LỜI NÓI ĐẦU 1
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 2
1. Giới thiệu chung 2
1.1 Hoàn cảnh thành lập 2
1.2 Danh sách các cổ đông sáng lập 3
1.3 Các ngành nghề kinh doanh chính 4
1.3.1 Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp phi nhân thọ: 4
1.3.2 Kinh doanh Tái bảo hiểm 5
1.3.3 Hoạt đồng đầu tư vốn theo pháp luật quy định 5
1.3.4 Kinh doanh khác: 5
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy 5
2. Quá trình xây dựng và phát triển 7
2.1 Giai đoạn đầu phát triển: 7
2.2 Giai đoạn tăng tốc 2003-2005 8
2.3 Giai đoạn từ 2006 đến nay: ỔN ĐỊNH – AN TOÀN - HIỆU QUẢ 9
II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA PJICO SAU HƠN 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 9
1. Khái quát tình hình kinh doanh giai đoạn 2004-2007 9
2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 12
2.1 Kết quả kinh doanh chung toàn công ty 13
2.2 Kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc 13
2.3 Công tác tái bảo hiểm: 16
2.4 Công tác đầu tư: 16
2.5 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 16
3. Nguyên nhân những thành công và hạn chế 17
3.1 Nguyên nhân dẫn đến thành công 17
3.2 Những mặt còn tồn tại 17
4. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới 18
KẾT LUẬN 20
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. Năm 2007 công ty thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng.
Vài nét chính về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex:
Tên công ty: Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Joint – stock Insurance Company
Tên viết tắt: PJICO
Ngày thành lập: 15/06/1995
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp phi nhân thọ
Kinh doanh tái bảo hiểm
Đầu tư tài chính.
Vốn điều lệ: 336 tỷ đồng.
Website: www.pjico.com.vn
Đơn vị trực thuộc: 50 chi nhánh và 1 trung tâm cứu hộ
Số lượng cán bộ công nhân viên: 1000 người.
Số lượng đại lý 4500 người
Trụ sở chính của Công ty có những thay đổi trong thời gian qua:
Trước 15/01/2000: tại số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
Sau 15/01/2000: tại 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Sau 01/04/2003: tại tầng 3 số nhà 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Nay tại 532 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Danh sách các cổ đông sáng lập
TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM (PETROLIMEX)
Là tổng công ty 90 trực thuộc bộ Thương Mại có trụ sở chính tại số 1 Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh:
Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác.
Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng cầu.
Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng
Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch
Vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung đăng ký:
Petrolimex là cổ đông lớn nhất của Pjico với tỷ lệ góp vốn là 51%.
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Vietcombank)
Được thành lập lại theo quyết định số 286/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 9 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, có các chi nhánh trên cả nước.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Tỷ lệ góp vốn trong Pjico là 10%
CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (VINARE)
Được thành lập theo quyết định số 920/TC/QĐ/TCCB ngày 27 tháng 9 năm 1994 của Bộ Tài chính, trụ sở chính:
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tái bảo hiểm, tư vấn về dịch vụ bảo hiểm, trung tâm thông tin về thị trường bảo hiểmĐược phép liên doanh liên kết, đầu tư sử dụng vốn nhàn rỗi.
Tỷ lệ vốn góp trong Pjico là 8%
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM (VSC)
Được thành lập theo quyết định số 255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại Hà Nội.
Tỷ lệ góp vốn trong Pjico: 6%.
CÔNG TY VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ (MATEXIM)
Trụ sở: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Tây Hồ, Hà Nội
Tỷ lệ góp vốn trong Pjico 3%
CÔNG TY ĐIỆN TỬ HANEL
Trụ sở: Số 45 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Tỷ lệ góp vốn trong Pjico là 2%
CÔNG TY THIẾT BỊ AN TOÀN (AT)
Trụ sở: 51 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tỷ lệ góp vốn trong Pjico là 0.5 %.
Các ngành nghề kinh doanh chính
Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp phi nhân thọ:
Bảo hiểm y tế tự nguyện và Bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm thiệt hại
Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không
Bảo hiểm thân tàu và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
Bảo hiểm trách nhiệm chung
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm cháy
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
Kinh doanh Tái bảo hiểm
Nhượng tái bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam theo quy định của Bộ Tài Chính
Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm trực tiếp, nhận tái bảo hiểm hàng không.
