Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội

 

Lời mở đầu 1

Phần I : : Khái quát chung về Công ty hoá chất sơn Hà Nội và Môi trường kinh doanh 2

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2

2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội 2

3.Cơ cấu Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh 3

4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 5

II. Môi trường kinh doanh của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội 9

1.Môi trường bên trong Công ty 9

2. Môi trường bên ngoài 11

PHẦN 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT SƠN HÀ NỘI 12

1. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty. 12

2. Nguồn hàng, cung ứng của doanh nghiệp 12

3. Tình hình Tiêu thụ của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội. 13

4.Tình hình Dự trữ Hàng hoá , Nguyên vật liệu 14

II. Tình hình lao động và tiền lương của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội. 16

1. Lao động và cơ cấu lao động của Công ty 16

2. Tổ chức và quản lao động của Công ty 16

3. Tiền lương và thưởng của Công ty. 17

III. Vốn và nguồn vốn của Công ty 18

1. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty 18

2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. 18

3. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá thực trạng tài chính của công ty. 19

IV. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty Hoá chất sơn Hà Nội. 20

Phần III. Đánh giá Công tác quản trị của Công ty, các kiến nghi và đề xuất. 22

I. Công tác quản trị theo các hoạt động tác nghiệp. 22

1. Công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. 22

2. Công tác quản trị mua hàng. 22

3. Công tác quản trị hàng tồn kho. 24

4. Công tác quản trị nhân sự 24

5. Công tác quản trị tài chính 25

II. Đánh giá công tác quản trị theo chức năng 26

1. Công tác hoạch định. 26

2. Công tác tổ chức. 26

3. Lãnh đạo điều hành 27

4. Công tác kiểm tra (kiểm soát) 27

III. Các kiến nghị và đề xuất 27

1. Kiến nghị chung 27

2. Các đề xuất có tính phương hướng. 27

KẾT LUẬN 29

Tài liệu tham khảo 30

 

