PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ TRANG TRÍ VĨNH CỬU 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY VĨNH CỬU 2
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC 2
2. CHỨC NĂNG NGHIỆM VỤ 3
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY VĨNH CỬU 7
1. CÁC HỌAT ĐỘNG QUẢN TRỊ 7
1.1. Công tác R&D (Nghiên cứu phát triển) 7
1.2. Quản trị chất lượng 7
1.3. Quản trị nguồn nhân lực: 7
2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY, GIAI ĐOẠN 2007 - 2008 8
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 -2008 8
2.2. Nguồn vốn và các chỉ số tài chính: 10
2.3. Đánh giá chung 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY VĨNH CỬU 18
I. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY VĨNH CỬU 18
1. Vốn đầu tư, tình hình huy động và sử dụng vốn 18
2. Đầu tư xây dựng cơ bản 19
3. Đầu tư nguồn nhân lực 20
4. Đầu tư mở rộng thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh: 23
5. Đầu tư khoa học công nghệ 25
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 26
1. Những kết quả đạt được 26
2. Những tồn tại và nguyên nhân: 27
2.1. Nguồn vốn đầu tư: 27
2.2. Về Đầu tư xây dựng cơ bản: 27
2.3. Đầu tư nhân lực 28
2.4. Đầu tư mở rộng thị trường: 28
3. Thuận lợi và khó khăn của công ty: 28
3.1 Thuận lợi: 28
3.2 Khó khăn: 29
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ TRANG TRÍ VĨNH CỬU 31
I. ĐỊNH HƯỚNG 31
1. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005-2009: 31
2. Mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới: 31
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 31
1. Giải pháp 31
1.1. Giải pháp về thị trường: 31
1.2. Giải pháp đầu tư nguồn nhân lực: 32
1.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư: 33
1.4. Giải pháp về Đầu tư xây dựng cơ bản: 33
2. Kiến nghị: 33
2.1. Nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách: 33
2.2. Nhóm kiến nghị với công ty: 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
38 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần đá trang trí Vĩnh Cửu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền mặt tuy có tăng lên gấp 5 lần so với năm 2007 nhưng đều ở dưới mức đòi hỏi đối với một doanh nghiệp là 0,5. Do vậy công ty cần có sự quan tâm hơn trong việc xử lý đối với các khoản nợ mang tính đột xuất.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động
Vòng quay khoản phải thu liên tục tăng qua các năm thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao được luồng tiền mặt và tạo ra sự chủ động hơn trong việc tài trợ vào nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Đây là điều rất đáng ghi nhận đối với Vĩnh Cửu trong bối cảnh doanh nghiệp mở rộng thị phần, hướng tới các bạn hàng mới.
Vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vòng quay các khoản phải trả trong năm 2008 nhỏ hơn năm 2007 chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm 2006. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2007 do số lượng hàng tồn kho gia tăng (đều chiếm tỷ lệ là hơn 60% trong các năm 2007 và năm 2008). Hàng tồn kho của Vĩnh Cửu chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm; lý do là một số vật liệu đầu vào như Nhựa nguyên sinh dạng lỏng (nhựa Polyester Resin), chiếm tỷ trọng 15% trong giá thành sản phẩm. Đây là sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ, vì vậy sự biến động của giá dầu trên thế giới có tác động rất lớn tới giá của nhựa nguyên sinh Resin. Công ty phải luôn có chính sách dự trữ nguyên vật liệu phù hợp nhằm đối phó và hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào.
2.2.5. Đánh giá khả năng quản lý công nợ
Tổng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo theo đó là sức ép về tài chính. Hàng quý, Công ty phải trả một phần gốc vay và lãi vay vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của Vĩnh Cửu đối với chủ nợ đã giảm dần qua từng năm, hay khả năng quản lý các khoản nợ vay của Công ty được cải thiện. Bên canh việc thay đổi cơ cấu vốn vay (từ dài hạn giảm dần, tăng vay nợ ngắn hạn) thì công ty sang năm 2007 đã tăng vốn điều lệ từ 35 tỷ lên 100 tỷ nhằm tài trợ hoạt động sản xuất, mở rộng dự án Công ty đã có thể chủ động hơn về nguồn vốn để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh.
Thêm vào đó, kì vọng với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu, Công ty hoàn toàn có khả năng trả gốc và lãi vay đúng hạn, giảm dần công nợ.
