PHẦN I 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP 1
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA XÍ NGHIỆP 2
1. Chức năng của Xí nghiệp 2
2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp 2
3. Các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu của Xí nghiệp 3
III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU 3
VI. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN PHẨM 5
1. Hình thức tổ chức sản xuất của Xí nghiệp 5
2. Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp 5
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP 6
1. Mô hình tổ chức Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội 6
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Xí nghiệp 7
PHẦN II 10
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG 10
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 10
I. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING 10
1. Sản phẩm của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội 10
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 10
Bảng 3: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2003- 2004 11
Bảng 7: Kết quả tổng doanh thu của Xí nghiệp 15
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 15
4. Chính sách giá của Xí nghiệp 15
5. Chính sách phân phối và hình thức xúc tiến bán sản phẩm của Xí nghiệp 16
6. Đối thủ cạnh tranh 16
7. Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Xí nghiệp 16
II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG 18
1. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp 18
2. Tình hình sử dụng thời gian lao động và năng xuất lao động của Xí nghiệp 19
3. Định mức lao động 20
4. Tuyển dụng và đào tạo lao động 21
5. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương của Xí nghiệp 22
6. Nguyên tắc thanh toán tiền lương sản phẩm và phân phối tiền lương trực tiếp đến người lao động 24
Bảng 10: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp 26
7. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của Xí nghiệp 27
III.PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ -TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 27
1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong xí nghiệp 27
2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 28
3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Xí nghiệp 29
4. Tình hình dự trữ bảo quản cấp phát nguyên vật liệu 30
5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định 31
6. Tình hình sử dụng tài sản cố định 32
7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 32
IV. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH CỦA XÍ NGHIỆP 32
1. Phân loại chi phí 32
2. Xây dựng giá thành theo kế hoạch 33
3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 33
4. Các loại sổ sách kế toán 35
V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP 35
1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 36
2. Phân tích các chỉ số tài chính 38
3. Nhận xét về tình hình tài chính của Xí nghiệp 41
PHẦN III 42
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 42
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không. Đây chính là đối thủ cạnh tranh lớn hiện nay của ngành đường sắt.
7. Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Xí nghiệp
Trong những năm gần đây, Xí nghiêp vận dụng toa xe khách Hà Nội đã tạo được nhiều uy tín đối với khách hàng, doanh thu ngày càng cao, doanh thu năm nay cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động Marketing của Xí nghiệp đã được chú trọng thực hiện và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và ưu điểm, Xí nghiệp vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần được khắc phục.
a. Những thành công và ưu điểm
Là một Xí nghiệp phục vụ và vận tải hành khách đi tàu vì vậy trong quá trình tồn tại và phát triển, Xí nghiệp đã lựa chọn cho mình mối quan hệ tốt với khách hàng và có uy tín cao. Chất lượng phục vụ hành khách trên các đoàn tàu thuộc Xí nghiệp quản lý luôn được cải thiện và nâng cao. Có chuyển biến rõ rệt trong công tác giao tiếp ứng xử thể hiện qua đơn thư phản ánh giảm và số lượng thư khen ngày càng tăng. Qua phiếu thăm dò hành khách về công tác phục vụ hành khách trên tàu có 75% - 90% ghi nhận đạt yêu cầu. Cố gắng trong các chiến dịch vận tải hè, tết duy trì chất lượng phục vụ các mác tàu cao cấp SE1/2, E1/2, S1/2, SP1/2, LC5/6, V1/2, M1/2. Tổ chức có hiệu quả đoàn tàu phục vụ kiểu mẫu. Trong năm 2004 đã cấp 1.159.400 suất ăn chế biến sẵn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đặc biệt Xí nghiệp đã xây dựng và công nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và HACCP cho xưởng sản xuất suất ăn chế biến sẵn.