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ sản xuất Sơn dầu Nấu sơn dầu : từ dầu thảo mộc và nhưa thiên nhiên đưa vào xử lý loại bỏ tạp chất,sau đó dàu thảo mộc và nhựa thiên nhiên đã sử lý cho xăng pháơn và hoá chất dùng nhiệt độ trùng hợp,lọc bỏ tạp chất lấy tinh dầu.Cuối cùng bơm lên TEX để chuyển xuống phân xưởng máy. Tạo sơn : Từ sơn dầu của phân xưởng dầu,bột màu của phân xưởng máy tiến hành muối sơn sau đó cho vào cán nghiền nhỏ mịn, dùng nhiệt độ để kiểm tra độ nhớt,độ va đập,độ mài mòn rồi cho thêm dầu,bột màu và một số phụ gia khác tiếp tục lọc sơn nhằm lại bỏ tạp chất cặn bã khác làm cho sơn được sạch và dính. Hoàn thành : qua công doạn lọc, KCS tiến hành kiểm tra chất lượng nếu đảm bảo các tiêu chuẩn đã quy định cho từng màu sơn thì cấp dấu chất lượng và tiến hành dán tem đóng hộp. Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất sơn dầu Làm sạch xử lý dầu thảo mộc Xử lý nhựa thiên nhiên Trùng hợp sơn dầu Bột màu Cán nghiền vữa sơn Pha lọc sơn KCS Đóng gói Nhập kho * Quy trình công nghệ sản xuất sơn alkyd Nấu dầu sơn : xử lý dầu cao xu tự nhiên lọc bớt tạp chấtvà cho chất benta để hoá dẻo nhựa.Sau đó cho ết vào chưng cất cho nhựa alkyd đặc,pha dung môi vào nhựa alkyd đặc làm cho tan tạo thành dầu alkyd rồi chuyển suống phân xưởng máy. Tạo sơn : tiến hành như công nghệ sản xuất sơn dầu cho bột màu, dầu ankyd và một số phụ gia khác tiến hành muối sơn, sau đó cho vào cán nghiền nhỏ mịn dùng nhiệt kiểm tra độ nhớt,độ va đập, độ mài mòn rồi lọc lại làm cho dơn dược dính và sạch. Hoàn thành : qua công đoan lọc, KCS tiến hành kiểm tra chất lượng dán tem, đóng gói và nhập kho. Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sơn alkyd Trùng hợp sơn dầu Cán nghiền vữa sơn Pha lọc sơn Bột màu KCS Đóng gói Nhập kho II. Môi trường kinh doanh của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội 1.Môi trường bên trong Công ty a,Nguồn lực vật chất của Công ty * Nguồn lực Tài chính Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội hoạt động với tổng số vốn là gần 1 tỷ đồng,trong đó nợ phải trả là 12 tỷ,chiếm 63%,Nguồn vốn chủ sở hữu là 7 tỷ ,chiếm 37%.Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm tăng năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm.Bên cạnh đó, Công ty còn dành một phần lớn vốn để làm vốn lưu động dùng cho việc mua và huy động nguồn hàng phục vụ cho sản xuất. Vì nợ phải trả của Công ty chiếm 63% trong tổng số vốn, trong khi dó Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 37%, nêu đây cũng là điều bất lợi đối với Công ty. Bởi phải dành một khoản lớn để trả lãi tiền vay, điều đó sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Do đó Công ty cần hải kêu gọi đầu tư, tận dụng nguồn vốn đầu tư để đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. * Nguồn lực lao động: Hiện nay Công ty có 270 cán bộ công nhân viên, trong đó có220 lao động trực tiếp và 50 lao động gián tiếp. Đội ngũ cán bộ của Công ty có trình độ cao hầu hết có trình độ chuyên môn, có tay nghề kỹ thuật cao. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý cũng như sản xuất của Công ty hàng năm, BLĐ công ty thường có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, giúp công nhân nắm bắt được khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. * Công nghệ, máy móc kỹ thuật: Tuy còn nhiều khó khăn về nhiều mặt như vốn, thị trường tiêu thụ… nhưng công ty cũng mạnh đầu tư công nghệ máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như tăng chất lượng sản xuất để sản phẩm ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường, nhất là những sản phẩm nhập ngoại hàng