I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH 1
I.1.Quá trình hình thành và phát triển 1
I.2.Cơ cấu tổ chức2
I.3.Hoạt động kinh doanh của Bảo Minh 3
I.3.1.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc 4
I.3.2.Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm 8
I.3.4.Các dịch vụ có liên quan 9
I.4.Nhận xét chung 9
II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI10
II.1.Quá trình hình thành và phát triển 10
II.2.Cơ cấu tổ chức 10
II.2.1.Phòng tổ chức tổng hợp 11
I.2.2.Phòng kế toán 11
II.2.3.Phòng quản lí đại lí 12
II.2.4.Phòng bảo hiểm phi hàng hải 12
II.2.5.Phòng bảo hiểm hàng hải 12
II.2.6.Phòng tài sản kỹ thuật 12
III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO MINH HÀ NỘI 12
III.1.Khó khăn 12
III.2.Kết quả hoạt động kinh doanh theo phòng của Bảo Minh Hà Nội13
III. 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng Hàng hải 13
III.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng Tài sản và Kỹ thuật 14
III.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng Phi hàng hải 14
III.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT3 15
III.2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT4 16
III.2.6.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT 5 17
III.2.7.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT 6 18
III.2.8.Kết quả hoạt động kinh doanh phong KT 7 19
III.2.9.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT8 20
III.2.10.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT9 21
III.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ 22
III.3.1.Nhóm nghiệp vụ hàng hải 22
III.3.2.Nhóm nghiệp vụ Tài sản – Kỹ thuật 23
III.3.3.Nhóm nghiệp vụ xe cơ giới 24
III.3.4.Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người 25
IV.PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI 25
IV.1.Mục tiêu 25
IV.2.Phương hướng 26
IV.3.Biện pháp thực hiện 26
27 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá
+ Bảo hiểm thân tàu
+Bảo hiểm ngư lưới cụ
+ Bảo hiểm TNDS chủ tàu
+ Bảo hiểm tai nạn thuyền viên
I.3.1.7.Bảo hiểm kỹ thuật
Sự phát triển thần kỳ của khoa học, kỹ thuật vàcông nghệ đã và đang làm thay đổi nhanh chóng chất lượng cuộc sống của nhân loại trên toàn cầu nhưng đồng thời cũng mang đến những rủi ro mới đe dạo nghiêm trọng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.Các tổn thất vật chất xảy ra cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ không những làm cho chủ tài sản bị hao tổn tiền của để khắc phục mà còn có thể dẫn doanh nghiệp đến rủi ro gián đoạn kinh doanh, mất thị trường, thậm chí phá sản hoặc làm phát sinh trách nhiệm đối với bên thứ ba.
Bảo Minh sẽ giúp khách hàng ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục các sự cố này bằng các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật:
Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đạt
Bảo hiểm hư hỏng máy móc
Bảo hiểm mất lợi nhuận do hư hỏng máy móc
Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu
Bảo hiểm thiết bị điện tử
Bảo hiểm nồi hơi
Bảo hiểm hư hỏng hàng hoá trong kho lạnh
Bảo hiểm công trình dân dụng hoàn thành
Việc kết hợp hài hoà những sản phẩm bảo hiểm được thiết kế theo nhu
cầu khách hàng, mới mức chi phí hợp lý và sự hỗ trợ hữu hiệu bằng phương pháp tư vấn dề phòng hạn chế tổn thất cho người được bảo hiểm từ các chuyên gia bảo hiểm kỹ thuật của Bảo Minh sẽ giúp tăng thêm giám trị cho chương trình quản trị rủi ro toàn diện của khách hàng.
