LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Quá trình hình thành và phát triển. 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 3
1.1.Giai đoạn 1984-1990. 3
1.2.Giai đoạn 1996-2002. 5
2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty. 6
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 6
2.2.Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 6
2.3.Quyền hạn của Công ty 7
II.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 7
A.Đặc điểm về cơ sở tổ chức kỹ thuật của công ty. 7
1. Đặc điểm bộ máy quản lý. 7
2. Tình hình lao động của Công ty 10
3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị. 14
4. Đặc điểm về nguyên liệu. 17
5. Tình hình về vốn sản xuất của Công ty 18
B.Tình hình kinh doanh của công ty. 21
1. Tổng quan về sản phẩm của công ty. 21
2. Đặc điểm về thị trường. 26
2.1 Thị trường trong nước : 26
2.2. Thị trường xuất khẩu của Công ty: 28
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 32
III. Đánh giá và phương hướng giải quyết. 35
1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 35
1.1 Những thành tựu công ty đạt được. 35
1.2 Những mặt còn tồn tại. 36
57 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với 56,7% của quần áo dệt kim năm 2002. Tình trạng này phản ánh thực trạng: những sản phẩm trung gian như vải dệt kim, vải denim, sợi của công ty có chất lượng chưa đảm bảo để có thể làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm may mặc cuối cùng trên thị trường quốc tế nên ít được các nước nhập về sản xuất.
Các sản phẩm chính của công ty.
* Sợi :
Đây là mặt hàng truyền thống của công ty; loại sản phẩm này có đặc điểm là nguyên liệu cho các nhà máy dệt, do đó khách hàng của sản phẩm sợi là các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt. Đây cũng là thuận lợi cho công tác nghiên cứu thị trường của công ty vì thị trường này có tính chất ổn điịnh cao và có những quy luật chung. Nắm bắt được tình hình naỳ công ty dệt may Hà nội thiết lập những mối quan hệ làm ăn lâu dài ổn định với các bạn hàng quen thuộc. Thông thường Công ty sản xuất theo những đơn đặt hàng có sẵn từ 1 đến 6 tháng.
Các sản phẩm này một phần được đưa sang nhà máy Dệt kim, nhà máy dệt Mùa đông (là 2 đơn vị thanh viên của Công ty) để tiến hành sản xuất các sản phẩm dệt kim và khăn, phần còn lại được ra thị trường trong nước và một phần tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
Sợi xuất khẩu tăng từ 0,01% năm 1998 (1366 USD) lên 24,74% vào năm 2002 tập trung ở thị trường Châu á (100%) trong đó Hàn Quốc chiếm 70,5% vào năm 2001.
Doanh thu sợi là nguồn thu chính của Công ty dệt may Hà nội và đôi khi Công ty phải từ chối một vài đơn đặt hàng vì không đáp ứng kịp mức cầu. Gián bán sợi của Công ty dệt may Hà nội khá cao so với tiêu chuẩn quốc tế do chất lượng sợi tốt nhưng giá xuất khẩu thấp hơn giá bán trong nước vì áp lực cạnh tranh giá trên thị trường Quốc tế rất cao. Mặc dù vậy Công ty vẫn ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu vì các đơn hàng xuất khẩu thường lớn hơn so với các hợp đồng bán sợi cho khách hàng vì giá nguyên vật liệu rất thay đổi.
Trên thực tế hiện nay, các cơ sở chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nên quy mô thị trường của sản phẩm sợi còn rất nhỏ tiềm năng của nó, cung cấp khoảng từ 69 – 70% so với công suất tối đa cụ thể sản lượng sợi sản xuất qua các năm từ 1995 – 2000 của các xí nghiệp trong ngành và sản lượng của Công ty dệt may Hà nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng9: So sánh sản lượng của công ty dệt may Hà Nội với toàn ngành
Đơn vị : tấn
Năm
Sản lượng sản xuất toàn ngành
Sản lượng sản xuất của Công ty dệt may Hà Nội
Tỷ Phần
( % )
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
40.000
44.000
40.000
43.500
45.000
46.000
56.400
6.320
6.470
6.522
6.748
8.517
10.596
11.248
15,8
14,7
16,6
15,5
18,9
23,0
20,0
Nguồn: Bộ Thương Mại
* Khăn:
Từ năm 1991 – 1992 Công ty đã từng sản xuất khăn nhưng phải dừng lại vì không có lãi xuất được tiếp tục khi Công ty tiếp quản nhà máy dệt Hà Đông (1995); trong năm đó khăn chủ yếu là xuất khẩu do công ty đã năng cao chất lượng sợi để dệt khăn trong sản xuất.
