Xăng dầu là nguồn nhiên liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nói chung và ngành Hàng không nói riêng. Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam với nhiệm vụ được giao là kinh doanh nhiên liệu Hàng không phục vụ cho các hãng Hàng không nội địa và hãng Hàng không quốc tế có chuyến bay tới Việt Nam. Sau những năm hoạt động, với nỗ lực quyết tâm cao của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã không ngừng phát triển vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện mình trong cơ chế thị trường. Công ty luôn thực hiện đầy đủ và vượt mức các chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện mình trong cơ chế thị trường. Công ty luôn thực hiện đầy đủ và vượt mức các chỉ tiêu ngân sách Nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng phục vụ, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh việc tiêu thụ dầu JET.A1 nói riêng và sản phẩm khác của công ty nói chung. Đến nay, khách hàng trong nước và quốc tế đã công nhân chất lượng nhiên liệu và chất lượng phục vụ của Công ty xăng dầu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, số khách hàng mua nhiên liệu và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ của Công ty mỗi năm một tăng.
20 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kinh tế quốc dân Hà nội và được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Cao Tiến Cường, tập thể cán bộ, nhân viên Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và ban lãnh đạo - Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tôi đã thực hiện Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp.
PHầN I
KHáI QUáT LịCH Sử HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY
XĂNg DầU HàNG KHÔNG VIệT NAM
Qúa trình hình thành và phát triển:
Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại cuả mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế mở, nghành Hàng không dân dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu phát triển kinh tế của đất nước, là cầu nối giữa các lục điạ, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho việc đi lại buôn bán, vận chuyển, chuyển giao thông tin khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân hoạt động văn hoá kinh tế xã hội.
Hoạt động của ngành Hàng không dân dụng mang tính dây chuyền được hình thành bởi nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho các thiết bị hàng không hoạt động cả ở trên không và mặt đất. Để ngành Hàng không có thể hoạt động bình thường, ổn định, việc cung cấp nhiên liệu một cách liên tục là rất cần thiết.
Công ty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam được thành lập năm 1981, trực thuộc Tổng cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam.
Năm 1984, Cục Xăng Dầu Hàng Không được thành lập và Công ty Xăng Dầu Hàng Không không trực thuộc Cục Xăng dầu Hàng không.
Ngày 22/4/1993, Bộ giao thông vận tải có quyết định số 768QĐ/TCCB- LĐ thành lập Công Ty Xăng dầu Hàng không ( trên cơ sở Nghị định số 388/HĐBT Ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Thủ tướng Chính Phủ).
Công TyXăng dầu Hàng không được thành lập lại theo thông báo số 76/CB ngày 06/06/1994 của Thủ tướng Chính Phủ và quyết định số 847QĐ/TCCB-LĐ Ngày 9/6/1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Công ty có tên giao dịch quốc tế là VINAPCO (VIETNAM AIRPETROL COMPANY), trụ sở giao dịch của công ty đặt tại Sân bay Gia Lâm- Hà Nội.
Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, hoạt động trên 3 vùng lãnh thổ chính Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, có các đơn vị thành viên:
Xí nghiệp Xăng dầu miền Bắc trực thuộc sân bay quốc tế Nội Bài.
Xí nghiệp Xăng dầu miền Trung trực thuộc sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Nha Trang.
Xí nghiệp Xăng dầu miền Nam trực thuộc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Xí nghiệp dịch vụ vận tải kỹ thuật (VTKT) xăng dầu Hàng Không
Xí nghiệp thương mại dầu khí Hàng Không miền Bắc.
Xí nghiệp thương mại dầu khí Hàng Không miền Nam.
Văn phòng đại diện tại Singapore.
Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.
Và các chi nhánh của công ty ở các tỉnh trong nước như: Phú Thọ, Nghệ An...
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy:
2.1. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Chức năng chủ yếu của Công ty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam là cung cấp nhiên liệu dầu JET.A1 cho các hãng hàng không nội địa và các hãng hàng không quốc tế cất, hạ cánh tại các sân bay của Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:
Thực hiện xuất nhập khẩu xăng dầu, vận tải dầu, mỡ, dung dịch đặc chủng hàng không, các loại xăng dầu khác phục vụ trên mặt đất và các thiết bị phụ tùng phát triển ngành xăng dầu.
