Hoạt động Marketing của Công ty đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của Ban lãnh đạo cũng như các Chi nhánh, bộ phận kinh doanh của Công ty, đưa ra những thông tin kịp thời về nhà cung cấp, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ cho việc ra các quyết định chiến lược. Marketing cũng đã khắc hoạ một hình ảnh hoàn chỉnh về Đông Á trong tâm trí của nhà cung cấp, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh.
Tuy vậy, hoạt động Marketing của Công ty còn nhiều hạn chế như:
- Nguồn kinh phí giành cho hoạt động Marketing còn thấp.
- Bộ phận Marketing chưa có được những hoạt động độc lập sáng tạo, chủ yếu phụ thuộc vào các phòng bán khác trong Công ty.
- Thiếu sự phối hợp và hỗ trợ từ phía các bộ phận và các phòng ban khác như trong việc cung cấp các thông tin cũng như về mặt tài chính.
- Chưa có những cuộc nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing đã tiến hành.
9 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đông Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính gửi:
Sau hai tuần đến làm quen và thực tập tại Công ty TNHH Đông á (B16+18 - Hà Nội HORISON 40 - Cát Linh - Hà Nội), em đã nắm sơ qua về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó, em làm bản báo cáo tổng hợp để phác hoạ lên một hình ảnh toàn cảnh của công ty:
Báo cáo thực tập tổng hợp
(... Về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đông á)
I. Khái quát chung về Công ty.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Đông á bắt đầu hoạt động năm 1991, đến năm 1993 thì chính thức thành lập Công ty TNHN Đông á theo quyết định thành lập số 1721/QĐ-UB ngày 13-4-1993 do UBND Hà Nội cấp. Với số vốn điều lệ ban đầu là 2 tỉ đồng Công ty bắt đầu mở rộng hoạt động trong địa bàn Hà Nội. Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại thép không gỉ, gia công cơ khí, đại lí kí gửi hàng hoá.
Giai đoạn từ năm 1994 - 1997 hoạt động dưới hình thức cấp quốc gia.
- 1994-1995 mở rộng hoạt động địa bàn hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh cũng mở rộng: kinh doanh bán buôn, bán lẻ; đại lí kí gửi hàng hoá; dự trữ tồn kho; chế biến và bán buôn hàng hoá lương thực phẩm.
- 1996 - 1997 mở rộng hoạt động trên toàn quốc gia và các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, chủng loại sản phẩm phong phú hoá: thêm các loại thép đặc chủng trong ngành sản xuất xi măng, đóng tàu, dầu khí... Mở rộng hệ thống kênh phân phối, thành lập thêm các cửa hàng Inox, các đai lý trên toàn quốc (Hải Phòng, Đà Nẵng, lao Bảo...)
Từ năm 1998 đến nay, bắt đầu quốc tế hoá hoạt động của Công ty Đông á: Thành lập Văn phòng đại diện tại Maxcơva; mở rộng hoạt động kinh doanh: đưa đón các doanh nghiệp sang Cộng hoà Liên Bang Nga; Đại lý độc quyền cho các tập đoàn lớn ở nước ngoài (Severstal, Leong Jin, Ta Seto); Đại diện cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; Tham gia các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
2. Ngành nghề kinh doanh, quy mô cơ cấu tổ chức.
2.1. Ngành nghề kinh doanh.
- Buôn bán tư liệu sản xuất.
- Buôn bán tư liệu tiêu dùng.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí.
- Chế biến và bán buôn hàng hoá lương thực, thực phẩm.
- Đại lý ký gửi hàng hoá.
- Xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
- Đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
999999999999999999
Bảng ngang
**88888888888888
2.2. Quy mô và cơ cấu tổ chức.
Với số vốn hiện tại khoảng 500.000 USD, đội ngũ lao động trên 100 người, đa số còn trẻ và đều tốt nghiệp đại học.
2.3. Các sản phẩm chính hiện tại Công ty đang kinh doanh.
Gồm có:
- Tấm cuộn Inox.
- Các loại ống Inox.
- Dây Inox, cây đặc Inox.
- Lập là Inox, Inox hình.
- Phụ kiện Inox.
- Que hàn Inox và các loại hoá chất hàn.
- Kim loại màu.
- Các loại thép đặc chủng trong các ngành xây dựng, dầu khí, hoá chất, đóng tàu, thực phẩm...
- Ton Silic
- Ami Ăng.
- Các sản phẩm, máy móc thiết bị và công nghệ nhập khẩu từ Liên bang Nga (máy giặt Solana, máy cắt Plazma, tấm sưởi điện...)
- Các hoạt động dịch vụ như:
+ Xúc tiến thương mại và đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga.
+ Cung cấp các thông tin về đối tác Nga và thị trường Nga.
