Công ty cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi đồng thời với việc đào tạo cán bộ quản lí để có thể có được một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và nang lực để tham gia thực hiện các công trình lớn của đất nước mà công ty tham gia đảm nhận. Đối với công tác đầu tư nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên công ty cần phải có một kế hoạch, định hướng rõ ràng và cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của công ty. Dựa trên các đặc điểm cụ thể của từng thời kì đó, công ty có thể mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngay tại công ty, tại các chi nhánh để tranh thủ được thời gian cho cán bộ công nhân viên vừa đi học vừa tham gia vào các công việc của công ty. Hoặc cũng có thể gửi cán bộ, kĩ sư của công ty tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ do các trung tâm như Viện KHCN Bộ xây dựng tổ chức. Ngoài ra, ngành xây dựng là một ngành đòi hỏi phải có nhiêu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất, vì vậy, công ty có thể tổ chức thêm hình thực kèm cặp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ kĩ sư của công ty, đảm bảo cho sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ cán bộ kĩ sư trẻ. Trong quá trình làm việc, liên doanh, liên kết của công ty với các đối tác nước ngoài cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân được cọ sát học hỏi kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia nước ngoài, làm quen với các tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới. Bên cạnh đó, để khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động của mình, công ty cần phải có các chính sách kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lí và sản xuất, đảm bảo cho việc phân công lao động một cách hợp lí, không gây ra lãng phí nguồn nhân lực, mà vẫn đạt năng suất lao động cao. Đồng thời, khuyến khích người lao động hăng say làm việc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đây chính là một trong những hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất công ty cũng cần xây dựng những chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài vào làm việc cho công ty, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong nghành khi tham gia thi công những công trình lớn, đòi hỏi phức tạp.
49 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần sông Đà 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dự toán, quyết toán công trình, trình Giám đốc công ty phê duyệt đối với các công trình trong dự án đầu tư xây dựng.
_ Chủ động nghiên cứu đề nghị sửa đổi thiết kế cho phù hợp và xác nhận các khối lượng phát sinh đối với các công trình thuộc dự án đầu tư để làm cơ sở cho thanh quyết toán.
* Đối với các công trình ngoài đơn vị:
_ Lập hồ sơ đấu thầu, giải phâp thi công và các thủ tục xây dựng cơ bản khác.
_ Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty làm thủ tục hồ sơ đầu thầu công trình ngoài đơn vị (nêú các đơn vị yêu cầu) theo qui định của Nhà nước.
_ Lưu trữ hồ sơ công trình mà Công ty nhận thầu xây lắp.
3.5. Phòng vật tư cơ giới:
a. Chức năng: giúp Giám đốc Công ty trong công tác:
_ Quản lý các loại máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây truyền sản xuất công nghiệp.
_ Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe máy
b. Nhiệm vụ:
3.5.1/ Công tác cơ khí cơ giới:
_ Phân cấp trách nhiệm về quản lý và khai thác các trang thiết bị cơ giới cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức mạng lưới thông tin chặt chẽ nhạy bén về các mặt hoạt động này.
_ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định, qui trình vận hành, lịch trình chất lượng bảo dưỡng các trang thiết bị, xe máy.
_ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện hệ thống sổ sách, báo biểu theo dõi hoạt động của các trang thiết bị xe máy
_ Quản lý kỹ thuật toàn bộ tài sản thiết bị cơ giới của công ty bằng sổ tổng hợp tài sản cố định theo mẫu của Tổng công ty.
_ Thực hiện việc điều động tài sản trong nội bộ Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
_ Kiểm tra kỹ thuật an toàn định kỳ hoặc đột xuất các thiết bị, máy móc trong toàn Công ty.
_ Cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch sửa chữa lớn, tái đầu tư các phương tiện, kiểm tra các phương tiện khi đưa vào sửa chữa tái đầu tư, kiểm tra việc sữa chữa, phục hồi. Lập biên bản nghiệm thu các tài sản sau khi sửa chữa để đưa vào hoạt động.
