Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần sông Đà 1

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ I 2

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sông Đà I 2

1. quá trình hình thành 2

2. Quá trình phát triển 3

II. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 6

2.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 6

2.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 7

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁC PHÒNG BAN TRỰC THUỘC CÔNG TY 8

3.1 PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH: 8

3.1.1/ Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: 8

3.1.2/ Công tác hợp đồng kinh tế và định mức đơn giá, giá thành: 9

3.1.3/ Công tác xuất nhập khẩu: 10

3.2 PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN: 10

3. 2.1/ Công tác kế toán: 10

3.2.2/ Công tác tài chính- tín dụng: 11

3. 2.3/ Công tác kiểm tra kế toán trong đơn vị: 12

3. 2.4/ Công tác phân tích hoạt động kinh tế và thông tin kinh tế: 12

3.3 PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH. 12

3.3.1/ Công tác tổ chức lao động- đào tạo: 13

3.3.2/ Công tác định mức tiền lương: 15

3.3.4/ Công tác Bảo vệ- Quân sự: 16

3.4 PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT 16

3.5 PHÒNG VẬT TƯ CƠ GIỚI: 18

3.5.1/ Công tác cơ khí cơ giới: 18

3.5.2/ Công tác an toàn bảo hộ lao động và phòng chống lụt bão, cháy nổ: 19

3.6 PHÒNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 20

3.6.1/ Công tác báo cáo đầu tư: 20

3.6.2/ Công tác quản lý đầu tư: 21

3.6.3/ Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty Sông Đà 1 làm chủ đầu tư: 21

PHẦN II : TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ I 23

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOAT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 24

