Mở đầu 1
Chương I 4
Cổ phần hoá DNNN-Bước đi tất yếu trong nền kinh tế thị trường 4
I: Nền kinh tế thị trường và xu thế vận động của các DNNN trong nền kinh tế thị tường. 4
1. Nền kinh tế thị trường, đặc điểm và cơ chế vận động của nó. 4
2. Xu hướng vận động của DNNN trong nền kinh tế thị trường. 7
2.2: Xu hướng vận động của DNNN. 10
II: Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN. 12
1. Công ty cổ phần và những ưu điểm của nó. 12
1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần 12
1.2:Vị trí, tác dụng của công ty cổ phần 14
1.3. Bản chất của công ty cổ phần 15
2. Tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN. 20
2.1: Khái niệm cổ phần hoá DNNN. 20
2.2: Các hình thức CPH của Việt Nam. 21
2.3: Tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN. 21
1. Sự cải tổ DNNN của một số nước. 23
1.1. Cổ phần hoá ở các nước tư bản phát triển. 23
1.2. Cổ phần hoá ở các nước đang phát triển ở khu vực Châu á. 24
1.3. Cổ phần hoá ở các nước XHCN trước đây. 25
2: Kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam. 26
2.1. Về mục tiêu 26
2.2. Tổ chức bộ máy chỉ đạo 26
2.3. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chuyển đổi 27
2.4. Đánh giá và định giá danh nghiệp 27
2.5. Giải quyết vấn đề tài chính và lao động dôi dư 28
Chương II 29
Thực trạng cổ phần hoá dnnn ở trên địa bàn tỉnh Hà Tây 229
I: Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. 29
1: Nhận định chung về DNNN ở Việt Nam. 29
2: Tiến trình, cơ chế và chính sách cổ phần hoá DNNN ở 31
Việt Nam. 31
2.1: Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) 31
2.2: Giai đoạn mở rộng thí điểm (từ cuối năm 1996 đến 6/1998) 32
2.3: Giai đoạn triển khai và đẩy nhanh tiến trình CPH. 32
3: Thành tựu và những tồn tại cơ bản của quá trình CPH. 33
3.1: Những thành tựu cơ bản. 33
3.2. Những vướng mắc tồn tại trong quá trình CPH 37
II: Thực trạng CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 40
1: Vài nét về DNNN trên địa bàn tỉnh. 40
2. Thực trạng CPH DNNN ở Hà Tây. 42
2.1. Tiến trình CPH DNNN. 42
2.1.1. Giai đoạn 1- giai đoạn bắt đầu triển khai CPH(1/1998-12/2001) 43
2.1.2. Giai đoạn tăng tốc tiến trình CPH (1/2001-2005): 44
2.2. Những kết quả đã đạt được của quá trình CPH ở Hà Tây: 48
3.3. Những mặt còn tồn tại trong công tác CPH ở Hà Tây: 55
3.3.1: Khâu định giá tài sản doanh nghiệp. 55
3.3.2. Vai trò và hoạt động của quỹ hỗ trợ CPH: 56
3.3.3: Về phía người lao động trong DNNN. 57
3.3.4: Về phía ban giám đốc của DNNN được CPH. 58
3.3.5: Chưa có một sân chơi bình đẳng. 59
3.3.6.Đối tượng tham gia mua cổ phần. 60
3.3.7. Việc xử lý nợ và lao động dôi dư. 61
3.3.8. CPH với thị trường chứng khoán (TTCK) 61
3.3.9. Bộ máy chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác CPH của tỉnh. 62
Chương III 64
Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây 64
I: Các quan điểm cần quán triệt trong quá trình thực hiện CPH. 64
1. Cổ phần hoá DNNN không phải là quá trình tư nhân hoá. 64
2: Cổ phần hoá DNNN là giải pháp cơ bản cơ cấu lại DNNN, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 64
3: Phải lấy thước đo kinh tế xã hội làm thước đo cho công tác CPH DNNN. 65
4: Cổ phần hoá DNNN phải đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. 65
II: Một số giải pháp và kiến nghị. 66
1: Giải pháp tỉnh cần thực hiện. 66
1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức chỉ đạo. 66
1.2. Đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ trong DNNN. 67
1.3. Tăng cường vai trò của quỹ hỗ trợ CPH. 69
1.4. Giải quyết dứt điểm vấn đề lao động dôi dư. 70
1.5. Tăng tính chính xác trong định giá tài sản DN. 72
1.6.Mở rộng đối tượng mua cổ phần 73
1.7 Cải thiện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trước CPH 73
2: Các kiến nghị với Nhà nước. 74
2.1. Xác định đối tượng CPH cần chi tiết, cụ thể. 74
2.2. Xoá bỏ mức khống chế về quyền mua cổ phiếu lần đầu và mở rộng đối tượng mua cổ phiếu. 75
2.3. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp. 75
2.4. Giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau CPH. 76
2.5. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện CPH; tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 76
2.6: Xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện vốn Nhà nước. 77
2.7: Khuyến khích và mở rộng đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. 77
2.8: Xử lý nợ khó đòi, nợ tồn đọng trước CPH. 78
2.9: Thành lập các tổ chức trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện CPH. 78
2.10: Đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản pháp quy của Nhà nước. 78
kết luận 79
danh mục tài liệu tham khảo 80
Danh mục sơ đồ và bảng biểu 84
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ trong vòng 6 tháng kể từ ngày ban hành Nghị định đã có trên 100 doanh nghiệp CPH chuyển thành CTCP.