2.2.6. Đánh giá khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của Công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 và các năm kế hoạch sau đều cao hơn năm trước là do Công ty tăng thị phần, tăng công suất sản xuất nên giảm được giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm. Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đột biến làm chuyển đổi cơ cấu tỷ trọng thị trường của Công ty từ 5% năm 2007 lên 26% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008.
Công ty đang được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể:
-Được miễn thuế 02 năm (2007,2008) và giảm 50% trong 05 năm tiếp theo (từ năm 2009 đến hết năm 2013).
-Từ năm 2014 Công ty nộp thuế TNDN với thuế suất 25% (theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 667/BKH/DN ngày 29/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-Về thuế nhập khẩu: Được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư là đá, hoá chất nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Theo kế hoạch mà công ty đã đề ra thì chỉ tiêu này sẽ đạt trên 10% trong hai năm 2008-2009.
Các dòng sản phẩm đá trang trí nhân tạo vẫn sẽ tiếp tục đóng góp phần lớn trong tỷ trọng doanh thu của công ty, đặc biệt là về kim ngach hàng xuất khẩu: Dự kiến năm 2008 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 22 triệu USD và phấn đấu đạt 28 triệu USD năm 2009.
Chỉ số sinh lời ROE và ROA đều tăng mạnh cho thấy hiệu quả chung của Công ty trong việc sử dụng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận; đặc biệt là ROE năm 2008 đã đạt được mức 23%.
2.3. Đánh giá chung
Cơ hội
- Thực tế là nguồn đá tự nhiên là hữu hạn và chi phí khai thác đá tự nhiên ngày càng tăng cao. Cùng với hạn chế của việc sử dụng đá tự nhiên là khó khăn trong việc khai thác đá cỡ lớn thì xu thế tăng cường sử dụng sản phẩm đá nhân tạo thay thế cho đá tự nhiên trên thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ ở mức cao, kéo theo tốc độ đô thị hoá, mở ra cơ hội lớn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất đá ốp lát nhân tạo nói riêng.
- Thị trường đá trang trí và ốp lát đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, hiện nay cung các sản phẩm đá nhân tạo vẫn thấp hơn cầu trên thị trường thế giới.
- Nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm đá nhân tạo tương đối dồi dào do sử dụng bột đá thuận tiện hơn nhiều và sẵn có hơn nhiều so với đá tự nhiên đòi hỏi khổ lớn.
Thách thức
- Thị trường đá trang trí có nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Giá của các nguyên liệu nhập ngoại phụ thuộc vào giá dầu nhiều biến động, trong tình hình bất ổn tại khu vực tập trung nguồn dầu mỏ lớn nhất thế giới là Trung đông.
- Hệ thống chính sách và cơ chế Pháp luật của Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện và đồng bộ, tính ổn định lại không cao.
Điểm mạnh
- Về hoạt động: Sản phẩm của Công ty có tính công nghệ và chất lượng cao, tính ổn định rất lớn, có nhiều ưu thế vượt trội so với đá tự nhiên và các loại gạch ốp lát như: đa dạng về màu sắc, mẫu mã; kích thước tấm lớn; đồng nhất về màu sắc trên diện tích lớn và không thấm nước; là sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp thời trang cho hiện tại và tương lai.
- Về thị trường: Công ty đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty đang được các thị trường khó tính như: Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Úc chấp nhận.
- Về công nghệ: Công ty đã xây dựng thành công bí quyết công nghệ của riêng mình phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế.
- Về giải pháp: Công ty có nhiều giải pháp nguyên liệu thay thế. Ngoài sản phẩm sử dụng nguyên liệu đá thạch anh nhập khẩu, Công ty cũng rất chú trọng phát triển dòng sản phẩm sử dụng nguyên liệu cát Silic rất sẵn có tại Việt Nam.
- Về nhân sự: Công ty có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, kỹ sư, công nhân Công ty trong những năm qua không ngừng được củng cố, ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn, trình độ quản lý.
Điểm yếu
- Tổng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo theo đó là sức ép về tài chính. Hàng quý, Công ty phải trả một phần gốc vay và lãi vay vốn đầu tư ban đầu với tổng số tiền là 20 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu, Công ty hoàn toàn có khả năng trả gốc và lãi vay đúng hạn.