2.1. xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư 24

2.1.1 Đánh giá khái quát công tác xây dựng chiến lược kinh doanh 24

2.1.2. Căn cứ xây dựng kế hoạch của công ty 25

2.1.3 chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư của công ty 26

2.2 công tác lập dự án đầu tư 27

2.2.1 quy trình 27

2.2.2 nội dung 29

Nghiên cứu thị trường 29

2.2.3 phương pháp lập 33

Phương pháp phân tích, đánh giá 33

2.3 công tác thẩm dịnh 36

2.3.1 quy trình 36

2.3.2 nội dung 36

Thẩm định về phương diện thị trường 36

2.3.3 phương pháp thẩm định 37

2.4 công tác quản lý quá trình thi công xây dựng công trình 39

III. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 40

3.1 vốn, nguồn vốn 40

3.2 Đầu tư tại công ty 42

3.2.1 Đầu tư máy móc, thiết bị 42

Tên loại thiết bị 43

3.2.2 Đầu tư vào nguồn nhân lực 43

3.2.3. Đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường 45

IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUA CÁC NĂM 46

PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 48

I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY 48

I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CÔNG TY 50

KẾT LUẬN 51

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần sông Đà 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận các khối lượng phát sinh đối với các công trình thuộc dự án đầu tư để làm cơ sở cho thanh quyết toán. * Đối với các công trình ngoài đơn vị: _ Lập hồ sơ đấu thầu, giải phâp thi công và các thủ tục xây dựng cơ bản khác. _ Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty làm thủ tục hồ sơ đầu thầu công trình ngoài đơn vị (nêú các đơn vị yêu cầu) theo qui định của Nhà nước. _ Lưu trữ hồ sơ công trình mà Công ty nhận thầu xây lắp. 3.5 PHÒNG VẬT TƯ CƠ GIỚI: A/ Chức năng: giúp Giám đốc Công ty trong công tác: _ Quản lý các loại xư máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây truyền sản xuất công nghiệp. _ Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe máy B/ Nhiệm vụ: 3.5.1/ Công tác cơ khí cơ giới: _ Phân cấp trách nhiệm về quản lý và khai thác các trang thiết bị cơ giới cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức mạng lưới thông tin chặt chẽ nhạy bén về các mặt hoạt động này. _ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định, qui trình vận hành, lịch trình chất lượng bảo dưỡng các trang thiết bị, xe máy. _ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện hệ thống sổ sách, báo biểu theo dõi hoạt động của các trang thiết bị xe máy _ Quản lý kỹ thuật toàn bộ tài sản thiết bị cơ giới của công ty bằng sổ tổng hợp tài sản cố định theo mẫu của Tổng công ty. _ Thực hiện việc điều động tài sản trong nội bộ Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. _ Kiểm tra kỹ thuật an toàn định kỳ hoặc đột xuất các thiết bị, máy móc trong toàn Công ty. _ Cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch sửa chữa lớn, tái đầu tư các phương tiện, kiểm tra các phương tiện khi đưa vào sửa chữa tái đầu tư, kiểm tra việc sữa chữa, phục hồi. Lập biên bản nghiệm thu các tài sản sau khi sửa chữa để đưa vào hoạt động. _ Giám sát kiểm tra xác nhận khối lượng, chất lượng kỹ thuật trong công tác sửa chữa lớn thiết bị, xe máy. _ Cùng với các đơn vị lập biên bản giao nhận TSCĐ trong Công ty. _ Kiểm kê TSCĐ trong Công ty định kỳ 6 tháng một lần. _ Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện các quy định, văn bản về công tác cơ giới của Nhà nước, ngành, Tổng công ty và Công ty. _ Lập đầy đủ các sổ sách về công tác cơ giới theo yêu cầu của Tổng công ty. _ Lập đầy đủ, đúng kỳ các báo cáo về công tác cơ giới. _ Định kỳ 6 tháng, 12 tháng, hướng dẫn, tham gia xem xét việc kiểm kê tài sản cố định ở các đơn vị trong Công ty. _ Từng quí theo định kỳ tổ chức việc thực hiện công tác cơ giới ở các đơn vị, rút ra những ưu khuyết điểm để chấn chỉnh lại. 3.5.2/ Công tác an toàn bảo hộ lao động và phòng chống lụt bão, cháy nổ: _ Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao dộng và bảo hộ lao động. Tham gia cùng các đơn vị trong công ty giải quyết các vụ việc (nếu có). _ Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong đơn vị. BHLĐ trên các công trình xây dựng và sản xuất công nghiệp như trang bị phòng hộ, bồi dưỡng hiện vật, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, hội họp _ Phối hợp với các phòng ban, đơn