Hoạt đồng đầu tư vốn theo pháp luật quy định
Kinh doanh khác:
Các dịch vụ: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét quyền bồi thường và đòi người thứ 3.
Cho thuê văn phòng
Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ô tô
Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu mỡ.
Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản
Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá.
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên.
Ban Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc.
Sơ đồ tổ chức:
PHÓ T.GIÁM ĐỐC
PHÓ T.GIÁM ĐỐC
PHÓ T.GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10
PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11
PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
PHÒNG PHI HÀNG HẢI
PHÒNG XE CƠ GIỚI
PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN
PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ
PHÒNG TÁI BẢO HIỂM
PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG
PHÒNG ĐẦU TƯ
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ
PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ
PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
50 CHI NHÁNH
VÀ CÁC ĐẠI LÝ
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
CHI NHÁNH TP HCM
CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
CHI NHÁNH HÀ TÂY
CHI NHÁNH HUẾ
CHI NHÁNH BÁC NINH
CHI NHÁNH NGHỆ AN
CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
CHI NHÁNH THANH HOÁ
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN
.
Quá trình xây dựng và phát triển
Giai đoạn đầu phát triển:
Từ 8 cán bộ nhân viên ban đầu tại Trụ sở Hà Nội, ngay sau khi thành lập, tuy đội ngũ cán bộ, nhân viên còn ít ỏi, kinh nghiệm chưa có nhiều, thêm vào đó là nguồn vốn hoạt động chỉ có hơn 30 tỷ đồng nhưng tập thể PJICO đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, triển khai hơn 50 loại hình dịch vụ bảo hiểm, tập trung vào các lĩnh vực “nóng” như giao thông vận tải, xăng dầu, xây dựng và lắp đặt công trình, xuất nhập khẩu hàng hoá, vận chuyển. Từ các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm rủi ro kinh doanh, hoả hoạn, lắp đặt, xây dựng công trình, đến bảo hiểm cho người lao động PJICO luôn thực hiện nghiêm túc, lấy chất lượng và chữ tín làm đầu để thu hút, phát triển khách hàng bằng những việc làm thiết thực, hỗ trợ khách hàng sớm vượt qua hoạn nạn, khó khăn. Mọi doanh nghiệp và người dân đều thấu hiểu mua bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu, có lợi trước hết cho chính mình, bởi việc mua đó chính là sự phân tán rủi ro, nâng cao độ an toàn trong kinh doanh, sản xuất. Nhờ vậy, chỉ trên dưới 10 điểm kinh doanh đặt ở các thành phố lớn của những năm đầu thành lập, đến năm 2008 Công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên 1000 nhân viên, với 50 chi nhánh hoạt động tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, đảm nhận một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tại thị trường quốc tế Công ty đã mở rộng và quan hệ với nhiều nhà Tái bảo hiểm quốc tế như Munich Re, Cologne Re, Hannover Re, Willis Faber, Lloy’d tại các nước như Anh, Đức, Pháp, Singapore
Giai đoạn tăng tốc 2003-2005
Phát huy và kế thừa những thành tựu của giai đoạn đầu và nhờ sự ủng hộ của mọi đối tượng khách hàng mà năm 2003, PJICO đã có bước tăng trưởng mang tính đột phá với doanh thu tăng gần 90% so với năm 2002, trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ và bổ sung vốn cổ đông tăng 150%, tổng vốn và tài sản tăng gần 2 lần so với năm 2002 và đến nay công ty đã có số vốn tích luỹ tăng gần 10 lần so với vốn góp ban đầu. Nếu nói năm 2002, PJICO đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong chặng đường 5 năm 1998-2002 thì năm 2003 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ ngày thành lập. Nghiệp vụ bảo hiểm đa dạng, phong phú. Uy tín và thương hiệu PJICO ngày càng được nhân rộng, vững chắc sớm trở thành một trong ba công ty bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam. Các nhà tái bảo hiểm quốc tế đã có đánh giá rất tích cực về tính chuyên nghiệp và mức độ tăng trưởng của Pjico trong thời gian này. Trong khi thị phần năm 2003 của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thương trường giảm so với năm trước thì thị phần của PJICO lại tăng tới 2,55%, đây là một kết quả rất đáng trân trọng.
