Giới thiệu chung 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.1 Quá trình hình thành của công ty 1
1.2 Quá trình phát triển của công ty 2
2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty 4
2.1 Giới thiệu sơ lược về bộ máy tổ chức của công ty 4
2.2 Chức năng 7
2.2.1. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: 7
2.2.2. Kinh doanh tái bảo hiểm: 7
2.2.3. Đầu tư tài chính: 7
2.2.4. Các hoạt động khác: 8
2.3 Danh mục sản phẩm bảo hiểm 8
2.4 Nhiệm vụ: 9
3. Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới. 10
3.1 Thực trạng 10
3.2 Kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua. 12
4. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổng thể cho kế hoạch chiến lược của công ty trong thời gian tới 14
4.1 Định hướng phát triển 14
4.2 Nhiệm vụ của công ty thời gian tới 15
4.3 Giải pháp tổng thể cho kế hoạch chiến lược 15
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên doanh Bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE của Australia, được cấp phép thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2126/GP ngày 16/07/1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc.Ngày 10/4/2006, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Thời hạn hoạt động: 89 năm.
Quá trình phát triển của công ty
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn 06 năm của liên doanh và kinh
nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, BIC tiếp tục thực hiện chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống và tích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển các sản phẩm trọn gói từ Ngân hàng – Chứng khoán - Bảo hiểm để không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Qua quá trình phát triển, BIC ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. BIC đã nhanh chóng triển khai hơn 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, hỏa hoạn, tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, hàng hóa, con người, bảo hiểm xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới các đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài. Công ty đã tham gia bảo hiểm cho nhiều công trình/dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực: thuỷ điện, xi măng, đường bộ,Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy và xe cơ giới. Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và nhà điều hànhMột số dự án BIC đã và đang thu xếp bảo hiểm có giá trị lớn như Nhà máy
Thủy điện Dăkmi 4, Nhà máy Thủy điện Sesan 4, Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2, Nhà máy xi măng Bình Phước, Tháp 68 tầng Financial Tower của Bitexco
Để ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng
cao năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, BIC đã tăng cường hợp tác với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Swiss Re, ACR, QBE, AIG, B.E.S.T RE, Malaysian ReCác nhà tái và môi giới bảo hiểm quốc tế đã tích cực hậu thuẫn và tin tưởng chọn BIC là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng lớn trong các lĩnh vực Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tàu, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi xảy ra tổn thất và tiến hành bồi
thường nhanh chóng và thỏa đáng, BIC có quan hệ mật thiết với các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey, Crawford, Mc Larens... và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và quyết khiếu nại. BIC luôn coi nhiệm vụ bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng chính là đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Với tôn chỉ hoạt động lấy sự chính trực là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động,
coi trọng sự sáng tạo, tài năng cá nhân và xác định đây là giá trị cốt lõi của sự thành công và trường tồn của công ty, BIC đã xây dựng được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn cao và yêu nghề. Hàng năm BIC đã dành kinh phí lớn cho hoạt động đào tạo chuyên môn, đào tạo các kỹ năng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
Hơn 350 cán bộ hiện nay chính là tài sản quý báu nhất của BIC.
Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Giới thiệu sơ lược về bộ máy tổ chức của công ty
Mô hình tổ chức của BIC gồm các cấp độ sau:
- Trụ sở chính tập trung cho vai trò định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ, nghiên cứu.Trụ sở chính tại Hà Nội điều hành chung toàn bộ hoạt động của BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV.
phát triển sản phẩm mới, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.
- Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh,cung cấp dịch vụ trực tiếp cho
khách hàng; phát triển thị trường và xử lý sau bán hàng.Các chi nhánh BIC tại các vùng trọng điểm sẽ là đơn vị trực tiếp kinh doanh.BIC sẽ giao địa bàn phụ trách cho từng chi nhánh của mình. Các dịch vụ phát sinh từ chi nhánh BIDV sẽ được gửi, liên hệ về chi nhánh BIC được giao phụ trách địa bàn.
-Các văn phòng đại diện của BIC tại những vùng tiềm năng sẽ là cầu nối, cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động khai thác bảo hiểm của chi nhánh BIDV.