I.3.1.8.Bảo hiểm trách nhiệm
Cuộc sống hiện đại với các quan hệ, trách nhiệm đa dạng dựa trên bối cảnh pháp luật quốc gia ngày càng được hoàn thiện và hội nhập với luật pháp quốc tế theo hướng tôn trọng và bảo vệ quyền lợi công dân, nhận thức pháp lý ngày càng cao của người dân và ý thức sử dụng pháp luật như mọt công cụ hữu hiệu trong các quan hệ kinh tế xã hội có tranh chấp, xu hướng toàn cầu hoá và xuất khẩu sản phẩm đi các nước trên thế giới , yêu cầu cao hơn đối với các tiêu chuẩn nghề nghiệp và dịch vụ…đã làm cho trách nhiệm trở thành vấn đề cần quan tâm trong mọi giao dịch, hành xử và hoạt động để tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng và danh dự của người khác.Bảo Minh cung cấp cho người được bảon hiểm giải pháp tài chính hữu hiệu để đối phó với trách nhiệm phát sinh bằng các sản phẩm bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý chung( trách nhiệm công cộng)
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Bảo hiểm trách nhiệm ban điều hành doanh nghiệp
- Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động
I. 3.1.9.Bảo hiểm nông nghiệp
Đây là nghiệp vụ bảo hiểm mới và còn chiếm tỉ trọng thấp .Tuy nhiên, nghiệp vụ này đã và đang được tiến hành một cách tích cực, mang tính chiến lược lâu dài và tương lai sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm sức cạnh tranh và uy tín của Bảo Minh trên thị trường.
I.3.2.Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
Hiện nay, theo quy định của Bộ Tài Chính, Bảo Minh đã tiến hành nhượng tái cho Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Ngoài ra, Bảo Minh cũng tiến hành nhượng tái cho các công ty bảo hiểm nước ngoài.
Đồng thời, Bảo Minh cũng tiến hành nhận tái và nhượng tái bảo hiểm tẩt cả các nghiệp vụ bảo hiểm trên.
I.3.3.Hoạt động đầu tư liên doanh
Bên cạnh những hoạt động liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm, hoạt động đàu tư liên doanh cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Bảo Minh.
Bảo Minh hiện có hai liên doanh với nước ngoài là Công ty Bảo hiểm Liên hiệp (UIC) và Công ty Bảo hiểm Nhâ thọ Bảo Minh CMG, voíư tổng số vốn góp là 7.422.500 USD.
Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) thành lập năm 1997 với số vốn ban đàu là 4.200.000 USD, sau được nâng lên là 5.000.000 USD .Tỷ lệ vốn góp của các bên trong Liên doanh hiện nay như sau: Bảo Minh:48,450%, Mitsui:23,275%, Sompo: 23,275%, LG:5%.Ngay từ khi mới đi vào hoạt động,UIC đã được các cơ quan quản lí của Việt Nam và các công ty phân tích định giá doanh nghiệp hàng đầu thế giới đánh giá rất cao về chất lượng dịch vụ, khả năng thanh toán.
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG được thành lập năm 1999 với vốn điều lệ lúc mới thành lập là 6.000.000 USD, sau đó được nâng lên là 10.000.000 USD.Tỷ lệ vốn góp trong liên doanh là : Bảo Minh : 50%. Commonwealth Bank of Australia(CBA) :50%.
Ngoài hai liên doanh nói trên, Bảo Minh hiện đã góp vốn trên 10 công ty cổ phần như :Công ty Bảo hiểm Bưu điện(PTI), Tổng công ty tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Khách sạn Sài Gòn – Hạ Long….với tổng số vốn góp trên 50 tỷ đồng Việt Nam.
STT
Doanh nghiệp Bảo Minh góp vốn
Tỷ lệ vốn góp
1
Khách sạn Sài Gòn Kim Liên
33,8%
2
Khách sạn Hạ Long
7,5%
3
Công ty Bảo hiểm Bưu điện
10%
4
Công ty chứng khoán Tp.HCM
4%
5
Công ty xe khách Khánh Hoà
4,3%
6
Công ty giám định quốc gia
50%
7
Công ty du lịch – LH Tây Ninh
3,7%
8
Khách sạn Ninh Chữ
0,85%
I.3.4.Các dịch vụ có liên quan
Bảo Minh cũng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm như : giám định điều tra tính toán phân bổ tổn thất, địa lí giám định, xét giaỉa quyết bồi thường và đòi người thứ ba bồi hoàn.
