Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển ngành nước và Môi Trường

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp 2

Chương II: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Cty 6

1-Các ngành nghề kinh doanh

2-Danh mục các công trình

3-Công nghệ sản xuất và qyi trình công nghệ sản xuất 11

Chương III: Tổ chức bộ máy doanh nghiệp

1-Chức năng và nhiệm vụ

2-Tổ chức bộ máy kế toán

Chương IV:Khảo sát các yéu tố “Đầu vào”, “Đầu ra” của Cty 17

1. Nguyên vật liệu

2. Yếu tố lao động

Chương V: Đánh giá khái quát tổ chức SXKD tại DN thực tập 23

1- Đánh giá chung

2. Một số kiến nghị

Kết luận 26

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển ngành nước và Môi Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau lãi tăng hơn năm trước. Ngày 09 tháng 12 năm 2004 CTy Khai thác nước ngầm I được Bộ nông nghiệp và PTNT chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần với tên gọi mới là : CTy Cổ phần đầu tư phát triển ngành nước và môi trường. Trụ sở chính tại: Km 9, đường Giải Phóng – Pháp Vân – Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội. Số vốn pháp định: 2.000.000.000 đồng. Công ty được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp quốc doanh, giấy đăng ý kinh doanh được cấp theo số 108348 do trọng tài kinh tế nhà nước cấp ngày 29 tháng 4 năm 1993. Gần 40 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể: Cung cấp nước sạch cho các trạm, các trại nông trường, các khu dân sinh và quốc phòng. Từ năm 1993 đến nay, trong cơ chế thị trường có nhiều khó khăn về việc tìm kiếm khai thác những năng lực hiện có của mình, tìm kiếm đủ việc làm cho người lao động, nhưng lãnh đạo Công ty luôn sáng tạo, đoàn kết tìm kiếm khai thác những năng lực hiện có của mình, tìm kiếm đủ việc làm cho người lao động, mở rộng thêm những ngành nghề hiện có, đưa doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống người lao động được đảm bảo, trích nộp các khoản thu cho Nhà nước kịp thời, đầy đủ. Bảo tồn được vốn, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc đáp ứng được cơ chế thị trường hiện nay. Ngay từ ngày thành lập, Công ty CP Đầu tư phát triển ngành nước và Môi trường đã có chức năng vô cùng quan trọng trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm cũng như các ngành khác đó là: Khảo sát các công trình khoan thăm dò Khai thác và cung ứng nguồn nước sạch cho các trạm trại, các khu dân cư, các khu cơ quan của quốc phòng và hiện nay thêm ngành nghề mới là gia cố nền móng đê, khoan các giếng giảm áp để bảo vệ đê điều... cung ứng vật tư, thiết bị chuyên ngành. Công ty có hai khu BOT nằm trong khu Công nghiệp vừa và nhỏ tại Từ Liêm và Vĩnh Tuy Hà Nội, là những trạm cấp nước sinh hoạt và sản xuất dùng cho các nhà máy của hai khu công nghiệp vừa và nhỏ nói trên. Ngoài ra, Công ty có một Bến xe khách, là nơi đón trả khách phía Nam Hà Nội cũng như cho các xe ca, xe tải vào nghỉ trước khi vào thành phố Hà Nội. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty: STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1 Vốn kinh doanh 13.732.856.722 14.181.458.148 2 doanh thu thuần 17.049.428.580 18.687.125.444 3 Lợi nhuận sau thuế 596.730.000 654.049.390 4 Giá trị TSCĐ bình quân 5.379.779.822 7.889..222.889 5 Tổng số lao động 300 350 6 Thu nhập bình quân 1.350.000 1.500.000 7 Vốn cố đinh 4.057.592.892 4.645.225.308 8 Vốn lưu động 9.675.263.830 9.536.232.840 Bảng 1: Một số chỉ tiêu của Công ty Bảng 1 thống kê khái quát các chỉ tiêu và bảng đánh giá khái quát thực trạng tài chính của công ty, qua đó cho thấy: Vốn kinh doanh của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 