3: Thành tựu và những tồn tại cơ bản của quá trình CPH.
3.1: Những thành tựu cơ bản.
Như vậy, sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương CPH, tính đến hết năm 2002, trên toàn quốc đã có gần 900 doanh nghiệp và bộ phận DNNN của 10 bộ, 54 địa phương và 12/17 tổng công ty 91 hoàn thành chương trình CPH. Tổng số vốn Nhà nước đánh giá lại khi CPH là hơn 3.000 tỷ đồng (tăng từ 10-15% so với giá trị ghi trên sổ sách). Qua CPH đã huy động 3.000 tỷ đồng vốn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, sự thay đổi phương thức quản lý đã tạo động lực thúc đẩy Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò làm chủ thật sự của người lao động với tư cách là cổ đông trong CTCP bước đầu được khơi dậy và phát huy, thể hiện rõ ở tinh thần hăng say và tự giác làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh được nâng lên.Theo báo cáo của các Doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm, các chỉ tiêu kinh tế của hầu hết các Doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng cao. Trong đó, doanh thu bình quân tăng 1,4 lần, lợi nhuận tăng 2 lần, nộp ngân sách tăng 22%, số lượng lao động tăng. Điều đáng chú ý là các DNNN CPH trong thời gian qua rất ít người lao động bị đưa ra khỏi Doanh nghiệp trừ những trường hợp tự nguyện. Đồng thời, thu nhập của người lao động cũng tăng thêm so với trước khi CPH từ 200.000-500.000 đồng. Tuy vậy do phần lớn các DNNN CPH thuộc diện vừa và nhỏ, vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng là phổ biến nên mục tiêu huy động vốn và cơ cấu lại các nguồn vốn Nhà nước qua CPH còn hạn chế.
Để minh chứng ích lợi của mô hình CPH DNNN chúng ta hãy xét một số điểm sáng về CPH:
Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO).
Công ty Cổ phần giấy Hải Phòng thành lập từ năm 1960 và đã từng hai lần quỵ ngã: lần thứ nhất vào năm 1981-1982, lần thứ hai vào năm 1989-1990. Từ năm 1991 trở đi Doanh nghiệp này phục hồi và làm ăn có lãi. Đến năm 1996 HAPACO là đơn vị thí điểm CPH. Đến 6/1998 HAPACO đã CPH một bộ phận của Doanh nghiệp và cho ra đời công ty cổ phần Hải Âu. Đây được coi là giai đoạn CPH lần thứ nhất của HAPACO. Người lao động mua 60% cổ phần, Nhà nước nắm 15%, còn là cổ đông bên ngoài. Năm 1999, Hải Âu như “diều gặp gió” tăng trưởng vùn vụt. Vốn điều lệ của Doanh nghiệp tăng hơn 3 lần, cổ tức trả cho cổ đông bằng 100% vốn góp. Các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, doanh thu,sản phẩm,nộp ngân sách đều tăng từ 32-43%.
Vào thời gian này Công ty cổ phần Hải Âu và Công ty giấy Hải Phòng (vẫn là DNNN cùng nằm trên một diện tích mặt bằng và cùng cổng ra vào. Sự biến đổi hàng ngày của CTCP Hải Âu làm cho người lao động của Công ty giấy Hải Phòng háo hức với CPH và kiến nghị nhiều lần với thành phố để được CPH và đến cuối năm 1999 Công ty giấy Hải Phòng dược CPH và hợp nhất với CTCP Hải Âu thành CTCP giấy Hải Phòng (HAPACO). Đến quý I/2000 HAPACO đã có vốn điều lệ trên 10 tỷ, trong đó cổ đông trong Doanh nghiệp chiếm 75%, cổ đông ngoài Doanh nghiệp chiếm 25%. Đến 17/7/2000 HAPACO chính thức được cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại trung tâm giao dịch TP Hồ Chí Minh, và vào ngày 23/11/2001 HAPACO quyết định phát hành thêm 1.000.000 cổ phiếu mới để huy động vốn đầu tư nhàn rỗi trong công chúng cho dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft làm bao bì công nghiệp.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của HAPACO trước và sau CPH
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
(Đã CPH)
2001
Giá trị sản xuất (tỷđồng)
Doanh thu (tỷ đồng)
Sản phẩm (tấn)
Nộp ngân sách (ngàn đồng)
Thu nhập BQ (ngàn đồng)
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
48
32,9
8.000
0,81
680
2.600
82,5
53,12
12.000
1,52
945
6.450
102,2
70,1
15.889
1,779
1.080
8.421
125,2
86
20.200
2,87
1.200
8.600
Nguồn: Công ty HAPACO
Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông (SACOM).