Xí nghiệp rất coi trọng chất lượng phục vụ hành khách, vì chất lượng là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh. Hành khách, hàng hoá đến với ngành đường sắt ngày càng tăng là do chất lượng phục vụ và chất lượng các toa tàu ngày càng được nâng cao. Ngoài biện pháp nghiệp vụ vận tải như: xây dựng kịp thời các quy chế chỉ đạo, quy trình tác nghiệp tàu, cải tiến công tác kiểm tra trên ga, thông tin sản xuất hàng ngày, quy chế kiểm tra luật lệ định kỳ, cải tiến công tác xây dựng Chính quy - Văn hoá - An toàn, Xí nghiệp đã tổ chức lớp đào tạo Marketing, giao tiếp. Vì vậy, doanh thu của Xí nghiệp ngày một tăng cao.
Xí nghiệp đã rút ngắn thời gian của các chuyến tàu. Đó chính là thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, rút ngắn được thời gian đi tàu cho hành khách. Trong nền kinh tế gọi là rút ngắn được thời gian chết để nhanh chóng quay vòng quá trình sản xuất kinh doanh (tức rút ngắn quy trình kinh doanh). Xí nghiệp cũng có nhiều loại toa xe như: Toa xe ngồi cứng, toa xe ngồi mềm, toa xe nằm cứng, toa xe nằm mềm, toa xe điều hoà… đáp ứng được nhu cầu của hành khách đi tàu và phù hợp với mức thu nhập của nhân dân trong nước, phù hợp với khách đi du lịch trong nước và nước ngoài.
b. Những nhược điểm còn tồn tại cần được khắc phục
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta nói chung và ngành vận tải đường sắt nói riêng đã và đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Trong ngành giao thông vận tải, phương tiện vận tải đường sắt không còn ưu thế độc quyền vì thế ngành đường sắt cần phải đổi mới về phương tiện. Các toa xe tuy được nâng cấp thường xuyên nhưng cũng đã cũ, thiết bị không đồng bộ, phụ tùng thay thế còn thiếu. Đặc biệt một số phụ tùng đặc chủng còn phải nhập ngoại theo giá chênh lệnh trên thị trường.
- Việc sửa chữa chỉnh bị gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn (nhất là toa xe), mặt bằng chỉnh bị thiếu, chật hẹp. Công tác chỉnh bị phải tiến hành ngay trên đường đón gửi tàu.
- Công tác sửa chữa định kỳ toa xe hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà máy Xí nghiệp khác.
- Luồng khách bất bình hành lớn không theo quy luật. Thiếu lao động khi công việc vào dịp lễ, tết, hè tăng thêm chuyến, thêm toa. Vào những ngày mùa mưa lũ lại vắng khách nên lao động lại bị thừa.
- Công tác dịch vụ trên các tàu khách còn chưa đa dạng, chưa khai thác hết thị trường. Dịch vụ sản xuất chế biến đồ ăn sẵn lên tàu còn nhiều hạn chế chưa phong phú.
- Công tác an toàn chạy tàu, an toàn hành khách, an toàn lao động, an toàn cháy nổ còn chưa vững chắc, tình trạng cắt xén nguyên vật liệu, thực phẩm, chế độ tác nghiệp vẫn còn xảy ra.
- Chất lượng phục vụ ở một số đoàn tàu còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là tinh thần, thái độ, giao tiếp, ứng xử ở một số cán bộ công nhân viên còn cứng nhắc, vệ sinh toa xe chưa thật tốt.
II. Phân tích công tác lao động- tiền lương
1. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là một Xí nghiệp có quy mô vừa, cơ cấu quản lý gọn nhẹ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đông trên 2000 người, độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên dưới 35 tuổi với đủ mọi trình độ khác nhau: kỹ sư tốt nghiệp đại học, công nhân được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cho tới những người không được đào tạo qua các trường lớp như lao công, tạp vụ, bảo vệ…
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, Xí nghiệp luôn luôn nâng cao trình độ nhận thức của người lao động:
Hơn 195 lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 10%
249 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 12, 58%
298 lao động là công nhân lành nghề bậc cao chiếm 15, 06%
120 CBCNV quản lý chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 6%
1123 lao động nam chiếm 56, 2%
890 lao động nữ chiếm 44, 6%
Xí nghiệp luôn coi trọng công tác, các phong trào thi đua, và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề, phổ biến quy chế đến từng cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn tổ chức các phong trào thi đua cho từng cán bộ công nhân viên, cho từng tổ tàu như: thi đoàn xe sạch “ Chính qui - Văn hoá - An toàn”, thi lái tàu an toàn… thi đua cho từng tổ sản xuất và trên thực tế đã tạo được sự cạnh tranh giữa các cán bộ công nhân viên, các tổ tàu, các toa xe và các tổ sản xuất.