và doanh thu bán hàng so với năm 2004 cũng tăng. Điều này cho thấy sự phấn đấu nỗ lực của công ty, đã cố gắng tăng được tỷ xuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lên 1.1 % vào năm 2005. Từ đó thu nhập cho người lao động cũng tăng lên theo sự gia tăng lợi nhuận và doanh thu: Thu nhập bình quân tăng từ 1.350.000đ/1 người vào năm 2004 đến năm 2005 là 1.500.000đ/1 người. Chương ii: khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1- Các ngành kinh doanh chính: - Khoan giếng nước ngầm vùng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từ 1962 - Khôi phục các giếng cũ bị suy thoái. Từ 1968 - Khoan giếng giảm áp xử lý nền móng thân đê, đập chắn. Từ 1976 - Khoan hố cọc móng xử lý nền móng các công trình xây dựng,thân đê. Từ 1991 - Khoan phun xi măng xử lý nền móng các công trình xây dựng, thân đê,đập thuỷ lợi. Từ 1990 - Khảo sát thăm dò nguồn nước ngầm. Từ 1962 - Nghiên cứu điều tra địa chất thuỷ văn. Từ 1962 - Xây lắp hệ thống xử lý nước ngầm, lắp đặt thiết bị bơm. Từ 1962 - Xây lắp trạm bơm và hệ thống cấp nước tập trung Từ 1962 - Thiết kế hệ thống đường ống phân phối nước. Từ 1962 - Kinh doanh dịch vụ vật tư chuyên ngành. Từ 1986 - Làm đường giao thông. Từ 1986 - Xây lắp điện trạm bơm. Từ 1986 - Chế tạo, sửa chữa, kinh doanh (kể cả xuất nhập khẩu) các thiết bị cơ khí và thiết bị phụ tùng ngành nước. Từ 1990 - Kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe ô tô, nhà trọ và các dịch vụ: Cho thuê kho bãi, bốc xếp và vận tải hàng hoá. Từ 1994 - Đầu tư các dự án cấp nước và xây dựng theo hình thức BT, BOT,... Từ 2001 tính chất công trình Tổng giá trị Giá trị nhà thầu thực hiện Tên cơ quan ký hợp đồng Khoan phụt xử lý thân đê Hà Nội – Lô thầu 4 A 3925000000 3925000000 Ban QLDA Thuỷ lợi 401 Khoan phụt xử lý thân đê Hà Nội – Lô thầu 4 B 2662000000 2662000000 Ban QLDA Thuỷ lợi 401 Khoan phụt xử lý thân đê Hà Nội – Lô thầu 2 1770000000 1770000000 Ban QLDA Thuỷ lợi 401 Khoan phụt xử lý thân đê Hà Nội – Lô thầu 3 1435000000 1435000000 Ban QLDA Thuỷ lợi 401 Khoan phụt chống thấm đập Hồ chứa nước Long Mỹ – tỉnh Bình Định 2149000000 2149000000 Công ty khai thác Công trình Thuỷ lợi Bình Định Khoan phụt chống thấm đập Hòn Gà - tỉnh Bình Định 325605600 325605600 Công ty cổ phần XD Bình Định Khoan phụt chống thấm đập Bảo Đài – tỉnh Quảng Trị Khoan phụt xử lý vết nứt đê Thường Tín – Hà Tây 170000000 170000000 Chi cục QL Đê điều Hà Tây Khoan phụt chống thấm thân đê Tả Đáy – Hà Tây đoạn Km 600000000 600000000 Chi cục QL Đê điều Hà Tây Khoan phụt chống thấm thân đê Tả Đáy – Hà Tây đoạn Km 450000000 450000000 Chi cục QL Đê điều Hà Tây 2- Danh mục các công trình được thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm qua có tính chất tương tự như gói thầu đang xin tham dự thầu 3. Công nghệ sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất a) Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh: Giám đốc cty Quản lý chung Tư vấn thiết kế Trưởng ban chỉ huy công trình Chủ đầu tư Quản lý kế hoạch ,tài chính Giám sát kỹ thuật trực tiếp thi công Các đơn vị khoan tạo lỗ Các đơn vị phụt đội phụ trợ Quản lý kho xưởng atlđ&vsmt Hành chính tổng hợp Quản lý, giám sát kỹ thuật Quản lý, vât tư thiết bị Quản lý, vât tư thiết bị Biểu 3: Sơ đồ tổ chức thi công các công trình khoan phụt vữa. b) Qui trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu trong Công ty: Công ty CP Đầu tư phát triển ngành nước và Môi trường là Công ty trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyên ngành khảo sát, thăm dò, khai thác nguồn ngầm. Qui trình sản xuất của công ty là qui trình khép