I.4.Nhận xét chung
Bảo Minh là doanh nghệp bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam được cấp Giấy chứng chỉ hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đã áp dụng giải pháp phần mềm tích hợp doanh nghiệp (EPR) tiên tiến nhất thế giới của SAP.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nghành bảo hiểm Việt Nam, Bảo Minh đã đưa ra chiến lược kinh doanh từ 2003 đến năm 2010 như sau :
- Phát triển Bảo Minh thành một doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu, có uy tín và có thị phần lớn trên thị trường .
- Với nguyên tắc phát triển kinh doanh “ Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”, Bảo Minh tiếp tục thực hiện phương châm “Bảo Minh – Tận tình phục vụ”.
- Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Bảo Minh được thực hiện theo hướng “quản lí tập trung, hành động thống nhất và dịch vụ theo địa bàn”; đồng thời cũng quan tâm đến việc đầu tư và phát triển kinh doanh tại địa bàn trọng tâm, trọng điểm.
- Xây dựng văn hoá riêng của Bảo Minh theo hướng :Nội bộ đoàn kết, trình đọ chuyên nghiệp cao, tác phong làm việc hiện đại chính quy và phục vụ khách hàng chu đáo tận tình theo đúng các quy định thống nhất.
- Đầu tư và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, coi thông tin là đòn bẩy trong việc tổ chức, quản lí và điều hành doanh nghiệp cũng như đối với việc phục vụ khách hàng.
- Với tôn chỉ hành động : “Sự an toàn, hạnh phúc, thnàh đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi” và phương châm hoạt động “Bảo Minh - Tận tình phục vụ”, Bảo Minh sẽ luôn bên cạnh các bạn trong con đường hướng tới tương lai.
Với chiến lược kinh doanh tổng thể, Bảo Minh đã trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ hai ở Việt Nam với tổng doanh thu đạt được năm 2005 là 1.285 tỷ đồng.Qua 10 năm hoạt dộng,thị phần Bảo Minh trên thị trường bảo hiểm liên tục tăng và có tính ổn định
Bảng 2:Thị phần các công ty phi nhân thọ tại Việt Nam 2004
Cty bảo hiểm khác
14,08%
Pvic 11,49%
Pjico 12,42%
Bảo Minh
22,39%
Bảo Việt
39,66%
II.Giới thiệu chung về Công ty Bảo minh hà nội
II.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bảo Minh Hà Nội là một trong số 44 công ty thành viên của Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Minh.Công ty Bảo Minh Hà Nội thành Lập ngày 05/05/1995, là chi nhánh lớn nhất của Bảo Minh.
Tên công ty: Bảo Minh Hà Nội
Trụ sở chính : 74 Ngô Quyền – Hà Nội
Điện thoại: (84.4)9454277
Fax: (84.4)9454286
Email: baominhhanoi@.vnn.vn
Webside: www.baominh.com.vn
Từ khi thành lập, chi nhánh gặp không ít khó khăn trong thị trường bảo hiểm.Tuy nhiên, Bảo Minh Hà Nội đã ra sức phát huy nỗ lực để cải tiến nghiệp vụ, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Hiện nay chi nhánh đã triển khai hầu như các nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam.Bên cạnh đó, Bảo Minh Hà Nội còn liên kết chặt chẽ với 43 chi nhánh, văn phòng đại diện và hơn 50 tổng đại lí của Bảo Minh trên toàn quốc.Hằng năm tốc độ tăng trưởng đạt từ 10 – 15%, đóng góp tới 20% doanh thu phí vào toàn công ty, lợi nhuận không ngừng tăng cao.
II.2.Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc – chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh , tổ chức quản lí.
Phó giám đốc quản lí từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ giám đốc giải quyết các vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ.
Bảng 3:Cơ cấu tổ chức bảo minh hà nội
Giám đốc
Phó GĐ
Phó GĐ
P. TS- KT
P. tổ chức
P. hàng hải
P. kế toán
P. quản lí đại lí
P. phi hàng hải
KV9
KV8
KV5
KV4
KV3
KV2
KV7
KV6
Theo cơ cấu này, các phòng sẽ thực hiện chức năng chuyên môn của mình một cách hiệu quả nhất,đồng thời hỗ trợ cho nhau để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Các phòng cũng đóng vai trò trực tiếp tham mưu cố vấn kinh doanh cho giám đốc.