2. Tình hình sử dụng thời gian lao động và năng xuất lao động của Xí nghiệp
a. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Đối với các doanh nghiệp, các Xí nghiệp sản xuất, việc phân công lao động phù hợp với tình hình thực tế, phân công đúng người, đúng năng lực là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội với công việc chính là phục vụ, vận tải hành khách và hàng hoá. Vì vậy, việc sử dụng thời gian lao động đối với cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp phải phù hợp với từng nhiệm vụ, công việc của mỗi người. Dựa vào số lao động kế hoạch của Xí nghiệp, thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên theo chế độ, Xí nghiệp đã xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động cho từng bộ phận như sau:
- Khối lao động làm việc theo giờ hành chính: Là những cán bộ công nhân viên không trực tiếp sản xuất, các phòng ban ngày làm việc 8h, 1 tuần làm việc 40h, nghỉ thứ 7 và Chủ nhật. Sáng từ 7h30phút - 11h30phút, chiều từ 13h30phút - 16h30phút theo đúng chế độ của Luật lao động mà Nhà nước đã ban hành.
- Khối lao động theo phiên vụ đi tàu: Là những cán bộ công nhân viên phục vụ trên tàu, chế độ nghỉ và làm việc phụ thuộc vào hành trình chạy của tàu, cuối mỗi tuần sẽ được các tổ trưởng thông báo cho giờ nghỉ và giờ làm việc của tuần sau.
- Khối lao động làm việc theo ban kíp 24h/24h: Là những cán bộ công nhân viên có mặt 24h/24h tại các trạm, các toa xe để phục vụ, đáp ứng việc sửa chữa, bảo dưỡng các bộ phận của đoàn tàu trong lúc tàu đang vận hành trên đường ray cũng như dừng ở ga. Khối lao động làm việc theo ban kíp cũng tuỳ theo lịch phân công mà có chế độ nghỉ 12h hoặc 24h xoay vòng.
Dù làm việc theo giờ hành chính hay theo phiên vụ tàu, theo ban kíp nhưng tất cả cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp cũng được nghỉ các ngày lễ, tết mà vẫn được hưởng lương theo đúng chế độ.
b. Năng xuất lao động của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp
Tổng công ty đường sắt Việt Nam làm công tác chính là vận tải hành khách và hàng hoá. Sản lượng của ngành đường sắt chính là hành khách/km và tấn/km được phân ra làm nhiều công đoạn do các Xí nghiệp thành viên của ngành đảm nhận.
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội không có khối lượng sản phẩm cụ thể, do đó Xí nghiệp không có năng xuất lao động của sản phẩm chính mà chỉ cố gắng hết sức trong việc vận dụng toa xe để đáp ứng đủ nhu cầu chạy tàu của ngành. Xí nghiệp huy động đến mức tối đa số lượng xe hiện có, đặc biệt là trong các chiến dịch vận tải hè, tết.
- Cụ thể năm 2004 Xí nghiệp đã thực hiện đưa 466/466 xe đi sửa chữa định kỳ, trong đó sửa chữa lớn 64 xe, sửa chữa nhỏ 402 xe, bảo dưỡng các cấp máy phát điện 466 máy, bảo dưỡng các cấp điều hoà không khí là 2.508 lượt máy, ngoài ra còn số xe nối thêm là 22.308 lượt xe, lập thêm 122 chuyến tàu.