Thực hiện các dịch vụ có liên quan đến ngành xăng dầu.
2.2. Quyền hạn chủ yếu của công ty:
- Công ty là một tổ chức kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương, được sử dụng con dấu riêng. Các đơn vị thành viên của công ty là các đơn vị kinh tế hạch toán nội bộ.
Công ty được quyền liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Công ty được quyền nhượng bán và cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. Việc bán tài sản cố định thuộc vốn Nhà nước cấp thì phải báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp.
Công ty được quyền hoàn thiện các cơ cấu tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty được quyền mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, mỡ liên doanh, liên kết tạo ra.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Công ty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam có tổng số cán bộ công nhân viên là1028 người bao gồm công nhân chính thức và công nhân hợp đồng, trong đó:
Xí nghiệp Xăng Dầu Hàng Không miền Bắc 212 người.
Xí nghiệp Xăng Dầu Hàng Không miền Trung 165 người.
Xí nghiệp Xăng Dầu Hàng Không miền Nam 250 người
X í nghiệp dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu Hàng không 127 người.
Các cửa hàng bán lẻ 126 người.
Lao động quản lý là 148 người
PHó GIáM Đốc 1
GIáM ĐốC
Phó giám đốc 2
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
kinh doanh
xuất nhập
khẩu
Phòng
kế hoạch
đầu tư
Phòng
tổ chức
cán bộ
Phòng
thống kê
tin học
Phòng
kỹ thuật và công nghệ
Văn phòng
công ty
Xí nghiệp
xăng dầu
miền Bắc
Xí nghiệp
xăng dầu
miền Trung
Xí nghiệp
xăng dầu
miền Nam
Xí nghiệp
dịch vụ VTKT
xăng dầu HK
Xí nghiêp thương mại dầu khí miền Bắc
Xí nghiệp
thương mại dầu khí miền Nam
Văn phòng
đại diện tại
thành phố HCM
Văn phòng
đại diện tại
Singapore
Văn phòng đảng đoàn
2.4. Nhiệm vụ các phòng chức năng và các xí nghiệp:
Phòng tài chính kế toán: Giám đốc về tài chính, hạch toán thu, chi toàn công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: lên kế hoạch về kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: tìm đối tác, nghiên cứu thị trường, trực tiếp kinh doanh xăng dầu,...
Phòng tổ chuức cán bộ: làm công tác tổ chức nhân sự, quản lý tiền lương, các chế độ chính sách.
Văn phòng công ty: làm công tác đối ngoại, đoàn, đảng
Phòng kế hoạch đầu tư: làm công tác về kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản
Phòng thống kê tin hhọc: làm công tác thống kê và nối mạng thông tin quản lý.
Phòng kỹ thuật và công nghệ: đảm bảo trang thiết bị, kỹ thuật cho toàn công ty.
Xí nghiệp xăng dầu miền Bắc, Trung,Nam: Đảm bảo cấp phát xăng dầu, tra nạp nhiên liệu cho các máy bay tại các sân bay thuộc ở khu vực trực thuộc. Các xí nghiệp này hạch toán nội bộ, có tư cách pháp nhân theo uỷ quyền của giám đốc.
Xí nghiệp dịch vụ vận tải vật tư kỹ thuật xăng dầu hàng không: vận tải các loại xăng dầu từ cảng hoặc kho đầu nguồn về kho chứa hàng của Công ty và vận chuyển xăng dầu tra nạp cho máy bay.
2.5. Mối quan hệ:
Giám đốc điều hành trực tiếp các phòng ban chức năng, các xí nghiệp thành viên, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hoặc thông qua các phòng ban chức năng để điều hành các xí nghiệp, các cửa hành.
Có 2 phó giám đốc phụ trách về hai mảng
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của cấp dưới. Cơ cấu này tập trung gánhínặng vào người quản lý cấp cao, bởi vì khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên thì số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều, người quản lý cấp cao rất khó kiểm soát cônh việc.