năm Công ty có kế hoạch sửa chữa, tu bổ, nâng cấp máy móc thiết bị giúp cho sản xuất được an toàn và liên tục. * Địa điểm kinh doanh: Vì Công ty nằm ở thị trấn huyện Từ Liên Hà Nội, do đóư cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định cho sản xuất Cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đó là giao thông đi lại thuận tiện, có điều kiện mở rộng sản xuất, cung ứng sản phẩm được rộng khắp. b. Nguồn lực tinh thần Công ty hoá chất Sơn Hà Nội là một trong những doanh nghiệp sản xuất có bề dày lịch sử gần 40 năm. Trong quá trình phát triển của mình Công ty gặp không ít những khó khăn, song với sự cố gắng học hỏi và vươn lên của tập thể cán bộ công nhân của Công ty, đến nay Công ty đã trở thành một trong những công ty mạnh trong ngành hoá chất: Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức cạnh tranh với mặt hàng nhập khẩu cùng loại. Với truyền thống đoàn kết gắn bó của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, với phương châm phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu trong ngành hoá chất sơn, Công ty đã ngày một phát triển và đứng vững trên thị trường, ngày càng được nhiều nhà đầu tư biết đến. Ban lãnh đạo Công ty là những người có trình độ, thường xuyên tiếp thu và đưa khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất, là những người tâm huyết với Công ty luôn mong muốn làm sao Công ty ngày một mở rộng và phát triển mạnh. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của Công ty. 2. Môi trường bên ngoài a. Môi trường vĩ mô Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đó là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Tuy nhiên Công ty cũng phải tính toán sao cho sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được, công nhân có việc làm ổn định và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Nước ta là nước có chế độ chính trị ổn định, có hệ thống pháp luật nghiêm minh, là nước được liên hợp Quốc, đánh gái là nơi an toàn cho đầu tư, hoà bình và ổn định nhất. đó cũng là điều kiện tốt kích thích tâm lý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất của công ty. Khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, nó giúp ích rất nhiều cho đời sống của con người, cũng như quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty hoá chất Sơn Hà Nội đã mạnh dạnh đầu tư khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong sản xuất. Điều đó giúp ích rất nhiều cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty. b. Môi trường vi mô Công ty có hệ thống các khách hàng và nhà cung cấp rộng khắp trên cả nước . Các khách hàng cả Công ty Thường là các đại lý lớn ở khắp các tỉnh.Một vài năm nay,Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ của mình sang các nước như Trung quốc, cam pu chia, Lào,….Nhà cung cấp của Công ty rất đa dạng và cung cấp các loại mặt hàng như Nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất Sơn Dầu và Sơn Alkyd , các hoá chất, phụ gia và bột màu … Các đối thủ cạnh tranh với Công ty là những Công ty nước ngoài đầu tư sản xuất cùng mặt hàng Sơn tại Việt Nam Và các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào. Những sản phẩm này thường có chất lượng và tiêu chuẩn kĩ thuật hơn hẳn sản phẩm của Công ty. Được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan Nhà nước, Công ty đã có sự đầu tư và phát triển hợp lí, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 300 công nhân của Công ty. Hàng năm Công ty đã thực hiện nộp thuế đầy đủ cho cơ quan Nhà nước. Có chính sách hỗ trợ, ủng hộ quỹ từ thiện của địa phương. Nói chung, Công ty có mối quan hệ tốt đẹp với địa phương và các cơ quan có liên quan, thống nhất, hợp tác, hai bên cùng có lợi. PHầN 2 : tình hình hoạt động kinh doanh của công ty hoá chất sơn Hà Nội I. Các mặt hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty 1. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty. Nhiệm vụ chính của Công ty hoá chất sơn Hà Nội là sản xuất mặt hàng sơn các loại, phục vụ cho các ngành kinh tế quốc doanh, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty đó là các sản phẩm mà công ty sản xuất ra bao gồm: sơn dầu các màu, sơn alkyd các màu, và bột màu Beckosol. Sản phẩm mà Công ty sản xuất ra đó là những sản phẩm hoá chất, do đó môi trường sản xuất có nhiều độc hại, điều kiện sản xuất cũng như cách bảo quản, dự trữ có phần khác so với các loại sản phẩm khác. 2. Nguồn hàng, cung ứng của doanh nghiệp Công ty hoá Sơn Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty là Sơn dầu và Sơn Alkyd các màu. do vậy nguồn hàng mà Công ty nhập chủ yếu đó là các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sơn dầu và sơn Alikyd các năm. Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất của Công ty đó là: Các loại dầu thảo mộc, lanh, chẩn, cao su, các loại nhựa tổng hợp, các loại bột màu và dung môi. Nguồn hàng của Công ty được mua từ nhiều nguồn khác như nguồn vật tư trong nước, nguồn vật tư nước ngoài. Vì có nhiều loại vật tư trong nước không đáp ứng được những tiêu chủân kỹ thuật định mức đặt ra của Công ty. Những loại nguyên vật liệu có nguồn gốc trong nước hầu hết là ở những tỉnh lẻ phía Bắc thông qua các đơn vị kinh doanh địa phương như Tùng Hương(Nghệ An, Quảng Ninh), chẩu (Cao Bằng, Bắc Thái). Biểu 1: Tình hình mua vào của Công ty qua các năm. Đơn vị :Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Tỏng giá trị mua 12.570 14.680 18.707 2.110 17 4027 27 Các mặt hàng chủ yếu - Dầu chẩu 3.450 3.785 4.685 335 10 900 24 - Pb. Octoete 2.190 2.500 3.300 310 14 800 32 - Litôpol 2.560 2.600 3.275 40 1.6 675 26 - Bột mầu 1.375 1.680 2.250 305 22 570 34 -bp. actaxa 2.075 2.675 3.250 600 29 575 22 - Pb. Poliet 920 1440 1.947 520 57 507 35 Qua biểu tình hình mua vào của công ty qua các năm ta thấy, giá trị mua vào của năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2002 so với năm 2001 tăng 90 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi hàng năm Công ty thường mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, do đó KL hàng hoá mua vào của Công ty cũng tăng lên. 3. Tình hình Tiêu thụ của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội. Mục tiêu hoạt động của Công ty là kinh doanh đạt lợi nhuận cao và an toàn bởi vậy mỗi phương án kinh doanh của công ty khi được duyệt thường đảm bảo có đủ đầu vào và đầu ra cho thành phẩm và có hiệu quả kinh tế cao. Phương thức tiêu thụ hàng hoá chủ yếu tại Công ty là bán hàng qua kênh đại lý. Ngoài ra còn có các phương thức là: Bán hàng trực tiếp tại phòng trưng bày và bán hàng xuất khẩu. Biểu 2: Tình hình bán ra qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tiền % Số tiền % - Tổng giá trị bán ra 16.354 18.904 23.769 2.550 16 4865 26 - Các mặt hàng chính: + Sơn Alkyd 3.175 3.950 4.895 775 24 945 24 + Sơn xanh lơ 2.915 3.495 4.590 580 20 1.095 31 + Sơn chống rỉ 3.050 3.270 4.050 220 7 780 24 + Sơn dầu 2.750 2.900 3.875 150 5 975 34 + Sơn xanh dương 2.764 2.905 3.625 231 9 720 25 + Sơn lá mạ 1.790 2.384 2.734 594 33 350 15 Qua biểu trên ta thấy giá trị bán ra của các mặt hàng năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên chỉ tăng đều chứ không có sự đột biến trong các năm. Doanh thu bán hàng năm 2002 so với namư 2001 tăng 50% còn năm 2003 so với năm 2002 