Mạng lưới hoạt động của BIC gồm 13 chi nhánh:
Chi nhánh BIC Hà Nội
Chi nhánh BIC Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh BIC Đà Nẵng
Chi nhánh BIC Hải Phòng
Chi nhánh BIC Nghệ An
Chi nhánh BIC Tây Nguyên
Chi nhánh BIC Bình Định
Chi nhánh BIC Vũng Tàu
Chi nhánh BIC Đồng Nai
Chi nhánh BIC Cần Thơ
Chi nhánh BIC Hải Dương
Chi nhánh BIC Quảng Ninh
Ngoài các chi nhánh, hiện nay BIC còn có 40 Phòng Kinh doanh khu vực tại
các tỉnh ,thành trong cả nước
Sơ đồ tổ chức công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chức năng
BIC có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm
phi nhân thọ trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
2.2.1. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ:
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng
- Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
- Bảo hiểm tiền
- Bảo hiểm tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm xe cơ giới, mô tô – xe máy
- Bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm con người
- Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác.
2.2.2. Kinh doanh tái bảo hiểm:
Nhận và nhượng tái bảo hiểm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với các
công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
BIC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các công ty bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Swiss Re, B.E.S.T Re, Malaysian Re Bẻhad, Caise Centrale De Reassurance và ở Việt Nam như Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare.Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro,đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hông từ nhượng tái bảo hiểm.
2.2.3. Đầu tư tài chính:
- Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu; đầu tư trực tiếp; tư vấn đầu tư và các hình thức đầu tư tài chính khác
- Hoạt động đầu tư vốn theo quy định hiện hành
Công ty bảo hiểm BIDV sẽ thực hiên họat động đầu tư tài chính theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ hoạt động khai thác. Ngoài ra hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty điều hòa nguồn vốn và sử dụng hợp lý tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. Với nghiệp vụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp, Công ty BIDV sẽ có điều kiện thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như lĩnh vực có nhiều tiềm năng.
2.2.4. Các hoạt động khác:
Các dịch vụ có liên quan: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba.
Danh mục sản phẩm bảo hiểm
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng
Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt
Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng
Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
Bảo hiểm nồi hơi
Bảo hiểm thiết bị điện tử
Bảo hiểm kho lạnh
Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc
Bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm vật chất xe
Bảo hiểm trách nhiêm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Bảo hiểm tàu
Bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu hoạt động trong vùng nội thủy và lãnh hải Việt Nam
Bảo hiểm khác
Bảo hiểm tiền
Bảo hiểm trộm cắp
Bảo hiểm tính trung thực
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Nhiệm vụ:
Mở rộng mạng lưới hệ thống, tổ chức kênh phân phối sản phẩm thông suốt qua Ngân hàng và hệ thống chi nhánh, đại lý.
Tận dụng tối đa nguồn khách hàng từ BIDV giới thiệu, thiết lập được càng nhiều càng tốt quan hệ hợp tác từ phía nguồn khách hàng của Ngân hàng và các đối tác tiềm năng.
Hoàn thiện bộ máy quản trị điều hành công ty để quản lý tốt tất cả các mặt hoạt động. Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh,sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, đầu tư... một cách hiệu quả nhất.Xây dựng BIC thành một thương hiệu mạnh trên thị trường.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ và biến công nghệ thành một công cụ cạnh tranh của BIC trên thị trường.
Chuẩn hóa các quy trình tác nghiệp, tạo ra một quy chuẩn riêng trong hoạt động của BIC.
Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực,trình độ, kinh nghiệm.Có chế độ đãi ngộ tốt cho cán bộ công nhân viên, thu nhập gắn với kết quả kinh doanh. Tạo lập môi trường văn hóa công ty và kinh doanh năng động. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Tổ chức và quản lý tốt bộ máy quản trị công ty bảo hiểm từ trụ sở chính đến các chi nhánh, cơ cấu tổ chức ổn định, rõ ràng.
Tổ chức và hoàn thiện hệ thống bồi thường toàn quốc. Có các chuyên gia giám định bồi thường chuyên nghiệp hoặc hợp tác với các chuyên gia giám định bồi thường.
Tổ chức và hoàn thiện triển khai các sản phẩm bảo hiểm cơ bản, chiến lược. Quản lý danh mục bảo hiểm đảm bảo tỷ trọng rủi ro an toàn.Nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm mới để đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua. Phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới.