Bảng 8: Năng suất lao động của xưởng chế biến suất ăn sẵn trong 2 năm 2003 - 2004.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
So sánh 2004/2003
Mức
%
Tổng doanh thu
Triệu đồng
107.579.469
102.470.527
-5.108.942
-5
Số lao động bình quân/năm
Người
70
68
-2
-2, 9
Năng suất lao động bình quân 1người/năm
Triệu đồng
153, 7
150, 7
-3
-2
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Lao động)
Theo bảng đánh giá tình hình năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp ta thấy: doanh thu của Xí nghiệp đã giảm hơn năm trước không phải đo chất lượng sản phảm của suất ăn sẵn giảm mà do số lao động bình quân giảm, sự phân công lao động chưa hợp lý khiến doanh thu của Xí nghiệp thấp.
Bảng 9: Năng suất lao động của xưởng sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính (giặt vải và giặt chiếu).
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
So sánh 2003/2004
Mức
%
Tổng doanh thu
Triệu đồng
2906, 33891
4795, 20784
+1888, 86893
+65
Số lao động bình quân/năm
Người
175
190
+15
+8, 6
Năng suất lao động bình quân 1người/năm
Triệu đồng
16, 61
25, 24
+8, 63
+52
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động)
Nhận xét: Năm 2004 tổng doanh thu tăng so với năm 2003. Nguyên nhân tăng là do năm 2004 số lao động bình quân tăng lên do đó năng suất lao động cũng tăng cao so với năm 2003.
3. Định mức lao động
Để xây dựng mức lao động có hai phương pháp: khái quát và phân tích. Theo thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Xí nghiệp Liên hợp I xây dựng mức lao động tổng hợp dựa trên phương pháp phân tích được tiến hành theo các bước sau:
1/ Phân loại lao động
2/ Xác định đơn vị tính mức lao động tổng hợp
3/ Tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm
Phân loại lao động là việc phân lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ phục vụ và lao động quản lý để định mức hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã ban hành hệ thống định mức lao động tổng hợp để áp dụng thống nhất trong việc xây dựng và xét duyệt đơn giá tiền lương của các Xí nghiệp Liên hợp vận tải thành viên.
Mức lao động tổng hợp theo đơn vị sản phẩm được tính theo công thức:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó:
Tsp : Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (đơn vị là giờ người/đv sản phẩm)
Tcn : Mức lao động công nghệ
Tpv : Mức lao động phụ trợ, phục vụ
Tql : Mức lao động quản lý
Tcn ; Tpv ; Tql được tính như sau:
tcni : Mức lao động của ngày công công nghệ thứ i
n : Số ngày công công nghệ sản xuất sản phẩm
tpvi : Mức lao động của ngày công công nghệ phụ trợ, phục vụ
n : Số ngày công phụ trợ, phục vụ sản xuất sản phẩm
Tqli : Mức lao động quản lý cho đơn vị sản phẩm loại i
Tsxi : Mức lao động sản xuất cho đơn vị sản phẩm loại i (Tsxi = Tcni + Tpvi)
Qim : Số lượng sản phẩm loại i sản xuất trong năm
S : Số giờ công lao động kế hoạch bình quân năm của 1 lao động quản lý
4. Tuyển dụng và đào tạo lao động
a. Tuyển dụng lao động
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, vì vậy việc tuyển dụng lao động trong Xí nghiệp phải được sự cho phép của Tổng công ty, không tự ý tuyển dụng lao động.
Khi cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp giảm đi do nghỉ các chế độ: về hưu, về một cục… hay chuyển công tác, chịu các hình thức kỷ luật thì Xí nghiệp mới xin phép cấp trên (Tổng công ty đường sắt Việt Nam) xin tuyển lao động mới thay thế, bổ sung.
Chế độ tuyển dụng của Xí nghiệp cũng khá khắt khe, Xí nghiệp chỉ nhận những người có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc tại Xí nghiệp, tại các toa xe, phân xưởng. Tất cả những nhân viên mới đều phải qua thực tế sản xuất, được đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành và phải thi sát hạch.