_ Giám sát kiểm tra xác nhận khối lượng, chất lượng kỹ thuật trong công tác sửa chữa lớn thiết bị, xe máy.
_ Cùng với các đơn vị lập biên bản giao nhận TSCĐ trong Công ty.
_ Kiểm kê TSCĐ trong Công ty định kỳ 6 tháng một lần.
_ Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện các quy định, văn bản về công tác cơ giới của Nhà nước, ngành, Tổng công ty và Công ty.
_ Lập đầy đủ các sổ sách về công tác cơ giới theo yêu cầu của Tổng công ty.
_ Lập đầy đủ, đúng kỳ các báo cáo về công tác cơ giới.
_ Định kỳ 6 tháng, 12 tháng, hướng dẫn, tham gia xem xét việc kiểm kê tài sản cố định ở các đơn vị trong Công ty.
_ Từng quí theo định kỳ tổ chức việc thực hiện công tác cơ giới ở các đơn vị, rút ra những ưu khuyết điểm để chấn chỉnh lại.
3.5.2/ Công tác an toàn bảo hộ lao động và phòng chống lụt bão, cháy nổ:
_ Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao dộng và bảo hộ lao động. Tham gia cùng các đơn vị trong công ty giải quyết các vụ việc (nếu có).
_ Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong đơn vị. BHLĐ trên các công trình xây dựng và sản xuất công nghiệp như trang bị phòng hộ, bồi dưỡng hiện vật, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, hội họp
_ Phối hợp với các phòng ban, đơn vị tổ chức thực hiện cho CBCNV về bảo hộ lao động đúng theo chế độ Nhà nước ban hành.
_ Đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện và giám sát các vấn đề kiến nghị về bảo hộ lao động, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác cấp phát bảo hộ lao động.
_ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty về công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ theo qui định của Nhà nước.
_ Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký thi đua an toàn lao động, vệ sinh viên từ các tổ đội theo thông tư số 08 LT/LB.
_ Lập sổ sách theo dõi các vụ việc về mất an toàn trong lao động và giao thông trong toàn Công ty.
_ Làm vịêc trực tiếp với các tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác AT-VSLĐ. Phối hợp cùng với các phòng ban Công ty kiểm tra việc thực hiện các phương án phòng chống lụt bão và phòng chống cháy nổ ở các đơn vị.
_ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác AT-VSLĐ trong toàn Công ty.
_ Định kỳ quí/ lần hoặc đột xuất kiểm tra công tác AT-VSLĐ tại các đơn vị trực thuộc Công ty.
_ Tổng hợp và dự thảo các báo cáo việc thực hiện công tác AT-VSLĐ để Giám đốc phê duyệt và gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên.
_ Tổng hợp lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch BHLĐ trong toàn Công ty.
3.6. Phòng dự án đầu tư.
a. Chức năng:
Phòng đầu tư là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty về công tác đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực: xây lắp, SXCN, đầu tư trang thiết bị máy móc, v..v.. kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
b. Nhiệm vụ:
3.6.1/ Công tác báo cáo đầu tư:
_ Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng các kế hoạch đầu tư năm và 5 năm trong toàn Công ty.
_ Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ tháng, quý, năm theo quy định của Tổng công ty và Công ty.
_ Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty Sông Đà 1 và các báo cáo kiểm tra đầu tư đột suất.
_ Kiểm tra, lưu trữ các hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Tổng công ty.
3.6.2/ Công tác quản lý đầu tư:
_ Nghiên cứu cơ chế chính sách phâp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đầu tư.
_ Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công ty tư vấn có đủ năng lực lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Thẩm định các dự án do các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
_ Thực hiện các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT tuỳ theo quy mô của dự án theo đúng quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo QĐ 52/1999/ NĐ-CP; 12/ 2000/ NĐ-CP; 07/ 2003/ NĐ-CP và các quy định của Tổng công ty.
_ Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Công ty.
_ Phối hợp hướng dẫn, theo dõi ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước và Tổng công ty với các dự án có thành lập ban quản lý dự án.