II.2.1.Phòng tổ chức tổng hợp
Phòng tổ chức tổng hợp ( tổ chức cán bộ, tiền lương, đào tạo, pháp chế thanh tra…) thuộc bộ máy của công ty Bảo Minh Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ là:
- Tham mưu, giúp cho giám đốc xây dựng được mô hình tổ chức hoạt động của công ty phù hợp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm.Đề xuất các phương án tuyển chọn, đào tạo và bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty.
- Tổ chức chỉ đạo theo dõi kiểm tra , thực hiện các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước,điều lệ của công ty về tổ chức cán bộ và công tác bảo vệ trong toàn thể công ty.
- Tư vấn về pháp luậtcho Giám đốc soạn thảo quản lý thống nhất các văn bản có tính pháp quy thuộc quyền của Giám đốc .
I.2.2.Phòng kế toán
- Tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác các hoạt động tài chính của công ty. Hạch toán chính xác kết quả kinh doanh với từng nghiệp vụ, tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty.
- Tổ chức và hướng dẫn bộ phận kế toán của các chi nhánh khu vực làm tốt chức nănh nhiệm vụ trong công tác kế toán, thống kê theo phân cấp của công ty.
- Giám sát hoạt động tài chính của công ty theo điều lệ của công ty và chế dộ tài chính hiện hành.
II.2.3.Phòng quản lí đại lí
- Tổ chức mạng lưới, theo dõi và quản lí hoạt động của tất cả các đại lí.
- Tiến hành hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các nghiệp vụ bảo hiểm của các đại lí đang triển khai trong toàn công ty.
- Khai thác tất cả các nghiệp vụ mà công ty đang triển khai theo kế hoạch.
II.2.4.Phòng bảo hiểm phi hàng hải
- Bảo hiểm phương tiện đường sắt, đường bộ và đường hàng không.
- Bảo hiểm con người bao gồm cả trong nước và ngoài nước.
II.2.5.Phòng bảo hiểm hàng hải
-Tiến hành kinmh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải bao gồm hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá vận chuyển nội địa, bảo hiểm thân tàu, thuyền và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thuyền hoạt dộng trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Thực hiện hưỡng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đối với chi nhánh khu vực và đại lí dưới quyền.
II.2.6.Phòng tài sản kỹ thuật
- Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, hầng hoá vận chuyển nội địa, bảo hiểm cháy nổ, xây dựng lắp đặt, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm phi hàng hải.
- Thực hiện hưỡng dãn chỉ đạo, kiểm tra các nghiệp vụ đối với, cho nhánh khu vực.
III.kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội
III.1.Khó khăn
Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong hơn 10 năm qua có nhiều biến động do ảnh hưởng của nền kinh tế – xã hội trong nước cũng như sự tác động của tình hình tài chính khu vực và thế giới.Bên cạnh những thuận lợi như GDP nước ta vẫn không ngừng tăng cao trong thời gian qua( đứng thứ ba ở khu vực Châu á Thái Bình Dương), xuất khẩu , đầu tư, ODA,FDI…cho thị trường bảo hiểm không ngừng tăng lên…vẫn còn những khó khăn chung còn tồn tại tác động tới hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm nói chung và của Bảo Minh nói riêng.
- Tình hình tổn thất trên thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam ngày một gia tăng bởi các rủi ro thiên tai, lũ lụt, động đất.. làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty.
- Giá sắt thép và giá xăng dầu tăng cùng với việc các ngân hàng và quỹ hỗ trợ đã thắt chặt các khoản vay làm các dự án chậm phát triển..Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi tạm thời của các công ty bảo hiểm cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn hơn.
- Tai nạn giao thông vẫn đang là vấn đề nhức nhối, hàng ngày trên cả nước có hàng chục vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và của.Cũng chính vì thế mà chi phí bồi thường ở lĩnh vực này luôn cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí bồi thường của các doanh nghiệp.
- Tình hình trục lợi bảo hiểm ngày càng ra tăng, đặc biệt có sự tham gia giúp đỡ của bên thứ ba( nhân viên bảo hiểm, công an, y tế, giám định tổn thất..) làm cho các vụ trục lợi ngày càng khó phát hiện.