vị tổ chức thực hiện cho CBCNV về bảo hộ lao động đúng theo chế độ Nhà nước ban hành. _ Đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện và giám sát các vấn đề kiến nghị về bảo hộ lao động, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác cấp phát bảo hộ lao động. _ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty về công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ theo qui định của Nhà nước. _ Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký thi đua an toàn lao động, vệ sinh viên từ các tổ đội theo thông tư số 08 LT/LB. _ Lập sổ sách theo dõi các vụ việc về mất an toàn trong lao động và giao thông trong toàn Công ty. _ Làm vịêc trực tiếp với các tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác AT-VSLĐ. Phối hợp cùng với các phòng ban Công ty kiểm tra việc thực hiện các phương án phòng chống lụt bão và phòng chống cháy nổ ở các đơn vị. _ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác AT-VSLĐ trong toàn Công ty. _ Định kỳ quí/ lần hoặc đột xuất kiểm tra công tác AT-VSLĐ tại các đơn vị trực thuộc Công ty. _ Tổng hợp và dự thảo các báo cáo việc thực hiện công tác AT-VSLĐ để Giám đốc phê duyệt và gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên. _ Tổng hợp lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch BHLĐ trong toàn Công ty. 3.6 PHÒNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ. A/ Chức năng: Phòng đầu tư là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty về công tác đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực: xây lắp, SXCN, đầu tư trang thiết bị máy móc, v..v.. kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc. B/ Nhiệm vụ: 3.6.1/ Công tác báo cáo đầu tư: _ Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng các kế hoạch đầu tư năm và 5 năm trong toàn Công ty. _ Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ tháng, quý, năm theo quy định của Tổng công ty và Công ty. _ Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty Sông Đà 1 và các báo cáo kiểm tra đầu tư đột suất. _ Kiểm tra, lưu trữ các hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Tổng công ty. 3.6.2/ Công tác quản lý đầu tư: _ Nghiên cứu cơ chế chính sách phâp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đầu tư. _ Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công ty tư vấn có đủ năng lực lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Thẩm định các dự án do các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. _ Thực hiện các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT tuỳ theo quy mô của dự án theo đúng quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo QĐ 52/1999/ NĐ-CP; 12/ 2000/ NĐ-CP; 07/ 2003/ NĐ-CP và các quy định của Tổng công ty. _ Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Công ty. _ Phối hợp hướng dẫn, theo dõi ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước và Tổng công ty với các dự án có thành lập ban quản lý dự án. _ Đối với các dự án giao cho các đưon vị trực thuộc: đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng. _ Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đàu tư và lập các thủ tục trình Tổng công ty phê duyệt quyêt toán vốn đầu tư dự án. _ Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu qủa sau đầu tư các dự án của Công ty Sông Đà 1. 3.6.3/ Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty Sông Đà 1 làm chủ đầu tư: _ Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. _ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị của dự án theo đúng các quy định, trình tự hiện hành của Nhà nước và Tổng công ty. _ Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư mà Công ty Sông Đà 1 làm chủ đầu tư: lập hồ sơ mời thầu, trình duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn xét thầu, tổ chức đấu thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu. _ Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, ban quản lý dự án theo dõi thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị các dự án đầu tư theo tháng, quý, năm trình Tổng công ty PHẦN II : TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ I I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Qua những năm hoạt động với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên,công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: ChØ tiªu §VT