Xí nghiệp cũng có chế độ trả lương cho người tuyển dụng mới, trong thời gian thử việc, tất cả các cán bộ công nhân viên đã tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được tiếp nhận vào Xí nghiệp đều được ký hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ của Nhà nước và Tổng công ty cũng như của Xí nghiệp.
b. Đào tạo lao động
Xí nghiệp cũng đã có những kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo lao động.
Xí nghiệp thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng ngành nghề, mời các giáo viên của các trường Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Thuỷ lợi về giảng dạy, cụ thể trong năm 2004, Xí nghiệp đã đào tạo cho cán bộ công nhân viên như sau:
- Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trên toa tàu với khách hàng: 120 người do giáo viên Hàng Không giảng dạy.
- Bồi dưỡng cho nhân viên nâng cao tay nghề của phân xưởng cơ điện lạnh: 25 người do giáo viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải hướng dẫn.
- Học các lớp an toàn vệ sinh viên: 95 người.
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân sửa chữa toa xe: 20 người.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho trưởng tàu: 50 người
- Mở 21 lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ nghề sửa chữa, kỹ năng phục vụ hành khách cho 870 lượt cán bộ công nhân viên với nội dung thiết thực cho sản xuất.
5. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương của Xí nghiệp
a.Tổng quỹ lương của Xí nghiệp
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là Xí nghiệp thành viên của Xí nghiệp Liên hợp I. Xí nghiệp Liên hợp I tính toán quỹ tiền lương năm cho các Xí nghiệp thành viên theo số lượng và chất lượng sản phẩm công đoạn và đơn giá trên cơ sở đơn giá tiền lương tạm giao của Liên hiệp đường sắt Việt Nam.
Tổng quỹ lương của Xí nghiệp bao gồm: lương chế độ (còn gọi là lương cứng), lương sản xuất kinh doanh (còn gọi là lương mềm), lương đặc thù (nếu có), và được tính theo công thức sau:
Qxn=Qcđ+Qsx+Qđt=(1+Ksx)Qcđ+Qđt
Trong đó:
Qxn: Tổng quỹ lương của Xí nghiệp
Qcđ: Quỹ lương chế độ theo ND26/CP
Qđt: Quỹ lương đặc thù của Xí nghiệp
Ksx: hệ số quỹ lương hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Ksx=
Qsx
Qcđ
*Xác định quỹ lương chế độ theo ND26/CP:
Qcđ =Lđv x TLmin x (1+KPC)Hcb x 12
Trong đó:
Lđv: Lao động theo định viên của Xí nghiệp
TLmin: Mức lương tối thiểu do nhà nước qui định (290.000đ/tháng)
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của Xí nghiệp
KPC: Tỷ lệ % phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá lương của các đơn vị
b. Đơn giá tiền lương của Xí nghiệp
Đơn giá tiền lương được xây dựng theo các sản phẩm công đoạn của Xí nghiệp. Sản phẩm công đoạn của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách là: số xe vận dụng tàu Thống Nhất + liên vận quốc tế; số chuyến tàu Thống Nhất + liên vận quốc tế; xe Km tàu địa phương.