- Vụ việc tiêu cực của Pjico liên quan đến các cán bộ chủ chốt của công ty không những chỉ ảnh hưởng đến riêng công ty Pjico mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín chung của toàn nghành bảo hiểm Việt Nam.
- Khung pháp lý về kinh doanh bảo hiểm của nước ta nói riêng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện dần nên cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của các công ty bảo hiểm.
III.2.Kết quả hoạt động kinh doanh theo phòng của Bảo Minh Hà Nội
III. 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng Hàng hải
Kế hoạch kinh doanh năm 2005 của phòng là 23 tỷ, thực hiện là 14,885 tỷ, đạt 64% kế hoạch và bằng 90% so với năm 2004 ,cụ thể như sau:
Bảng 4:Kết quả hoạt động kinh doanh phòng hàng hải năm 2005
STT
Chỉ tiêu
Doanh thu(tỷ đồng)
TL% 2004
2005
2004
1
BH hàng XNK
4.798
7.678
62%
2
BH V/c nội địa
0.186
0.131
141%
3
BH thân tàu
4.152
2.600
160%
4
BH P & I
5.348
4.065
132%
5
BH tàu sông,v.biển
0.285
2.037
14%
6
BH tài sản
0.010
7
BH phi hàng hải
0.105
0.071
148%
8
Tổng cộng
14.885
16.584
90%
*Nhận xét:
- Doanh thu chủ yếu bảo hiểm tàu và bảo hiểm hàng vẫn tập trung ở những khách hàng lớn truyền thống tái tục lại.
- Kế hoạc phát triển và tăng trưởng doanh thu bảo hiểm cho các tàu dóng mới không thực hiện được do ảnh hưởng của việc giải quyết tổn thất tàu Mỹ Đình, việc tổn thất của chủ tàu Công ty vận tải biển Văn Lang và khả năng phát triển trong năm 2006 rất mong manh.
- Phòng cũng chưa mở ra được các khách hàng mới, chưa trú trọng khai thác các dịch vụ vừa và nhỏ.
- Nguồn nhân lực của phòng đã được bổ sung bốn người nhưng không đáp ứng được nhu cầu công việc nên phòng vẫn khó khăn trong việc tìm nguồn nhân lực bổ sung.
- Phòng chưa định hướng và tìm ra được kế hoạch tăng trưởng và phát triển doanh thu.
III.2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng Tài sản và Kỹ thuật
Kế hoạch kinh doanh của phòng là 35 tỷ, thực hiện 24,064 tỷ đồng, đạt 68,75% kế hoạch và bằng 108% so với năm 2004. Cụ thể :
Bảng 5:Kết quả kinh doanh phòng Tài sản –Kỹ thuật năm2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu(tỷ đồng)
TL %
2004
2005
2004
1
BH hàng hoá XNK
0.860
0.489
192%
2
BH hàng V/c nội địa
0.348
0.110
315%
3
BH cháy nổ
6.456
8.033
80%
4
BH XD – LĐ
14.667
11.687
125%
5
BH Kỹ thuật
0.467
0.129
364%
6
BH trách nhiệm
1.539
1.334
115%
7
BH Phi hàng hải
0.267
0.290
92%
8
Tổng cộng
24.064
22.702
108%
* Nhận xét:
- Kế hoạch kinh doanh đạt thấp do Bảo Minh Hà Nội đã trượt thầu một số dự án lớn, một số dự án triển khai chậm và không kịp tiến độ theo kế hoạch đặc biệt trong nghành điện( An Khê,Huội Quảng – Bản Chát,Krongkmar, Nậm Chiến..) và xi măng( Hạ Long, Thái Nguyên).
- Chưa phân công công việc cụ thể, chưa có kế hoạch chi tiết cho từng cán bộ cũng như tích cực đào tạo cán bộ cũ để thắt chặt quan hệ với các khách hàng cũ là các Ban QLDA hạ tầng giao thông như: PMU18, PMU1, PMU5…các ban quản lí đự án điện EVN, các cổ đông sáng lập Bảo Minh để triển khai bảo hiểm các dự án.