Ngày 7/2/1998 bằng quyết định của tổng cục trường tổng cục bưu điện, SACOM đã chính thức ra đời trên cơ sở CPH Nhà máy Cáp và vật liệu viễn thông. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm CPH được xác định là 120 tỷ đồng. Trong đó Nhà nước 49% cổ phần, CBCNV trong doanh nghiệp giữ 10%, còn lại là các cổ đông ngoài doanh nghiệp.
Trước khi CPH, vốn chủ sở hữu (vốn Nhà nước ) chỉ là 21,5 tỷ đồng, đến khi CPH số vốn điều lệ là 120 tỷ đồng, gấp gần 6 lần. Chính nhờ khả năng huy động vốn lớn, nên chỉ sau một năm SACOM đã đầu tư cho một dây chuyền công nghệ tiên tiến của Thuỵ Sĩ, nâng công suất lên 6 lần so với trước khi CPH. Tiếp đó, Công ty còn hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng dự án mở rộng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị có công nghệ tiên tiến với tổng trị giá gần 6 triệu USD. Sau khi đổi mới công nghệ, các sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú hơn với 240 chủng loại khác nhau. Sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn của nhiều nước như Mỹ, Anh... và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Nhờ việc sản xuất kinh doanh phát triển, các chỉ tiêu kinh tế của Công ty đều có mức tăng trưởng cao, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Các chỉ tiêu cơ bản của công ty SACOM trước và sau CPH
Chỉ tiêu
ĐV tính
Trước CPH
(1997)
Sau CPH
(2001)
%
Sản lượng
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Lao động
Cổ tức
Thu nhập bình quân
Vốn điều lệ
Km đôi dây
Triệu đồng
Người
%
1000/Người/tháng
Triệu đồng
130.665
55.436
8.268
5.558
4.969
120
2.610
576.000
150.000
32.000
32.000
13.866
151
16
2.738
181.135
440
270
389
575
279
125
5
Nguồn: Công ty SACOM
Công ty cổ phần cơ khí ô tô Nghệ An
Công ty cổ phần cơ khí Nghệ An hoàn tất việc cổ phần vào 2/1999. Công ty thực hiện thành công quá trình CPH trong vòng 5 tháng bằng việc áp dụng biện pháp rất táo bạo là…. Tiền vay cho người lao động mua cổ phần. Chính biện pháp này đã đem lại nhiều thành quả to lớn cho Công ty. Sau khi CPH Doanh thu và năng suất lao động tăng gần gấp rưỡi, nộp ngân sách Nhà nước tăng hơn hai lần, thu nhập BQ tăng, cổ tức đạt 18%/năm, đây là kết quả của hoạt động sản kinh doanh ngay trong năm đầu tiên sau khi thực hiện CPH. Và chúng ta có thể thấy sự biến đổi của Công ty trước và sau CPH qua bảng sau:
Bảng 3: Các chỉ tiêu của cơ khí ô tô Nghệ An.
Chỉ tiêu
Trước CPH
Sau CPH
1996
1997
1998
1999
2000
2001
1. Doanh thu( tỷ đồng)
Năng suất lao động
(Triệu/người/ năm)
Nộp ngân sách( triệu đồng)
Số lao động ( người)
Thu nhập bình quân
(Nghìn/người/năm)
Lãi (triệu đồng)
Cổ tức (%)
2,672
211
690
3,163
265
650
3,67
29
286
136
660
5,72
42
545
148
725
320
18
9,7
78
1.175
530
20
10,3
80
1.433
415
20
Nguồn: báo cáo của CTCP cơ khí ô tô khách Nghệ An
3.2. Những vướng mắc tồn tại trong quá trình CPH
Mặc dù quá trình CPH ở Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể xong trên thực tế cho thấy tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam diễn ra chậm. Trong đó nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ này là:
* Nhận thức về CPH chưa được nhất quán trong các cấp, các ngành và các cơ sở.