Thực trạng
- Công ty đã xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng hoạt động mới. Công ty chuyển đổi từ mô hình liên doanh sang mô hình công ty nhà nước nên có những thay đổi, ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng doanh thu. Khi chuyển sang mô hình sở hữu nhà nước, mô hình kinh doanh tương đối giống như các công ty bảo hiểm nội địa khác, doanh thu phí bảo hiểm khai thác trực tiếp và thông qua hệ thống BIDV ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
- Lực lượng cán bộ của công ty đang ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Những khoá học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên được công ty tổ chức thường kỳ. Cho đến nay ,công ty đã gây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ có tâm huyết, năng động, gắn bó với công ty. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ của công ty còn rất trẻ. Đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty sau này nếu có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng và có những chế độ đãi ngộ tốt. Việc xây dựng văn hoá công ty và văn hóa kinh doanh cũng được công ty đặc biệt chú trọng.Tuy nhiên cơ chế làm việc hiện tại chưa khuyến khích được cán bộ công nhân viên của công ty, kết quả khai thác của công ty chưa thực sự tác động trực tiếp và tích cực đến lợi ích của nhân viên.
- Tiếp nối hoạt động của công ty cũ, đặc biệt trong việc giữ cam kết với khách hàng và đối tác,không để xảy ra phàn nàn. khiếu nại trong việc xử lý bồi thường.Sau một thời gian hoạt động, khối lượng khách hàng đã có sự tăng lên đáng kể.
- Trong những năm qua, BIC đã mở rộng mạng lưới hoạt động để gia tăng cơ hội khai thác và nâng cao chất lượng dịch vụ. HIện tại BIC có 13 chi nhánh ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, để đảm bảo có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, mạng lưới đại lý khai thác là các chi nhánh BIDV trong những năm qua chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, hoạt động đại lý chỉ mang tính chất giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty chứ chưa thực sự chuyên nghiệp. Mạng lưới đại lý khai thác là các chi nhánh BIDV trong những năm qua chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, hoạt động đại lý chỉ mang tính chất giới thiệu khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty chứ chưa thực sự chuyên nghiệp.
- Kết quả kinh doanh có sự tăng lên rõ rệt qua từng năm, công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể qua mỗi năm.
Kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua.
Sau 6 năm hoạt động với hình thức liên doanh, với phương châm phục vụ tận tình, phong cách quản lý tiên tiến của nhà bảo hiểm chuyên nghiệp, Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc đã đạt được một số thành công trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, đáp ứng một phần nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Với năng lực bảo hiểm rất lớn của công ty mẹ QBE, BIDV-QBE là công ty bảo hiểm có khả năng chấp nhận rủi ro lớn nhất Việt Nam, đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Ngay sau khi mua lại phần liên doanh của phía đối tác nước ngoài, bộ máy nhân sự của BIC được tăng cường thêm nhiều cán bộ có kinh nghiệm bảo hiểm và các cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động, kết hợp để tạo nên một tập thể sáng tạo và đầy nhiệt huyết.
Hiện tại BIC đã có được đội ngũ cán bộ hơn 350 người - là tài sản quý báu nhất của Công ty - được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội, 13 chi nhánh và 45 Phòng Kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh, thành phố cùng hơn 1.000 đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong cả nước. BIC đã nhanh chóng triển khai hơn 60 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật (bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm đổ vỡ máy móc,), bảo hiểm tài sản (bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản,), bảo hiểm trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm,), bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm thân tàu,), bảo hiểm con người (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khoẻ,), bảo hiểm xe cơ giới, tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài. BIC là nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho nhiều công trình/dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực nhà cao tầng, thuỷ điện, xi măng, đường bộ, hạ tầng khu công nghiệp,...
Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm xe cơ giới là những nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao của BIC trong thời gian qua. Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm rủi ro tài chính, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và nhà điều hành, bancaasurcance,
Từ năm 2006, BIC đã chú trọng cải tiến công tác đầu tư tài chính. Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án, danh mục đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua quá trình phát triển, BIC ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Từ định hướng nhận bảo hiểm qua các công ty môi giới và nhận tái bảo hiểm, BIC chuyển định hướng tập trung vào hoạt động khai thác trực tiếp. Với tốc độ tăng trưởng năm 2006 trên 50%, 2007 trên 300%, BIC đã xây dựng được uy tín, thương hiệu trong và ngoài nước, được khách hàng tin tưởng và các nhà tái bảo hiểm lớn như MunichRe, SwissRe, VineRe,... tích cực hậu thuẫn.
Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án lớn, BIC đã có quan hệ hợp tác với nhiều Công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Công ty tái bảo hiểm SwissRe, Công ty tái bảo hiểm MunichRe, Aon Re, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare),... Đồng thời, BIC tiếp tục nhận được sự hợp tác tích cực từ các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey, Crawford, Mc Larent... trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại.
