Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

 Thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả;

 Chuyển tiền mặt và sec du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;

 Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng chỉ tiền gửi;

 Điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội;

 Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông;

 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng hội nhập quốc tế và môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng các hoạt động của mình trên tất cả các lĩnh vực cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, khi mà các ngân hàng vẫn bị đánh giá là đang "độc canh" trong lĩnh vực này. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các nhu cầu về xây dựng - sửa chữa nhà ở, mua xe ô tô, đi du học, chi tiêu cho dịch vụ du lịch, y tế, đầu tư kinh doanh của các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng mạnh mẽ. Trong khi đó phần lớn dân cư có mức thu nhập trung bình và thấp. Do đó đây là một thị trường "màu mỡ" cho các ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay, tăng lợi nhuận, san sẻ rủi ro. Tuy nhiên hiện nay có một số ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp, chưa thật sự quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể (còn gọi là khách hàng thể nhân). Xuất phát từ luận điểm trên, trong thời gian thực tập cuối khóa, em đã đến thực tập tại phòng tín dụng thể nhân, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, và tìm hiểu về hoạt động cho vay tại đây để hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa. 1. Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/NH.QĐ ngày 22/12/1984 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và có trụ sở chính đặt tại 78 Nguyễn Du - Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chất nghèo nàn đến nay Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Với mạng lưới hiện nay gồm có Trụ sở chính tại 344 Bà Triệu – Hà Nội và 8 Phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội (sau khi đã tách 4 Chi nhánh cấp II và được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp I theo Quyết định 888/2005/QĐ.NHNN ngày 16/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước). Tổng số cán bộ công nhân viên Chi nhánh khi chưa tách các Chi nhánh cấp II là 470 người và sau khi tách còn là 218 người với độ tuổi bình quân 28 tuổi. Cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đều được đào tạo cơ bản, thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay, trên 96% cán bộ có trình độ Đại học, hơn 40 cán bộ đã và đang theo học các chương trình đào tạo trên đại học về kinh tế và quản trị kinh doanh. 1.1. Hệ thống tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Là một Chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được điều hành bởi Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc. GIÁM ĐỐC P.Quan hệ kh ách hàng àng P. Thanh toán XNK P. Ki ểm tra nội bộ Công tác tổ chức cán bộ P.Quan hệ kh ách hàng àng P. Tổng hợp PHÓ GIÁM ĐỐC PTR. RỦI RO Ctác XL& khai thác TS Nợ/Có C.tác phát triển mạng lưới,XDCB P. Tin học P. Q.lý rủi ro tín dụng P. Thẻ P. Tín dụng thể nhân P. Giao dịch C.Tác hành chính P. Ngân quỹ P. Quản lý nợ P. Kế toán tài chính PHÓ GIÁM ĐỐC QUẢN TRỊ NỘI BỘ PHÓ GIÁM ĐỐC PTR BÁN LẺ P.Kinh doanh dịch vụ NH Số 3 Hàng Đồng Số 2 T.B. Trọng Số 4 Hoàng Cầu Số 5 Linh Đàm Số 6 Thanh Xuân S ố 8 Yết Kiêu Số7Trần Khát Chân Số 1 Hàng Bài (Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội: 1. Phòng Quan hệ khách hàng: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch; Đầu mối trong quan hệ với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng; Phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2. Phòng Tín dụng thể nhân: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng và cá nhân: cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành; Tổ chức nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du học, cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp tham gia các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng; Hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro; Tham gia đào tạo nghiệp vụ; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 4. Phòng Tổng hợp: Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình công tác; Lập, công bố và quản lý các loại giá mua bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Quản lý, điều hành vốn ngoại tệ và đồng Việt Nam; Kinh doanh ngoại tệ; Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng; Phát triển mở rộng mạng lưới; Các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. 