Không ít cán bộ quản lý Doanh nghiệp và một số cấp quản lý chưa thật sự quyết tâm tiến hành CPH, còn do dự. Nhất là khi CPH bộ phận doanh nghiệp hoặc Doanh nghiệp thành viên các tổng công ty, do lo ngại bị giảm doanh thu, vốn, tài sản , lợi nhuận, giảm quy mô và xếp hạng của Công ty, tổng công ty không còn đơn vị để trực tiếp quản lý. Với người lao động, do chưa hiểu rõ thực chất và lợi ích của quá trình chuyển DNNN thành CTCP nên họ lo sợ công việc và thu nhập sẽ không được đảm bảo khi mất đi sự bảo hộ của Nhà nước. Tư tưởng dựa vào Nhà nước khiến họ lo ngại có sự thay đổi và xáo trộn trong công việc.
* Các chế độ, chính sách hiện hành về CPH DNNN còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình CPH mặc dù đã có nhiều lần thay đổi về cơ chế, chính sách, nhưng trên thực tế vấn đề này còn nhiều hạn chế làm cản trở đến tiến trình CPH DNNN đó là:
- Thứ nhất: Sự thiếu bình đẳng giữa DNNN và CTCP đang cản trở việc đẩy nhanh tiến độ CPH. Bởi hiện nay, các DNNN đang được hưởng quá nhiều ưu đãi: không phải góp vốn; không phải chịu rủi ro trong kinh doanh; đặc biệt có lợi thế hơn CTCP về sử dụng đất, vay vốn ngân hàng, được khoanh nợ, xoá nợ khi gặp rủi ro, được xét giảm, miễn thuế dễ dàng.
- Thứ hai: Việc khống chế tỷ lệ mua cổ phần lần đầu; quy định về số cổ phần ưu đãi nói chung và đối với cán bộ quản lý nói riêng; xử lý phần lớn vốn tự bổ sung, nợ khó đòi như hiện nay đang dần làm mất đi sự nhiệt tình và hăng hái của không ít Doanh nghiệp và người lao động.
- Thứ ba: Việc định giá tài sản của DNNN trước khi CPH còn nhiều bất cập, thiếu chính xác. Phương pháp định giá đơn giản chủ yếu theo công thức:
Tổng tài sản = (nợ phải thu+vốn)-(nợ phải trả+quỹ khen thưởng phúc lợi)
Với công thức này chúng ta đã không tính đến một thực tế là nhiều Doanh nghiệp thương mại không có hoặc có rất ít tài sản cố định, nhưng doanh thu rất cao, lãi lớn. Vì thế chắc chắn giá trị thực tế của Doanh nghiệp phải cao hơn TSCĐ được tính bằng vài bộ bàn ghế, hay vài chiếc máy vi tính.
Việc ban hành các quy định về xác định phẩm chất và giá trị tài sản chưa được chú trọng nên quyền quyết định cuối cùng thuộc về hội đồng định giá tài sản sau khi bàn bạc thống nhất với Doanh nghiệp. Vì vậy kết quả thu được nhiều khi không phù hợp với thực tế do bị chi phối bằng tính cảm quan, thoả hiệp giữa Hội đồng định giá và Doanh nghiệp được định giá.
Thứ tư: Việc quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp CPH chưa được quy định kịp thời và cụ thể gây cho Doanh nghiệp CPH nhiều lúng túng trong hoạt động hoặc có tâm lý ngần ngại khi quyết định chuyển đổi DNNN thành CTCP. Ví dụ như Công ty bánh kẹo Hà Nội khi làm đơn tiến hành CPH vào năm 1999. Ngay lập tức, lãnh đạo Công ty thực phẩm Miền Bắc đệ trình văn bản gửi cục sở hữu công nghiệp xin đăng ký nhãn hiệu của công ty bánh kẹo Hà Nội cho các sản phẩm bánh kẹo của Công ty.
* Quy trình CPH còn nhiều phức tạp, nhiều thủ tục phiền hà, nhất là việc xử lý nhiều vấn đề tài chính.
Việc lập, phê duyệt đề án CPH, điều lệ hoạt động của CTCP xác định giá trị Doanh nghiệp còn rườm rà, phức tạp chia làm nhiều công đoạn, nhiều tổ chức tham gia. Hơn nữa việc lựa chọn DNNN để CPH và quyết định CPH DNNN còn nhiều vấn đề chưa chính xác dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: Ví dụ như một Công ty sản xuất tấm lợp fibro xi măng( sử dụng nguyên liệu amiăng) đang kinh doanh rất có lãi và sau CPH (4/2002) cũng rất phát triển. Nhưng chỉ sau một thời gian thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty bị đình đốn mà nguyên nhân chủ yếu là do 6 tháng cuối năm 2000 quy hoạch tổng thể phát triển ngành vật liệu xây dựng đến năm 2010 được phê duyệt. Trong đó có yêu cầu các đơn vị có sử dụng nguyên liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng phải ngưng hoạt động. Điều này đã ngây thiệt hại cho các cổ đông của công ty. Chúng ta có thể tránh được điều này bằng cách, không cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thực hiện CPH. Vậy từ thực tế này cho thấy trước khi quyết định cho các công ty CPH thì các cấp có thẩm quyền cần xem xét kỹ các quy định của Nhà nước để tránh những khó khăn cho doanh nghiệp sau khi CPH.