_ Đối với các dự án giao cho các đưon vị trực thuộc: đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng.
_ Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đàu tư và lập các thủ tục trình Tổng công ty phê duyệt quyêt toán vốn đầu tư dự án.
_ Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu qủa sau đầu tư các dự án của Công ty Sông Đà 1.
3.6.3/ Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty Sông Đà 1 làm chủ đầu tư:
_ Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
_ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị của dự án theo đúng các quy định, trình tự hiện hành của Nhà nước và Tổng công ty.
_ Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư mà Công ty Sông Đà 1 làm chủ đầu tư: lập hồ sơ mời thầu, trình duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn xét thầu, tổ chức đấu thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu.
_ Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, ban quản lý dự án theo dõi thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị các dự án đầu tư theo tháng, quý, năm trình Tổng công ty
Một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 1
1. Một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 1
Công ty Cổ phần Sông Đà 1 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên điều kiện tổ chức sản xuất cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh có sự khác biệt so với những ngành sản xuất vật chất khác. Một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sông Đà 1 là:
+ Xây dựng nhà máy thuỷ điện
+ Xây dựng toà nhà cao tầng, chung cư
+ Nhà máy xi măng
+ Cầu đường
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 1 trong giai đoạn 2004 -2008
Trong ngành nghề kinh doanh của mình, bằng nỗ lực phấn đấu liên tục không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên công ty Sông Đà đã thu được kết quả dáng tự hào điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Một số kết quả sản xuúat kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 -2008
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Sản phẩm
Các công trình xây dựng
2
Tổng giá trị SXKD
106đ
102.315
152.019
243.800
232.117
211.257
3
Doanh thu
106đ
96.440
115.949
184.703
204.736
186.310
4
Lợi nhuận trước thuế
106đ
2.073
2.567
3.136
2.665
3.254
5
Lợi nhuận sau thuế
106đ
1.492
1.848
2.257
1.918
2.343
6
Số lao động bình quân
Người
400
453
502
555
700
(Nguồn : Phòng tài chính - kế toán)
Giá trị sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng tăng, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu trên năm 2004 tổng giá trị sản xuất kinh doanh mới trên 102 tỷ đồng đến năm 2007 giá trị này đã là trên 232 tỷ đồng. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với tăng cao của lãi xuất trong nước cũng như giá nguyên vật liệu đã làm cho nhiều công trình không đạt được kế hoạch đề ra nhưng tổng giá trị sản xuất kinh doanh vẫn ở mức cao trên 211 tỷ đồng.
Cùng với đó, doanh thu của công ty cũng có xu hướng tăng năm 2004 là 96.440.000.000 đồng năm 2005 tăng thêm gần 20% đạt 115.949.000.000 đồng. Năm 2008 doanh thu của công ty là 186.310.000.000 đồng. Như vậy, doanh thu tăng lên chính là kết quả của những nỗ lực nhiều mặt của công ty trong điều kiện có nhiều biến động.
Quy trình đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 1
Là một công ty xây dựng, công ty không trực tiếp bỏ vốn đầu tư vào các công trình mà chỉ đóng vai trò như một “người làm thuê” theo hợp đồng đã kí kết với chủ đầu tư hoặc người môI giới, chính vì vậy hoạt dộng đầu tư của công ty nằm chủ yếu ở các hoạt động như sau:
+ Đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị. Hoạt động này chủ yếu do phòng vật tư thiết bị phối hợp cùng phòng kế họach kĩ thuật thực hiện.
+ Đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động này cũng do phòng tổc hức cán bộ lao động phối hợp với phồng kế hoạch kĩ thuật đảm nhiệm.
+ Đầu tư tìm kiếm mở rộng thị trường. Hoạt động này chủ yếu do phồng kế hoạch kĩ thuật đảm nhiệm.
Như vậy tuy không trực tiếp lập và quản lí bất kì một dự án nào xong công ty cổ phần Sông Đà 1 lại có những hoạt động đầu tư vô cùng phong phú và thiết thực đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của toàn công ty, mà trong đó vai trò của mỗi phòng ban là hết sức cụ thể.