Nhận thức được vấn đề: uy tín của công ty thể hiện qua công tác giải quyết bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng, BIC luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Hàng năm, BIC giải quyết hàng ngàn vụ tổn thất lớn nhỏ từ vài trăm ngàn đồng đến hàng tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và cuộc sống, đặc biệt sau cơn bão số 6 năm 2006 và sự cố sập cầu Cần Thơ.
BIC đã đặt ra mục tiêu đạt tăng trưởng gấp ba lần trong năm 2007 về chỉ tiêu doanh thu, thị phần và lợi nhuận. Với khẩu hiệu “tăng tốc”, doanh thu của Công ty năm 2007 đã tăng vượt bậc, bằng 300% doanh thu năm 2006, đạt trên 162 tỷ đồng (nằm trong top 10 công ty bảo hiểm có doanh thu lớn nhất). Khả năng tài chính thể hiện qua việc tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng vào cuối năm 2006 và tăng lên 500 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2007 và tăng lên 1.000 tỷ đồng trong Quý IV/2008 (hiện nay, BIC là 01 trong 05 công ty bảo hiểm có vốn điều lệ lớn nhất thị trường), trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng 150%, tổng tài sản tính tại thời điểm ngày 31/122007 đạt 717 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006. Năm 2008, với khẩu hiệu “khẳng định”, BIC hoàn thành được mục tiêu đã đề ra với doanh thu hơn 300 tỷ đồng và đứng thứ 6 về thị phần trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Theo kế hoạch phát triển mạng lưới, đến cuối năm 2008, BIC có đại diện tại tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc, có thể đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách hàng. BIC đã trở thành một công ty bảo hiểm có bản sắc riêng, chuyên nghiệp và hiệu quả không chỉ hoạt động trong phạm vi Việt Nam mà còn vươn tầm ra khu vực với việc tham gia hoạt động bảo hiểm tại Lào (thành lập công ty liên doanh bảo hiểm Việt Lào, tham gia bảo hiểm cho các công trình tại Lào,).
Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổng thể cho kế hoạch chiến lược của công ty trong thời gian tới
Định hướng phát triển
BIC phấn đấu trở thành một trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam theo các tiêu chí: năng lực tài chính, thị phần và lợi nhuận.Từng bước đa dạng hóa hoạt động.Xây dựng BIC trở thành một thương hiệu có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV.
Từng bước tạo dựng và khẳng định thương hiệu. Có những kế hoạch, chương trình quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Từng bước tạo dựng BIC thành thương hiệu bảo hiểm uy tín.
Nhiệm vụ của công ty thời gian tới
Về nguồn vốn:
Đáp ứng đủ vốn cho kinh doanh và đầu tư
Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận
Đảm bảo an toàn vốn
Đầu tư:
Mở rộng, phát triển đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản.
Tham gia vào các hoạt động mua bán, sát nhập công ty.
Dịch vụ:
Đưa các dịch vụ vào hoạt động kinh doanh như một cách gia tăng giá trị cho khách hàng
Biến dịch vụ thành văn hóa kinh doanh của công ty.
Gắn ứng dụng công nghệ hiện đại với tăng trưởng hoạt động dịch vụ.
Giải pháp tổng thể cho kế hoạch chiến lược
Tài chính:
Góp vốn vào các dự án mới trong các lĩnh vực liên quan để có thể thu lợi nhuận, khai thác bảo hiểm
Tăng khả năng trích lập dự phòng
Kinh doanh bất động sản: góp vốn kinh doanh dịch vụ bất động sản
Từng bước nâng cao tính tự chủ cho bộ phận đầu tư trong thẩm định và xét duyệt phương án đầu tư đảm bảo lựa chọn đầu tư đúng thời điểm
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, phương hướng dự tính, cần xác định cơ chế tài chính để phục vụ cho công tác đầu tư, từng bước nâng cao tự chủ tài chính cho tới khi cổ phần hóa.
Nguồn nhân lực:
Mạnh dạn xem xét phương án thuê nhân sự là các chuyen gia có chuyên môn sâu về nghiệp vụ và quản trị điều hành doanh nghiệp bảo hiểm để xây dựng, quản lý, đào tạo và chuyển giao đối với các lĩnh vực kinh doanh mới sau khi cổ phần hóa.
Tập trung cho công tác tuyển dụng, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cũng như luân chuyển cán bộ nghiệp vụ để phù hợp và tăng cường trình độ đáp ứng các nhu cầu hội nhập.