kín từ khâu thăm dò cho đến khi tìm được nguồn nước được đưa vào sử dụng. Công việc của Công ty được làm chủ yếu theo đơn đặt hàng, do đó mọi qui trình công nghệ sản xuất đều bắt đầu khi có đơn đặt hàng c) Qui trình sản xuất Khảo sát,thăm dò địa lý Tổ chức khoan khai thác Lắp dặt hệ thống xử lý nước Xử lý hệ thống trạm bơm cấp hai Nghiệm thu và bàn giao công trình Quyết toán công trình Giám sát thi công Theo qui trình công nghệ sản xuất này, trước khi tiến hành khai thác phải tiến hành khảo sát và đo địa lý, xác định các điểm có nước. Sau đó tiến hành khoan khai thác, nước vừa khai thác được đưa vào hệ thống sử lý nước gồm nhiều hình thức: Xử lý qua bể lắng, lọc, bể chứa và qua tháp ôxi hoá... nước đã qua xử lý được bơm qua hệ thống trạm bơm cấp II và đưa vào sử dụng bằng những đường ống dẫn nước. Tổ chức sản xuất ở cơ sở được chia thành các ban, đội thi công, trong các ban đội này thuỳ thuộc theo yêu cầu công việc mà phân chia ra thành các tổ nhóm sản xuất trực thuộc. Sau khi ký hợp đồng, công ty giao khoán cho các ban đội thi công, công ty chọn hình thức khoán gọn đến từng đội nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với các bộ quản lý trực tiếp và cả công nhân của ban đội, đồng thời tạo điều kiện cho các ban đội lập biện pháp thi công, tổ chức đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm của đơn vị và chịu trách nhiệm về an toàn chất lượng cung ứng cho công tình. Kỹ năng, tay nghề và kinh nghiệm của các kỹ sư, công nhân là yếu tố quan trọng, là chìa khoá của mọi hoạt động kinh doanh. thông qua việc tiếp thu những công nghệ mới và sự sắp xếp hợp lý của cán bộ quản lý làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao. Chương III: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ công ty Phó giám đốc cty phòng kỹ Thuật phòng tài chính kế toán Phòngtổ chức Hành chính xí nghiệp tư vấn thiết kế Phòng kế Hoạch – vật tư đơn vị khảo sát thăm dò nguồn nước ngầm đơn vị quản lý và kinh doanh các dự án đầu tư b.o.t đơn vị thi công các công trình thuỷ lợi đơn vị thi công khoan khai thác nước ngầm đơn vị thi công xl hệ thống xử lý, cung cấp nước Biểu 4: Sơ đồ tổ chức công ty 1-Chức năng và nhiệm vụ: Về tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, loại trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, các thành viên này do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc công ty: Có nhiệmvụ tổ chức, điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty. Phòng tổ chức hành chính: Tham gia tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức nhân sự, quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán, thống kê về kết quả sản xuất của Công ty, quản lý và sử dụng toàn bộ nguồn vốn của Công ty để phát triển đạt hiệu quả cao, lập báo cáo thu chi và tài chính. Phòng kỹ thuật: Theo dõi sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh để nắm vững thông tin cần thiết về các công trình đang thi công, có nhiệm vụ thiết kế sản phẩm sản xuất trong Công ty. Phòng kế hoạch vật tư: Lập các kế hoạch, giúp Giám đốc ký các hợp đồng kinh tế cung ứng vật tư cho các công trình thi công... 2- Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán theo dõi nợ các công trình Kế toán vật tư Kế toán thanh toán và tiền lương Thủ quỹ phó phòng KT Biểu 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Kế toán trưởng: là người trực tiếp cung cấp các thông tin tài chính kế toán cho Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm chung về các số liệu do phòng kế toán cung cấp, thay mặt Giám đốc tổ chức công tác kế toán của Công ty. Đồng thời thực hiện chức năng của một kế