Phòng kế hoạch kĩ thuật với vai trò là đầu tàu trong công cuộc tìm kiếm đối tác và kí kết hợp đồng là đơn vị chịu trách nhiệm chính về hoạt động đầu tư tai công ty. Quy trình đầu tư của công ty bắt đầu khi công cuộc thăm dò và tìm kiếm thị trường của phòng kế hoạch kĩ thuật có hiệu quả, khi đó phòng sẽ lên kế hoạch cho việc đào tạo nhân công và đội ngũ cán bộ cũng như kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị.
Nội dung công tác lập kế hoạch chủ yếu bao gồm mấy vấn đề như sau:
-Tập trung hoàn chỉnh lại quy chế sản xuất và xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
-Thống nhất việc lập phương án kĩ thuật và tàI chính khi kí kết thực hiện hợp đồng.
-Lên kế hoạch huy động đủ và kịp thời tìm kiếm nguồn vốn đấp ứng yêu cầu của hợp đồng
-Lên kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn và nâng cao tay nghề.
-Nhanh chóng nắm bắt các thay đổi và những quy định mới của Nhà nước về lĩnh vực hoạt động xây dựng.
-Chuẩn bị tốt công tác mua sắm máy móc thiết bị và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất
-Sắp xếp và bố trí cán bộ có năng lực trong công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi công công trình và dự toán chi phí.
Làm tốt công tác lập kế hoạch, công ty không những có thể nâng cao khả năng thắng lớn trong các cuộc đấu thầu mà.
Phần II: thực trạng các hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại côngty cổ phần sông đà 1
thực trạng các hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của công ty cổ phần Sông đà 1
Vốn, nguồn vốn đầu tư của công ty
Trong những năm qua, vốn đầu tư của công ty không ngừng tăng lên điều đó được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Năm 2004, vốn đầu tư của công ty là 116,621 tỷ đồng nhưng dến năm 2005 vốn đầu tư của công ty đã là 173,596 tỷ đồng tăng gần 49% so với năm 2004. Năm 2006 là 166,325 tỷ đồng, năm 2007 là 177.172 tỷ đồng. Mặc dù năm 2008 là một năm khủng hoảng kinh tế nhưng vốn đầu tư của công ty vẫn đạt mức cao là 182,487 tỷ đồng tăng 56,5% so với năm 2004 và tăng 3% so với năm 2007.
Là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng như xây dựng nhà máy thuỷ điện, các công trình giao thông, nhà ở... vì vậy việc huy động vốn bên ngoài là điều không thể tránh khỏi:
Bảng 2: nguồn vốn đầu tư của công ty
Nguồn vốn
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(106đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (106đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (106đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (106đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (106đ)
Tỷ lệ (%)
Nguồn vốn bên ngoài
107.899
92,52
165.095
95,1
107.899
92,52
165.095
95,11
172.505
94,53
Nguồn vốn bên trong
8.722
7,48
8.501
4,9
8.722
7,48
8.501
4,89
9.982
5,47
Tổng
Vốn đầu tư
116.621
100
173.596
100
116 621
100
173.596
100
182.487
100
(Nguồn : Phòng tài chính - kế toán)
Có thể thấy rằng vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn so với vốn chủ sở hữu, cụ thể là tỷ lệ vốn vay so với tổng nguồn vốn qua các năm trên đây là: 92,52% năm 2004, 95,1% năm 2005; 92,52% năm 2006; 95,11 năm 2007; 94,53 năm 2008 trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2004 chỉ chiếm 7,48%, chiếm 4,9% năm 2005, 4,96% năm 2006; 4,89% năm 2007 và 5,47% năm 2008. Có thể nhận rõ rằng, tỷ lệ không đồng đều trong cơ cấu nguồn vốn mà vốn vay chiếm tỷ trọng quá lớn so với vốn chủ sở hữu như vậy là do các chủ đầu tư chậm thanh toán các công trình,mặt khác là do công ty dã áp dụng các biện pháp về tài chính để tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều vốn vay như vậy là có khả năng rủi ro cao trong kinh doanh, do đó công ty nên có những biện pháp tài chính phù hợp để nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
2. Đầu tư vào khoa học công nghệ
Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi, công ty cổ phần Sông Đà 1 không chỉ tận dụng được nguồn vốn Nhà nước cấp phát, mà bên cạnh đó công ty còn tích cực huy động các nguồn vốn khác có thể để cạnh tranh lành mạnh với các công ty xí nghiệp khác. Các công trình do công ty thi công được đánh giá là đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, mĩ thuật và chất lượng cũng như đảm bảo tiến độ đặt ra.
