LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: QUÁ TRèNH HèNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CễNG TY 3
I. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Tổng cụng ty 3
II. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cụng ty. 4
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng các phũng ban trong Tổng cụng ty 5
PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CẢU TỔNG CÔNG TY
I. Công tác lập dự án 8
II. Thẩm định dự án 9
III.Quản lý quá trình thực hiện đầu tư các dự án 11
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY 15
KẾT LUẬN 19
20 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập kỷ 70, Tổng công ty đã được giao thi công, xây dựng nhiều công trình cầu đường bộ, đường sắt, nhà máy, đóng mới và sửa chữa tàu biển, nhà đân dụng... trên khắp mọi miền đất nước. Trong thời kỳ này, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã hợp tác xây dựng với các nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô (cũ), Cu Ba, Đan Mạch, Phần Lan, Lào... xây dựng được nhiều công trình hạ tầng có quy mô lớn, kỹ thuật cao góp phần tái thiết đất nước trong giai đoạn 1970-1990.
Từ những năm 1990 trở về đây, Tổng công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra nước ngoài và tham gia đấu thầu quốc tế. Công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên của tổng công ty là dự án cải tạo đường 4, đường 13 Bắc Lào từ Luông prabăng tới Kasi, với tổng giá trị trên 30 triệu USD. Dự án đã hoàn thành trước thời hạn 01 tháng. Bằng những kinh nghiệm và uy tín của mình, Tổng công ty đã tiếp tục thắng thầu dự án ADB7, dự án mở rộng nâng cấp đường thủ đô Viên Chăn và dự án ADB8 tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Với số lượng công trình tăng lên hàng năm, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với mưc tăng trưởng nhanh, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, trở thành một Tổng công ty mạnh và khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giao thông Vận tải. Hiện nay Tổng công ty đã và đang hợp tác, liên doanh với các tập đoàn của Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ...Tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng giá trị các hợp đồng trên 6000 tỷ VND.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cụng ty.
Căn cứ theo quyết định số 4895 QĐ/TCCB - LĐ cho phép thành lập Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông I. Trải qua các thời kỳ xây dựng, bảo vệ, tái thiết đất nước. Nhiệm vụ của tổng Công ty chủ yếu là xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông như: cầu, đường, bến cảng... phục vụ nhu cầu kinh tế dân sinh và quốc phòng.
Thực tế theo Điều 2 của quyết định, Tổng Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng các công trình giao thông trong nước và ngoài nước (mã số 02 - 01 - 03), xây dựng các công trình công nghiệp , dân dụng (mã số 02 - 01 - 01; 02 - 01 - 06), sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép; sản phẩm cơ khí khác (mã số 01 - 05).
Cung ứng, xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị giao thông vận tải (mã số 07 - 03; 07 - 04), tư vấn đầu tư xây dựng giao thông, vận chuyển vật tư, thiết bị, cấu kiện phục vụ thi công của Tổng Công ty, đào tạo công nhân kỹ thuật nghiệp vụ và xây dựng các công trình khác như: Thuỷ lợi - quốc phòng - điện.
Ban ĐH các dự án ngoài nước
Ban ĐH các dự án trong nước
Văn phòng
Phòng tổ chức cán bộ lao động
Phòng quản lý dự án
Phòng thông tin thị trường
Phòng quản lý thiết bị vật tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch thống kê
Khối xây dựng
hỗn hợp
Khối xây dựng đường sân bay
Khối xây dựng cầu, cảng
Ban kiểm soát
Khối dịch vụ, phục vụ
P.Tổng Giám Đốc Nội chính
P.Tổng Giám Đốc Quản lý thi công
P.Tổng Giám Đốc Kỹ thuật - Công nghệ thi công
P.Tổng Giám Đốc Vật tư - Thiết bị Công nghệ
P.Tổng Giam Đốc
Kinh doanh
Tổng Giám Đốc
III, Cơ cấu tổ chức bộ mỏy và chức năng cỏc phũng ban trong Tổng cụng ty.
Hội đồng Quản trị
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
- Hội đồng Quản trị: Bao gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các uỷ viên. Hội đồng Quản trị thực hiện chức năng quản lý các hoat động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo quyền hạn, trách nhiệm Nhà nước giao.