- Phụ thuộc nhiều vào chất lượng và đặc tính của hoá chất, đặc biệt là các loại hoá chất Việt Nam chưa sản xuất được.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY VĨNH CỬU
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY VĨNH CỬU
1. Vốn đầu tư, tình hình huy động và sử dụng vốn
Trong năm 2008, tổng giá trị thực hiện đầu tư đạt 137.043.900.852 đồng (Bằng chữ: Một trăm ba mươi bảy tỷ, không trăm bốn mươi ba triệu, chín trăm nghìn, tám trăm năm mươi hai đồng), trong đó có các dự án chính :
* Dự án liên doanh với đối tác Đức thành lập công ty liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá nhân tạo cao cấp tổng mức đầu tư: 898.732.212.627 đồng (Tám trăm chín mươi tám tỷ, Bảy trăm ba mươi hai triệu, Hai trăm mười hai nghìn, Sáu trăm hai mươi bảy đồng)
- Vốn điều lệ: 100 tỷ đồng
- Cơ cấu góp vốn:
+ Công ty Vĩnh Cửu góp : 35 % vốn điều lệ
+ Đối tác Đức (Công ty WK) góp : 65 % vốn điều lệ
Giai đoạn 01 của dự án được thực hiện trong năm 2008 - 2009 với tổng mức đầu tư khoảng 56 triệu USD, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ Quý IV/2009. Giá trị thực hiện năm 2008 là 115 tỷ đồng.
Giai đoạn 02 (2010 - 2012) sẽ đầu tư 03 dây chuyền tiếp theo, nâng tổng mức đầu tư của 04 dây chuyền đạt trên 220 triệu USD, nâng tổng công suất của tổ hợp liên doanh vào năm 2012 lên trên 4 triệu m2/năm.
* Dự án thành lập Công ty cổ phần Đá Mỹ Thuật Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Đá mỹ thuật trang trí với Tổng mức đầu tư: 299,747 tỷ đồng (Hai trăm chín mươi chín tỷ bảy trăm bốn mươi bảy triệu đồng), trong đó
+ Giai đoạn I : 148,969 tỷ đồng (Một trăm bốn mươi tám tỷ, chín trăm sáu mươi chín triệu đồng)
+ Giai đoạn II: 150,778 tỷ đồng (Một trăm năm mươi tỷ, bảy trăm bảy mươi tám triệu đồng)
- Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng
Dự án được triển khai từ Quý II/2008, dự kiến giai đoạn I sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất thử cuối Quý II/2009. Giá trị thực hiện năm 2008 là 6,598 tỷ đồng.
* Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải
- Tổng mức đầu tư: 3.505.429.050 đồng (Ba tỷ năm trăm linh năm triệu bốn trăm hai mươi chín nghìn, năm mươi đồng)
- Dự án được triển khai từ Quý IV/2007, hoàn thành vào đầu Quý III/2008. Giá trị đầu tư quyết toán là 2.415.272.225 đồng
2. Đầu tư xây dựng cơ bản
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực trang trí các công trình xây dựng, sản phẩm của công ty dùng cho trang trí các hạng mục công trình kiến trúc có quy mô lớn, các con số khảo sát, các hồ sơ tư vấn... mang hàm lượng chất xám lớn, tính sáng tạo cao, chủ yếu được hình thành dựa trên trình độ và kinh nghiệm của các nghệ nhân và công nhân viên công ty. Do vậy, môi trường làm việc cần phải tạo điều kiện cho tính sáng tạo của các cán bộ công nhân viên được phát huy tối đa, cơ sở vật chất nhà làm việc cần đảm bảo yêu cầu về độ chiếu sáng, đảm bảo về độ ồn, và không khí thoáng đãng trong lành. Bên cạnh đó, các phòng ban làm việc của các cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác giao dịch với khách hàng cũng cần được đầu tư cho tương xứng với nhiệm vụ mà họ đảm nhận.
Hiện nay, về cơ sở vật chất, nhà xưởng của công ty đã đáp ứng một cách tương đối tốt yêu cầu của cán bộ công nhân viên. Ngoài trụ sở chính, công ty còn quản lí các văn phòng làm việc của các Chi nhánh đại diện của công ty như: Chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng, Chi nhánh Miền Bắc tại Hà Nội...