Những năm còn trong cơ chế quan liêu bao cấp, với nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát thiết kế các công trình giao thông giúp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, cho nên trong nhiều năm máy móc thiết bị hầu như không có gì, do vậy khi chuyển đổi cơ chế sản xuất Công ty gặp rất nhiều khó khăn vì lao động thủ công thì nặng nhọc, năng xuất sản xuất và hiệu quả lao động do đó mà rất thấp.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc đa dạng hoá loại hình công việc và nhanh chóng tiếp cận các quy trình kĩ thuật thi công tiên tiến như quy trình AAHTO , đồng thời để đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật khi tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp, công ty đã chú trọng tới việc thường xuyên đầu tư đổi mới thiết bị đặc biệt là đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế đối với một số thiết bị đồng bộ cho dây chuyền thi công thảm theo công nghệ tiên tiến. Đến nay toàn bộ máy móc thiết bị của công ty đã đầu tư mua sắm có giá trị lên tới hàng chục tLỉ đồng. Những thiết bị mà công ty đã đầu tư mua sắm trong thời gian qua đã được phát huy tối đa về công suất và đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật, công nghệ. Đồng thời công ty có thể mở rộng và phát triển sản xuất hơn nữa trong các năm tới.
Bảng 3: Danh mục đầu tư máy móc thiết bị của công ty giai đoạn 2004-2008
STT
Tên loại MMTB
Vốn đầu tư
(Tr đồng)
Năm đầu tư
Xuất xứ
Thông số kỹ thuật chính
1
Máy lu rung DYNAPAC
700
2005
Nhật
25 tấn
2
Đầu búa đóng cọc DIEZEN KOLBELCO
256
2005
Nhật
3.5 tấn
3
Trạm trộn asphalt
2.500
2006
Đức
60 tấn/h
4
Máy phát điện 3 pha DCK 165 A
600
2006
Nhật
3,5 Kw
5
Máy rải bê tông nhựa-SUPE 1800
300
2006
Nhật
89,2 Kw
6
Xe phun nhựa
980
2006
Trung quốc
7
ô tô Camry
( xe cũ)
571
2007
Liên doanh Việt Nam- Nhật
1.8L
8
Máy vi tính + máy in
29,5
2007
9
Máy điều hoà
135
2007
10
Tổng
6.071,5
( nguồn : phòng vật tư cơ giới)
3. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Tính đến cuối năm 2008, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty có 750 người trong đó có 438 người là lao động trực tiếp, còn lại 312 người là lao động gián tiếp.
Bảng 4: Trình độ nguồn nhân lực của công ty ( tính đến cuối năm 2008)
Trình độ
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Đại học
272
36,26
Cao đẳng
11
1,47
Trung cấp
29
3,87
Công nhân kĩ thuật
438
58,4
(nguồn : Phòng tổ chức hành chính)
Thực hiện chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng bộ Tổng công ty và công ty, cũng là để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, những năm qua công ty đã đầu tư thêm nhiều tỉ đồng cho các dây truyền nền, mặt hoàn chỉnh. Trang bị các trang thiết bị và công nghệ hiện đại như đưa phần mềm tin học vào công tác quản lí của các phòng, chuẩn bị cho công tác nối mạng với tổng công ty. Cùng với việc đầu tư về thiết bị công nghệ, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân vận hành luôn được chú trọng quan tâm. Những năm gần đây đội ngũ công nhân kĩ thuật của công ty ngày càng thêm vững chắc tay nghề do được cử đi đào tạo.