chỉ tăng 19%. Điều đó cho thấy tốc độ tăng về doanh thu năm 2003 so với năm 2002 và thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của năm 2002 so với năm 2001. Đó là do năm 2002 Công ty mở rộng quy mô sản xuất. Và Công ty có thêm 1 số khách hàng mới ở nước ngoài do đó năm 2002 doanh thu tăng lên rất nhiều so với năm 2001, tăng 50% sản phẩm được bán ra mạnh nhất cảu Công ty vẫn là sơn Alkyd, sơn xanh lơ và sơn chống rỉ. 4.Tình hình Dự trữ Hàng hoá , Nguyên vật liệu Hàng năm Công ty vẫn có kế hoạch dự trữ hàng hoá NVL nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tỷ lệ dự trữ hàng hoá, NVL được phòng kinh doanh tính toán tỉ mỉ và hợp lý phù hợp với điều kiện bảo quản và sử dụng của từng loại NVl hàng hoá. Tỉ lệ dự trữ này được quy định cụ thể đơn vị từng loại hàng hoá, làm sao cho cổ phần lưu kho thấp nhất nhưng vẫn đảm boả hco quá trình sản xuất được an toàn liên tục. Biểu 3: Tình hình Dữ trữ hàng hoá, NVL phục vụ cho và sản xuất kinh doanh của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội. Đơn vị : Nghìn đồng STT Mặt hàng Tỷ lệ dự trữ (%) KL dự trữ (Kg) Đơn giá (nghìn đồng/Kg) Thành tiền (Nghìn đồng) 1 Dầu chẩu 30 63.750 7 446.250 2 Pb Octoate 20 5.000 21 105.000 3 Litôpol 22 20.500 3 61.500 4 Bột màu 25 21.700 12 260.400 5 Pb. Actaca 22 32.100 11 353.100 6 Pb.poliet 22 19.000 20 380.000 7 Sơn Ankyd 26 75.000 28 2.100.000 8 Sơn xanh lơ 20 60.000 27 1.620.000 9 Sơn chống rỉ 25 57.000 26 1.482.000 10 Sơn dầu 20 55.500 25 1.385.500 11 Sơn xanh dương 20 40.500 30 1.215.000 12 Sơn lá mạ 20 30.000 29 870.000 Nhận xét chung: - Về tình hình mua vào: Giá trị mua vào của các hàng hoá, NVL vẫn tăng đều qua các năm, tuy nhiên về tốc độ tăng thì năm 2002 tăng 13,4% so với năm 2001, còn năm 2003 chỉ tăng 8% so với năm 2002. Đó là do năm 2002 Công ty mở rộng sản xuất, do đó lượng hàng hoá, NVL nhập vào cũng tăng, tăng nhiều so với năm 2003. - Về tình hình bán ra: Doanh thu bán hàng của Công ty hàng năm đều tăng điều đó cho thấy rằng Công ty ngày càng phát triển tuy doanh thu bán hàng có sự tăng khác nhau qua các năm, nhưng nói chung là tốt. Các sản phẩm chính được bán ra nhiều nhất của công ty vẫn là: Sơn Alkyd, sơn xanh lơ chống rỉ, 3 loại mặt hàng này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thu được của Công ty hàng năm, xấp xỉ 80%. - Về tình hình dự trữ: Khối lượng các mặt hàng dự trữ Công ty đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty đi liên tục. Tuy nhiên Công ty cần phải có tỷ lệ dự trữ hợp lý cho từng mặt hàng. Có như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của Công ty. II. Tình hình lao động và tiền lương của Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội. 1. Lao động và cơ cấu lao động của Công ty Hiện nay Công ty có 270 cán bộ công nhân viên, trong đó có 220 lao động trực tiếp chiếm và 50 lao động gián tiếp. Với tổng số lao động như vậy, công ty luôn đảm bảo việc làm cho người lao động. Cán bộ công nhân viên thường làm 2 cả sáng và chiều, thỉnh thoảng công nhân mới phải là ca 3. Lao động trực tiếp của công ty chiếm 80% trong tổng số lao động còn lại là lao động gián tiếp. Với 1 doanh sản xuất có doanh thu bán hàng tương đối lớn thì cơ cấu lao động như vậy là tương đối hợp lý. Tuy nhiên xét về trình độ, những người có trình độ đại học chỉ chiếm 20%, còn tỉ lệ công nhân và trung học chiếm tỉ lệ 80%. Điều này sẽ hạn chế phần nào tới trình độ quản lý cũng như sản xuất của Công ty. Biểu 4: Lao động và cơ cấu lao động Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Số tiền % Số tiền % *S số lao động (người) 210 270 270 60 29% 0 0 * Cơ cấu lao động (người) - Lao