Khăn tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Khách hàng của sản phẩm khăn đều là các Công ty Thương mại đôi khi công suất không đáp ứng được cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Trong trường hợp đó, công ty ưu tiên cho các sản phẩm xuất khẩu mà không ưu tiên bán khăn ở thị trường trong nước vì lãi thấp.
* Sản phẩm may:
Sản phẩm may bao gồm áo phông (T – Shirt); áo thể thao, cổ H, quần áo thể thao, áo may ô, quần bò. Sản phẩm may chủ yếu may bằng vải dệt kim trừ quần bò là may bằng vải Demin (dệt thoi).
Sản phẩm dệt kim là mặt hàng mới của công ty dệt may Hà nội nó có mặt trên thị trường từ năm 1991 cùng với sự ra đời của nhà máy dệt kim của Công ty. Những năm bước vào sản xuất sản phẩm này, chủ yếu để bán trong nước do chất lượng còn hạn chế, chủng loại, mẫu mã còn nghèo nàn nên chưa đủ sức thâm nhập vào thị trường nước ngoại.
Các khách hàng xuất khẩu của Công ty hầu hết là công ty thương mại và các khách hàng là các đại lý để hưởng hoa hồng. Tổng đại lý tính đến tháng 9 năm 2001 là 89 trong đó Hà nội có 55, các tỉnh phía nam có 7 và các tỉnh còn lại có 27 đại lý.
Công ty có 7 cửa hàng bán lẻ, giới thiệu sản phẩm: 1 ở Vinh, 5 ở Hà Nội và 1 ở Hà Đông.
Doanh thu sản phẩm may tăng từ 150.393 triệu đồng năm 1998 lên 148.842 triệu đồng năm 2001. Sản phẩm may được sản xuất chủ yếu cho hàng xuất khẩu nhưng trong những năm gần đây thị trường nội địa tăng trưởng đáng kể. Tỷ lệ xuất khẩu giảm từ 81,48% năm 1998 xuống 76,62% năm 2001.
Sản phẩm may xuất khẩu chủ yếu sang EU và Châu á (Đài Loan và Hàn Quốc) khá ổn định từ năm 1998 – 2002 sản phẩm may xuất khẩu sang Nhật bản giảm mạnh trong năm 2000 do suy thoái kinh tế ở Nhật Bản .
Sản phẩm may chủ yếu của công ty là xuất khẩu, tiêu thụ trong nước là không ổn định. Vì hầu hết các sản phẩm may là bắt nguồn từ sản phẩm dệt kim trong khi đó sản phẩm dệt kim đắt hơn nhiều so với sản phẩm dệt thoi mà đời sống của người dân vẫn ở mức thu nhập thấp. Tuy nhiên thị trường trong nước vẫn là sản phẩm tiềm năng của công ty.
* Sản phẩm mới của công ty:
Các sản phẩm mới: Vải Demin, sản phẩm Demin và mũ chính thức được công ty đưa ra thị trường vào năm 2001. Đến nay qua hai năm sản xuất,
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này tăng lên rất lớn; năm 2002 so với năm 2001: Vải Demin tăng 114127 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng là 64.67%; hai sản phẩm mới còn lại sự gia tăng kim ngạch xuát khẩu so với năm cũ 2001 lên rất nhiều lần. Đặc sản phẩm Mũ ngày năm đầu tiên sản xuất đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu cuả loại sản phẩm này.
Những con số trên cho thấy 3 loại sản phẩm mới của Công ty có khả năng tiêu rất tốt và cứ theo đà tăng này thì 3 sản phẩm mới này sẽ trở thành các mặt hàng xuất khẩu chiến lưọc sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ thay thế các sản phẩm truyền thống đang có tốc độ tăng xuất khẩu giảm dần.
Sở dĩ công ty may Hà Nội đưa vào sản xuất sản phẩm mới đặc biệt sản phẩm Demin này vì hiện tại mới chỉ có 2 Công ty sản xuất vải Demin và thị trường vải Demin rất có tiềm năng Hanosimex sẽ sớm sản xuất các sản phẩm may bằng vải Demin (toàn bộ 7 dây truyền may) và đang đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 50% may bằng vải Demin vào thị trường Mỹ.