N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m2005 N¨m 2006 N¨m 2007 1 S¶n phÈm 106® C¸c c«ng tr×nh x©y dùng 2 S¶n l­îng 106® 82.909 102.315 152.019 243.800 232.117 3 Doanh thu 106® 113..231 96.440 115.949 184.703 204.736 4 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ 106® 145 2.073 2.567 3.136 2.665 5 Lîi nhuËn sau thuÕ 106® 104,400 1.492.560 1.848.240 2.257.920 1.918.800 6 Gi¸ trÞ TSC§ b×nh qu©n 106® 34.825.787 61.522.652 11.608 12.367 14.086 7 Nép ng©n s¸ch NN 106® 195.371 229 4.740 4.664 8.839 8 Sè lao ®éng b×nh qu©n Ng­êi 355 400 453 502 555 9 Tæng chi phÝ 106® Giá trị sản lượng sản xuất của công ty ngày càng tăng, điều này được minh chứng qua số liệu về giá trị sản lượng sản xuất đã liên tục tăng lên trong vài năm gần đây. Năm 2003, giá trị sản lượng sản xuất là 157.142.659.000 đồng thì đến năm 2007 là 221.588.215.000 đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng sản xuất các năm cho thấy tốc độ tăng trưởng luôn ở mức ổn định và có xu hướng tăng. Doanh thu năm 2005 là 160.855.152.000 đồng tăng so với năm 2004 là 10.122.372.000 đồng, năm 2006 doanh thu 180.741.873.000 đồng, tăng so với năm 2005 là 19.616.721.000 đồng. Như vậy, doanh thu tăng lên chính là kết quả của những nỗ lực nhiều mặt của công ty trong điều kiện có nhiều biến động. Doanh thu tăng cho thấy tổng chi phí sản xuất và các chi phí khác của công ty hàng năm cũng tăng theo II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOAT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 2.1. xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư 2.1.1 Đánh giá khái quát công tác xây dựng chiến lược kinh doanh Trên thực tế, ở Công ty cổ phần Sông Đà 1 chưa có văn bản cụ thể về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Hiện nay ở công ty có hai loại kế hoạch là kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn thường được xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm, kế hoạch ngắn hạn được xây dựng cho 1 năm. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu kế hoạch dài hạn của công ty còn kế hoạch ngắn hạn được xem như là sự điều chỉnh kế hoạch dài hạn trong từng năm. Qua tìm hiểu và phân tích quá trình xây dựng kế hoạch ở công ty có thể thấy quá trình xây dựng kế hoạch tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3 : Quá trình xây dựng kế hoạch của công ty Phân tích môi trường kinh doanh Xác định mục tiêu Đề ra các giải pháp Trên thực tế ở Công ty cổ phần Sông Đà 1 chưa có văn bản cụ thể về phân tích môi trường kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng kế hoạch cho mình, các văn bản mà công ty thường căn cứ để định hướng cho sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, cụ thể giai đoạn 2005-2010 là: - Định hướng của Bộ Xây dựng về mục tiêu chủ yếu phát triển ngành xây dựng đến năm 2010 - Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2008 - Năng lực của công ty hiện tại, hướng đầu tư phát triển năm 2009, năm 2010 và những năm tiếp theo. Sau khi nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những văn bản đó lại thì ta có thể xác định được việc phân tích môi trường kinh doanh của công ty. * Các mục tiêu trong xây dựng kế hoạch của công ty được xác định dựa vào: - Định hướng của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải về mục tiêu chủ yếu phát triển ngành - Kết quả tình hình thực hiện kế hoạch của công ty ở những năm trước - Năng lực sản xuất của công ty và nguồn lực có thể khai thác Công ty cần phân tích và chỉ ra điểm yếu và điểm mạnh của mình trên các mặt như : tài chính, nhân sự, tổ chức, thiết bị công nghệ, sản xuất , Trên cơ sở đó xác định mục tiêu dài hạn như : - Tăng khả năng thắng thầu - Tăng lợi nhuận Bảo đảm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên 2.1.2. Căn cứ xây dựng kế hoạch của công ty Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường là nhân tố chủ yếu quyết định Công ty sản xuất gì, sản xuất như thế nào và khối lượng bao nhiêu. Vì thế công tác điều tra nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Sông Đà 1 cũng không vượt khỏi quy luật này, tuy nhiên công ty chưa có phòng ban chuyên môn để chuyên nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường cho nên khi xây dựng công ty chỉ dựa vào chiến lược phát triển kinh tế đầu tư xây dựng của các ngành, của các tỉnh mà công ty có khả năng tham gia đấu thầu