Tỷ trọng trong đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2004-2008
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Giá trị (1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (1000đ)
Tỷ trọng
(%)
Tổng đầu tư
Trong đó:
670,425
100
839,405
100
922,46
100
1335,6
100
2858,7
100
Nhà xưởng
456,575
68,10
533,75
63,59
613,2
66,47
823,9
61,69
1961,7
68,62
Bàn ghế & T.B.V.P
89,775
13,39
106,855
12,73
157,5
17,07
316,75
23,72
516,25
18,06
Cơ sở vật chất khác
124,075
18,51
198,8
23,68
151,76
16,46
194,95
14,59
380,76
13,32
(Tổng hợp kết quả đầu tư giai đoạn 2004-2008. Phòng Đầu tư - Tháng 1 năm 2009)
Qua tỷ trọng các chỉ tiêu đầu tư cho cơ sở vật chất, chúng ta có thể thấy đầu tư cho cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng, văn phòng, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh luôn được công ty chú trọng đầu tư nhiều, đây cũng chính là nguồn tài sản chính hình thành lên cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tỷ trọng đầu tư cho nhà xưởng trong những năm qua luôn chiếm một tỷ trọng ổn định từ 61,69 đến 68,62% trong cơ cấu đầu tư vào cơ sở vật chất. Còn lại, bàn ghế và thiết bị văn phòng chiếm giữ tỷ trọng từ 12,73 đến18,06%, cơ sở vật chất khác của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng từ 14,59 đến 23,68% tổng mức đầu tư dành cho cơ sở vật chất, tuỳ theo tình hình cụ thể của các năm mà cơ cấu này có sự thay đổi nhưng cũng không có quá nhiều biến động. Nhìn chung tỷ trọng đầu tư cho cơ sở vật chất của công ty như vậy là rất phù hợp đối với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, trong mấy năm gần đây, công ty đã không ngừng đầu tư trang bị các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thiết kế và tư vấn thiết kế, tạo điều kiện tốt nhất, thoải mái nhất cho cán bộ công nhân viên trong lúc làm việc. Các khoản mục đầu tư này mang tính chất không thường xuyên và có quy mô nhỏ nên công ty đã cho phép các phòng ban, các chi nhánh tự đầu tư bằng các quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển ...
3. Đầu tư nguồn nhân lực
Thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc đang phục vụ tại Vĩnh Cửu đều là những lãnh đạo tâm huyết, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Do đó, đội ngũ lãnh đạo hiểu rất rõ đặc điểm hoạt động của ngành, cũng như của công ty, trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn nhằm đưa Vĩnh Cửu phát triển trong tương lai.
Tính đến ngày 30/12/2008 tổng số lao động của Công ty Vĩnh Cửu là: 392 người. Là một doanh nghiệp chuyên về sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng nên cơ cấu lao động của Công ty nghiêng về lao động trực tiếp. Trong đó, đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm số lượng lớn; hơn 70%, tiếp theo là nhân lực có trình độ từ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 24%; còn lại là lao động có trình độ trung cấp, tương đương trung cấp, lao động do Công ty tự đào tạo; khoảng 6%. Xác định con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của Công ty, nên công tác nhân sự luôn được Công ty quan tâm chú trọng, trong đó: chú trọng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo liên tục cả về chuyên môn, tay nghề và quản lý thông qua đào tạo liên nghề, kỹ năng, đào tạo luân chuyển (cả về chuyên môn và quản lý), ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng bán hàng cho đội ngũ kinh doanh.
Ban lãnh đạo công ty Vĩnh Cửu đã ý thức được rằng con người chính là yếu tố tiên quyết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, công ty đã đề ra các chiến lược đầu tư về con người, coi yếu tố con người là yếu tố chủ đạo trong chiến lược phát triển của mình. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì đầu tư nâng cao năng lực trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên công ty càng trở thành nhiệm vụ trọng yếu của công ty.
Hiện nay, trong thành phần cán bộ công nhân viên của công ty, bên cạnh một số cán bộ đã làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, công ty cũng có một số lượng rất lớn các kĩ sư, công nhân có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ có tinh thần học hỏi và khả năng thích ứng với công nghệ hiện đại cao. Do đó, bên cạnh việc đào tạo lại, đào tạo mới cán bộ công nhân viên thông qua việc cử đi học tập nâng cao trình độ ở bên ngoài, công ty còn có thể tiến hành đào tạo thông qua hình thức kèm cặp, truyền đạt kinh nghiệm của cán bộ lâu năm cho các cán bộ còn trẻ, góp phần nâng cao trình độ, năng lực của công ty.