Giai đoạn từ 2006 đến nay: ỔN ĐỊNH – AN TOÀN - HIỆU QUẢ
Phát triển luôn được gắn với yêu cầu bền vững, nhận thức được điều này, sau giai đoạn tăng tốc nói trên, từ cuối năm 2005 PJICO đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Ổn định – An toàn - Hiệu quả” để đảm bảo phát triển bền vững hơn, chuyên nghiệp hơn. Định hướng này đã và đang được thực hiện với 3 kế hoạch lớn là: Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001; Triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư chiều sâu phát triển nguồn nhân lực.Với định hướng trên đã và đang triển khai thành công và mang lại những thành quả tích cực cho PJICO, cho các cổ đông và đặc biệt là cho khách hàng.
Thực vậy, năm 2007-2008 công ty có được những kết quả kinh doanh tương đối khả quan, doanh thu, lợi nhuận tăng, thu nhập trung bình của cán bộ nhân viên tăng.
Năm 2009 công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên ít nhất 500 tỷ đồng, chuẩn bị các bước cần thiết để chuyển đổi lên mô hình Tổng công ty, hoạt động đa dạng trong nhiều loại hình kinh doanh, trong đó lấy kinh doanh bảo hiểm gốc, đầu tư tài chính là nòng cốt.
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA PJICO SAU HƠN 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Khái quát tình hình kinh doanh giai đoạn 2004-2007
PJICO luôn tự hào là một công ty trẻ nhưng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Từ chỗ khách hàng của công ty là các cổ đông, đến nay hàng nghìn khách hàng thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế đã tham gia bảo hiểm tại PJICO. Nhiều khách hàng, công trình lớn như khách sạn Hà Nội Daewoo, cao ốc HITC tại Hà Nội, Diamond Plaza tại TP Hồ Chí Minh; nhiều gói thầu cầu, đường trên quốc lộ 1, Quốc lộ 5, cầu Thanh trì, cầu Bãi Cháy, đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, các đội tàu dầu lớn của Petrolimex, VOSCO đều liên tục tham gia bảo hiểm tại PJICO.
Ngay sau khi thành lập, PJICO đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm và hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường trên các lĩnh vực như giao thông vận tải, xăng dầu, hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới.
Sau 10 năm hoạt động, sức mạnh tài chính và thị phần của công ty không ngừng tăng lên và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh toàn công ty 2004-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu
695,997
840,293
778,166
1040
Tổng chi phí
661,22
827,451
749,154
995
Lợi nhuận trước thuế
34,777
12,842
29,012
45
(Nguồn: báo cáo tài chính đã được kiểm toán PJICO 2004-2007)
Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy doanh thu của công ty liên tục tăng trong các năm qua. Năm 2004 doanh thu ở mức 695,997 tỷ đồng, đến năm 2007 doanh thu của PJICO đã đạt 1040 tỷ đồng. Tuy vậy, sự gia tăng chi phí đã làm giảm phần nào lợi nhuận của công ty. Đặc biệt là năm 2005 khi chi phí lớn làm lợi nhuận giảm mạnh, chỉ còn chưa đến 13 tỷ đ, giảm gần 3 lần so với năm 2004. Điều này là do năm 2005 là năm khó khăn với thị trường bảo hiểm nói chung, cùng với những khó khăn riêng của PJICO. Song gần như ngay lập tức, PJICO đã lấy lại nhịp tăng trưởng của mình khi lợi nhuận đạt 29 tỷ đồng, năm 2007 với doanh thu 1040 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 60% so với năm 2006.
Nhìn chung, lợi nhuận luôn tăng năm sau thường cao hơn năm trước. Duy nhất chỉ có năm 2005 là lợi nhuận giảm so với 2004.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty qua các biểu đồ phản ánh doanh thu phí bảo hiểm gốc, lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm:
Biểu đồ 1: Doanh thu bảo hiểm gốc 2004-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế 2004 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Ngay từ khi thành lập, PJICO đã triển khai và cung cấp trên 50 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc, trong đó các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn. Đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn Công ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây.