+ Đại diện cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.
+ Phát triển sản phẩm mới của các đối tác nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
Các mặt hàng truyền thống của doanh nghiệp vẫn chủ yếu là thép không gỉ và kim loại màu.
II. Đánh giá tổng hợp về môi trường kinh doanh.
1. Môi trường vĩ mô.
a. Các yếu tố chính trị - Pháp luật.
- Thuận lợi:
Những năm gần đây nhờ sự đổi mới và điều chỉnh cơ chế và chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu, do đó tạo ra môi trường ổn định và thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, tư bản. Bên cạnh đó những mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh tuy không được vào danh mục ưu đãi nhưng cũng không hạn chế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Khó khăn:
Trước mắt thì doanh nghiệp đang còn gặp phải những thủ tục luật pháp khá rườm rà trong hoạt động xuất nhập khẩu.
b. Môi trường kinh tế - xã hội.
- Thuận lợi
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu xã hội về các sản phẩm có chất lượng cao càng lớn. Trong đó có các sản phẩm sản xuất từ các vật liệu thép không gỉ. Các đồ dùng từ thép không gỉ sẽ được dùng rộng rãi trong gia đình cũng như trong văn phòng công ty, tổ chức, các nhà máy sản xuất... Như vậy, nhu cầu về nguyên vật liệu loại thép không gỉ và kim loại mầu sẽ tăng trong tương lai nhất là đến lúc chúng ta chuyển sang giai đoạn nền kinh tế công nghiệp.
- Khó khăn:
Sự biến động của môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: sự biến động về nhu cầu nhanh, khó dự báo, biến động về giá cả, chi phí của doanh nghiệp...
2. Môi trường vi mô.
a. Môi trường ngành.
Hiện nay Công ty đang có mối quan hệ rộng rãi với nhiều nhà cung cấp ở nhiều nước trên thế giới như: Nga, Tây Ban Nha, Bỉ, Thuỵ Điển, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đặc biệt là làm đại lý độc quyền cho một số hãng có uy tín như: Severstal (Liên bang Nga), Taseto (Nhật bản), Leong Jin (Singapore). Về khách hàng, công ty đã có được những mối quan hệ truyền thống với một số khách hàng là các nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy đóng tàu, công ty cơ khí cũng như các cơ sở, xưởng sản xuất tư nhân... Hiện tại đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty trong việc cung cấp các loại thép không gỉ và kim loại màu nên gây nên sức ép rất lớn. Về nguồn vốn cũng như nhân lực thì họ không mạnh bằng công ty nhưng họ cũng có những nguồn hàng cùng chất lượng và giá cả như nhau nên tạo ra sức ép rất lớn từ phía đối thủ cạnh tranh cũng như là khách hàng. Riêng trên địa bàn Hà Nội đã có trên chục đối thủ cùng kinh doanh một mặt hàng như Công ty, nhưng theo đánh giá của Công ty thì thị phần Công ty chiếm lớn nhất (30% - 40%). Hơn nữa hàng rào gia nhập ngành không cao lắm nên việc xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn là nhiều khi mà có nhu cầu tăng lên trong tương lai.
b. Các yếu tố nội bộ Công ty.
Với số vốn khoảng 5 tỉ đồng trong đó tiền mặt chiếm khoảng trên 1 tỉ, hiện nay vẫn lớn mạnh nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Đội ngũ lao động trên 100 người, đa số còn rất trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình; Ban quản trị là những người có kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ, đưa ra nhiều chiếnlược kinh doanh phù hợp có hiệu quả. Nhưng sự phối hợp giữa các phòng bán trong Công ty chưa thật tốt, đặt biệt là sự phối hợp giữa phòng Merketing và các phòng ban chức năng khác còn rất yếu, Ban lãnh đạo chưa đánh giá đúng vai trò cũng như vị trí của phòng Marketing.
III. Đánh giá về năng lực kinh doanh, kết quả sx kinh doanh của Công ty.
1. Năng lực kinh doanh của Công ty.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội cùng với 6 phòng kinh doanh và cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, các văn phòng đại diện ở Nga, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tất cả các phòng ban, chi nhánh, cửa hàng của Công ty đều trang bị đầy đủ các điều kiện làm việc: điện thoại, fax, nối mạng Internet. Với số vốn hiện tại khoảng 5 tỉ đồng, trên100 công nhân viên đa số còn rất trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, trình độ đại học, hơn nữa Công ty đang có nhiều mối quan hệ với nhiều tập đoàn lớn có uy tín trên thế giới Công ty luôn có đủ khả năng cung cấp đủ nhu cầu về thép không gỉ, kim loại màu cũng như các mặt hàng khác hiện đang kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động Marketing của doanh nghiệp còn rất yếu, mới chỉ tiến hành các hoạt động nhỏ, lẻ tẻ mang tính bị động theo yêu cầu của các phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu. Marketing chưa có được các hoạt động quy mô lớn, chưa đóng vai trò xứng đáng trong Công ty.