Hàng năm, công ty luôn dành cho công tác đào tạo một khối lượng kinh phí nhất định nhằm nâng cao năng lực trình độ của cán bộ công nhân viên, đồng thời với việc tiến hành đào tạo tại chỗ thông qua hình thức kèm cặp, chỉ dẫn kinh nghiệm của các cán bộ lâu năm có kinh nghiệm cho cán bộ trẻ thì công ty cũng tiến hành gửi cán bộ, công nhân tham gia các lớp tập huấn trung và ngắn hạn để cán bộ công nhân viên có thể kịp thời tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất. Theo thống kê từ năm 2004 đến năm 2008, kinh phí đào tạo của công ty đã đạt 4250,56 triệu đồng, đào tạo cho công ty thêm hàng trăm cán bộ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của công ty. Nhìn chung, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công ty thì nhu cầu đào tạo cũng tăng liên tục trong các năm vơi tốc độ đồng đều trong khoảng từ 15-20% mỗi năm. Trong những năm tới, nhận thấy sự cần thiết và quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực của công ty nên công ty sẽ tiếp tục nâng cao mức kinh phí đào tạo.
Bảng tổng hợp kinh phí đào tạo trong 5 năm 2004 -2008.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Tổng đầu tư
Trong đó:
462,96
100
530
100
613,53
100
706,95
100
831,5
100
1.Đào tạo trong thời gian thử việc
120,75
26,08
134,68
25,41
157,28
25,64
179,98
25,46
208
25,01
2.Kèm cặp tại chỗ công nhân kĩ thuật
45,14
9,75
51,85
9,78
58,19
9,48
66,85
9,46
78
9,38
3.Đào tạo trung hạn
87,66
18,93
98,48
18,58
110,63
18,03
126,60
17,91
150
18,04
4.Đào tạo ngắn hạn
46,84
10,12
55,10
10,40
64,88
10,57
77,52
10,97
95,5
11,49
5.Đào tạo ngoại ngữ
53,13
11,48
63,17
11,92
77,49
12,63
95,62
13,53
120
14,43
6.Đào tạo chuyên tu
109,44
23,64
126,72
23,91
145,06
23,64
160,38
22,69
180
21,65
Tốc độ tăng trưởng ( %/Năm )
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng mức đầu tư
Trong đó:
14,48
15,76
15,23
17,62
1.Đào tạo trong thời gian thử việc
11,54
16,78
14,43
15,57
2.Kèm cặp tại chỗ công nhân kĩ thuật
14,86
12,23
14,89
16,67
3.Đào tạo trung hạn
12,34
14,44
15,72
18,48
4.Đào tạo ngắn hạn
17,65
17,75
19,47
23,2
5.Đào tạo ngoại ngữ
18,89
22,67
23,4
25,5
6.Đào tạo chuyên tu
15,79
14,48
10,56
12,23
( Tổng hợp kinh phí đào tạo giai đoạn 2004- 2008- Phòng Đầu tư).
4. Đầu tư mở rộng thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh:
Là một doanh nghiệp tư nhân, phần lớn các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho các công trình lớn. Có được điều đó là do công ty đã không ngừng đầu tư cho việc mở rộng thị trường hoạt động, các khoản chi cho công tác tiếp thị cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong kinh phí đầu tư của doanh nghiệp. Hiện nay, để có thể cạnh tranh với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực đá trang trí và gạch ốp lát... công ty phải không ngừng đầu tư mở rộng thị trường hoạt động của mình, dần nâng cao thị phần trong thị trường trong nước và vươn ra các thị trường các nước trên thế giới.