3.Thị trường:
3.1- Thị trường đầu vào:
100% nhiên liệu cung cấp cho máy bay của Công ty Xăng dầu Hàng Không Việt Nam phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu của các hãng xăng dầu nổi tiếng thế giới như BP,SHELL, TOTAL, Tại thị trường Singapore.
Hàng năm vào tháng tư có khoảng 10 đại diện của các hãng dầu lớn nổi tiềng này đến công ty chào hãng để ký hợp đồng cho năm sau. Trên cơ sở các hãng đến chào hàng, Công ty đặt ra tiêu chuẩn chọn thầu gồm có:
Chất lượng nhiên liệu.
Gía cả: Theo giá Plat ( mặt bằng chung cho khu vực Đông Nam á )
Chi phí vận chuyển.
Thời hạn cho thanh toán.
Chất lượng nhiên liệu của các hãng đều tốt, giá cả của các hãng không chênh lệch đáng kể, các hãng chủ yếu cạnh tranh với nhau về chi phí vận chuyển và khả năng cho chậm thanh toán. Công ty ký hợp đồng với vài hãng có chi phí vận chuyển nhỏ nhất và thời gian cho chậm thanh toán dài nhất.
3.2- Thị trương đầu ra:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Khách hàng mua nhiên liệu dầu JET.A1 của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể chia làm ba lại chính sau:
Các hãng Hàng không nội địa.
Các hãng hàng không quốc tế.
Các đối tượng khác.
4. Qui trình nhập và tiêu thụ hàng hoá:
Dầu JET.A1 là nhiên liệu được nhập từ nước ngoài, qua nhiều khâu chung chuyển và cuối cùng là tra nạp cho máy bay. Do đặc tính của sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao nên việc đảm bảo chất lượng của dầu JET.A1 là vấn đề mà Công ty luôn quan tâm. Tuy phải qua nhiều khâu trong quy trình kinh doanh nhưng Công tyluôn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nhiên liệu ở từng khâu. Quy trình nhập và tiêu thụ hàng hoá của Công ty được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Kho cảng
Của
Pợtolimex
Bến dỡ
Kho sân bay của Vinapco
Cửa xếp hàng của nước xuất khẩu
Máy bay
Page: 8
Chứng chỉ chất SGS Ptrolimex Vinapco phân
lượng của nhà Vinacontrol Vinapco tích, kiểm tra Viênthử
máy lọc dầu Ptrolimex chất lượng
Vinapco
SGS : Cơ quan giám định quốc tế
VINACONTROL : Cơ quan giám định Việt Nam
VINAPCO : Công ty xăng dầu HKVN
Ptrrolimex : Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam
Qua sơ đồ trên cho thấy quá trình kiểm tra chất lượng nhiên liệu từ khi nhập vào đến khi tiêu thụ được tiến hành như sau:
Tại bến cảng của nước xuất khẩu, nhiên liệu trước khi bơm xuống tàu được tiến hành kiểm tra và chỉ khi nào nhiên liệu có chứng chỉ của nhà máy lọc đầu thì mới được bơm xuống tàu để xuất bán.
Khi tàu nhập cảng các cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng nhiên liệu. Khi thấy chất lượng đảm bảo thì mới chấp nhận cho bơm lên các kho cảng đầu nguồn .
Do VINAPCO không có hệ thống kho cảng ở đầu nguồn để tiếp nhận nhiên liệu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam nên VINAPCO phải thuê kho cảng của PETROLIMEX tại một số kho cảng ở đầu nguồn.