II: Thực trạng CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
1: Vài nét về DNNN trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổ chức sắp xếp lại DNNN nhằm giảm bớt đầu mối, tập trung củng cố các doanh nghiệp có đủ điều kiện, thúc đẩy các DNNN phát triển đủ sức nắm giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế. Sau nhiều lần tổ chức, sắp xếp, các DNNN trên địa bàn tỉnh quản lý đã giảm từ 307 doanh nghiệp năm 1991 đến 31/12/2002 còn lại 97 doanh nghiệp. Với tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là: 500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 19.000 lao động, nộp ngân sách Nhà nước 37 tỷ đồng. Trong số này có 34 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chiếm 35%, điển hình là:
- Công ty chế biến lương thực thực phẩm Thanh Oai
- Công ty Xi măng Sài Sơn.
- Công ty Xi măng Tiên Sơn.
- Công ty sách và thiết bị trường học.
- Công ty công trình giao thông Hà Tây.
- Công ty cơ điện Sơn Tây...
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển không đồng đều giữa các ngành, chủ yếu ở các ngành như: xây dựng (26 Doanh nghiệp), công nghiệp (12 Doanh nghiệp), nông nghiệp (24 Doanh nghiệp), thương mại (15 Doanh nghiệp)…Mặc dù các DNNN trên địa bàn tỉnh có những đóng góp tích cực song bên cạnh đó nó cũng ngày càng bộc lộ những yếu kém trong nền kinh tế thị trường.
Đa số các Doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện để cải tiến công nghệ sản xuất mà vẫn hoạt động trong tình trạng công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc cũ kỹ, kém hiệu quả. Quy mô vốn của các doanh nghiệp nhỏ, bé (các doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 53%), nguồn huy động vốn chủ yếu từ Nhà nước cấp, huy động từ khu vực khác chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ tập trung ở các Doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả cao. Cơ cấu vốn chưa hợp lý (vốn cố định chiếm 76%, vốn lưu động chiếm 24%).
Bộ máy lãnh đạo và người lao động trong các DNNN có nhiều vấn đề bất cập. Bộ máy lãnh đạo vẫn mang tư tưởng nặng nề của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, các cán bộ này thường do bổ nhiệm, sắp xếp. Vì vậy dẫn đến không lựa chọn được những cán bộ có đủ năng lực, thiếu sự nhạy bén với thị trường, thiếu tinh thần trách nhiệm, chây ỳ, dựa dẫm vào Nhà nước. Còn người lao động trong các Doanh nghiệp thì tinh thần tự giác trong công việc kém, ý thức bảo vệ của công và tiết kiệm trong sản xuất rất thấp, vì vậy gây lãng phí về nguồn lực dẫn đến tổn thất lớn cho Nhà nước.
Khả năng cạnh tranh của các DNNN thấp, bên cạnh đó sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Vì khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây rất phát triển ( tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 trên địa bàn tỉnh Hà Tây có 1.139 doanh nghiệp tư nhân, với số vốn đăng ký kinh doanh 1.236 tỷ đồng tăng 39,5 % so với năm 2001). Khu vực này tạo lên sức cạnh tranh rất lớn đối với các DNNN, đặc biệt là các DNNN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý theo cơ chế thị trường.
Vì rất nhiều những khó khăn trên dẫn đến một thực trạng đáng phải lo nghĩ là 25 % số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, điển hình là:
- Xí nghiệp cơ giới nông nghiệp Thanh Oai.
- Xí nghiệp cơ giới nông nghiệp Hoài Đức.
- Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Sơn Tây.
- Công ty chế biến thực phẩm tổng hợp Phú Xuyên.
- Công ty đã Miếu Môn.
- Công ty giầy Hà Tây.
- Công ty sản xuất vật liệu vầ xây dựng Hà Tây…
2. Thực trạng CPH DNNN ở Hà Tây.
2.1. Tiến trình CPH DNNN.
Theo tiến trình thực hiện CPH của cả nước thì chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn thí điểm.
Giai đoạn 2: giai đoạn mở rộng.
Giai đoạn 3: giai đoạn đẩy nhanh.