Đào tạo được chuyên gia định phí cho BIC.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên môn sâu đối với từng lĩnh vực hoạt động , từng sản phẩm, dịch vụ của BIC.
Lựa chọn nhóm cán bộ lãnh đạo, cán bộ củ chốt để gửi đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình mà BIC cần đẩy mạnh.
Xây dựng hệ thống khuyến khích tiên tiến đối với người lao động. Tổ chức, Sắp xếp nhân sự phát huy tốt năng lực cán bộ và xây dựng được cơ chế tiền lương thúc đẩy kinh doanh.
Phát triển phần mềm quản lý nhân sự . Không ngừng hoàn thiện Sổ tay nhân viên.
Công nghệ thông tin:
Đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành công cụ quản lý và cạnh tranh của BIC trong tương lai.
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm:
+ Tăng năng lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao.
+ Hỗ trợ thông tin quản lý kinh doanh liên tục, kịp thời.
+ Đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.
Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng mạng tính quyết định đến hiệu quả đầu tư công nghệ thông tin, phù hợp với tieu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Chuẩn hóa hệ thống báo cáo tại trụ sở chính và chi nhánh trên cơ sở khai thác tối đa nguồn thông tin tại kho dữ liệu.
Quản lý rủi ro và kiểm tra nội bộ:
Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tổ chức có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ...
Thiết lập hệ thống kiểm soát, xây dựng Sổ tay quản lý rủi ro, Sổ tay kiểm tra nội bộ. Có lịch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Tăng doanh thu, tăng khách hàng phải gắn liền với việc kiểm soát được tính chất và mức độ của rủi ro.Cân đối được cơ cấu nguồn doanh thu và tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm để có chính sách quản lý chung hoặc điều chỉnh cơ cấu doanh thu của công ty. Có chỉ số đo lường, chương trình quản lý phù hợp.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phát hiện ra các sai sót trong kinh doanh và có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi phù hợp nhằm mục tiêu chung là an toàn và hiệu quả của công ty, bên cạnh đó liên tục hoàn thiện các quy trình khai thác, quy trình xử lý hoa hồng... thống nhất để dễ quản lý.
Quản trị doanh nghiệp:
Chủ động chuyển đổi mô hình tổ chức phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển để thực hiện hiệu quả phương thức quản trị kinh doanh mới.
Phân chia trách nhiệm, phân quyền cụ thể cho cán bộ lãnh đạo. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
Chuẩn hóa các công cụ quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Đầu tư vào hoạt động của các công ty khác:
Đa dạng hóa các danh mục đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Đầu tư ra thị trường quốc tế( nếu được phép)
Góp vốn đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mạnh của nền kinh tế.
Dịch vụ:
Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để xây dựng định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp.
Xây dựng chiến lược marketing cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, từng phân đoạn thi trường mục tiêu.
Xác định nhóm khách hàng VIP để cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị.
Liên kết với SOS International xây dựng mạng lưới các trung tâm cứu hộ trên toàn quốc. Liên hệ với SOS trong khu vực và trên thế giới để cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm bảo hiểm du lịch lữ hành quốc tế.
Đầu tư thích đáng cho các hoạt động dịch vụ khách hàng, chú trọng đến vấn đề dịch vụ sau bán hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm.
Thương hiệu:
Thực hiện có hệ thống và sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông cho các chương trình khuếch trương thương hiệu như: quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ công chúng, dịch vụ khách hàng và các công cụ khác.
Cùng với việc tăng daonh thu và thị phần, chương trình xây dựng thương hiệu tổng thể BIC phải được thực hiện càng sớm càng tốt để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của BIC, biến BIC thành thương hiệu bảo hiểm uy tín.
Xây dựng hình ảnh của công ty phải thể hiện được định hướng về khách hàng, sự tin cậy, tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ và trách nhiệm đối với xã hội.
Chuẩn hóa và thống nhất các ấn phẩm về đơn bảo hiểm, hồ sơ đấu thầu, các tài liệu, hồ sơ giao dịch với khách hàng để tạo hình ảnh nhất quán về thương hiệu đối với công chúng.
Thiết lập các mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông để thực hiện quảng cáo, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài trợ.
Mô hình tổ chức mạng lưới và kênh phân phối
Xây dựng được mạng lưới hoạt động kinh doanh, kênh phân phối đồng bộ , liên kết chặt chẽ trong toàn quốc với đội ngũ cán bộ năng động, chuyên nghiệp để tăng khả năng khai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5917.doc