cần nhập. Vài năm gần đây Công ty đã mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế nên nguồn cung ứng nguyên liệu cho Công ty ngày càng tăng thêm nhiều, nguyên liệu nhập vào ngày càng có chất lượng cao ,đúng thời gian nên Công ty rất thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.Do nguồn nhập mở rộng nên Công ty rất có lợi thế trong việc đàm phán giao dịch về giá cả, chất lượng , thời gian và có thể rễ ràng lựa chọn được cho mình một nhầ cung ứng phù hơp.
1.2 Tình hình tồn kho
Thực tế hạot động sản xuất kinh doanh cho thấy hiếm có một doanh nghiệp nào khi sản xuất ra mà lượng sản phẩm tiêu thụ hết được ,trừ khi doanh nghiệp sản xuất ra quá ít so với lượng nhu cầu,mặt khác thì công tác dự trữ cũng nhằm có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi tăng đột xuất.Hơn nũa việc sản xuất kinh doanh thuốc BVTV phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp nhưng trong nông nghiệp ,điều kiện sản xuất luôn thay do biến động của thiên nhiên do đó lượng nhu cầu thuốc cũng biến động theo nên phải tích trữ hoặc bị dư thừa một lượng hàng nhất định ,vì vậy công tác dự trữ hàng tồn kho là rất cần thiết đối với mặt hàng thuốc BVTV. Đối với Công ty thuốc BVTV hàng năm luôn tồn kho một khối lượng sản phẩm không tiêu thụ được.Lượng tồn kho của các sản phẩm sau mỗi năm hầu như tăng lên tương đối cao ,năm 1998 lượng thuốc trừ sâu tồn kho là 578,95 tấn, trị giá 33.801,9 triệu đồng,năm 1999 lượng tồn kho là 731,63 tấn trị giá 39.195 triệu đồng,năm 2000 lượng tồn kho vẫn tiếp tục tăng lên. Một số lượng thuốc tồn kho hàng năm tăng lên khá cao như:SOFIT 300 EC,VIDA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC152.doc