Nếu phân theo cách này thì giai đoạn thí điểm và giai đoạn mở rộng trên địa bàn tỉnh Hà Tây không có một DNNN được CPH. Mà đến 18/12/1998 mới có một DNNN đầu tiên được CPH. Vì vậy ta thấy nếu chia theo 3 giai đoạn như cả nước thì không hợp lý, nên có thể chia tiến trình CPH ở Hà Tây thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn bắt đầu triển khai CPH (1998-2001).
Giai đoạn 2: giai đoạn tăng tốc tiến trình CPH (1/2002-2005)
2.1.1. Giai đoạn 1- giai đoạn bắt đầu triển khai CPH(1/1998-12/2001)
Trong giai đoạn trước 1998 do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên chủ trương CPH DNNN trên địa bàn tỉnh mới chỉ triển khai nghiên cứu, và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện vào cuối năm 1997. Đến năm 1998 công tác CPH của tỉnh mới bắt đầu triển khai thực hiện, tỉnh đã chỉ đạo thành lập “Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh” do đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, đồng chí giám đốc sở Kế Hoạch và Đầu Tư làm phó ban thường trực. Các uỷ viên gồm các đồng chí lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo các huyện thị.
Khi tỉnh bắt đầu thực hiện quá trình CPH thì ở TW đã thực hiện xong giai đoạn thí điểm và giai đoạn mở rộng, điều này rất thuận lợi cho công tác CPH của tỉnh, vì từ các địa phương khác tỉnh đã nghiên cứu, học tập và rút kinh nghiệm để thực hiện ở tỉnh. Hơn nữa trong giai đoạn này chính phủ đã ban hành các văn bản tạo hành lang, pháp lý thông thoáng hơn trong tiến trình CPH, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNN tiến hành CPH đó là: chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của chính phủ “ đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN”, đặc biệt là việc ban hành nghị định số 44/NĐ-CP ngày 29/06/1998 thay thế cho Nghị định 28/NĐ-CP. Nghị định 44/NĐ-CP đã quy định rõ ràng hơn danh mục các loại hình DNNN còn nắm giữ 100 % vốn, DNNN có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt và các DNNN khác được chuyển đổi sở hữu...
Các điều kiện thuận lợi trên, cùng với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Ban Đổi mới và Phát Triển doanh nghiệp , các sở, ngành, huyện, thị nên đến hết năm 2001 trên địa bàn tỉnh đã có 9 DNNN thực hiện CPH chuyển thành CTCP, đó là:
Bảng 4: Danh sách các DNNN đã CPH tính đến hết 2001
TT
Tên công ty
Ngày đăng ký kinh doanh
1
CTCP Ô tô khách Hà Tây
18/12/1998
2
CTCP Du lịch Ao Vua
15/4/1999
3
CTCP Ô tô vận tải Hà Tây
24/4/1999
4
CTCP Ă uống khách sạn Hà Tây
15/1/2000
5
CTCP Ăn uống, nhà nghỉ Sơn Tây
16/2/2000
6
CTCP Du lịch Đồng Mô
3/7/2000
7
CTCP Dược phẩm Hà Tây
10/1/2001
8
CTCP Xây lắp điện máy Hà Tây
15/2/2001
9
CTCP Thương mại Phú Xuyên
25/1/2001
Nguồn: Ban ĐM & PT doanh nghiệp tỉnh Hà Tây
Mặc dù đã có nhiều cố gắng từ các cấp, các ngành và các DNNN đã thu được kết quả ban đầu rất khả quan, tốc độ CPH DNNN tăng dần nhưng nhìn chung tiến độ CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây còn chậm. Vì vậy trong thời gian tới cùng với sự thay đổi chính sách, cơ chế của chính phủ thì tỉnh cũng phải tiếp tục kiện toàn bộ máy chỉ đạo, ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện các văn bản của Chính Phủ để đẩy nhanh tiến trình CPH trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Giai đoạn tăng tốc tiến trình CPH (1/2001-2005):
Công tác CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây bắt đầu có những bước đột phá từ năm 2002. Trên tinh thần quán triệt Nghị định TW3 của Đảng, nên tỉnh uỷ đã họp, thảo luận đề án tổng thể sắp xếp DNNN từ năm 2002-2005, Tỉnh uỷ đã ban hành kết luận số 02/KL-TU ngày 01/10/2001 trình Chính Phủ, phương án đổi mới sắp xếp DN đã được Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 30/1/2003, từ năm 2002 đến năm 2005 Tỉnh Hà Tây giữ lại DNNN hoạt động công ích là 16 Doanh nghiệp( chuyển 3 Doanh nghiệp sang đơn vị sự nghiệp có thu: Công ty giống gia súc, Công ty đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, Công ty quản lý bến xe); 8 Doanh nghiệp hoạt động đặc thù( 4 nông trường, Công ty xổ số kiến thiết, Xí nghiệp in, 2 Doanh nghiệp kinh doanh nước sạch) chờ hướng dẫn, còn lại tất cả các Doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp CPH hoặc giao, bán, khoán, cho thuê theo quy định tại Nghị định số 64 CP; số 103 CP.