Bảng 5: Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: 1000 đồng
chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Số người đào tạo(*)
10
44
79
30
52
Chi phí đào tạo
52.800
175.200
339.600
158.400
224.640
(nguồn : Phòng tổ chức hành chính)
(*) : Tổng số người đào tạo bao gồm : số người đào tạo sau đại học, đại học,văn bằng 2, CN kĩ thuật, và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Nhờ vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự đầu tư đúng hưóng của ban giám đốc mà công ty đã liên tục được đánh giá là hoạt động có uy tín và đảm bảo chất lượng.Với hình thức quản lí theo kiểu trực tiếp và các phòng ban làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc và phục vụ yêu cầu thi công của các đơn vị. Ban lãnh đạo Công ty là những cán bộ có năng lực phẩm chất tôt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, các lớp quản lí kinh tế, chính trị, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kĩ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. Đến nay công ty không chỉ có những cán bộ cốt cán mà còn có đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật xây dựng.
Đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường
Xét theo ngành nghề kinh doanh thì công ty không chỉ có những ngành nghề truyền thống như xây dựng các công trình giao thông, các nhà máy thuỷ điện, nhà ở, nhà kinh doanhthời gian gần đây công ty đã quan tâm mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác, đó là: khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, khai thac khoáng sản
Khi mà cả đất nước đang đổi mới từng ngày, từng giờ, công ty cũng đã chủ động hoà mình cùng sự thay đổi đó và nhanh chóng chọn cho mình hướng đi đúng đắn phù hợp với năng lực và trình độ của công ty.
-Xét theo khu vực thị trường, thì công ty hiện đang có trong tay một thị trường rộng khắp trải dài từ bắc tới nam với những đôí tác làm ăn lâu năm và đáng tin cậy. Từng có thời gian dài hoạt động bên nước bạn Lào nên công ty có khá nhiều thuận lợi khi mong muốn mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam á. Đó là một kế hoạch lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty có thể một lần nữa khẳng định vị trí cuả mình trên thương trường.
5. . Công tác lập, thẩm định dự án đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà 1
a. quy trình lập dự án
Tại công ty cổ phần Sông Đà 1, các dự án được lập theo một quy trình sau:
Sơ đồ 1.3. Quy trình lập dự án tại công ty
Thu thập và xử lý thông tin liên quan tới dự án
Phân chia công việc cho các thành viên
Lập lịch trình soạn thảo và tổ chức các bước lập
Kiểm tra, quản lý quá trình lập, chất lượng sản phẩm lập
In, đóng dấu, bàn giao hồ sơ
Lưu hồ sơ dự án
Nhận nhiệm vụ, kế hoạch lập dự án
Nguồn: Phòng dự án đầu tư
Bước 1, nhận nhiệm vụ, kế hoạch lập dự án:
Khi tổng công ty, Sở, hoặc một cơ quan nào đó đặt hàng với công ty về lập dự án, hoặc khi ban giám đốc quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, thì ban giám đốc sẽ giao nhiệm vụ lập dự án cho Ban quản lý dự án. Chủ nhiệm dự án sẽ làm đại diện cho Ban quản lý nhận trách nhiệm này, và là người trực tiếp chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật và ban giám đốc về chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự án được lập.
Bước 2, Thu thập và xử lý thông tin liên quan tới dự án:
Sau khi đã nhận nhiệm vụ lập dự án, chủ nhiệm dự án sẽ phân công các thành viên thu thập các thông tin liên quan tới dự án và vùng dự án. Các thông tin này bao gồm: Chủ trương phát triển kinh tế xã hội vùng dự án, Hồ sư quy hoạch đất được duyệt; Hồ sơ khảo sát địa điểm, địa chất, thủy văn khu đất sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa; Tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của người dân vùng dự án.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, ban quản lý sẽ tiến hành phân tích các số liệu. Sau đó, bàn bac với ban giám đốc hoặc chủ đầu tư để thống nhất ý kiến.