- Ban kiểm soát: Hội đồng Quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp Hội đồng Quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viển trong hoạt động điều hành,hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị và luật pháp.
- Tổng Giám đốc : Là người do Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ của Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
-Các phó tổng Giám đốc: Là người giúp tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực như: Kinh doanh, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật thi công, quản lý thi công và nội chính. Các phó tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao phó.
- Phòng kế hoạch- thống kê: Làm chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức giám sát thực hiện các kế hoạch.
- Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thu thập, phân loại, tổng hợp và xử lý các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn, lập kế hoạch huy động vốn, phân phối các nguồn vốn cho các đơn vị thành viên.
- Phòng quản lý thiết bị vật tư: Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật thi công, áp dụng công nghệ mới, đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới đảm bảo tiến độ thi công các công trình đạt hiệu quả cao.Chuyển giao công nghệ, mua máy móc thiết bị vật tư.
- Phòng thông tin thị trường: Tìm kiếm các gói thầu, chuẩn bị các thông tin cần thiết cho đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu các công trình.Tìm kiếm các nguồn cung ứng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị với giá rẻ hơn.
-Phòng quản lý các dự án: Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đã thắng thầu.
-Phòng tổ chức cán bộ lao động: Quản lý lao động, thực hiện chế độ đối với người lao động: chế độ tiền lương, thưởng, phạt, hưu trí, bảo hiểm và công tác an toàn trog lao động.
- Văn phòng : Tổ chức quản trị, xây dựng và giải quyết văn bản,lập kế hoạch tổ chức, chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị cho Tổng công ty, tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo.
- Các ban điều hành các dự án trong và ngoài nước: Các ban này được thành lập theo đòi hỏi của các dự án. Khi thắng thầu một dự án nào đó thì các ban này được thành lập nhằm giúp Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động khi tiến hành các dự án.
PHẦN II:TèNH HèNH QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CễNG TY
I. Công tác lập dự án:
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
- Theo quy mô và tính chất: Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này;
- Theo nguồn vốn đầu tư: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
2. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
3. Ngoài ra, tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây :
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, 4 năm đối với dự án nhóm B.
Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
4. Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt Báo cáo đầu tư thì mỗi dự án thành phần được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập.
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.
Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.
II. Thẩm định dự án:
1. Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
3. Xin phép đầu tư xây dựng công trình
- Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.
- Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
Tóm tắt nội dung Báo cáo đầu tư, tóm tắt ý kiến các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
4. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
5. Đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.
6. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
7. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
8. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
9. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
10. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
III.Quản lý quá trình thực hiện đầu tư các dự án:
1. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
- Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực;
- Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.
2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt;
Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Ký kết hợp đồng với các nhà thầu;
Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu;
Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng.
Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Ban Quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;
Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;
Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;
Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;
Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;
Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;
Nghiệm thu, bàn giao công trình;
Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Ban Quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Ban Quản lý dự án không được phép thành lập các Ban Quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì Ban Quản lý dự án được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.
6. Ban Quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án để quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.
Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
7. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập.
8. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:
Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;
Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án;
Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.
9. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:
Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt;
Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu;
Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;
Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;
Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;
Nghiệm thu, bàn giao công trình;
Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.
10. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.
Phần III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty
Hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển của vốn. Do vậy doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản lý tài sản sau đây:
Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về tất cả các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu... để có kế hoạch mua sắm dự trữ vật tư đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Việc xác định đúng đắn nhu cầu về vốn lưu động để dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung. Nhu cầu vốn lưu động được xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất của doanh nghiệp và ngược lại nếu vốn lưu động dự trữ quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy vấn đề này doanh nghiệp phải có những biện pháp, chính sách nhất định đối với các khoản hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ... doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu thực tế ở từng khâu, từng phân xưởng, từ đó xác định mức dự trữ hợp lý.
Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành sản phẩm thu mua vật tư, hạn chế tối đa vật tư kém phẩm chất, gây ứ đọng vốn lưu động, giảm tối đa tình trạng bị các nhà cung ứng, vật tư chiếm dụng vốn.