và khả năng (tỷ lệ) thắng thầu của công ty để lập kế hoạch Căn cứ vào nguồn lực hiện có của công ty Nhu cầu thị trường là cơ sở, là điều kiện để công ty xây dựng kế hoạch song một căn cứ không thể thiếu được đó là nguồn lực của công ty. Nhu cầu thị trường có nhiều đến đâu thì mãi chỉ là một cơ hội chứ không thể là hiện thực hay nói cách khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động, kinh tế tài chính, công ty lại kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế, kỹ thuật, xã hội vì vậy đòi hỏi nguồn lực cũng phải lớn Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước Xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu % đạt được những kết quả gì, còn những tồn tại nào và nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch, khả năng khắc phục được của công ty đến đâu. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch cho năm sau, từng bước nâng cao chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch đó là đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực. 2.1.3 chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư của công ty - Đẩy mạnh tăng trưởng các sản phẩm của công ty, đặc biệt là sản phẩm xây lắp nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Xây lắp: Chiếm tỷ trọng cao tổng giá trị SXKD. Thực hiện mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường. Tập trung vào một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất song cũng không bỏ qua thị trường nhỏ, truyền thống. Đảm bảo thắng thầu, cố gắng tham gia vào những công trình lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế để tạo danh tiếng và uy tín. - Đầu tư nâng câo năng lực vận tải và thiết bị xe máy thi công. - Lấy chất lượng công trình thi công là ưu tiên hang đầu có như thế uy tín của công ty mới ngày càng được tăng cao. - Nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức. - Chiến lược phát triển con người bởi vì trình độ nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của công ty 2.2 công tác lập dự án đầu tư 2.2.1 quy trình Tại công ty cổ phần Sông Đà 1, các dự án được lập theo một quy trình sau: Sơ đồ 1.3. Quy trình lập dự án tại công ty Thu thập và xử lý thông tin liên quan tới dự án Phân chia công việc cho các thành viên Lập lịch trình soạn thảo và tổ chức các bước lập Kiểm tra, quản lý quá trình lập, chất lượng sản phẩm lập In, đóng dấu, bàn giao hồ sơ Lưu hồ sơ dự án Nhận nhiệm vụ, kế hoạch lập dự án Nguồn: Phòng dự án đầu tư Bước 1, nhận nhiệm vụ, kế hoạch lập dự án: Khi tổng công ty, Sở, hoặc một cơ quan nào đó đặt hàng với công ty về lập dự án, hoặc khi ban giám đốc quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, thì ban giám đốc sẽ giao nhiệm vụ lập dự án cho Ban quản lý dự án. Chủ nhiệm dự án sẽ làm đại diện cho Ban quản lý nhận trách nhiệm này, và là người trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật và ban giám đốc về chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự án được lập. Bước 2, Thu thập và xử lý thông tin liên quan tới dự án: Sau khi đã nhận nhiệm vụ lập dự án, chủ nhiệm dự án sẽ phân công các thành viên thu thập các thông tin liên quan tới dự án và vùng dự án. Các thông tin này bao gồm: Chủ trương phát triển kinh tế xã hội vùng dự án, Hồ sư quy hoạch đất được duyệt; Hồ sơ khảo sát địa điểm, địa chất, thủy văn khu đất sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa; Tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của người dân vùng dự án. Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, ban quản lý sẽ tiến hành phân tích các số liệu. Sau đó, bàn bac với ban giám đốc hoặc chủ đầu tư để thống nhất ý kiến. Việc phân tích số liệu phải đảm bảo chính xác, hợp lý. Các phương pháp phân tích phải đảm bảo tính khoa học và nhất quán cao. Đồng thời các thành viên phân tích phải có sự thống nhất ý kiến lẫn nhau. Bước 3, phân chia công việc cho các thành viên Chủ nhiệm ban quản lý sau khi phân chia công việc của dự án thành các công việc bộ phận, sẽ tiến hành phân công cho các thành viên thực hiện theo năng lực của họ. Bước 4, Lập lịch trình soạn thảo và tổ chức các bước lập dự án Chủ nhiệm dự án cùng trưởng các bộ phận thực hiện lập lịch trình soạn thảo dự án. Nó phản ánh nội dung và kết quả sẽ phải đạt được theo tiến độ thời gian. Đây là cơ sở để các thành viên trong ban quản lý tiến hành lập dự án. Bước 