- Chưa mở rộng và đa dạng kênh phân phối, đặc biệt là quan hệ với các công ty môi giới, chưa tập trung khai thác bảo hiểm hoả hoạn vừa và nhỏ.
III.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng Phi hàng hải
Kế hoạch kinh doanh năm 2005 là 12 tỷ, thực hiện 6,396 tỷ, đạt 53% kế hoạch và bằng 66% so năm 2004.Cụ thể:
Bảng 6:Kết quả kinh doanh phòng phi hàng hảI năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2005
2004
2005
2004
1
BH hàng hải
0.026
0.011
236%
2
BH TS-KT
0.060
0.200
30%
3
BH xe 2 bánh
0.155
0.535
29%
0.113
0.260
44%
4
BH thân xe ôtô
3.300
1.434
75%
3.235
2.811
115%
5
BH TNDS xe ôtô
1.801
2.550
71%
1.059
1.364
78%
6
BH học sinh
0.202
0.210
96%
0.086
0.184
47%
7
BH TNCN
0.812
1.453
56%
0.223
0.303
74%
8
BH TNCN & y tế
0.038
0.183
21%
0.052
0.099
52%
9
Tổng cộng
6.396
9.716
66%
4.768
5.099
94%
*Nhận xét: >
- Doanh thu chủ yếu do các Tổng dại lí các tỉnh đem lại, do tình hình cạnh tranh gay gắt nên năm 2005 các Tổng dại lí hoạt động kém hiệu qủa, hơn nữa Tổng công ty thành lập các công ty thành viên nên doanh thu phòng giảm sút đáng kể.
- Phòng đã được bổ sung thêm lực lượng khai thác nhưng số lực lượng này không có khả năng phát triển và tồn tại.
- Phòng chưa có biện pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường và sự phát triển địa bàn của Tổng công ty.
- Chưa tập trung phát triển kinh doanh và mở cac đại lí trong đại bàn Hà Nội
- Phòng chưa tổ chức gắn kết được các thành viên trong phòng cùng nỗ lực thực hiện các mục tiêu, biện pháp, định hướng của phòng.
III.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT3
Kế hoạch kinh doanh năm 2005 là 3 tỷ, thực hiện là 2,362 tỷ, đạt 79% kế hoạch và bằng 66% so với năm 2004, Cụ thể:
Bảng 7:Kết quả kinh doanh phòng KT3 năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL% 2004
2005
2004
2005
2004
1
BH hàng hải
0.436
2
BH TS-KT
0.032
3
BH xe 2 bánh
0.010
4
BH thân xe ôtô
1.647
0.003
5
BH TNDS xe ôtô
0.117
6
BH học sinh
0.007
0.008
7
BH TNCN
0.111
0.001
8
BH TNCN & Y tế
9
Tổng cộng
2.362
0.0012
*Nhận xét:
- KT3 mới được thành lập và đưa vào hoạt động trên cơ cở điều chuyển cán bộ, phân bổ kế hoạch từ phòng KT 6.
- Phòng được bổ sung lực lượng cán bộ có trình độ, được đào tạo chính quy.Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm thực tế, nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nên khả năng tăng trưởng doanh thu còn hạn chế.
- Lượng khách hàng còn ít, nhất là khách hàng trên địa bàn được giao quan hệ do thời gian hoạt động chưa nhiều.
- Hệ thống kênh phân phối sản phẩm qua đại lí chưa mở ra được nhiều.
III.2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT4
Kế hoạch kinh doanh của phòng năm 2005 là 3,5 tỷ đồng, thực hiện 3,338 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch và bằng so với năm 2004.Cụ thể:
Bảng 8:Kết quả kinh doanh phòng KT4 năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2005
2004
2005
2004
1
BH hàng hải
0.083
0.007
2
BH TS – KT
0.872
3
BH xe 2 bánh
0.035
4
BH thân xe ôtô
1.522
0.071
5
BH TNDS xe ôtô
0.230
0.022
6
BH học sinh
0.143
0.006
7
BH TNCN
0.435
0.006
8
BH TNCN & y tế
0.018
0.002
9
Tổng cộng
3.338
0.114
*Nhận xét:
- KT 4 mới được thành lập(5/2005) và được bổ sung toàn cán bộ mới.