Thực hiện kết luận số 02/KL-TU của Tỉnh uỷ, ngày 25/01/2002 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 107/QĐ-UB giao chỉ tiêu kế hoạch CPH, đa dạng hoá sở hữu các DNNN năm 2002. Ngày 13/2/2002 UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị số 09/2002/CT-UB về việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới DNNN năm 2002. Tháng 4 và tháng 7 năm 2002 UBND tỉnh, Ban Đổi mới và Phát Triển doanh nghiệp tỉnh tổ chức 2 hội nghị triển khai Nghị định số 64 CP; số 103 CP; số 41 CP và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành TW tới lãnh đạo các Sở, Ban ngành, huyện, thị xã, Giám Đốc và Kế Toán trưởng những Doanh nghiệp có tên trong Quyết định số 107/QĐ-UB ( Những Doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi năm 2002). Ban đổi mới đã họp và phân công các đồng chí thành viên theo dõi, chỉ đạo và đôn đốc một số doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thuộc một số Sở, ngành, huyện, thị xã quản lý.
Do có sự chỉ đạo đôn đốc của UBND tỉnh, các Sở, ngành, huyện, thị xã, đặc biệt là sự cố gắng của “Ban Đổi mới và Phát Triển doanh nghiệp” cùng với việc ban hành Nghị định 64/NĐ-CP ngày 19/6/2002 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CPH. Kết quả thu được tính trong năm 2002 trên địa bàn tỉnh đã có 9 DNNN được CPH.
Bảng 5: Danh sách các doanh nghiệp đã CPH năm 2002:
thị trường
Tên Công ty
Ngày cấp ĐKKD
1
2
3
4
5
6
7
8
9
CTCP Gạch ngói Văn Miếu Sơn Tây
CTCP Thương mại Thanh Oai
CTCP Vận tải đường sông
CTCP Thương mại Đan Phượng
CTCP Vật tư nông nghiệp Phú Xuyên
CTCP Thương mại Quốc Oai
CTCP Puzơlan
CTCP Thương mại Sơn Tây
CTCP Bê tông vật tư xây dựng
10/01/2002
15/01/2002
23/08/2002
20/09/2002
22/10/2002
05/11/2002
16/12/2002
18/12/2002
30/12/2002
Nguồn: Ban ĐM & PT doanh nghiệp tỉnh Hà Tây
Như vậy tính đến hết tháng 12/2002 tổng số DNNN chuyển đổi thành CTCP trên địa bàn Tỉnh là 18 Doanh nghiệp. Xét đề nghị của Ban Đổi mới và Phát Triển doanh nghiệp tỉnh tại tờ trình số 22-TT/KHĐT-ĐKKD ngày 26/02/2003 đề nghị giao chỉ tiêu kế hoạch CPH, đa dạng sở hữu DNNN năm 2003. UBND tỉnh Hà Tây đã ban hành quyết định số 248QĐ/UB ngay 06/03/2003, giao chỉ tiêu kế hoạch CPH, đa dạng hoá sở hữu DNNN năm 2003. Trong đó có các DNNN sau tiến hành chuyển đổi:
Bảng 6: Danh sách các DNNN trong kế hoạch thực hiện CPH năm 2003.