Bảng 2:Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm (2004 – 2007)
Đơn vị: tỷ đồng
Nghiệp vụ
2004
2005
2006
2007
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Kinh doanh BH gốc
597,884
100
726,520
100
667,377
100
880,682
100
Trong đó
BH vận chuyển hàng hoá
75,830
12,68
92,518
12,73
82,466
12,35
90,000
10,00
BH tàu thuyền
67,369
11,27
85,742
11,80
84,313
12,63
105,600
12,00
BH xe cơ giới
286,828
47,97
343,830
47,33
280,047
41,96
457,600
52,00
BH y tế tự nguyện và BH con người
50,171
8,39
61,698
8,49
66,957
10,03
79,200
9,00
BH cháy và tài sản
50,337
8,42
65,991
9,08
68,983
10,34
75,000
8,52
BH XD LĐ
67,347
11,27
76,480
10,53
84,429
12,65
74,000
8,41
BH khác
261
0,04
179
0,04
0,600
0,07
(Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được Kiểm toán PJICO 2004-2007)
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
Với những thăng trầm và thay đổi của thị trường trong thời gian qua, PJICO đã khẳng định được vị thế của mình trên một thị trường bảo hiểm đang ngày càng có nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt là trong năm 2008, với nhiều biến động lớn trên thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng, PJICO vẫn gặt hái được những kết quả nhất định. Điều này thể hiện qua số liệu sau:
Kết quả kinh doanh chung toàn công ty
Bảng3: Kết quả kinh doanh chung toàn công ty năm 2008
Chỉ tiêu
2008
(tỷ đồng)
Tăng trưởng so với năm 2007
(%)
Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch
năm 2008 (%)
Tổng doanh thu
1.308
25
106
Doanh thu bảo hiểm gốc
1.060
19
102
Lợi nhuận trước thuế
60,5
32
86
Thu nhập bình quân
(triệu đồng / tháng)
6,0
13
-
(Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác năm 2008 của công ty cổ phần
bảo hiểm PJICO)
Cụ thể kết quả này được thể hiện qua các nghiệp vụ chủ chốt và các hoạt động khác của PJICO như sau:
Kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc
Cơ cấu doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc của PJICO năm 2008 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xe cơ giới:
Tổng doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm Xe cơ giới toàn Công ty đạt: 503 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch. Tỷ lệ bồi thường là 49%.
Bảo hiểm ô tô: Doanh thu đạt 318 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với năm 2007. Năm 2008, PJICO vẫn tập trung vào các đối tượng kinh doanh có hiệu quả, rà soát hạn chế khai thác các đối tượng xe không có hiệu quả như: taxi, đầu kép, xe đông lạnh, xe tư nhân Công tác quản lý khai thác và bồi thường tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ bồi thường / doanh thu 68%, giảm 7% so với năm 2007.
Bảo hiểm mô tô – xe máy: Doanh thu 185 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với năm 2007. Mức giảm doanh thu này thấp hơn mức giảm chung (khoảng 30%) của toàn thị trường, do ảnh hưởng của các yếu tố thị trường khách quan. PJICO vẫn giữ vị trí đứng đầu về bảo hiểm xe máy, với thị phần khoảng 34%. Tỷ lệ bồi thường 17%, tăng 8% so với 2007, nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm về doanh thu trong năm 2008.
Bảo hiểm con người:
Doanh thu 102 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng trưởng 27% so với 2007. Tỷ lệ bồi thường khoảng 56%.
Năm 2008, công ty đã chú trọng sâu sát trong công tác chỉ đạo chiến dịch bảo hiểm học sinh, luôn đặt yêu cầu hiệu quả là tiêu chí hàng đầu đối với công tác khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm con người, có phương hướng phát triển đúng dắn vào đối tượng khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới về các sản phẩm bảo hiểm con người, công ty cũng bước đầu thử nghiệp sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khoả mức cao, nhưng chưa triển khai rộng vì các sản phẩm tương đương của Bảo Việt, Bảo Minh đang bị lỗ nhiều, chi bồi thường rất cao, nguyên nhân chủ yếu không phải do khách hàng trục lợi mà thường bị bên thứ ba là các bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thuốc lợi dụng tiêu thụ những thiết bị dược phẩm nhập ngoại, đắt tiền.
Bảo hiểm hàng hoá:
Doanh thu 137 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2007, đạt 128% kế hoạch. Lần đầu tiên PJICO đã vượt Bảo Minh đứng thứ 2 về thị trường bảo hiểm hàng hoá. Tỷ lệ bồi thường 10,25% là tỷ lệ bồi thường rất thấp nếu so sánh với tỷ lệ bồi thường chung của thị trường.