5, Kiểm tra, quản lý quá trình lập và dự án được lập ra Công việc này thường do một bộ phận chuyên trách kiểm định chất lượng kỹ thuật do ban giám đốc chỉ định thực hiện. Ban này sẽ tiến hàng kiểm tra chất lượng của quá trình lập dự án cũng như chất lượng sản phẩm được lập ra. Nếu trong quá trình lập, chất lượng dự án có vấn đề, thì phải dừng lại chỉnh sửa cho hồan thiện. Bước 6, In, đóng dấu, bàn giao hồ sơ Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm, ban kiểm tra sẽ tiến hành đóng dấu kiểm tra. Sau đó bân quản lý in, bàn giao hồ sơ cho giám đốc hoặc chủ đầu tư để xem xét và phê duyệt. Bước 7, Lưu hồ sơ dự án Hồ sơ dự án sữa được lưu tại phòng dự án đầu tư của công ty. 2.2.2 nội dung Nghiên cứu thị trường Thị trường mục tiêu của công ty cổ phần Sông Đà 1là thị trường nhà ở, thị trường xây dựng nói chung. Nghiên cứu thị trường là công ty xác định nhu cầu nhà ở của dân cư, xác định mức thu nhập của người dân vùng dự án, xác định tình hình và nhu cầu giao thông vận tải của một địa phương, Nghiên cứu thị trường còn là việc công ty xác định các biện phấp tiếp thị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Từ đó, giúp ích cho công tác xác định quy mô tối ưu cho dự án sau này. Sự cần thiết đầu tư Khi bắt đầu có ý tưởng hay quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, điều đầu tiên mà dự án phải chỉ ra đó là sự cần thiết phải đầu tư. Nội dung này nghiên cứu sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư; những lợi ích mà việc xây dựng công trình mang lại cho công ty cũng như cho đối tác để tiếp tục phát triển. Ngoài ra, phần này còn nêu lên cả những lợi ích và thiệt hại mà công trình đem lại cho vùng, địa phương nơi công trình xây dựng. Phân tích kỹ thuật Đối với các dự án là các công trình xây dựng đây là nội dung quan trọng hàng đầu. Bởi vì một công trình xây dựng có một đặc điểm là tồn tại trong một thời gian dài, nên chất lượng và độ an toàn luôn được xem xét đặt lên hàng đầu. Phân tích kỹ thuật là bước tạo ra cơ sở cho các biện pháp thi công trong quá trình thực hiện dự án. Nó cho biết phải lựa chọn những giải pháp công nghệ nào, những nguyên vật liệu nào thì phù hợp và khả thi nhất. Chính những nhân tố nàylà điều kiện đảm bảo và quyết định cho tính bền vững cũng như thẫm mỹ của các công trình xây dựng nên. Với công ty xây dựng phân tích kỹ thuật cũng được tiến hành theo một quy trình chung thống nhất và những chuẩn mực, quy ước do ngành xây dựng đặt ra, mặc dù cũng đã có sự điều chỉnh khác nhau cho từng dự án. Quy trình đó bao hàm các vấn đề sau: -Xem xét về địa điểm xây dựng dự án -Nghiên cứu và đưa ra các phương án kỹ thuật -Lựa chọn các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng - Xác định máy móc thiết bị thi công công trình - Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào - Nhân lực và huy động trợ giúp kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài - Xây dựng lịch trình thi công xây dựng công trình Phân tích tài chính Phân tích tài chính là một nội dung không thể thiếu trong quá trình lập dự án, cho dù đó là một dự án xây dựng hay chỉ đơn thuần là một dự án công nghiệp. Bởi bất cứ một dự án nào cũng cần phải tính toán các chỉ tiêu như: lượng vốn đầu tư sẽ phải bỏ ra là bao nhiêu, lợi nhuận thu được là bao nhiêu, ...từ đó xác định xem một dự án có khả thi về mặt tài chính hay không và có nên thực hiện hay không. * Xác định tổng vốn đầu tư của dự án: Trong nội dung này, các chuyên gia dựa vào các thông số kỹ thuật trong phân tích kỹ thuật, từ đó xác định nhu cầu tổng vốn đầu tư cho từng thời kỳ thi công và cho cả dự án nói chung. Nói chung, tổng vốn đầu tư của một dự án xây dựng gồm: - Chi phí xây lắp: Bao gồm số vốn cần huy động để xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình - Chi phí thiết bị: Bao gồm chi phí mua sắm hoặc thuê thiết bị phục vụ cho dự án. - Chi phí cơ bản khác: Như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xây lắp, chi phí thẩm định, giám sát, chi phí thiết kế, - Chi phí dự phòng: Bao gồm các khoản dự phòng cho các công việc phát sinh Nội dung này còn bao gồm cả các nội dung về xác định khả năng tài chính của chủ đầu tư, từ đó xác định các nguồn huy động vốn cho dự án trong cả vòng đời hoặc cho từng giai đoạn, đôi khi các nguồn huy động vốn còn được tính theo từng hạng mục công trình cụ thể. * Sau khi xác định