Cùng với việc đưa ra các sản phẩm mới, Công ty dệt may Hà Nội đã và đang áp dụng các biện pháp về sản phẩm nhằm đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm truyền thống nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Các biện pháp mà Công ty đang áp dụng là:
Thiết kế mẫu mã mới: Lý do áp dụng biện pháp này của Công ty là mong muốn và nhu cầu của người mua không ổn định cho nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng rút ngắn theo. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này, năm 1997 qua nghiên cứu thị trường trong nước Công ty đưa ra các sản phẩm mới: đó là Sợi Coton chải kỹ và sợi Peco chải kỹ có chất Parafin với các tỷ lệ trộn khác nhau để tung ra thị trường phía nam đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều xí nghiệp dệt có nhu cầu sử dụng sản phẩm này.
Sao chép sản phẩm xuất khẩu và bán ra thị trường nội địa: áp dụng phương pháp này công ty sẽ không mất thời gian thiết kế mẫu mới cho nên rủi ro là thấp. Hơn nữa đây là những sản phẩm mới trong năm 1997 Công ty dựa vào thị trường các kiểu áo mang nhãn hiệu Poloshirt; Navy, Big-star .... Đây là biện pháp khá đơn giản và tiết kiệm cho khâu thiết kế, nhưng nó cũng chỉ là biện pháp trước mắt chứ không có tính chiến lược.
2. Đặc điểm về thị trường.
2.1 Thị trường trong nước :
+ Đối với sản phẩm sợi :
Mỗi năm Công ty sản xuất khoảng hơn 20 loại sợi gồm sợi xe và sợi đơn. Đây là mặt hàng có sản lượng tiêu thụ khá ổn định và tăng đều từ năm 1997 đến nay. Với chất lượng tốt, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Nam (chiếm 75% trong tỉ trong tổng doanh thu của công ty từ sợi năm 2002).
Mặc dù thị trường miền Nam xa Công ty, chi phí vận chuyển lớn do đó đáp ứng nhu cầu bằng cách kéo sợi có chỉ số cao, tỷ lệ pha trộn giữa Cotton và PE khác nhau nhằm đa đạng hoá mặt hàng. Với chất lượng sản phẩm cao nên Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng, tăng khối lượng bán …
+ Đối với sản phẩm dệt kim :
Hàng dệt kim chủ lực của Công ty hiện nay là áo T.shirt và Hineck. Sở dĩ như vậy là do mặt hàng này phù hợp về giá thành, mẫu mã và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy vậy, mặt hàng dệt kim lại không được chú trọng ở trong nước và chủ yếu là xuất khẩu nhưng với số lượng nhỏ.
Bảng10: Tiêu thụ nội địa sản phẩm dệt kim của Công ty Dệt may Hà Nội
Đơn vị : chiếc
Sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh (%)
2001/2000
2002/2001
Tổng số
2.303.091
586.034
972.252
25,4
166
áo Poloshirt
938.976
170.422
332.409
18,5
195
áo T.shirt – Hineck
1.092.810
286.623
339.416
26
118
Hàng thể thao
103.761
66.010
240.914
63,6
365
áo may ô
167.544
62.979
59.513
37,6
94,4
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Thị trường.
Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm tiêu thụ nội địa của hàng dệt kim giảm qua các năm và có sự biến động (năm 2002 tăng so với năm 2001 là 66%) nguyên nhân chủ yếu là do Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu về mẫu mã và chất lượng, giá thành còn cao nên giá bán cao trong khi đó các hàng hoá may mặc càng nhiều và tình trạng cạnh tranh ngày càng găy gắt.
Tuy nhiên thị trường trong nước là thị trường tiềm năng bởi dân số nước ta có khoảng 76,32 triệu người (số liệu thống kê dân số ngày 1/4/199) và thu nhập của người dân ngày càng cao, xu hướng tiêu dùng hàng dệt kim tăng. Nhận thức được vấn đề nay hiện nay Công ty đã nghiên cứu và sản xuất các loại sản phẩm với mẫu mã khác nhau, có đặc trưng dày mỏng, dài ngắn, rộng hẹp, màu sắc … khác nhau, luôn thay đổi theo xu hướng tiêu dùng và chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm.