Kết quả kinh doanh của từng nhóm khách hàng cụ thể như sau: Doanh thu trong ngành xăng dầu là 74 tỷ đồng, đạt 147% kế hoạch; Doanh thu ngoài ngành đạt 63 tỷ đồng, đạt 111% kê shoạch.
Kết quả kinh doanh BH hàng hoá khả quan này có được nhờ một số yếu tố sau:
Về doanh thu trong ngành xăng dầu: Năm 2008, đặc biệt quý II, III do giá trị khối lượng hàng xăng dầu nhập khẩu tập trung vào Petrolimex tăng mạnh, dẫn đến phí bảo hiểm tăng.
Về doanh thu ngoài ngành xăng dầu: Năm 2008, đặc biệt quý I, II, III do giá trị hàng hoá biến động tăng, đặc biệt giá sắt thép, thức ăn gia súc, phân bón là các mặt hàng chủ lực PJICO bảo hiểm tăng cao, dẫn đến phí bảo hiểm tăng.
Công ty có định hướng đúng tại thời điểm thích hợp với chiến lược rõ ràng là tập trung vào “mặt hàng chiến lược và khách hàng trọng điểm”.
Năm 2008, Công ty đã ký tái tục được với các đơn vị lớn như: Tổng công ty Thép, Thép Miền Nam POMINA, VINAKYWOE, Tổng công ty chăn nuôi, Tổng công ty lương thực I, Thép Hoà Phát, Thép Phú Mỹ, Xăng dầu hàng không, Thép Việt Úc, SSE, VPS và rất nhiều khách hàng lớn trên thị trường Đây là những khách hàng trọng điểm có tỷ lệ doanh thu cap nhưng tỷ lệ bồi thường rất thấp, có uy tín trên thị trường.
Công ty đã chủ động và tích cực trong công tác thu đòi người thứ 3, hướng dẫn, phối hợp tốt với các Chi nhánh để truy đòi thành công nhiều vụ việc, trong đó có cả việc tự đòi, đòi thông qua các tổ chức chuyên nghiệp, văn phòng luật sư, khởi kiện tại toà án và bắt giữ tàu.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý rủi ro được chú trọng hơn.
Bảo hiểm tàu thuỷ, P&I:
Doanh thu đạt 118 tỷ đồng, đạt 91% kế hoach. Bồi thường 70,2 tỷ đồng trong đó thực chi 40,2 chỉ đồng (34% doanh thu), đã phát sinh nhưng chưa giải quyết: 30 tỷ đồng (ước tính) - sẽ giải quyết trong các năm tiếp theo.
Bảo hiểm tài sản - kỹ thuật:
Bảo hiểm cháy – tài sản: Nghiệp vụ bảo hiểm cháy, tài sản năm 2008 đạt khoaảg 70 tỷ đồng tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao do: PJICO đã nắm bắt đuụơc cơ hội bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; chủ trương của Công ty coi nghiệp vụ bảo hiểm tài sản là nghiệp vụ trọng tâm năm 2008 và tăng cường cơ chế chính sách cho nghiệp cụ bảo hiểm này đã tạo động lực cho các đơn vị.
Bảo hiểm kỹ thuật: Doanh thu 127 tỷ đồng tăng trưởng trên 60%. Năm 2008 Công ty có chiến lược tập trung khuyến khích phát triển nghiệp vụ này, với sự tăng cả về chi phí quản lý và tiền lương, vì vậy nghiệp vụ này đã đạt kết quả rất tốt. Trong năm 2008, sự tăng trưởng về doanh số chủ yếu là do sự tăng trưởng của các hợp đồng bảo hiểm xây dựng lắp đặt có số tiền bảo hiểm vừa và nhỏ.
Công tác tái bảo hiểm:
Công ty đã thực hiện tái tục thành công chương trình Tái bảo hiểm 2008 cho 4 nhóm nghiệp vụ chính là Hàng hải, hoả hoạn, kỹ thuật và hỗn hợp. Công ty cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Korean Ra làm cơ sở thực hiện tiếp theo năm 2009 đối với các dự án lớn thực hiện khả thi và thiết lập, tìm hiểu mở rộng cơ hội, thị trường nhận tái bảo hiểm.