Nhiên liệu tại các kho cảng đầu nguồn được vận chuyển bằng các xe Tex về các kho sân bay. Tại đây, trước khi đưa đi tiêu thụ nhiên liệu lại được kiểm tra một lần nữa. Tại sân đỗ, trước khi nạp nhiên liệu cho máy bay với sự chứng kiến của khách hàng, nhiên liệu được kiểm tra chất lượng lần cuối cùng. Do tổ chức kiểm tra chặt chẽ nên chất lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn luôn đạt các tiêu chuẩn qui định của quốc tế, được bạn hàng tin tưởng. Góp phần nâng cao hiệu quả của Công ty, thu hút được nhiều bạn hàng mới và qua đó góp phần tạo nên hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty
xăng dầu Hàng không Việt Nam :
5.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô :
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển ở mức khá cao, mức thu nhập cá nhân được nâng cao. Trong cơ chế thị trường, nhu cầu đi lại của các thành phần kinh tế trong cả nước để kinh doanh buôn bán cũng như tham quan, du lịch sẽ không ngừng tăng lên. Số lượng chuyến bay và số lượng vận chuyển hành khách tăng lên sẽ kéo theo số lượng dầu JET.A1 tiêu thụ được của Công ty cũng tăng theo. Quả thật, trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Hàng không nội địa đã tạo được nhiều thuận lợi cho Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tiêu thụ được nhiều nhiên liệu hơn.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách kinh tế mở, giao lưu, buôn bán quốc tế trên quan điểm " Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới".Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm qua và kết quả tất yếu là giao lưu quốc tế ngày càng tăng. Ngành du lịch Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng lên.
Nếu như Việt Nam có nhà máy lọc dầu thì đối Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam sẽ là 1 bước ngoặt lớn trong việc cải thiện giá cả nhiên liệu. Vì hiện nay giá dầu JET.AL ở Việt Nam phụ thuộc vào giá nhập khẩu, thuế nhập, chi phí vận chuyển, bến bãi, hao hụt... nên giá nhiên liệu JET.AL của Công ty có cao hơn so với 1 số nước khác trong khu vực Đông Nam á. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hãng Hàng không không quốc tế mua dầu JET.-A1của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam.
Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết quy mô kinh tế. Mức thuế suất do bộ tài chính qui định và yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hợp lý đối với mỗi ngành cụ thể. Đến ngày 01/04/1998 , Bộ tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu, hiện nay mức thuế là 68% giá CIF. Sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và giá bán nhiên liệu của Công ty. Giá bán quá cao sẽ ảnh hưởng tới sản lượng nhiên liệu tiêu thụ. Ngoài ra, sự không ổn định trong chính sách thuế sẽ tạo tâm lý không tốt cho khách hàng, nhất là các khách hàng Quốc tế.
5.2. Nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh :
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không tại thị trường trong nước . Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trải dài ở tất cả các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty có hai loại khách hàng chính là :
+ Các hãng Hàng không nội địa
+ Các hãng Hàng không quốc tế có đường bay tại Việt Nam
Hai đối tượng khách hàng của Công ty có đặc điểm khác nhau nên phải xác định giá bán sao cho phù hợp. Tuy nhiên việc tính giá thành sản phẩm vẫn phải tuân theo quy tắc nhất định.
Các hãng Hàng không nội địa là khách hàng lớn nhất của Công ty tiêu thụ khoảng 75% sản lượng dầu JET.A1 của Công ty. Theo quy định của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, giá bán dầu JET.A1 chia thành hai loạii chính sau:
a)JET A1 bán cho các chuyến bay nội địa giá bán được xác định như sau:
Giá bán chưa có thuế = Giá CIFBQ +Thuế nhập khẩu(TNK) +Phí cung ứng.
Giá bán =Giá chưa có thuế +Thuế VAT. (đơn vị USD/tấn)
JET A1 bán cho chuyến bay đi quốc tế giá bán được xác định như sau:
Giá bán =Giá CIFBQ +Phí cung ứng (đơn vị :USD/tấn)
Trong đó phí cung ứng được hội đòng quản trị xem xét và đề ra hàng năm.
Còn một lượng JET- A1 cho khách hàng bên ngoài để làm dung môi với khối lượng rất nhỏ so với doanh số bán của công ty, thì giá bán điều chỉnh theo giá thị trường.