động trực tiếp (ng) 180 220 220 40 22% 0 0 - Lao động gián tiếp (ng) 30 50 50 20 67% 0 0 * Trình độ (người) - ĐH 25 30 30 5 20% 0 0 - TH 85 100 100 15 17,6% 0 0 - Công nhân 100 140 140 40 40% 0 0 2. Tổ chức và quản lao động của Công ty Lao động của Công ty được quản lý theo từng phân xưởng sản xuất ở mỗi phân xưởng sản xuất lại được chia thành các đội, các nhóm. Mỗi đội, nhóm lại có 1 người phụ trách theo dõi thời gian lao động xem có đi đầy đủ, đúng giờ không và theo dõi ngày công lao động. Những người này có nhiệm vụ tổng hợp và báo cáo tình hình lao động hàng tuần cho người đứng đầu của phân xưởng sản xuất đó. Không những vậy, ở mỗi phân xưởng sản xuất còn có kế hoạch thi đua, sản xuất cho mỗi tổ, làm cho mỗi người lao động càng phấn đấu và làm tốt công việc của mình hơn. Việc quản lý như vậy góp phần nâng cao năng suất lao động và nhanh chóng hoàn thành được kế hoạch sản xuất mà ban giám đốc đặt ra cho mỗi phân xưởng sản xuất. 3. Tiền lương và thưởng của Công ty. Công ty trả lương cho cán bộ quản lý theo trình độ bằng cấp và theo thoả thuận hợp đồng lao động giữa 2 bên còn đối với công nhân trực tiếp lao động, thì hình thức trả lương của công ty là khoán theo sản phẩm. Hàng tháng công ty có kế hoạch thưởng cho những phân xưởng sản xuất vượt mức kế hoạch đề ra và thưởng cho những người có thành tích lao động tốt, đi làm đầy đủ. Với chính sách ưu đãi như vậy, hàng tháng hầu hết các phân xưởng đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra. Công nhân tích cực là việc, có trách nhiệm tỏng công việc của mình, bởi tiền lương tỉ lệ thuận với KL công việc mình hoàn thành. Biểu 5: Tình hình thực hiện trả lương cho Cán bộ công nhân viên của Công ty Chỉ tiêu ĐVT 2001 (BQ tháng) 2002 (BQ tháng) 2003 (BQ tháng) So sánh % tăng 2002/2001 2003/2001 - Tổng doanh thu Đồng 16.332.075 18.904.300 24.022.360 + 15,7% 27% - Tổng lao động Người 210 270 270 + 29% 0 - Tổng tiền lương Đồng 159.703.320 211.167.000 237.611.610 + 32% 12,5% -Năng suất lao động /tháng Kg/ng/tháng 4.081 4.104 4.752 0, 56% 15,8% - Thu nhập BQ đầu người Đồng 762.492 782.100 880.043 + 2,6% 12,5% Qua bảng trên ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, năng suất lao động /tháng, thu nhập bình quân đầu người đều tăng qua các năm, và nhất là tốc độ tăng năm 2003 so với năm 2002 so với năm 2001. Điều đó cũng phản ánh đúng với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Và qua đó nói lên rằng đời sống của công nhân ngày càng được cải thiện, năng suất lao động ngày càng tăng, công ty ngày một lớn mạnh. III. Vốn và nguồn vốn của Công ty 1. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty Để hiểu rõ vốn và cơ cấu vốn của công ty, ta xem xét biểu sau: Biểu 6: Vốn và nguồn vốn của công ty Năm Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003/2002 Số tiền % 1. Tổng nguồn vốn 16,6 18,7 + 2,1 + 12,65 2. Vốn lưu động 9,9 12,8 + 2,9 + 29,3 3. Vốn cố định 6,7 5,9 - 0,8 - 11,94 4. Nợ phải trả 11,5 13,5 + 2 + 17,4 5. Nguồn vốn CSH 5,1 5,2 + 0,1 + 1,96 - Ngân sách NN cấp 3,8 3,9 + 0,1 + 2,63 - Vốn tự bổ sung 1,3 1,3 0 0 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003 của Công ty. Nhìn vào biểu trên ta thấy: Tổng số vốn của Công ty năm 2003 là 18,7 tỷ đồng tăng 2,1 tỷ đồng so với năm 2002 (tương ứng tăng 12,65%). Về cơ cấu vốn thì, vốn lưu động năm 2003 là 12,8 tỷ đồng, chiếm 68,4% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng lên so với vốn lưu động năm 2002 là 2,9 tỷ đồng, tương ứng với 29,3%. Vốn cố định năm 2003 là 5,9 tỷ đồng hciếm 31,6% trong tổng số vốn kinh doanh giảm đi 0,8 tỷ đồng so với vốn cố định năm 2002, tương ứng, giảm 11,94%. Điều này cho thấy vốn lưu động chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số vốn. Và tỷ trọng vốn lưu động ngày càng tăng. Lý giải điều này là do năm 2003 Công ty đã thanh lý 1 số TSCĐ có hiệu quả thấp trong sản xuất nhằm làm tăng vốn lưu động trong kinh doanh. 