toán tổng hợp số liệu, tính chi phí và giá thành sản phẩm, tiến hành lập báo cáo quyết toán lên cấp trên duyệt. Phó phòng kế toán : Là người trực tiếp quản lý các kế toán viên, được kế toán trưởng giao cho chịu trách nhiệm một số công việc trong phòng kế toán. Có thể thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt ở Công ty dài ngày. Kế toán vật tư: theo dõi các loại vật tư xuất, nhập cho các công trình, viết hoá đơn xuất, nhập kho cho các công trình. Hàng tháng đối chiếu sổ sách với thủ kho về số lượng nhập, xuất, tồn. Kế toán thanh toán và tiền lương:Theo dõi các hoạt động tiến hành khai thác của Công ty và thực hiện thanh toán tiền lương, viết các phiếu thu, chi, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng. Căn cứ vào bảng chấm công và báo cáo sản xuất chuyển sang để tính lương phải trả cán bộ công nhân viên trong Công ty, trên cơ sở tiền lương thực hiện trích nộp các quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Kế toán theo dõi nợ các công trình: Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ theo từng công trình và một số phần hành kế toán khác. Thủ quĩ: Làm nhiệm vụ thu, chi, quản lý quĩ tiền mặt. Hàng tháng phòng kế toán có nhiệm vụ nghiệm thu các báo cáo kế toán, bàn giao các báo biểu kế toán cho từng bộ phận, theo dõi để tập hợp thành nhật ký và các bảng kê chung của toàn bộ Công ty làm cơ sở để báo cáo cấp trên. Tổ chức hệ thống sổ: Công ty Khai thác nước ngầm I là một đơn vị có qui mô lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên và đa dạng. Bộ máy kế toán gồm có những người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Chính vì vậy, Công ty áp dụng hình thức tổ chức sổ nhật ký – chứng từ (NK – CT) theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc và bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng cân đối kế toán Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi hàng ngày Tổ chức hệ thống báo cáo: Báo cáo tài chính là kết quả cuối cùng của công tác kế toán tại công ty. Báo cáo cung cấp thông tin về tài sản – nguồn vốn, năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh cho nhà quản lý nội bộ, các cơ quan chức năng, tổ chức cho vay... Công ty Khai thác nước ngầm áp dụng ba mẫu báo cáo tài chính bắt buộc sau đây: 1. Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN).( công ty lập theo kiểu bảng một bên). 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN). 3. Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 – DN). Các báo cáo tài chính lập và nộp cho các cấp chủ quản theo quí, năm. Ngoài ra Công ty còn lập và nộp hàng tháng báo cáo thống kê (biểu số 01/CNCS) trình bày tình hình sản xuất, tiêu thụ, lợi nhuận và tình hình khác cho Cục thuế, Tổng Cục thống kê, Cục vốn (Cục quản lý ngân sách). Báo cáo thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Cục thuế trước ngày 10 hàng tháng. Báo cáo tăng giảm tài sản cố định được lập khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh... Một số báo cáo nội bộ dưới hình thức báo cáo quản trị. Nội dung của báo cáo phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, gồm: Báo cáo công nợ (thường xuyên). Báo cáo phân tích tình hình tài chính (thường xuyên). Báo cáo phân tích giá thành. Chương IV: Khảo sát các yếu tố “Đầu vào” , “Đầu ra” của Doanh nghiệp: 1- nguyên vật liệu Là một doanh nghiệp có ngành nghề chủ yếu là khai thác nước ngầm, cung cấp nước sạch cho các dân cư, nước tưới tiêu cho các vùng cây công nghiệp, nước sạch cho các trạm, trại chăn nưôi gia súc, gia cầm. Để tiến hành kinh doanh khai thác nước ngầm, Công ty tiến hành phân loại công dụng, vai trò của