Hoạt động nhượng tái bảo hiểm năm 2008:
Phí nhượng TBH: Phát sinh 264.7 tỷ đ; thực thanh thực chi: 273.6 tỷ đ
Hoa hồng TBH: Phát sinh: 55.5 tỷ đ; thực thanh thực chi: 57.3 tỷ đ
Bồi thường TBH: Phát sinh 49.9 tỷ đ; thực thanh thực chi: 50.1 tỷ đ
Hoạt động nhận tái bảo hiểm năm 2008:
Phí nhận TBH: phát sinh: 78.5 tỷ đ; thực thanh thực chi: 61.5 tỷ đ
Hoa hồng TBH: phát sinh: 16.6 tỷ đ; thực thanh thực chi: 13.0 tỷ đ
Bồi thường TBH: phát sinh: 44.1 tỷ đ; thực thanh thực chi: 44.6 tỷ đ
(Ghi chú: số liệu bồi thường nhận TBH trên bao gồm cả phần chuyển nhượng từ năm 2007 chuyển sang khoảng 7 tỷ đ)
Công tác đầu tư:
Năm 2008, lãi đầu tư đạt 89 tỷ đ, sau khi trừ dự phòng giảm giá chứng khoán lãi đầu tư còn 57 tỷ đ.
Năm 2008, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư theo cả hướng tích cực và tiêu cực
Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
Năm 2008 Công ty đạt được kết quả kinh doanh tương đối khả quan, doanh thu, lợi nhuận tăng, thu nhập trung bình của cán bộ nhân viên tăng
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, các nghiệp vụ đều duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ hoặc cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường, ngoại trừ nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ. Công ty vẫn giữ vững vị trí đứng đầu thị trường về bảo hiểm xe máy và vươn lên vị trí thứ 2 về bảo hiểm hàng hoá. Tỷ lệ bồi thường chung duy trì ở mức tương đương thị trường.
Hoạt động đầu tư trong bối cảnh khó khăn của năm 2008 cũng đã đạt kết quả tốt, mang lại lợi nhuận chủ yếu của công ty.
Nguyên nhân những thành công và hạn chế
Nguyên nhân dẫn đến thành công
Trước hết phải phải nói đến sự ủng hộ nhiệt tình và sự tín nhiệm của khách hàng, cùng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo đã góp phần tạo nên những thành công kể trên cho PJICO.
Bên cạnh đó, những thành công đạt được còn do những chính sách, chiến lược, kế hoạch hợp lý của Công ty. Với các chính sách về nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo niềm tin nơi khách hàng và từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức, chiến lược nhân sự và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại vào quản lý đã đem lại những kết quả đáng kể cho Công ty.
Đặc biệt, cùng với xu thế phát triển chung của toàn thị trường, việc gia nhập WTO và mở cửa đã tạo ra nhiều cơ hội cho công ty nắm bắt và đem lại thành công. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ bằng những chính sách kịp thời, là động lực mạnh mẽ để Công ty luôn nỗ lực phấn đấu gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận.
Những mặt còn tồn tại
Mặc dù đạt được những thành công nhất định, nhưng PJICO vẫn còn có một số mặt tồn tại như:
Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm quá cao so với doanh thu. Đặc biệt là năm 2005, chi phí chiếm tới 98% doanh thu. Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Một hạn chế nữa là đội ngũ khai thác PJICO tại các đô thị lớn vẫn còn thiếu cán bộ khai thác có trình độ ngoại ngữ, am hiểu về nghiệp vụ, vì vậy khả năng tiếp thị vào đối tượng khách hàng liên doanh, vốn nước ngoài còn thấp.
Những tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, áp lực đặt lên các doanh nghiệp nói chung và PJICO nói riêng ngày càng khó khăn. Nhất là khi Việt Nam mở cửa, gia nhập WTO đã mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Bắt đầu từ năm 2008, theo cam kết khi gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép bán các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc theo quy định của luật phát Việt Nam, thêm nữa là sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới đã đi vào hoạt động, vì vậy việc cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.
Sự phát triển của doanh nghiệp cũng gắn liền với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Năm 2008, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu. Cũng trong năm này, Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu và hạn chế của một nền kinh tế phát triển nóng sau những thành công trong những năm qua, đặc biệt sau khi gia nhập WTO 2007 (lạm phát cao kỷ lục, thị trường ngoại tệ biến động, thị trường chứng khoán sụt giảm sâu và kéo dài ). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của toàn công ty.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, tình hình thiên tai xảy ra rất phức tạp, gây thiệt hại lớn vầ người và của. Điều đó đã một phần làm tăng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5729.doc