Vxe vận dụng tàu TN =
Lương bộ phận xe vận dụng + % lương quản lý bổ trợ
Số xe vận dụng tàu Thống Nhất kỳ kế hoạch
Vxe vận dụng tàu ĐP =
% lương khối tàu địa phương + % lương quản lý, bổ trợ
Số xe vận dụng tàu địa phương kỳ kế hoạch
Vxe Km =
Quỹ lương
Số xe Km kỳ kế hoạch
Từ quỹ lương của Xí nghiệp liên hợp I phân cho các Xí nghiệp thành viên, Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội phân đơn giá tiền lương sản phẩm cho các đơn vị. Đơn giá tiền lương sản phẩm được tính theo công thức sau:
Csp i =
QLKHspi
KLKH spi
Trong đó:
Csp i: đơn giá sản phẩm lương thứ i
KLKH spi: khối lượng sản phẩm thứ i
QLKHspi: quỹ lương kế hoạch sản phẩm thứ i
Quỹ lương sản phẩm thứ i được xây dựng theo công thức sau:
QLKH spi = KĐVspi x HSlương cbbq x 290.000 x Kđt x Kđc
Trong đó:
KĐVspi: định viên lao động cho sản phẩm thứ i
Kđt: hệ số điều tiết cho một loại sản phẩm (tuỳ theo tình hình cụ thể từng thời kỳ cho phù hợp, Kđt do giám đốc Xí nghiệp quyết định sau khi đã bàn bạc với các đoàn thể)
Kđc: hệ số điều chỉnh áp dụng chung cho các sản phẩm
6. Nguyên tắc thanh toán tiền lương sản phẩm và phân phối tiền lương trực tiếp đến người lao động
a. Thanh toán tiền lương sản phẩm
Căn cứ vào khối lượng sản phẩm các đơn vị thực hiện và đơn giá tiền lương sản phẩm. Xí nghiệp xây dựng phương pháp tính lương sản phẩm cho các đơn vị như sau:
QLTH = (SPTHi x Ci) x I
Trong đó:
QLTH: quỹ lương thực hiện của đơn vị
SPTHi: khối lượng sản phẩm thứ i
Ci: đơn giá sản phẩm thứ i
I: hệ số hoàn thành chung của Xí nghiệp
b. Phân phối tiền lương đến người lao động
Căn cứ vào quỹ tiền lương, các đơn vị thanh toán cho cán bộ công nhân viên như sau:
- Cán bộ công nhân viên đi học, nghỉ theo chế độ trong những ngày không làm lương khoán sản phẩm được thanh toán theo công thức sau:
Lgtg=
Lgcb + PClg
x N (*)
GiCĐ
Trong đó:
Lgtg: tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên những ngày không làm lương khoán.
Lgcb: lương cấp bậc của cán bộ công nhân viên = Hệ số lương x 290.000đ
GiCĐ: giờ công chế độ bình quân tháng
N: số giờ công không làm lương khoán
- Đối với công nhân viên tham gia lương khoán:
Với cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, sản phẩm chỉ có 1 người tham gia thì lương sản phẩm được tính như sau:
LgSP = SP x đơn giá tiền lương sản phẩm
Sản phẩm của từng tổ, bộ phận có nhiều người tham gia, sau khi đã thanh toán cho cán bộ công nhân viên phần lương cơ bản (tiền lương cứng), tiền lương những ngày không làm lương khoán. Số tiền lương còn lại là lương khuyến khích được xây dựng như sau:
LkkCN
QLSP-tiền lương đã thanh toán theo công thức (*)
x SPPCN
Tổng SPPCN
Trong đó:
LkkCN: phần lương khuyến khích sản phẩm của cá nhân
SPPCN: suất phân phối cá nhân
SPPCN = giờ công sản xuất (ngày công sx) x hệ số chất lượng cá nhân, tập thể x hệ số chức danh (hệ số lương)
Chất lượng cá nhân do tổ trưởng, trưởng bộ phận họp công khai bình quân chấm điểm cho từng cá nhân trong tổ, bộ phận.Và thủ trưởng đơn vị là người ra quyết định.