2. Kết quả kinh doanh của Công ty.
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Doanh thu (Tỷ đồng)
33
50
102
120
Lợi nhuận trước thuế (Triệu đồng)
25
87
937
1.200
Chi phí cho hoạt động Marketing
(Triệu đồng)
1998
1999
2000
35
200
650
IV. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Phòng Marketing của Công ty gồm có 3 người, một trưởng phòng và 2 nhân viên. Hai nhân viên được cử trực tiếp xuống cửa hàng làm việc: thu thập thông tin về khách hàng, cũng như doanh số bán và hoạt động giao nhận hàng của từng cửa hàng. Trưởng phòng Marketing luôn ở văn phòng Công ty để xử lý các thông tin thu thập được của nhân viên Marketing cũng như các thông tin của các bộ phận khác gửi đến, thu thập các thông tin về thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh thông qua Internet.
1. Chức năng của phòng Marketing.
Giúp Công ty quản lý điều hành hoạt động Marketing, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty theo hướng thị trường. Bao gồm:
- Tham mưu về hoạt động Marketing.
- Tạo dựng các mối quan hệ và đối tác.
- Xây dựng phối hợp với các hoạt động Marketing của Công ty.
- Hỗ trợ các chi nhánh, cửa hàng, các bộ phận trựcthuộc Công ty về hoạt động Marketing.
2. Nhiệm vụ.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing.
- Định hướng tạo dựng và xác định hình ảnh của Công ty với khách hàng, đối tác và cán bộ nhân viên của Công ty.
+ Quan hệ công chúng.
+ Thiết kế biểu tượng.
+ Soạn thảo, in ấn, giới thiệu Công ty, bán chào hàng.
+ Thiết kế ý tưởng quảng cáo.
+ Xây dựng và triển khai các quyết định nguyên tắc gia dịch với khách hàng và đối tác.
+ Tổ chức điều tra thăm dò khách hàng.
- Tiến hành các hoạt động Marketing - Mix.
- Xây dựng một cách rõ nét, đầy đủ, chính xác, cụ thể hình ảnh các khách hàng Đông á và đối thủ cạnh tranh.
- Khảo sát thị trường theo yêu cầu của các bộ phận khác.
- Nắm bắt tình hình cung cấp, lập danh sách nhà cung cấp.
- Phối hợp theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình Marketing.
3. Một số hoạt động Marketing đã tiến hành trong thời gian qua.
* Hoạt động quảng cáo: Công ty quảng cáo có 2 chương trình: chương trình quảng cáo cho các chi nhánh, bộ phận và chương trình quảng cáo cho Công ty trên các thị trường mới. Thời gian quảng cáo kéo dài cả năm, trên các phương tiện báo chí (báo địa phương và trung ương), các Websitec. Ngân sách giành cho quảng cáo còn rất thấp (năm 2000: 450 triệu đồng; năm 2001 dự kiến 45 triệu). Khó khăn nhất trong hoạt động quảng cáo là đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo.
* Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Chủ yếu theo đơn đặt hàng của các phòng, ban và chi nhánh.
- Thông tin về nhà cung cấp.
- Thông tin về khách hàng, lập danh sách cụ thể về khách hàng.
- Thông tin đối thủ cạnh tranh: khả năng vốn, nguồn cung cấp, số lượng nhập vào.
* Một số hoạt động khuyếch trương, hội chợ.
Tham gia Hội chợ hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng.
Tổ chức bốc thăm trúng thưởng tại Hội chợ.
4. Đánh giá về các hoạt động Marketing của Công ty.
Hoạt động Marketing của Công ty đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của Ban lãnh đạo cũng như các Chi nhánh, bộ phận kinh doanh của Công ty, đưa ra những thông tin kịp thời về nhà cung cấp, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ cho việc ra các quyết định chiến lược. Marketing cũng đã khắc hoạ một hình ảnh hoàn chỉnh về Đông á trong tâm trí của nhà cung cấp, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh.
Tuy vậy, hoạt động Marketing của Công ty còn nhiều hạn chế như:
- Nguồn kinh phí giành cho hoạt động Marketing còn thấp.
- Bộ phận Marketing chưa có được những hoạt động độc lập sáng tạo, chủ yếu phụ thuộc vào các phòng bán khác trong Công ty.
- Thiếu sự phối hợp và hỗ trợ từ phía các bộ phận và các phòng ban khác như trong việc cung cấp các thông tin cũng như về mặt tài chính.
- Chưa có những cuộc nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing đã tiến hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC463.doc