5. Phòng Kế toán thanh toán: Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền": thực hiện các giao dịch chuyển tiền; Bộ phận "Quản lý tài khoản": quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ": thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác; Bộ phận "Thông tin khách hàng": Phục vụ tài khoản khách hàng là tổ chức kinh tế; Bộ phận "Kế toán giao dich": Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản của các khách hàng là các tổ chức kinh tế; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu: thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài, quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 6. Phòng quản lý nợ: Nhập dữ liệu vào hệ thống; Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng; Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn; Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay; Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi; Góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 7. Phòng kinh doanh dịch vụ: Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành sec cá nhân và các loại chứng từ có giá khác; Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, sec du lịch; Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho các khách hàng cá nhân; Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư; Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ. 8. Phòng thanh toán thẻ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành; Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao; Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội; Thực hiện các công tác khác do Giám đốc giao. 9. Phòng Thanh toán xuất - nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu; Thực hiện nghiệp vụ bảp lãnh; Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài; Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 10. Phòng Ngân quỹ: Thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả; Chuyển tiền mặt và sec du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng chỉ tiền gửi; Điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội; Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 11. Phòng Kiểm tra nội bộ: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính ban hành; Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động ngân hàng; Giúp Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. 12. Phòng Tin học: Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng; Thực hiện quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh và bảo mật thông tin; Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học; Thực hiện quản trị mạng, cài đặt chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng. 13. Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực: bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động; Xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng và quản lý cán bộ; Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan; Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản; Thực hiện các công tác về quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngân hàng; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax, quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho. 1.2. Mục tiêu đến năm 2010 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Theo định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đang tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu mà Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đặt ra đến năm 2010: - Đạt các chi tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng, nâng cao chỉ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tê; - Nâng cao năng lực quản lý điều hành với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. tạo ra các sản phẩm hiện đại phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế; - Phát triển mở rộng mạng lưới gắn liền với các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại; - Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, phấn đấu trở thành ngân hàng lớn trong khu vực; - Đẩy mạnh thể chế hóa, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng mô hình tổ chức hiện đại, kiện toàn quy chế và quy trình hóa các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng; - Cùng với hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính đa năng có quy mô lớn ở châu Á vào giai đoạn 2015 - 2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại các thị trường tài chính lớn trên thế giới. 1.3. Các danh hiệu mà Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được: - Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng năm 2004. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có nhiều thành tích trong công tác năm 2000-2002. - Cờ thi đua xuất sắc năm 2004, 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội do thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2004, 2005. - Cờ thi đua của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam dành cho: Chi nhánh dẫn đầu về ứng dụng công nghệ năm 2004; chi nhánh dẫn đầu về công tác huy động vốn năm 2003,2005. - Và nhiều bằng khen, huy chương và các danh hiệu thi đua khác cho các cá nhân, tập thể. 2. Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 2.1. Hoạt động huy động vốn. Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, luôn đứng trong hàng đầu của những Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương có thành tích huy động vốn tốt nhất, đóng góp không nhỏ vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội các năm qua như sau: BẢNG 2.1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Đơn vị: tỷ đồng Thời gian Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn huy động quy VND 5.307 6.154 8.260 10.830 1.Tiền gửi tiết kiệm 3.913 3.170 3.861 5.409 2.Tiền gửi của tổ chức kinh tế 1.024 2.335 3.572 4.330 3.Tiền gửi khác 370 649 827 1.091 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) So với các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn có các chiến lược huy động nguồn vốn tương đối phong phú và linh hoạt. Ngoài việc đưa ra các chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn triển khai việc mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường các kênh huy động. Trong những năm qua công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng trưởng đều đặn qua các năm, năm 2003 là 5.307 tỷ đồng, năm 2004 là 6.154 tỷ đồng tăng 850 tỷ so với 2003, năm 2005 là 8.260 tỷ đồng tăng 1.746 tỷ đồng so với năm 2004 và đến năm 2006 là 10.830 tỷ đồng tăng 2.570 tỷ đồng so với năm 2005. Tỷ trọng của các khoản tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm hơn nửa trong tổng nguồn vốn huy động huy động trong các năm. Đây là nguồn mang tính ổn định cao hơn so với việc huy động từ các tổ chức kinh tế, tạo tính tự chủ về vốn trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 2.2. Hoạt động cho vay. Với lợi thế nguồn huy động dồi dào, trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã chủ động mở rộng hoạt động cho vay nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Doanh số và dư nợ cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội liên tục tăng trưởng qua các năm, được thể hiện trong bảng sau: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Đơn vị: tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1.Doanh số cho vay 7.911 9.572 13.787 20.956 2.Doanh số thu nợ 6.921 8.305 13.498 20.201 3.Dư nợ vay 1.981 3.229 3.518 4.274 4.Nợ quá hạn 8,4 96,5 105,1 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) Doanh số cho vay tăng trưởng đều qua các năm, năm 2003 doanh số cho vay đạt 7.911 tỷ đồng, năm 2004 doanh số cho vay đạt 9.572 tỷ đồng tăng 1.661 tỷ đồng so với năm 2003, năm 2005 đạt 13.787 tỷ đồng tăng 4.215 tỷ đồng so với năm 2004, năm 2006 đạt 20.956 tỷ đồng tăng 7.169 tỷ đồng so với năm 2005. Doanh số thu nợ cũng tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2003 đạt 6.921 tỷ đồng, năm 2004 đạt 8.305 tỷ đồng tăng 1.384 tỷ đồng so với năm 2003, năm 2005 đạt 13.498 tỷ đồng tăng 5.198 tỷ đồng so với năm 2004, năm 2006 đạt 20.201 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 6.703 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2003 đạt 1.981 tỷ đồng, năm 2004 đạt 3.229 tỷ đồng, năm 2005 đạt 3.518 tỷ đồng, năm 2006 đạt 4.274 tỷ đồng. Như vậy, tình hình dư nợ cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được mức tăng trưởng cao.Trong số các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn được coi là ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào, có uy tín trong quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ với hệ thống thanh toán Online toàn quốc, thực hiện thanh toán chính xác, chính vì lý do đó dư nợ cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tăng trưởng đều qua các năm. Ta thấy nợ quá hạn luôn ở mức nhỏ so với tổng dư nợ. Năm 2004 nợ quá hạn là 8,4 tỷ đồng (tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là 0,0026%), năm 2005 nợ quá hạn 96,5 tỷ đồng (tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là 2,74%) và đến năm 2006 là 105,1 tỷ đồng (tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là 2,46%). Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm gần đây đều rất thấp, tuy nhiên có hiện tượng tăng dần trong các năm gần đây. Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động có nhiều rủi ro. Để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động của mình yêu cầu các cán bộ cho vay trực tiếp thẩm định bộ vay phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định cho vay. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn ở mức dưới 3% là điều đáng khích lệ. Điều đó chứng tỏ chất lượng thẩm định của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn luôn được coi trọng, Ngân hàng đã lựa chọn và đầu tư vốn có hiệu quả, có tính khả thi cao và có khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã luôn bám sát, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ vay, tận thu và xử lý các khoản nợ tồn đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro theo qui định, do vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ở mức hợp lý. 2.3. Các hoạt động khác. Ngoài hoạt động huy động vốn, cho vay, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn tích cực phát triển các loại hoạt động khác như : Thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, chuyển tiền, chi trả kiều hối và một số dịch vụ chất lượng cao nhằm đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng như : - Dịch vụ trực tuyến (VCB Online) : Khách hàng mở tài khoản hoặc gửi tiền tiết kiệm tại một nơi nhưng được thực hiện giao dịch tại tất cả các điểm giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương trên toàn quốc. Đồng thời chương trình cũng cho phép chuyển tiền vãng lai trên pham vi toàn quốc nhanh chóng và thuận lợi. - Dịch vụ trả lương tự động: là sản phẩm mà Vietcombank nhận chi trả lương, thưởng, thù lao định kỳ cho cán bộ, nhân viên, các đại lý của các cơ quan, doanh nghiệp. sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp và người nhận lương đều được hưởng những tiện ích kèm theo. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí và rủi ro quản lý tiền mặt tại quỹ, tiết kiệm thời gian và nhân lực thực hiện chi trả lương, được truy vấn miễn phí kết quả trả lương tức thì với hệ thống VCB Money cài đặt tại doanh nghiệp hoặc qua dịch vụ VCB -IBanking. Người nhận lương tiện lợi khi không phải giữ lượng tiền mặt chưa sử dụng, tối đa hóa lợi nhuận bằng việc hưởng lãi trên tiền lương được trả vào tài khoản, được Vietcombank cung cấp dịch vụ cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi, phát hành thẻ tín dụng mà không cần tài sản bảo đảm. - Dịch vụ Vietcombank Money : là sản phẩm cung ứng dịch vụ Home banking và e-banking (Ngân hàng tại nhà và Ngân hàng trực tuyến) giúp cho khách hàng có thể thực hiện giao dịch với Ngân hàng tại bất cứ nơi đâu mà không cần phải tới Ngân hàng. - Dịch vụ Vietcombank – Cyber Bill Payment (V-CBP) : Khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương sử dụng Internet hoặc thẻ Connect24 (bao gồm cả điện thoại di động) thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán tiền điện nước, điện thoại, cước Internet, phí bảo hiểm, thanh toán tiền mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị - Dịch vụ SMS Banking (Ngân hàng qua điện thoạ di động): Tất cả các cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ SMS Banking của Ngân hàng Ngoại thương, bao gồm cả cá nhân có tài khoản và không có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương truy vấn thông tin qua điện thoại bất cứ lúc nào cần thông tin truy vấn bao gồm : Số dư tài khoản, hạn mức thẻ cho vay, xem thông tin 5 giao dịch gần nhất và chi tiết từng giao dịch, lãi suất, tỷ giá, thông tin địa điểm đặt máy ATM, các địa điểm giao dịch. - Dịch vụ Vietcombank treasury : Sản phẩm kinh doanh vốn với khả năng quản lý tập trung nguồn vốn của khách hàng đem lại nhiều tiện ích, làm gia tăng tỷ lệ sinh lời cho đồng vốn gửi vào Ngân hàng. - Dịch vụ VCB Global Trade : là sản phẩm tài trợ thương mai với khả năng tích hợp với các sản phẩm khác đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thương mại của khách hàng trên toàn Thế giới. 3. Các vấn đề đặt ra tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội . 3.1 Mạng lưới Chi nhánh hạn chế. So với các ngân hàng quốc doanh khác trên cùng địa bàn thì Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có mạng lưới nhỏ, đến thời điểm hiện tại mới có 08 Phòng giao dịch trực thuộc tập trung tại Quận Hoàng Mai có 01 Phòng, Quận Hoàn kiếm có 03 Phòng, Quận Hai Bà Trưng có 02 phòng, Quận Thanh Xuân có 01 Phòng, Quận Đống Đa có 01 Phòng trong đó, có duy nhất phòng giao dịch số 6 có đầy đủ chức năng cho vay như trụ sở chính. Như vậy, chỉ riêng địa bàn các quận nội thành Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tại các Quận bình quân chưa đủ các Phòng giao dịch, số lượng các Phòng giao dịch trong Quận ít. Trong khi các ngân hàng khác không chỉ có chi nhánh tại các Quận, huyện mà còn xuất hiện đến các phường xã, mạng lưới của họ phủ kín khắp nơi đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. 3.2 Ngân hàng chưa chú trọng mở rộng cho vay thể nhân. Ngân hàng vẫn tập trung ưu tiên cho vay đối với khách hàng là Doanh nghiệp hơn cho vay đối với khách hàng là thể nhân, các khoản cho vay đối với khách hàng là Doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng từ 95% đến 97% trên tổng dư nợ cho vay. Mặc dù dư nợ cho vay thể nhân tại Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước những tỷ trọng dư nợ cho vay thể nhân trong tổng dư nợ còn thấp so với tổng dư nợ vay của ngân hàng (dao động ở mức 2%- 3.5% so với tổng dư nợ). Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần và các chi nhánh của các ngân hàng Nước Ngoài đang tập trung khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm các ngân hàng này đã khai thác hoạt động cho vay thể nhân này từ rất lâu. Dư nợ thực tế về hoạt động cho vay thể nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói trên cho thấy hoạt động cho vay thể nhân tại các Chi nhánh chưa được quan tâm phát triển. Việc ngân hàng chưa chú trọng phát triển cho vay thể nhân còn thể hiện ở chỗ phân bổ số lượng cán bộ trong lĩnh vực này còn rất ít, mà đặc thù của hoạt động cho vay này là số lượng món vay lớn, vì vậy, số lượng cán bộ làm công tác này cũng phải tương ứng với nhu cầu đó. Bên cạnh đó, việc cung cấp các sản phẩm cho vay thể nhân được thực hiện đơn lẻ, tự phát theo từng chi nhánh, không có sự thống nhất về sản phẩm từ trên xuống và đảm bảo tính thống nhất trên toàn hệ thống như các Ngân hàng thương mại cổ phần và các Ngân hàng Nước Ngoài. Hơn nữa, việc cho vay phát hành thẻ cho vay thì thực hiện tại bộ phận thẻ. Như vậy, việc cho vay đối với khách hàng là thể nhân chưa có sự quản lý tập trung do đó rất khó đánh giá nhu cầu khách hàng về các sản phẩm mà Ngân hàng đang cung cấp để từ đó có chiến lược phát triển sản phẩm có ưu thế. Ngoài ra, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng chưa có chính sách giao tiếp khuếch trương, chưa có hoạt động Marketing cụ thể nhằm thu hút khách hàng thể nhân khuyến khích họ vay vốn ngân hàng, trong khi các Ngân hàng thương mại cổ phần lại đang rất chú trọng phát triển loại hình dịch vụ này. Đối tượng vay vốn và loại hình cho vay thể nhân còn hạn chế. Theo qui định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác quy định cụ thể về đối tượng vay là Công/viên chức Nhà nước, CBCNV lực lượng vũ trang – có biên chế dài hạn, công nhân viên ký hợp đồng lao động dài hạn đang làm việc tại các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Tổ chức kinh tế Quốc doanh, ngoài Quốc doanh, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài.... được vay số tiền tối đa là 50.000.000 đồng và thời hạn tối đa là 60 tháng. Tuy nhiên đến nay hoạt động cho vay không có tài sản đảm bảo này chỉ cung cấp chủ yếu cho các đối tượng là CBCNV công tác tại Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nhà nước, và các đơn vị có chi trả lương qua hệ thống của Vietcombank. Chính việc hạn chế cho vay các đối tượng này đã khiến cho dư nợ của hoạt động cho vay tín chấp CBCNV nói riêng và cho vay thể nhân nói chung thấp. Như vậy đối tượng của hoạt động cho vay Thể nhân tại chi nhánh là rất hạn chế, tuy sản phẩm cũng đa dạng như: cho vay thế chấp chứng từ có giá, tín chấp (cho vay không có đảm bảo bằng tài sản), cho vay mua ôtô trả góp, nhà trả góp, cho vay du học, cho vay đầu tư biệt thự Nhưng chưa được phát triển đồng bộ tại Chi nhánh, phòng giao dịch, nên hạn chế một phần bởi mạng lưới hoạt động, hạn chế cán bộ làm công tác cho vay thể nhân dẫn đến qui mô hoạt động cho vay Thể nhân nhỏ chưa tương xứng với nguồn vốn cũng như qui mô hoạt động của một ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương. 3.3. Chính sách với người lao động còn hạn chế. Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chưa có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ làm việc có chất lượng, chưa gắn được quyền lợi với trách nhiệm của mỗi cán bộ trong hoạt động từng hoạt động, từ đó dẫn đến tình trạng bình quân hóa tiềng lương, thưởng, không khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5760.doc
Tài liệu liên quan