2003
Tên Sở, ngành, huyện, thị xã và DN
P.Công Theo dõi
Hình
Thức
I
Sở xây dựng
TC-VG
1
Công ty xây dựng khu Bắc
CPH
2
Công ty xi măng Sài Sơn
CPH
3
Công ty đá ốp lát vật liệu xây dựng
CPH
II
Sở công nghiệp
KH-ĐT
4
Công ty liên hợp thực phẩm
CPH
5
Xí nghiệp chế biến gỗ
CPH
6
Công ty chế biến thực phẩm tổng hợp Tân Thịnh
CPH
7
Công ty may thễuXNK Sơn Hà
CPH
III
Sở giao thông
LĐLĐ
8
Công ty công trình giao thông
CPH
9
Công ty SC Ô tô Tiên Thành
CPH
IV
Sở nông nghiệp
TCCQ
10
Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp
CPH
V
Sở thương mại
LĐTBXH
11
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt
CPH
12
Công ty Nông sản thực phẩm
CPH
VI
Sở y tế
THIĐUA
13
Công ty thiết bị vật tư y tế
CPH
VII
Huyện đan phương
LĐTBXH
14
Công ty xây dựng Đan Phượng
CPH
VIII
thị xã sơn tây
LĐTBXH
15
Công ty cơ khí điện Sơn Tây
CPH
16
Công ty kinh doanh nông lâm sảnvà chất đốt Sơn Tây
CPH
IX
Huyện chương mỹ
TCCQ
17
Công ty thương mại Chương Mỹ
CPH
X
Huyện hoài đức
TC-VG
18
Xí nghiệp chế biến lâm sản
CPH
XI
Huyện phúc thọ
LĐLĐ
19
Xí nghiệp đường, giấy rượu Phúc Thọ
CPH
Nguồn: Ban đổi mới và PT doanh nghiệp
Như vậy chỉ tiêu chuyển đổi DNNN năm 2003 là chuyển đổi 41 DNNN ( cả các DNNN thuộc kế hoạch năm 2001, 2002 nhưng thực hiện xong). Trong đó thực hiện CPH theo quy định tại Nghị định 64/NĐ- CP và 41/NĐ-CP là 19 Doanh nghiệp còn các DNNN khác không CPH được thì chuyển đổi với hình thức giao, bán, khoán, cho thuê theo quy định tại Nghị định 103/NĐ-CP.
Theo Quyết định 132/QĐ-TTg ngày 30/01/2003 của Chính phủ về phê duyệt kế hoạch chuyển đổi DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây Đến năm 2005 phải thực hiện CPH xong các DNNN (trừ những DNNN phải giữ lại) thì năm 2004 tỉnh phải tiến hành chuyển đổi khoảng 41 DNNN. Trong đó ước có khoảng 25 DNNN thực hiện CPH, còn lại thực hiện theo hình thức giao, bán, khoán, cho thuê.
Đồ thị 1: Tổng quan tiến trình CPH DNNN ở Hà Tây đến 2005
2.2. Những kết quả đã đạt được của quá trình CPH ở Hà Tây:
Trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại các DNNN tỉnh Hà Tây đã tiến hành đa dạng các hình thức từ CPH DNNN đến giải thể, sát nhập, giao, bán, khoán, cho thuê. Mọi biện pháp đều hướng tới mục tiêu tăng cường tiềm lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đặc biệt những thành công trong công tác CPH DNNN là rất đáng ghi nhận.
Theo chỉ thị của Chính Phủ về CPH DNNN và được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các huyện, thị nên công tác CPH ở Hà Tây đã đạt được những kết quả tốt. Tính đến hết năm 2002 toàn tỉnh đã có 18 DNNN thực hiện CPH chuyển thành CTCP, với số vốn đăng ký kinh doanh là 93 tỷ đồng. Riêng trong năm 2002 CPH được 9 DNNN, điều này nói lên rằng: tuy quá trình CPH của tỉnh bắt đầu muộn nhưng sau khi thực hiện thì tốc độ tăng đáng kể (Số lượng DNNN CPH năm 2002 so với năm 2001 tăng là 33%). Sau chuyển đổi thành CTCP các Doanh nghiệp hầu hết sản xuất, kinh doanh ổn định và tiếp tục phát triển, có nhiều công ty đạt lợi nhuận cao, điển hình là các công ty: CTCP dược phẩm Hà Tây, CTCP Du lịch Ao Vua, CTCP Ăn uống khách sạn Hà Tây, CTCP vận tải Hà Tây, CTPC Ăn uống khách sạn Sơn Tây, CTCP Ô tô khách Hà Tây...
Việc đạt được những kết quả trên đã đóng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống cho người lao động trong các doanh nghiệp:
- Về vốn lao động sản xuất, kinh doanh nhìn chung sau khi CPH mức vốn sản xuất, kinh doanh của các công ty tăng do huy động thêm từ phía người lao động và ngoài xã hội, nhưng vẫn ở mức hạn chế. Tổng mức vốn huy động thêm sau khi CPH của tất cả các Công ty khoảng 30 tỷ đồng.
- Về doanh thu: hầu hết các Doanh nghiệp có mức doanh thu tăng gấp 1,5-2 lần so với trước CPH. Lợi nhuận cũng tăng (bình quân tăng gấp 2 lần) và các doanh nghiệp đã thực hiện chia cổ tức lợi nhuận như CTCP Dược phẩm 510 triệu đồng, CTCP Ăn uống khách sạn Hà Tây 118 triệu đồng...
- Về nộp ngân sách: tất cả các Doanh nghiệp sau khi CPH đã hoàn thành nộp đủ ngân sách và tổng số tiền nộp ngân sách của tất cả các Doanh nghiệp sau khi CPH tăng bình quân gần gấp 2 lần so với trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0137.doc