vật liệu. Do đặc điểm hoạt động của Công ty nên vật liệu được phân thành một số loại chủ yếu sau: - Vật liệu phụ: Bao gồm ống dẫn các loại, các cút nối (tài khoản sử dụng 152). - Công cụ lao động : Bao gồm tất cả các vật liệu phục vụ cho thăm dò, khoan khai như: Máy khoan, máy nén khí, hệ thống cắt, khoan gen ống, dây cáp (tài khoản sử dụng 152). - Nhiên liệu: Nhiên liệu chủ yếu là xăng dầu để chạy máy và bôi trơn các hệ thống (tài khoản sử dụng 1523). - Phụ tùng thay thế: Gồm các bộ phận thay thế như bộ Zen tiện, mũi khoan, gioăng cao su... (tài khoản sử dụng 1524). Vì cơ chế của Công ty là cơ chế khoán gọn, do đó kế toán Công ty không theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến Nhập – Xuất – Tồn kho vật liệu ở đội. Do đó không có các sổ chi tiết, bảng kê chi tiết liên quan đến nguyên vật liệu được sử dụng ở từng công trình. Định kỳ kế toán đội gửi bảng kê Nhập – Xuất – Tồn vật tư cho kế toán Công ty ghi và theo dõi. Phần vật liệu đội sử dụng được tính vào tạm ứng của đội, khi công trình hoàn thành bàn giao cho công ty, Công ty sẽ bàn giao nốt số tiền còn lại. Yêu cầu nguyên vật liệu của công ty là một hoạt động thường xuyên và đóng góp vai trò quan trọng trong tổng giá trị sản lượng. Do đó cần có quan điểm đúng đắn trong việc sử dụng nguyên liệu. 2- Yếu tố lao động Xuất phát từ đặc điểm của ngành nghề là thường xuyên phải di chuyển địa điểm. Nên hiện nay số lao động trực tiếp trong danh sách công ty không nhiều mà chủ yếu là lao động thuê ngoài theo hình thức ký hợp đồng lao động tại chỗ. Vì vậy việc chi trả cho số lao động này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các đội, kế toán công ty không phải theo dõi tình hình lao động cũng như việc thanh toán của họ. Chỉ riêng đối với số lao động trực tiếp trong danh sách thì công ty thực hiện việc quản lý ngày công thông qua bảng chấm công của các đội gửi lên. Những việc theo dõi này không phải để hạch toán chi phí mà chủ yếu để theo dõi quản lý và xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật cuối năm, trừ trường hợp đó là những ngày công cho hội họp công ty, ngày lễ, ngày thi nâng bậc, nghỉ phép hoặc ngày theo phiếu giao việc...thì công ty hoặc cơ quan bảo hiểm tiến hành chi trả cho họ. Để hạch toán những ngày công trên cho lao động, kế toán công ty phải căn cứ và bảng chấm công và thanh toán lương, phiếu giao việc và bảng nghiệm thu vào ngày công. Đối với những đối tượng lao động trong danh sách. Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của Nhà nước, một phần tính vào chi phí sản xuất do công ty trả hộ người lao động, một phần công nhân viện phải nộp hoặc trừ vào phần thu nhập của họ. Đối với lao động thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn. Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà công ty tính toán vào đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Đơn giá này là đơn giá nội bộ của Công ty được lập dựa vào đơn giá quy đinh của nhà nước. 3- Yếu tố vốn bảng 02: Cơ cấu vốn kinh doanh của cty năm 2004-2005 Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh 2004-2005 Tỉ lệ % 1. Vốn kinh doanh 13.732.856.722 14.181.458.148 448.601.426 0.97 2. Vốn cố định 4.057.592.892 4.645.225.308 587.632.416 0.87 3. Vốn lưu động 9.675.263.830 9.536.232.840 139.030.990 1.1 Bảng 02 cho thấy vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2005 tăng so với năm 2004 là 448.601.426đ, tương ứng với tỉ lệ tăng 0.97%. Điều này thể hiện quy mô sản xuất được mở rộng hơn. Đây là một dấu hiệu đánh giá sự tăng trưởng của công ty. Qua số liệu của bảng 02 ta thấy vốn kinh doanh đã thay đổi theo chiều