STT
NĂM
TÊN CÔNG TRÌNH
HẠNG MỤC TRANG TRÍ
ĐƠN VỊ KÝ HỢP ĐỒNG
1
1995
Khách sạn AMARA, Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP. HCM
Trang trí nội thất
KS Amara
2
1996
Khách sạn Caraven, Quận 1, TP. HCM
Trang trí nội thất
Cty CP Xây dựng- Kiến trúc AA
3
1996
Văn phòng cty KOTOBUKI (Nhật) tại Hà Nội
Trang trí văn phòng
Vĩnh Cửu cung cấp
4
1996
Khách sạn SHERATON Hà Nội
Trang trí nội thất
Cty CP Xây dựng- Kiến trúc AA
5
1996
Bảo tàng tỉnh Đồng Nai
Trang trí nội thất
Cty XD CN Dân Dụng tỉnh Đồng Nai
6
1997
Khu du lịch Ba Láng-Cần Thơ
Trang trí ngoại cảnh
Cty Du lịch Đồng Tháp
7
1997
Câu lạc bộ Lan Anh
Trang trí ngoại cảnh
Thầu đầu tư
8
1997
KS Norfork Mansion 17 Lý Tự Trọng Q3, TP. HCM
Trang trí nội thất
Cty kỹ thuật XD và VLXD Cotec
9
1999
Khách sạn MICASA (Campuchia)
Trang trí ngoại cảnh
Cty CP Xây dựng- Kiến trúc AA
10
1999
Thuận Kiều Plaza
Trang trí ngoại cảnh
Vĩnh Cửu cung cấp
11
2000
Khu du lịch Bảo Long, Biên Hoà, Đồng Nai
Thi công điêu khắc rồng Cổng chính
Cty thương mại dịch vụ Biên Hoà
12
2002
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh
Điêu khắc- trang trí giả cây, giả tre
Cty cổ phần Đầu tư & Phát triển đô thị Mặt Trời
13
2002
Làng văn hoá Campuchia-Siêm riệp
Trang trí ngoại cảnh
Ngân hàng Canadia
14
2003
Cty TOYO tại khu chế xuất Linh Trung II
Trang trí sân vườn
Cty TNHH Bao bì-giấy nhôm TOYO
15
2003
KS Cửu Long (Majestic) 27 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Trang trí nội thất
Cty CK&XL số 9 (COMA 8)/Tổng công ty Cơ khí Xây dựng
16
2003
Câu Lạc Bộ Kinh Đô
Trang trí ngoại cảnh
Cty TNHH XD và CB Thực phẩm Kinh Đô
17
2003
KS Saigon Park Hyatt Saigon
Trang trí nội thất
Cty TNHH BROCADE Hồng Kông
18
2003
Đường Phạm Văn Đồng, Đà Nẵng
Trang trí bồn hoa
Vĩnh Cửu cung cấp
19
2003
Đường Lê Lợi, Hàm Nghi, Q.1, TP. HCM
Trang trí bồn hoa
Cty Công trình công cộng quận 1
20
2003
Công viên văn hoá Lê Thi Riêng, 875 CMT8, Q. Tân Bình, TP. HCM
Trang trí ngoại cảng, điêu khắc các loại thú
Cty CV văn hoá Lê Thi Riêng
21
2004
Đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM
Trang trí bồn hoa giả đá
Cty Công trình công cộng quận 1
22
2004
Công viên Gia Định
Trang trí bồn hoa, bó vỉa, cây xanh
Vĩnh Cửu cung cấp
23
2004
Công viên Lê Văn Tám, Đ. Điện Biên Phủ, Q1, TP. HCM
Trang trí bồn hoa, bó vỉa, cây xanh
Cty Công trình công cộng quận 1
24
2004
Công viên Bách Tùng Diệp, Q1, TP. HCM
Trang trí bó vỉa
Vĩnh Cửu cung cấp
25
2004
Đường Trần Phú, Nha Trang
Trang trí bồn hoa, bó vỉa
Vĩnh Cửu cung cấp
26
2004
Nguyen Du Park Residence
Trang trí nội thất, phù điêu
Cty kỹ thuật XD và VLXD Cotec
27
2004
KS New World
Trang trí nội thất
Cty Liên doanh KS Sài gòn INN
28
2004
Toà nhà hành chính Formosa, Nhơn Trạch, Đồng Nai
Trang trí điêu khắc, hoa văn, nội thất
Cty TNHH xây dựng Song Hui (Đài Loan)
29
2004
Ngân hàng Ngoại thương Bình Dương
Trang trí sân vườn
Ngân hàng Ngoại thương Bình Dương
30
2004
Nhà hàng hải sản Oceania 167 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. TP. HCM
Trang trí nội/ngoại thất
Cty CP Xây dựng- Kiến trúc AA
31
2004
Khu biệt thự Phú Mỹ Hưng
Trang trí nội/ngoại thất
Cty Liên doanh Phú Mỹ Hưng
32
2004
Trang trí khu biệt thự cao cấp Kinh Đô
Trang trí ngoại cảnh
Cty TNHH XD và CB Thực phẩm Kinh Đô
33
2004
KS Saigon Park Hyatt Saigon
Trang trí nội thất
Cty CP Xây dựng- Kiến trúc AA
34
2005
Khu du lịch Phương Nam
Trang trí ngoại cảnh, Thác nước, núi
Cty TNHH DL-XD-TM Phương Nam
35
2005
Câu lạc bộ Kinh Đô
Trang trí sân vườn
Cty TNHH XD và CB Thực phẩm Kinh Đô
36
2005
Lô S4-S5 khu biệt thự cao cấp Phú Mỹ Hưng-Q.7
Trang trí nội ngoại thất
Cty Liên doanh Phú Mỹ Hưng
37
2005
Trường quốc tế Anh quốc, P. Thảo Điền, Q2, TP. HCM
Trang trí nội thất