Với mức giá bán được xác định theo công thức trên thì giá bán của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là hợp lý và được khách hàng chấp nhận.Các hãng Hàng không nội địa và Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đều là doanh nghiệp trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam nên luôn có sự hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Các hãng Hàng không quốc tế là bạn hàng lớn thứ hai của Công ty. Đến nay có khoảng 22 hãng Hàng không quốc tế có đường bay hoặc thuê chuyến thường lệ đến Việt Nam. Các hãng này thường ký hợp đồng mua dầu JET.A1 của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam.
Giá bán dầu JET.A1 cho các hãng Hàng không quốc tế của Công ty được xác định dựa trên công thức trên và Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã có nhiều mức giá linh hoạt đối với các hãng Hàng không quốc tế. Mức giá này là hợp lý, được các khách hàng chấp nhận, có khả năng khuyến khích tiêu thụ, giữ khách hàng.
Đối với Dỗu Diesel, đây cũng là sản phẩm chính của công ty, chiếm khoảng 46,4% doanh thu của công ty và một số sản phẩm khác như: Xăng Mogas,Dỗu hoả, FO, Dỗu nhờn, công ty phải cạnh tranh với 9 đầu mối trong nước thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petrolimex)
Ngoài ra, khách hàng của Công ty còn có Công ty bay dịch vụ miền Nam, phòng xăng dầu Bộ tư lệnh không quân và Công ty Sơn tổng hợp (dùng làm chất dung môi trong sản xuất sơn). Hiện nay, trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường của Petrolimex.Giá bán của các sản phẩm nay được bán theo giá của thị trường trong nước.
Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam . Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Công ty phải nhập đầy đủ nhiên liệu với mức dự trữ hợp lý. Chất lượng nhiên liệu đảm bảo tiêu chuẩn. Giá nhập khẩu nhiên liệu cũng là một yếu tố quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, giá nhiên liệu biến động không ngừng trên thị trường thế giới. Nếu giá nhiên liệu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành, từ đó ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của Công ty.
5.3. Nhân tố thuộc nội tại Công ty :
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam kể từ ngày thành lập đến nay luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế, doanh thu và lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên, để đạt được kết quả như vậy Ban lãnh đạo Công ty có vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ lãnh đạo với 100% có trình độ đại học và trên đại học đã có nhiều quyết định sáng suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc Công ty đã trực tiếp chỉ đạo công tác tìm nguồn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời áp dụng những chính sách kinh tế tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh tiêu thụ dầu JET.A1 và sản phẩm khác của công ty. Đội ngũ công nhân viên của Công ty có trình độ kỹ thuật cao, nhiệt tình, năng động. Ngoài ra, Công ty còn có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục. Công ty luôn quan tâm tới việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đủ khả năng phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.
6. Đặc điểm về máy móc thiết bị, tài sản cố định :
6.1. Tài sản cố định :
Tính đến ngày 31/12/1996, tổng TSCĐ của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam là 80.478 tỷ đồng, trong đó bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, kho bể, máy móc, thiết bị quản lý, phương tiện vận tải tra nạp, đất đai, thiết bị, phương tiện tra nạp, đất đai và một số TSCĐ khác.
Bảng 01: Tài sản cố định của Công ty xăng dầu Hàng không
Việt Nam năm 1996
Đơn vị tính : triệu đồng
TT
Tên tài sản
Nguyên giá
Hao mòn
Giá trị còn lại
Tỷ lệ KHCB (%)
A
Tài sản đang dùng trong SXKD
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
10.365
2.188,6
8.176,4
4
2
Kho bể
5.349
2.820,2
2.528,8
20
3
Thiết bị, phương tiện vận tải
53.320
24.034,6
29.285,4
15
4
Thiết bị, máy móc văn phòng
3.111
1.391
1.720
15
5
Tài sản cố định khác
4.813
1.508,3
3.304,7
10
B
Tài sản thanh lý
3.520
1.636
1.884
18
Cộng
80.478
33.578,7
46.899,3
6.2. Số lượng và giá trị của thiết bị :
Do đặc trưng của mặt hàng kinh doanh nên những phương tiện chủ yếu phục vụ trực tiếp quá trình của Công ty là kho bể và phương tiện vận tải tra nạp.