Quản lý chặt chẽ vật tư hàng hoá, tính toán tiêu dùng vật tư theo định mức của ngành nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong hạ giá thành sản phẩm giúp cho quá trình tiêu thụ được nhiều hơn.
Đối với các khoản phải thu doanh nghiệp cần quy định những biện pháp, chính sách nhất định như: chính sách về thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm thậm trí cả những chính sách cứng rắn hơn trong việc thu hồi nợ.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín về sản phẩm trên thị trường.
Tiết kiệm các yếu tố quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông và các chi phí khác ít đem lại hiệu quả kinh tế như: chi phí tiếp khách, hội họp, hội thảo... góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động trong sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, đảm bảo quá trình xây dựng liên tục, guảm lượng sản phẩm dở dang.
Tăng doanh thu: doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ sản phẩm của Công ty (ở đây là các công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho đối tác) trong một thời gian nhất định. Doanh thu là nhân tố quyết định tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Doanh thu cao chứng tỏ thị phần của Tổng Công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô kinh doanh của Tổng Công ty.
Do đó để tăng hiệu quả hoạt động đầu tư, trong thời gian tới Tổng Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động môi trường như: chiến lược đặt giá nhận thầu thấp nhất, chiến lược tập trung vào trọng điểm, chiến lược đa dạng hoá thích hợp, chiến lược liên kết để tăng sức cạnh tranh.
Thực tế cho thấy những năm qua chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Tổng Công ty rất lớn. Năm 1997 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 1474 triệu đồng và 86113 triệu đồng, năm 1998 là 2.745 triệu đồng và 95.902 triệu đồng; năm 1999 là 1.457 triệu và 100.536 triệu đồng; năm 2000 là 1593 triệu đồng và 107.926 triệu đồng. Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm tránh hãng phí để quá trình kinh doanh đặt hiệu quả cao.
Đối với việc lập kế hoạch vốn lưu động hàng năm, cần cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạch huy động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự đoán thị trường, xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, vật tư. Dựa trên kế hoạch này, xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để trên cơ sở tiết kiệm vốn lưu động.
Mặc dù đối với các đơn vị thành viên thực hiện hạch toán độc lập, quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản cố định của mối đơn vị là phải rõ ràng phải tự chịu trách nhiệm. Song Tổng Công ty cũng phải theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định bằng cách lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và xử lý nghiêm khắc những người gây thiệt hại về tài sản cố định của Công ty.
Tăng cường thu hồi vốn cố định bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại tài sản cố định khi có biến động giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị tài sản cố định nên tiến hành định kỳ 6 tháng hoặc một năm hay lâu hơn nữa là tuỳ thuộc vào loại tài sản cố định.
Tăng cường đổi mới tài sản cố định là yếu tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa tăng năng suất lao động. Do vậy Tổng Công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các tài sản cố định hư hỏng, không đem lại hiệu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho tài sản cố định. Muốn làm được phải tiến hành lập kế hoạch về tài sản cố định về các mặt như: kế hoạch trang bị, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, kế hoạch sử dụng tài sản cố định, kế hoạch khấu hao và dự trữ tài sản cố định.
Việc đầu tư cho tài sản cố định của Tổng Công ty đều rất lớn do vậy Tổng Công ty phải khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tích cực tự tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của Tổng Công ty để tìm kiếm nguồn tài trợ.
Trong thời gian tới Tổng Công ty cần tiếp tục đổi mới đồng bộ các máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới để nâng cao năng lực sản xuất. Không ngừng nâng cấp máy móc thiết bị cũ, mạnh dạn thanh lý, bỏ đi các thiết bị cũ mà không mang lại sản lượng cao, năng suất thấp và tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Do các ngân hàng có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp thông qua lãi suất và hoạt động giao dịch. Doanh nghiệp luôn luôn muốn tối thiểu hoá chi phí, do vậy mà khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định phải đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sao cho lợi nhuận thu được tối thiểu phải bù đắp chi phí. Với mức lãi suất hiện nay là 0,75%/ tháng với vay dài hạn và 0,65% /tháng với vay ngắn hạn là vẫn còn cao. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn,trong thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1031.doc