Cty TNHH Thiên Hương
38
2005
Thiết kế, thi công công viên văn hoá Giá Rai, Bạc Liêu
Trang trí ngoại cảnh giai đoạn 1
UBND Huyện Giá Rai, Bạc Liêu
39
2005
Resort Dốc Lếch Nha Trang
Trang trí ngoại thất
Cty TNHH XD-KD nhà Duy Đức
Nguồn: Phòng kinh doang -XNK
5. Đầu tư khoa học công nghệ
Công ty Vĩnh Cửu được thành lập từ khi nền kinh tế còn tồn tại chế độ kinh tế tập trung, bao cấp, trang thiết bị của công ty phần lớn là các máy móc thủ công cũ kĩ, lạc hậu và không còn phù hợp với yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh ngày càng hiện đại. Ý thức được điều đó, trong vài năm gần đây, công ty đã tăng cường đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại như: dây chuyền công nghệ của Đức, trang bị thêm hàng loạt máy tính thế hệ mới, máy in khổ lớn và các máy photocopy, máy Fax cho phù hợp với tình hình sản xuất mới.
Ngoài ra, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, tin học được coi là một trong những công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tất cả các nghành kinh tế nói chung và nghành tư vấn xây dựng nói riêng. Với thiết bị tin học hiện đại, chất lượng sản phẩm tư vấn sẽ tăng, thời gian tính toán và làm việc bằng tay sẽ giảm làm tăng hiệu suất công việc, đáp ứng được tiến độ công việc đề ra. ý thức được điều đó, công ty đã đầu tư trang bị thêm các máy móc thiết kế hiện đại, chủ yếu là các máy tính đời mới có tốc độ cao và đi kèm với các phần mềm chuyên dụng, đảm bảo mỗi cán bộ làm công tác thiết kế mẫu đều được trang bị một máy tính cá nhân. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng tăng thêm giá trị đầu tư cho các thiết bị văn phòng và các máy móc phục vụ thiết yếu nhằm tăng cường năng lực thiết kế của công ty.
Về công tác quản lí, trong những năm qua, công ty đã liên tục đầu tư mới các phương tiện quản lí. Cùng với việc thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện giao thông, các máy móc liên lạc mà công ty quản lí, trong những năm vừa qua, công ty cũng đã trang bị thêm máy móc liên lạc cho các văn phòng đại diện, các chi nhánh của công ty ở các khu vực. Cùng với đợt trang bị máy móc thiết bị thí nghiệm tháng 9 năm 2008, công ty đã trang bị thêm 2 ô tô tải 4,5 tấn, 2 ôtô 4-7 chỗ dùng để vận chuyển trang thiết bị, thành phẩm và công nhân viên đến thi công tại các công trình.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Những kết quả đạt được
Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty Vĩnh Cửu đã đạt được những bước phát triển đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế. Qua 20 năm, công ty đã ngày càng mở rộng cả về cơ sở vật chất và các nghành nghề sản xuất kinh doanh, trở thành một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đá trang trí.
Về cơ sở vật chất, ngoài trụ sở chính tại Quận 2, Tp HCM, công ty còn liên tục mở rộng các chi nhánh tại các khu vực khác nhau trong cả nước. Công ty cũng trang bị đầy dủ các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác thiết kế, tư vấn... của công ty cho tất cả các phòng ban, nhà xưởng. Trong thời gian qua, công tác đầu tư cho cơ sở vật chất của công ty có phần thụ động chưa chủ động, công ty đầu tư này chỉ được diễn ra khi công ty tăng khối lượng công việc và mở rộng sản xuất vì vậy, khi khối lượng công việc tăng lên một cách đột xuất thì công tác đầu tư của công ty cho cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn do phải đầu tư một cách thụ động. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần có những kế hoạch đầu tư cụ thể và nắm sát tình hình phát triển mở rộng sản xuất của mình để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Về trang thiết bị máy móc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5775.doc