* Hệ số:
Loại A = 1.0
Loại B = 0.9
Loại C = 0.8
Loại khuyến khích = 0.7
Còn lại = 0.6
* Hệ số chức danh lương quy định:
Đối với các tổ tàu (kể cả tổ tàu hưởng lương chuyến)
- Trưởng tàu khách = 1.3
- Phó tàu khách, trưởng tàu an ninh, tổ phó ăn uống = 1.25
- áp tải kỹ thuật, nhân viên bếp = 1.2
- Nhân viên phục vụ = 1.0
Đối với công nhân sửa chữa toa xe: là hệ số cấp bậc đang làm, nếu là tổ trưởng khi nhận sản phẩm được thêm hệ số = 1.1
Đối với cán bộ công nhân viên:
- Đội phó = 1.3
- Tổ phó, giao tiếp = 1.1
- Còn lại = 1.0
* Tổng thu nhập cá nhân người lao động được tính theo công thức sau:
TLtháng CN = Lgtg + LkkCN + PCtg(nếu có)
Trong đó:
TLtháng CN: tổng thu nhập tiền lương của cá nhân người lao động
PCtg: Phụ cấp cho người lao đông khi làm thêm giờ
Bảng 10: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Thực hiện
Chênh lệch
Kỳ trước
Kỳ này
Mức
%
Tổng quỹ lương
10.280.724.408
8.671.394.115
-1.609.330.293
-16
Tiền thưởng
Tổng thu nhập
10.280.724.408
8.671.394.115
-1.609.330.293
-16
Lương bình quân
5.234.585
4.460.594
-773.991
- 15
Thu nhập bình quân
5.234.585
4.460.594
-773.991
-15
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp giảm vì các cán bộ công nhân viên mới làm việc theo đúng định mức lao động mà Xí nghiệp đề ra chứ chưa vượt mức kế hoạch, tiền thưởng của Xí nghiệp đối với nhân viên chưa có. Xí nghiệp nên có hướng khắc phục sớm tình trạng này.
Bảng 11: Bảng lương của một bộ phận cụ thể
Đơn vị tính: đồng/người/tháng.
Bộ phận
Thu nhập bình quân.
Khối đi tàu Thống Nhất
1.653.000
Khối đi tàu địa phương
1.442.000
Khối sửa chữa, khám chữa chỉnh bị
1.638.000
Khối sản xuất dịch vụ
1.406.000
Cơ quan đoàn thể
1.672.000
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
7. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của Xí nghiệp
Xí nghiệp đã quan tâm tốt chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước và của ngành, đã thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, thường xuyên bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ, tạo điều kiện việc làm cho cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp đã xây dựng được quỹ lương dựa vào định mức lao động của từng đơn vị và của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I.
III.Phân tích công tác quản lý vật tư -tài sản cố định
1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong xí nghiệp
Vật liệu là một trong ba yếu tố vật chất quan trọng nhất trong một quá trình sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là sản phẩm mang tính chất dịch vụ. Để có được sản phẩm có chất lượng tốt, Xí nghiệp phải chi ra một khoản chi phí nhất định để sửa chữa chỉnh bị đoàn xe như bơm mỡ, làm dầu, thay ắc quy, sửa chữa ghế ngồi, giường nằm trên toa tàu, hệ thống nước, quạt điện phục vụ hành khách…
Các vật liệu chính của Xí nghiệp là các vật liệu phục vụ hành khách trên tàu: đèn tai, đèn đuôi, cờ phao, chăn, chiếu, gối…Ngoài ra còn có các vật liệu phụ, nhiên liệu và phụ tùng thay thế đặc trưng của ngành đường sắt. Hàng tháng Xí nghiệp phải sử dụng một số khối lượng vật liệu lớn gồm nhiều loại khác nhau xuất dùng cho xe vận dụng phục vụ hành khách. Để quản lý một cách chặt chẽ, hiệu quả Xí nghiệp quyết định phân nguyên vật liệu ra làm 11 nhóm như sau:
* Nguyên vật liệu chính (TK 152):
Nhóm 1: Các loại hóa chất, dầu mỡ, sơn và axít
Nhóm 2: Phụ kiện vật tư về toa xe: sắt thép các loại, ống nước…
Nhóm 3: Các loại đinh, ốc vít, blông…
* Vật liệu phụ:
Nhóm 6: Vật tư phục vụ hành khách: chăn, ga, chiếu, gối, xô, khăn, xà phòng, giấy vệ sinh…
Nhóm 8: Vật liệu điện, điều hoà không khí, bóng đèn, dây điện, máy phát điện…
Nhóm 9: Bảo hộ lao động, ấn chỉ
Nhóm 10: Vật tư có khả năng sửa chữa, phục hồi: ti vi, tủ lạnh…
* Nhiên liệu:
Xăng, gas đốt, dầu Diezel dùng để chạy máy phát điện phục vụ ánh sáng, các trang thiết bị bảo quản thực phẩm phục vụ hành khách ăn uống trên tàu
* Phụ tùng thay thế:
Nhóm 4: Phụ tùng thay thế toa xe: trục xe, bánh xe…
Nhóm 5: Vòng bi các loại
Tất cả các vật liệu trên dùng để sửa chữa, thay thế hệ thống gầm, thành toa xe.