tổng vốn đầu tư cần thiết và các nguồn huy động vốn có thể có cho dự án, các cán bộ lập còn xác định các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của dự án. Các chuyên gia xác định các chi phí và doanh thu trong từng năm, từng thời kỳ của dự án. Sau đó xác định dòng tiền hàng năm của dự án, để làm cơ sở cho tính toán các chỉ tiêu tài chính. Tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải, các chỉ tiêu tài chính mà công ty thường sử dụng cho các dự án về xây dựng của mình đó là: NPV, B/C, IRR, thời hạn thu hồi vốn, và còn tính đến cả một số chỉ tiêu an toàn như: thời gian hoàn vốn, . Thông thường, đối với một dự án nào đó, các cán bộ công ty sẽ đưa ra hai phương án về mặt tài chính để phân tích. Sau đó tiến hành so sánh các chỉ tiêu hiệu quả để lựa chọn phương án nào khả thi hơn. Những công việc trên được cán bộ công ty tính toán sau khi bộ phận phân tích tài chính đã tiến hành thu thập xử lý thông tin về: - Những con số thống kê về thị trường xây dựng nói chung, thị trường dân dụng nói riêng. - thông tin về giá cả nguyên vật liệu đầu vào và những biến động có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Đối với những dự án lớn, công ty phải đưa ra nhiều phương án về kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng, vì vậy cũng phải tương ứng với các phương án vè giá cả của chúng. - Thông tin về hiệu quả tài chính một số công trình tương tự đã được thực hiện. Đây là căn cứ để công ty đưa ra các chỉ tiêu tài chính cho các công trình của mình Phân tích kinh tế xã hội của một dự án Thông thường, một dự án tạo ra luôn luôn tác động tới nền kinh tế xã hội trên một phương diện nào đó. Đối với từng loại dự án khác nhau mà các tác động của nó cũng khác nhau cả về mặt hình thức tác động và mức độ tác động. Đối với các dự án do công ty lập nên, chủ yếu là thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đánh giá tác động kinh tế xã hội được các cán bộ công ty thực hiện trên các khía cạnh: Về mặt lợi ích: - Tăng thu ngoại tệ, tăng đóng góp ngân sách, tăng việc làm cho công nhân trong vùng. - Cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở vốn rất nghèo nàn của đát nước nói chung và vùng địa phương nói riêng. Tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển. - Tạo sự ổn định đời sống dân cư nơi các công trình xây dựng nhà ở được thực hiện. - Thay đổi, cải tại cảnh quan, mỹ quan môi trường sau khi có công trình xuất hiện. Về mặt chi phí: Bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, sức lao động bỏ ra để thi công công trình thay vì đầu tư vào các dự án khác. Sau khi phân tích các chi phí cũng như lợi ích, các chuyên gia sẽ xác định hiệu quả kinh tế xã hội dựa trên so sánh hai chỉ tiêu này. Một dự án hiệu quả về kinh tế xã hội là một dự án có lợi ích thu được lớn hơn cho phí bỏ ra. 2.2.3 phương pháp lập Phương pháp dự báo Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì thế phương pháp dự báo là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải. Nó giúp cho việc đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn. Các nội dung dự báo bao gồm: Dự báo nguồn lực đầu vào của dự án; Dự báo kết quả đầu ra của dự án. Cụ thể: Dự báo giá cả, cung cầu đầu vào và đầu ra của dự án; Dự báo doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực hiện và vận hành dự án sau này. Qua đó, xác định nguồn vốn mà dự án cần có để có thể thực hiện, thi công. Phương pháp dự báo có thể được áp dụng trong nhiều khâu, nhiều nội dung của quá trình soạn thảo. Nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu phân tích thị trường( dự báo thị phần sản phẩm). Đây là yếu tố quyết định tới lựa chọn mục tiêu và quy mô tối ưu của dự án. Phụ thuộc vào khối lượng thông tin thu thập được mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau: Phương pháp dự báo bình quân số học Phương pháp djư báo bằng hàm hồi quy tương quan. Phương pháp dự báo bằng hệ số co giãn cầu Phương pháp phân tích, đánh giá Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau. Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án. a. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án, để có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. - Bước 1: Xác định các biến số chủ yếu: Sự biến động của giá cả đầu vào và đầu r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5666.doc
Tài liệu liên quan