Việc phân tích số liệu phải đảm bảo chính xác, hợp lý. Các phương pháp phân tích phải đảm bảo tính khoa học và nhất quán cao. Đồng thời các thành viên phân tích phải có sự thống nhất ý kiến lẫn nhau.
Bước 3, phân chia công việc cho các thành viên
Chủ nhiệm ban quản lý sau khi phân chia công việc của dự án thành các công việc bộ phận, sẽ tiến hành phân công cho các thành viên thực hiện theo năng lực của họ.
Bước 4, Lập lịch trình soạn thảo và tổ chức các bước lập dự án
Chủ nhiệm dự án cùng trưởng các bộ phận thực hiện lập lịch trình soạn thảo dự án. Nó phản ánh nội dung và kết quả sẽ phải đạt được theo tiến độ thời gian. Đây là cơ sở để các thành viên trong ban quản lý tiến hành lập dự án.
Bước 5, Kiểm tra, quản lý quá trình lập và dự án được lập ra
Công việc này thường do một bộ phận chuyên trách kiểm định chất lượng kỹ thuật do ban giám đốc chỉ định thực hiện. Ban này sẽ tiến hàng kiểm tra chất lượng của quá trình lập dự án cũng như chất lượng sản phẩm được lập ra. Nếu trong quá trình lập, chất lượng dự án có vấn đề, thì phải dừng lại chỉnh sửa cho hồan thiện.
Bước 6, In, đóng dấu, bàn giao hồ sơ
Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm, ban kiểm tra sẽ tiến hành đóng dấu kiểm tra. Sau đó bân quản lý in, bàn giao hồ sơ cho giám đốc hoặc chủ đầu tư để xem xét và phê duyệt.
Bước 7, Lưu hồ sơ dự án
Hồ sơ dự án sữa được lưu tại phòng dự án đầu tư của công ty.
b. phương pháp lập dự án
Phương pháp dự báo
Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì thế phương pháp dự báo là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải. Nó giúp cho việc đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.
Các nội dung dự báo bao gồm: Dự báo nguồn lực đầu vào của dự án; Dự báo kết quả đầu ra của dự án. Cụ thể: Dự báo giá cả, cung cầu đầu vào và đầu ra của dự án; Dự báo doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực hiện và vận hành dự án sau này. Qua đó, xác định nguồn vốn mà dự án cần có để có thể thực hiện, thi công.
Phương pháp dự báo có thể được áp dụng trong nhiều khâu, nhiều nội dung của quá trình soạn thảo. Nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu phân tích thị trường( dự báo thị phần sản phẩm). Đây là yếu tố quyết định tới lựa chọn mục tiêu và quy mô tối ưu của dự án. Phụ thuộc vào khối lượng thông tin thu thập được mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau:
Phương pháp dự báo bình quân số học
Phương pháp djư báo bằng hàm hồi quy tương quan.
Phương pháp dự báo bằng hệ số co giãn cầu
Phương pháp phân tích, đánh giá
Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau. Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án.
c. quy trình thẩm định dự án đầu tư tại công ty
Quy trình thẩm định tại công ty được biểu diển theo sơ đồ sau:
-> -> ->
d. phương pháp thẩm định dự án
Các phương pháp cơ bản trong thẩm định dự án đầu tư tại công ty gồm:
- Kiểm tra thông tin: Để đưa ra được các đánh giá, kết luận đúng đắn thì chủ thể thẩm định phải có cơ sở dữ liệu chính xác, tin cậy. Việc kiểm tra thông tin như kiểm tra nguồn thông tin, cách xử lý thông tin... nhằm đánh giá tính chuẩn xác của các dữ liệu được sử dụng trong dự án.
- So sánh, đối chiếu: đây là những phương pháp truyền t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5725.doc