2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2003 là 18, 7 tỷ trong đó: Nguồn vốn tự có là 4,3 tỷ chiếm 6,95%, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp là 3,9 tỷ chiếm 15,74%, còn lại là nguồn vốn đi vay và nợ phải trả nhà C2 chiếm 77,28% trong tổng nguồn vốn. Thông qua biểu 6 ở trên ta thấy. Nợ phải trả (gồm nợ ngân hàng và nhà C2 ) vẫn chiếm1 tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng tăng. Trong khi đó thì nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không đáng kể. Như vậy nguồn vốn năm 2003 tăng so với năm 2002 chủ yếu là do nợ phải trả tăng. Điều đó là không tốt, bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng đến các tỷ suất tài chính của doanh nghiệp, không tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư vì nợ quá nhiều. Nhìn chung với cơ cấu vốn: Vốn lưu động chiếm 68% và vốn cố định chiếm 32% trong tổng nguồn vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất hoá chất sơn là hợp lý. Tuy nhiên, nợ phải trả ngân hàng và các nhà cung cấp lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, và nguồn vốn tự có 1 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, và nguồn vốn tự có chiểm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Điều này là không hay đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào bởi nó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty, ảnh hưởng tới các quyết định của Ban giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. 3. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá thực trạng tài chính của công ty. Về chỉ tiêu đánh giá công nợ: Năm 2003, nợ phải trả là 13,5 tỷ đồng, chiếm 72,2% trong tổng nguồn vốn, năm 2002 nợ phải trả là 11,5 tỷ đồng chiếm 69,3% trong tổng nguồn vốn. Ta thấy đây là 1 tỷ lệ khá cao rất không an toàn đối với công ty. Về khả năng thanh toán: + = Năm 2002 = = 0,6 Năm 2003 = = 0,61 Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 2 năm vừa qua rất khó, chứng tỏ hàng tồn kho lớn, vốn lưu động bị ứ đọng. Khi khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Vì vậy công ty cần phải quản lý và sử dụng vốn của mình một cách có hiệu quả hơn, giảm trữ lượng hàng tồn kho để tăng khả năng thanh toán nhanh. + Khả năng thanh toán tức thời = Năm 2002 = = 0,089 Năm 2003 = = 0,212. Thông qua hai tỷ suất trên ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty còn rất hạn chế. Điều đó là rất lo ngại cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên ta thấy tỷ suất khả năng thanh toán tức thời của năm 2003 đã tăng lên rất nhiều so với năm 2002 điều đó là rất mừng. IV. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty Hoá chất sơn Hà Nội. Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty sơn hoá chất Hà Nội ta ta thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh sau: Biểu 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hoá chất sơn Hà Nội. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 1. Tổng doanh thu 16.354 18.904 23.769 2.550 4.865 2. Doanh thu thuần 15.329 18.103 23.057 2.774 4.954 GVHB 12.570 14.680 18.707 2.110 4.027 4. Lợi nhuận gộp 2.759 3.424 4.350 665 926 5. CPBH 1.321 1.757 2.205 436 448 6. CPQLDN 1.128 1.336 1.805 208 469 7. LN thuần từ hoạt động KD 310 330 340 20 10 Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy Doanh thu năm 2003 là 23,057 tỷ tăng 4,954 tỷ so với năm 2002 và tăng 7,728 tỷ so với năm 2001, điều đó là rất đáng mừng. Bởi lẽ nó thể hiện sự lớn mạnh của Công ty. Sản phẩm của công ty ngày càng được người dân tiêu dùng mạnh. Có được điều đó là do năm 2003 công ty mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá sang nước ngoài. Để thấy hiệu quả kinh doanh của công ty, ta xem xét tới chỉ tiêu: , Năm 2003: = = 0,015 = = 0,015 Năm 2002: = = 0,019 = = 0,018 Thông qua 2 chỉ tiêu trên ta thấy các chỉ tiêu này rất thấp, cụ thể năm 2003 cứ 1000 đồng CP hoặc DT thì mới có 15 đồng lợi nhuận, năm 2002 thì cứ 1000 đồng CP (hoặc DT) thì mới có 18 đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ rằng: Tuy Doanh thu của Công ty hàng năm có tăng nhưng Hiệu quả sử dụng đồng vốn thì rất thấp. Do vậy công ty nên xem xét lại các khoản chi phí sản xuất từ khâu mua nhập NVL, đến chi phí lao động sản xuất,chi phí bán hàng, chi pí quản lý doanh nghiệp để từ đó hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra tăng lợi nhuận. Phần III. Đánh giá Công tác quản trị của Công ty, các kiến nghi và đề xuất. I. Công tác quản trị theo các hoạt động tác nghiệp. 1. Công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ hàng hoá là quá trình gồm những hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn, xác lập các kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo. Các hoạt động xúc tiến và cuỗi cùng thực hiện các công việc bán hàng tại điểm bán. Tại công ty Hoá chất sơn Hà Nội, mục tiêu bán hàng của công ty là làm sao cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thích hợp với nhu cầu tiêu dùng của ngừơi dân. Để từ đó làm tăng vốn lưu động trong công ty giúp cho quy trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng còn rất hạn chế, bởi lẽ xã hội phát triển, khách hàng ngày càng cần những sản phẩm có chất lượng, bên cạnh đó trên thị trường lại xuất hiện nhiều những sản phẩm từ nước ngoài vào do đó sản phẩm của công ty chưa thoả mãn hết nhu cầu cần của khách hàng. Nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ hàng hoá của mình, công ty đã áp dụng nhiều chính sách như: chính sách giá, tăng cường quảng cáo, khuyến mại, hạ giá, kích cầu…. Các chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá của công ty, đẩy mạnh sản xuất. Công ty đã áp dụng các phương thức và hình thức bán hàng chủ yếu là bán hàng qua kênh đại lý, bán hàng trực tiếp tại phòng, trưng bày, bán hàng xuất khẩu. Ưu điểm của các phương thức bán hàng này là quảng bá được sản phẩm của mình. Tuy nhiên phương thức bán hàng này cũng có những hạn chế nhất định đó là số lượng hàng bán ra bị hạn chế, chi phí chuyên trở hàng hoá cũng như chi phí bán hàng rất cao. 2. Công tác quản trị mua hàng. Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ một các có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó, thì mua hàng là phủ nhận hay đình hoãn nhu cầu đó một cách có ý thức cho đến khi tìm ra những điều kiện mua hàng tốt nhất. Tóm lại, việc mua hàng không kém phần quan trọng so với bán hàng (vốn là một loại hình, một nghiệp vụ kinh tế được chú ý và coi trọng), bởi vì nếu quá trình mua hàng "không tốt" thì không thể nói đến hiệu quả cao ở đầu ra được. Tại công ty hoá chất Sơn Hà Nội, các bước tiến hành mua hàng được áp dụng là: - Xác định nhu cầu (số lượng, chủng loại, cơ cấu, thời gian…) mua hàng. - Xác định danh sách các nhà cung cấp và lựa chọn người bán. Cần phải xem xét các tiêu thức của nhà cung cấp để làm căn cứ lựa chọn như: uy tín Của nhà cung cấp; vị thế của doanh nghiệp (đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC533.doc
Tài liệu liên quan