+ Sản phẩm khăn, lều du lịch:
Trong những năm qua, sản phẩm khăn của Công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu còn lượng tiêu thụ trong nước là rất nhỏ. Tuy nhiên, mức tiêu thụ sản phẩm khăn san nước ngoài càng tăng lên điều đó đã khẳng định rằng Công ty dần tìm được chỗ đứng trên thị trường trong nước và có thể cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Cũng như sản phẩm khăn, thì hàng lều bạt du lịch thực sự tìm được vị trí của mình trên thị trường nội địa. Nếu như sản phẩm tiêu thụ năm 2001 so với năm 2000 tăng 8% thì năm 2002 so với năm 2001 là 18%. Đây là sản phẩm khó tiêu thụ vì chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước nhưng Công ty cũng đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường về mặt hàng này.
Tuy nhiên, một đặc điểm rất quan trọng về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty là các đối thủ cạnh tranh trong nước ngày càng tăng. Có thể nói, Công ty đang phải cạnh tranh rất lớn đối với các đối thủ cạnh tranh khác để chiếm lĩnh thị trường.
Bảng 11: Một số đối thủ cạnh tranh hàng dệt kim của Công ty Dệt may Hà Nội
Công ty
Số lượng
(Chiếc)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Thành Công
7.000.000
230
Việt Tiến
14.000.000
195
May 10
3.723.000
105
Thăng Long
2.567.000
97
Chiến Thắng
3.000.000
79,5
Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam năm 2000
2.2. Thị trường xuất khẩu của Công ty:
Trước năm 1990 hàng dệt may xuất khẩu của Công ty được xuất sang các thị trường như Liên Xô và Đông Âu theo hình thức nghị định thư. Sau khi chế độ XHCN suy đổ ở các nước này, việc xuất khẩu của Công ty đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên kể từ khi hiệp định buôn bán về hàng đệt may giữa Việt Nam và EU được ký (15/3/1993); kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng lên rõ rệt. Từ đó đến nay, công ty không những ổn định mà thị trường của Công ty ngày càng mở rộng. Thị trường có hạn ngạch chủ yếu là các nước thuộc khối EU, Anh, Đức, Italia) là những thị trường mà hàng dệt may của Công ty xuất khẩu sang có giá trị kim ngạch lớn.
Hiện nay khi mà Việt Nam đã ký hiệp định Thương mại với Mỹ thì hàng dệt may là một trong những mặt hàng có thế mạnh của ta có thể xuất sang Mỹ với thuế suất từ trung bình 40 – 50% nay chỉ còn 3 – 4% mở rộng xuất khẩu cho không chỉ Công ty dệt may Hà nội nói riêng mà toàn bộ ngành nói chung.
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty
Đơn vị: USD
Thị trường
2000
2001
2002
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Trị giá
Tỉ trọng
(%)
Nhật
5.640.261
42
6.114.419
39
533.830
15
Đài Loan
1.341.641
10
1.787.757
11,5
184.775
9,5
Cộng hoà Crech
386.562
2,9
158.249
1
30.637
Anh
1.272.060
9,4
1.332.393
8,5
308.390
4,6
Đức
343.148
2,6
112.458
0,7
50.466
0,2
Đan Mạch
170.554
1,27
262.786
1,7
253.655
1
Mỹ
563.869
4,2
140.482
10
13.854.791
60,5
Pháp
104.768
0,7
112.231
0,7
0
0
Rumani
56.305
0,4
105.331
0,6
0
0
Hàn Quốc
3.252.439
24
3.090.588
19
1.928.975
8,4
Nam Phi
75.413
0,6
136.130
0,9
0
0
Hà Lan
89.079
0,67
165.522
1
45.156
0,2
Thuỵ Sỹ
74.892
0,56
116.111
0,7
0
Singapore
78.771
0,6
0
0
0
0
Iran
0
0
54.400
0,4
0
0
ểc
0
0
176.469
1
0
Cuba
0
0
38.769
0,2
10.740
0
Hồng Kông
0
0
492.728
3
0
0
Libang
0
0
176.469
1,2
118.466
0
Newreland
0
0
0
0
0
Argentina
0
0
0
0
0
Tổng KNXK
13.454.325
100
15.733.522
100
22.891393
100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng dệt may của công ty.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường tăng đều qua các năm. Nhờ nỗ lực triển khai hoạt động khai thác thị trường cùng tận dụng triệt để các kênh phân phối, ngày nay công ty đã có quan hệ làm ăn với trên 20 thị trường trong đó trên 10 thị trường là khácg hàng thường xuyên và ổn định.