* Công cụ, dụng cụ (TK 153):
Nhóm 7: Các thiết bị bổ trợ sản xuất, trang thiết bị cho cán bộ công nhân viên: bàn ghế, kìm, đục, búa dùng cho công nhân sản xuất, trang cấp điện để cải thiện điều kiện làm việc
* Bao bì luân chuyển:
Nhóm 11: Vì Xí nghiệp có xưởng chế biến đồ ăn sẵn cho hành khách nên cần sử dụng những đồ dùng để đóng gói đồ ăn như túi nilông, hộp nhựa dùng một lần, túi giấy, thìa, đũa…
Bảng12: Một số loại nguyên vật liệu của xí nghiệp dùng để sản xuất
TT
Tên NVL
Đơn vị tính
1
Cút nước
Cái
2
Hộp nhựa
Cái
3
Máy phát sửa chữa 12Kw
Cái
4
Vòng bi cầu Nhật
Vòng
5
Hộp dụng cụ sửa chữa máy phát điện
Hộp
6
Đường ống gió phi 42
Mét
7
Đệm mút lò xo
Cái
8
Thảm buồng VIP
Tấm
9
Sơn các loại
Thùng
10
Dầu Diezel
Lít
…
…
….
(Nguồn :Phòng kế hoạch - Vật tư)
2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu phụ thuộc vào thực tế tiêu hao nguyên vật liệu của từng công đoạn trong Xí nghiệp. Theo quy định của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I về sửa đổi bổ sung một số điều của “Quy định quản lý nguyên vật liệu của Xí nghiệp Liên hợp I” số 1071 ngày 24/6/1999, nguyên tắc xây dựng định mức nguyên vật liệu dựa vào 3 nguyên tắc sau:
- Định mức phải được xây dựng trên cơ sở quy trình sửa chữa cấp của định mức toa xe, sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng và tiêu hao thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mức tiêu hao nguyên vật liệu phải là mức trung bình tiên tiến so với thực hiện của kỳ kế hoạch trước và phải đảm bảo chất lượng công trình sau sửa chữa hoặc vừa đủ khi tiêu dùng nội bộ.
- Định mức dễ kiểm đếm, dễ hiểu, thuận lợi cho công tác thống kê quyết toán, phù hợp với mức giao đơn giá của nguồn vốn.
- Xí nghiệp vật tư xây dựng định mức nguyên vật liệu nội bộ của Xí nghiệp cho các công đoạn của dây chuyền sản xuất, các hạng mục công trình và nguyên vật liệu dự trữ cần thiết cho hoạt động của Xí nghiệp trên cơ sở định mức của Xí nghiệp liên hợp, đồng thời tổ chức thống kê ghi chép bổ sung trong quá trình thực hiện.
Với 3 nguyên tắc như trên, Xí nghiệp đã sử dụng cách xây dựng định mức nguyên vật liệu theo phương pháp thống kê. Đó là: Mức sử dụng nguyên vật liệu được xây dựng trên các số liệu thống kê của các kỳ sản xuất trước đó. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.
Bước làm: Chọn số liệu tiêu hao nguyên vật liệu của một số tháng sản xuất ổn định (khoảng 12 đến 20 số), loại bỏ các giá trị cao sau đó tính bình quân lần thứ nhất. Chọn tiếp những số nào có giá trị lớn hơn giá trị bình quân lần thứ nhất và lấy bình quân lần thứ hai thì được mức tiêu hao nguyên vật liệu.
3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Xí nghiệp
Là một Xí nghiệp chủ yếu về dịch vụ hành khách vì vậy máy móc thiết bị và các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC235.doc