hướng tăng lên là do vốn cố định tăng lên 587.632.416đ , trong khi đó vốn lưu động của công ty lại giảm tỉ lệ giảm 139.030.990 đvới tỷ lệ giảm1.1%. Điều này cho thấy cơ cấu vốn của công ty vẫn phù hợp mặc dù vốn lưu động giảm xuống. Tuy vậy số vốn lưu động vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Mặt khác cho thấy vốn cố định của công ty năm 2005 so với năm 2004 là tăng. Cho thấy công ty đã chú trọng vào đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng công trình , đẩy nhanh tốc độ thi công công trình, tăng khả năng cạnh trạnh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Để có hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải khai thác, tạo lập vốn. Hiện nay nhà nước cho phép các doanh nghiệp được quyền huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, do đó hiện nay theo số liệu hiện tại của công ty, vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, điều này được giải thích là do mỗi một nguồn vốn có những đặc trưng riêng, nên khi công ty sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau thì công ty phải lựa chọn một cơ cấu vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất. Tình hình tổ chức và huy động vốn của công ty được thể hiện ở biểu 01: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng vốn, phải tiến hành phân loại vốn kinh doanh. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn kinh doanh khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 loại vốn đó là: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm đầu tư xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố đinh nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất tương ứng. Vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất thì TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công xuất lại bị giảm do bị hao mòn và TSCĐ bị giảm dần giá trị qua các chu kỳ sản xuất, từ đó dẫn đến giá trị của VCĐ được tách làm hai phần: + Một bộ phận tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển vào giá trị sản phẩm dưới hình thớc khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, quỹ khấu hao được sử dụng để tái sản xuất mở rộng TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp. + Phần còn lại của VCĐ thì nằm ở giá trị còn lại của TSCĐ, nó được tính bằng cách lấy nguyên giá của TSCĐ trừ đi giá trị hao mòn lỹ kế của TSCĐ. Nhìn vào bảng 02 ta thấy vốn cố định tăng lên 587.632.416 đ so với năm 2004 với tỉ lệ tăng 0.87% Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua Bảng số 04 như sau: Qua biểu số 02 cho thấy: Trong tổng tài sản cố định của công ty không có TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý mà 100% TSCĐ hiện có đề được công ty đưa vào sử dụng. Điều này cho thấy công ty đã khai thác tận dụng tối đa năng suất lao động hiện có. Năm 2005, TSCĐ của công ty tăng so với năm 2004 là 2.509.443.067đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 0.68% chứng tỏ công ty chú trọng vào đầu tư đổi mới thiết bị phục vụ cho thi công công trình, đầu tư mở rộng chiều sâu theo hướng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ. Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp: Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và thu hồi toàn bộ ngay trong một lần khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. VLĐ cũng hoàn thành vòng chu chuyển sau mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất thì VLĐ chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Quy mô của VLĐ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động liên tục hay gián đoạn sản xuất của công ty. Theo bảng số 02, VLĐ của công ty năm 2005 giảm so với năm 2004 là 139.030.990đ với tỉ lệ là 1.1 %, Như vậy hiệu quả sử dụng VLĐ vủa công ty đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tốt thể hiện là ở các chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu phản ánh chất lượng và công tác sản xuất. Do đó có thể nói hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của công ty đã tăng lên. Chương IV: Đánh giá khái quát tổ chức hoạt động kinh doanh tại đơn vị thực tập Đánh giá chung Với bề dày kinh nghiệm và sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty CP Đầu tư phát triển ngành nước và môi trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về quy mô cũng như chất lượng, hoà nhập chung với nền kinh tế nói chung và các đơn vị trong nghành nước nói riêng. Cụ thể các công trinh thi công ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm đáp ứng thoả mãn nhu cầu xã hội, uy tín ngày càng tăng và ngày càng chiếm lĩnh nhiều thị phần. Đặc biệt Cty đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực. * Những ưu điểm đã đạt được: - Đối với những khoản phải nộp ngân sách nhà nước cũng như thuế GTGT, Thuế môn bài, Thuế TNDN... Công ty đều thực hiện đúng và đầy đủ. - Về quan hệ ngân sách: Công ty có quan hệ rất tốt với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam qua việc chấp hành chế độ thanh toán, vay trả đúng hạn. Vì vậy đảm bảo cung ứng vốn kịp thời cho các công trình khi có nhu cầu. - Về bộ máy quản lý: Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đủ đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm, hiệu quả. - Về bộ máy kế toán: Phòng kế toán của Công ty được bố trí gọn nhẹ, đội ngũ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình trung thực, Nhìn chung Công ty đã xây dựng được mô hình bộ máy kế toán mới phù hợp với yêu cầu của thị trường. - Về tổ chức công tác kế toán: Công ty đã hạch toán kế toán đã vận dụng một cách khoa học về sổ sách kế toán theo quy định Về Chuẩn mực kế toán của nhà nước. - Về vật tư nguyên liệu phục vụ thi công: Công ty giao cho các đơn vị quyền tự chủ, vì vậy khi có nhu cầu thì đơn vị tự mua ngoài và vận chuyển đền tận chân công trình và xuất dùng thẳng trực tiếp. Nhờ vậy vật tư được vào thi công đảm bảo đúng nhu cầu tiến độ của công trình. Ngoài ra đối với một số loại vật tư công ty cho mua về nhập kho, Khi có nhu cầu, công ty cho tạm ứng, nếu sử dụng không hết được nhập lại kho của Công ty, vì thế đã tạo điều kiện kịp thời cho các đội xây dựng, đóng góp phần tăng năng suất lao động. *Những mặt còn tồn tại: - Công ty cũng không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy đây không phải là một báo cáo bắt buộc đối với các đơn vị nhưng Bộ Tài chính khuyến khích các doanh nghiệp nên lập nó. Bởi việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó cho phép người ta biết được thông tin về tất cả các luồng tiền thực vào, ra trong đơn vị mình, các thông tin về lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động cũng như thông tin về tiền và tương đương tiền cuối kỳ để người quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc thu, chi trong các kỳ tiếp theo và nhìn lại việc thu chi của các kỳ trước. Từ đó nhận biết được việc thu chi có hợp lý hay không. - Hiện nay, Công ty vẫn thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán thủ công – tức là bằng tay, điều này mất rất nhiều thời gian và có thể dẫn đến nhần lẫn, không hiệu quả. Thời đại ngày nay là thời đại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vậy tại sao Công ty lại không sử dụng một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC736.doc
Tài liệu liên quan