- Phòng có một lượng khách hàng đáng kể chuyển từ KT5 sang (gần 2 tỷ đòng)
- Tình hình cho thấy các nghiệp vụ thực hiện của phòng rất ổn định trong năm 2004, có thế mạnh về bảo hiểm tài sản; đây là yếu tố cần ổn định và phát huy trong khi tiếp tục đầu tư vào mở rộng địa bàn nghiệp vụ xe cơ giới và con người.
- Mở được một số đầu mối qua Cục thuế, Ngân hàng và các cổ đông chiến lược là Tổng công ty thuốc lá.
- Chương trình “Bảo dưỡng, kiểm tra và chăm sóc xe” đã tạo điều kiện cho phòng đẩy mạnh và phát triển doanh thu BH xe ô tô.
III.2.6.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT 5.
Kế hoạch kinh doanh năm 2005 của phòng là 6,5 tỷ, thực hiện là 4,354 tỷ, đạt 66% kế hoạch và bừng 77% so năm 2004.Cụ thể:
Bảng 9:Kết quả kinh doanh phòng KT5 năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2005
2004
2005
2004
1
BH hàng hải
0.234
0.063
371%
2
BH TS-KT
1.175
1.813
65%
0.0054
3
BH xe 2 bánh
0.016
0.013
123%
4
BH thân xe ôtô
1.027
1.522
68%
0.179
5
BH TNDS xe ôtô
0.604
0.691
87%
0.006
6
BH học sinh
0.459
0.466
99%
0.045
7
BH TNCN
0.686
0.689
99%
0.210
8
BH TNCN & y tế
0.150
0.425
36%
0.010
9
Tổng cộng
4.354
5.683
77%
0.474
*Nhận xét:
- Phòng có sự biến đổi lớn về nhân sự: điều động , bổ sung cán bộ mới…
- ảnh hưởng của việc bồi thường xe cơ giới trước đây còn nhiều bất cập cũng hạn chế, gia tăng về doanh thu.
- Lực lượng khai thác hạn chế nên phòng mới chỉ tập trung tái tục các nghiệp vụ , chưa phát triển dược các khách hàng mới.
- Kênh phân phối sản phẩm qua đại lí còn hạn chế.
- Chưa tập trung khai thác trên dịa bàn được giao quản lí, hoạt động kinh doanh còn phân tán.
III.2.7.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT 6
Kế hoạch là 5 tỷ, thực hiện 6,345 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch.Những nghiệp vụ có doanh thu tăng là Bảo hiểm tài sản kỹ thuật: 149%, bảo hiểm con người: 193%, riêng bảo hiểm thân xe có sự giảm sát chỉ bằng 43%. Cụ thể:
Bảng 10:Kết quả kinh doanh phòng KT6 năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2004
2005
2004
2005
1
BH hàng hải
0.922
0.353
261%
2
BH TS- KT
2.189
1.437
152%
3
BH xe 2 bánh
0.042
0.087
48%
0.019
0.004
475%
4
BH thân xe ôtô
0.990
2.319
43%
1.597
1.394
115%
5
BH TNDS xe ôtô
0.480
0.679
71%
0.271
0.183
148%
6
BH học sinh
0.110
0.200
55%
0.053
0.102
52%
7
BH TNCN
1.553
0.791
196%
0.500
0.312
160%
8
BH TNCN & y tế
0.057
0.601
9%
0.088
0.226
39%
9
Tổng cộng
6.343
6.469
98%
2.528
2.221
114%
*Nhận xét:
- Phòng có sự biến động lớn về nhân sự.
- Công ty phân cấp giám định, bồi thường và tổ chức quản lí tài chính tại phòng tạo điều kiện thuạn lợi và đã hỗ trợ tốt cho việc khai thác.
- Phòng đã nỗ lực hỗ trợ, đào tạo các cán bộ mới để mở rộng thị trường bảo hiểm xe cơ giới, chăm sóc tốt khách hàng để duy trì và mở rộng nghiệp vụ, thị trường và tăng doanh thu.
- Phòng đã mở ra được một số đại lí hoạt động có hiệu quả.