a. Kho bể :
Kho bể là tài sản cố định có giá trị của Công ty, chiếm khoảng 7% tổng giá trị tài sản cố định. Công ty có bốn khu vực kho bể chính :
- Khu vực kho bể của Xí nghiệp xăng dầu miền Nam : chứa được
12.000m3 = 9.540 tấn
- Khu vực kho bể của Xí nghiệp xăng dầu miền Bắc gồm các kho ở sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm chứa được 16.000m3 = 12.720 tấn
- Khu vực kho bể của Xí nghiệp xăng dầu miền Trung : chứa được
4.000m3 = 3.180 tấn
- Một số kho nhỏ ở các sân bay lẻ như Nha Trang, Cát Bi mỗi kho chứa khoảng 3.000m3 = 2.385 tấn.
Với 4 khu vực kho bể chính, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể chứa tối đa là 27.825 tấn nhiên liệu, đủ khả nằng bán và dự trữ nhiên liệu cho hoạt động bay.
b. Phương tiện tra nạp :
Phương tiện vận tải tra nạp là phương tiện kinh doanh chủ yếu của Công ty, là những tài sản cố định có giá trị lớn, chiếm khoảng 66% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam. Công ty có khoảng 20 xe tra nạp xăng dầu trong đó :
- 8 xe Gassite (của Mỹ) loại 23m3
- 8 xe TZ 22 (của Liên Xô) loại 22m3
- 4 xe ATZ (của Liên Xô) loại 8m3
Công ty có một Xí nghiệp vận tải xăng dầu gồm 26 chiếc xe tec các loại chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển xăng dầu từ các cảng đầu nguồn
PHầN II
ĐáNH GIá Kết quả kinh doanh trong năm 2000-2001 Và HOạT Động marketing của công ty.
1.Những thành tựu đạt được.
Với số vốn 20 tỷ đồng nhà nước giao khi mới thành lập, Công ty đã mạnh dạn vay thêm vốn của ngân hàng ngoại thương để đầu tư mới các trang thiết bị đặc chủng. Sau nhiều năm hoạt động cho đến nay, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật, tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuật của Công ty được nâng nên rõ rệt. Hiệu quả sản xuất kinh doanh rất khả quan, sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng nhanh, tốc độ tăn trưởng của mặt hàng JET.A1 tăng trưởng ở mức độ cao .Trong đó sản lượng tiêu thụ JET-A1 nâm 2001 so với 2000 là 37290905 (kg),tương ứng với doanh thu tăng một mức là130826 (tr đồng).Đối với Dỗu Diesel sản lượng giảm17494369(kg), tương ứng với mức lợi nhuận giảm là 91747 (tr đồng). Nhìn chung tổng sản lượng tiêu thụ cuả công ty tăng 42911563 (kg), tương ứng mức doanh thu là 105566 (tr đồng), ta có thể xem ở bảng 02:
2. Những tồn tại :
Sự cố gắng, nỗ lực của Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam trong hoạt động kinh doanh là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Công ty còn một số tồn tại sau :
- Lợi nhuận đạt được còn nhỏ so với quy mô của Công ty.
- Thị phần của Công ty ở thị trường quốc tế còn nhỏ bé.
- Thiếu quyền chủ động trong kinh doanh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
3. Nguyên nhân của những tồn tại :
Trong những năm vừa qua, Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam luôn quan tâm tới việc đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện có vẫn chưa đủ hiện đại và với sự phát triển của ngành Hàng không. Việc đổi mới trang thiết bị phụ thuộc vào nguồn vốn của Công ty, trong khi đó nguồn vốn tự có và nguồn vốn ngân sách cấp còn ít. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đổi mới trang thiết bị của Công ty.
Do không có kho cảng đầu nguồn, Công ty phải thuê của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) nên chi phí của Công ty tăng lên. Do đó, giá bán của Công ty đã cao hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Thuê kho cảng của PETROLIMEX nên Công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu quyền chủ động trong kinh doanh. Việc đảm bảo tiến độ nhập và xuất nhiên liệu là rất quan trọng nhưng nhiều khi đã đến ngày tầu nhập cảng , Công ty vẫn chưa thuê được kho chứa nên phải chịu nộp phạt vì tàu trả hàng chậm trễ. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí của Công ty.
Bảng02:Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty những năm gần đây.
Khoản mục
Năm 2000
Năm 2001
So sánh %
Số lương
(kg)
Doanh thu
(tr đồng)
Số lượng
(kg)
Doanh thu
(tr đồng)
Số lượng
(kg)
Doanh thu
(tr đồng)
1/ Dỗu JET A-1
174256340
941 492
211547245
1072318
121,40
113,90
1,Nội địa
119219382
653202
157009099
783549
131,70
119,96
VN Arilines
105 287 208
547 600
131303951
649347
124,71
113,01
Pacific airlines
13599 859
76 849
25020525
131163
183.98
170,68
VASCO
3323150
1753
684623
3039
206,02
173,36
2, Quốc tế
46 281 362
245718
42370001
232238
91,55
94,51
3, Bán khác
8707578
42354
12155794
56531
139,60
133,47
4, Bán lẻ
48018
218
12351
25,72
2/Dỗu Hoả
11681109
52699
21436 493
96023
183, 51
Bán thẳng
11541296
52000
21435614
96023
185,73
Bán lẻ
139 813
699
879
0,63
3/Dỗu Disel
254062761
1090 352
236568392
998605
93,11
Bán thăng
246728789
1054181
226912678
998605
92,14
Bán lẻ
7008925
33154
8 805 049
125,63
Nội bộ
775047
3017
850 665
109,76
4/Xăng Mogas
42951395
232732
40506958
250083
94,31
Bán buôn
35378897
217319
Bán lẻ
Pha chế
5128061
32 764
5/FO
12 047 621
25 508
4 347 510
10 817
36,09
6/Đại Lý
10 939 942
59 028
22 763 024
26 817
208,07
Dỗu hoả
2060889
9972
860179
41,74
Xăng
7225447
47605
10444580
144, 55
Diesel
1155761
5005
665870
57,61
Dỗu nhờn
130095
1502
187349
144,01
FO
2428639
4916
10 605 046
26 817
436,67
Tổng cộng
494258059
2349112
537169622
2 454 678
108,68
4.Hoạt động marketing của công ty.
Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam tạm thời là Công ty độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Hàng không. Vì vậy các hoạt động marketing chưa mang tính chiến lược ,chưa được ban lãnh đạo công ty dành một lượng tiền nhất định trích từ phần lợi nhuận hàng năm cho các hoạt động marketing một cách thích đáng.
Cho nên các hoạt động marketing của công ty trong những năm qua chỉ mang tính tức thời và đơn giản. Trong đó các bộ phận của marketing –mix :
+ Về sản phẩm ,công ty lưôn lưôn coi trọng yếu tố chất lượng được đặt lên hàng đầu và một trong mục tiêu của công ty là không ngừng nâng cao chấtlượng.
+Về giá ,trong những năm qua công ty đang cố gắng giảm mức chi phí,để hạ giá bán thu hút nhiều khách hàng quốc tế hơn nữa.
+Về hệ thống kênh phân phối của JET-A1 trong những năm qua công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị đặc chủng để đáp ứng kịp thời cho cá chuyến bay trong nước và quốc tế.Còn đối với sản phẩm khác công ty đang nỗ lực mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc.
+Về xúc tiến, hàng năm công ty tổ chức các hoạt động thăm hỏi khách hàng vào ngày lễ ,tết v..v, gửi các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng. Còn hoạt động như : quảng cáo và xúc tiến bán hàng chưa được công ty coi trọng, hoạt động tiếp thị bị coi nhẹ. Hiện nay, Công ty vẫn chưa có một phòng marketing riêng.
5.Các hướng đề tài nghiên cứu.
1)Những chính sách về giá để công ty xăng dầu hầng không thu hút thêm khách hàng quốc tế.
2)Một số biện pháp giúp công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC154.doc