III.2.8.Kết quả hoạt động kinh doanh phong KT 7
Kế hoạch kinh doanh năm 2005 là 6,5 tỷ đồng, thực hiện là 5,347 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch, và bằng 116% so với năm 2004.Cụ thể:
Bảng 11:Kết quả kinh doanh phòng KT7 năm 2005
Stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2004
2005
2004
2005
1
BH hàng hải
0.150
0.033
455%
2
BH TS-KT
0.831
0.209
398%
3
BH xe 2 bánh
0.169
0.135
125%
0.019
4
BH thân xe ôtô
2.618
2.804
93%
1.802
1.566
115%
5
BH TNDS xe ôtô
0.794
0.754
105%
0.151
0.156
96%
6
BH học sinh
0.385
0.292
132%
0.099
0.149
66%
7
BH TNCN
0.259
0.252
103%
0.14
0.067
209%
8
BH TNCN & y tế
0.91
0.95
96%
0.009
0.043
23%
9
Tổng cộng
5.298
4.575
116%
2.221
1.983
112%
*Nhận xét:
- Tổ chức của phòng ổn định.
- Hệ thống đại lí của phòng hoạt động còn kém hiệu quả, phòng chưa khai thác hết tiềm năng qua kênh khai thác này.
- Đầu mối khách hàng của phòng phần lớn là qua hệ thống ngân hàng nhưng cũng bị cạnh tranh mạnh cảu các công ty khai thác cả về phí bảo hiểm và doanh thu.
III.2.9.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT8
Kế hoạch là 3,5 tỷ đồng, thực hiệ là 1,5 tỷ đồng,đạt 42% kế hoạchvà bằng 187% so năm 2004.Cụ thể :
Bảng 12:Kết quả kinh doanh phòng KT8 năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2004
2005
2004
2005
1
BH hàng hải
0.657
2
BH TS-KT
0.212
0.100
3
BH xe 2 bánh
0.032
0.009
4
BH thân xe ôtô
1.004
0.309
0.304
0.153
5
BH TNDS xe ôtô
0.177
0.065
0.011
6
BH học sinh
0.041
0.016
0.125
7
BH TNCN
0.023
0.194
0.145
8
BH TNCN & y tế
0.010
0.109
0.034
9
Tổng cộng
1.500
0.804
187%
0.471
65%
* Nhận xét:
- Tình hình tổ chức của phòng có nhiều sự biến động, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động kinh doanh của phòng
- Khả năng cạnh tranh của phòng trên địa bàn còn hạn chế, chưa theo kịp với thị trường và sự đòi hỏi của khách hàng.
III.2.10.Kết quả hoạt động kinh doanh phòng KT9
Kế hoạch kinh doanh năm 2005 của phòng là 3,5 tỷ, thực hiện 3,22 tỷ, đạt 92% kế hoạch và bằng 571% so năm 2004.Cụ thể:
Bảng 13:Kết quả kinh doanh phòng KT9 năm 2005
stt
Chỉ tiêu
Doanh thu
(tỷ đồng)
TL%
2004
Bồi thường
(tỷ đồng)
TL%
2004
2004
2005
2004
2005
1
BH hàng hải
0.018
2
BH TS-KT
0.465
0.065
3
BH xe 2 bánh
0.052
4
BH thân xe ôtô
0.31
0.143
0.100
0.003
5
BH TNDS xe ôtô
0.25
0.034
0.080
6
BH học sinh
0.492
0.244
0.163
0.043
7
BH TNCN
0.62
0.053
0.165
8
BH TNCN & y tế
0.012
0.025
49%
0.044
0.048
9
Tổng cộng
3.220
0.564
571%
0.472
0.094
502%
* Nhận xét:
- KT 9 mới được thành lập đầu 2005 nhưng đã đạt được những kết quả nhất định do có sự cải tổ về chính sách tài chính, chiến lược phát triển của Tổng công ty nói chung và của Bảo Minh Hà Nội nói riêng…
- Phòng đã mở được các đại lí chi nhánh là chi nhánh ngân hàng tại địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn…
III.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ
III.3.1.Nhóm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC297.doc