Trong số đó, Nhật Bản là khách hàng thường xuyên từ những năm 94, 95, tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm của công ty vào thị trường này luôn chiếm 40% và tốc độ tăng năm 2001 so với 2000 là 8,4%. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại giảm mạnh từ 6114419 USD xuống còn 3411220 USD, sự giảm sút này không phải xuất phát từ nguyên nhân thị trường đã không còn nhu cầu với sản phẩm của công ty mà do trong năm 2002, kinh tế Nhật Bản gặp khủng hoảng nghiêm trọng đã tác động đến sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Sản phẩm chủ yếu của Hanosimex được tiêu thụ tại Nhật Bản là may, khăn còn các sản phẩm sợi, vải, mũ hầu như chưa tìm được chỗ đứng, do các sản phẩm này chưa thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản. Trong vài năm tới, với nỗ lực trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với biện pháp thúc đẩy xuất khâủ thích hợp Nhật Bản vẫn là khách hàng số một của công ty.
Số các khách hàng đến từ EU, Anh là bạn hàng thường xuyên và ổn định nhất chiếm xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các bạn hàng khác Đức, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ giá trị xuất khẩu vào là không đáng kể.
Năm 2001, công ty có quan hệ thêm với năm khách hàng iran, úc, Hồng Kông, Li Băng, tuy nhiên tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường chỉ chiếm xấp xỉ 5% và các đơn đặt hàng lại không thường xuyên. Trong số các bận hàng mới của công ty những năm gần đây, Mỹ là thị trường giàu tiềm năng nhất, tốc độ tăng kim ngạch năm nay so với năm trước tăng vượt bậc: tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 là 159%, năm 2002 so với năm 2001 tang 848,6%. Trong khi 2002, giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường đều giảm sút thì kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ lại không chịu ảnh hưởng gì và vươn lên thành thị trường xuất khẩu số một cuả công ty. Có được tốc độ tăng này một phần là Mỹ là thị trường rộng lớn lại có thị hiếu tiêu dùng không kát khe lắm hơn nữa do là thị trường mới nên còn nhiều tiêm năng chưa được khai thác. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng này Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu chiến lược của công ty trong vài năm tới.
Tóm lại, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, để tăng kim ngạch xuất khẩu công ty Hanosimex cần có chiến lược cũng như giảI pháp phù hợp để tiếp tục khai thác những thị trường truyền thống và tích cực tìm kiếm những mối làm ăn mới ở các thị trường mới.
Hiện nay công ty đang áp dụng một số biện pháp sau để tăng cường xuất khẩu vào các thị trường:
Đổi mới phương thức xuất khẩu: trước kia, hoạt động của công ty chủ yếu theo hình thức uỷ thác. Nhưng từ 1992 trở lại đây, nhằm giẩm bớt chi phí, muốn tìm hiểu và nắm vững nhu cầu của khách hàng, công ty đã đẩy mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp, không qua các đầu mối trung gian. Ngoài ra công ty cũng phát triển hình thức gia công xuất khẩu bởi hoạt động theo phương thức này giúp công ty dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, giảm bớt các chi phí trung gian không cần thiết đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân viên của công ty.
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường: ở hoạt động này quan trọng nhất là việc nắm bắt thông tin và nhu cầu từ phía khách hàng. Nó đòi hỏi không những phải có thông tin kịp thời, chính xác mà còn cần sự chi tiết và đầy đủ bởi thông tin là yếu tố mang tính chất quyết định trong hoạt động nghiên cứu thị trường của bất cứ một Công ty nào tham gia vào việc kinh doanh trên thị trường, nhất là đối với những Doanh nghiệp tham gia vào thị trường Quốc tế. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới của Công ty Hanoisimex được thực hiện thông qua việc thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp.
* Các nguồn thông tin sơ cấp Công ty có được chủ yếu qua các bản thông báo, báo cáo của các đối tác phía nước ngoài. Sau khi đã có được những thông tin tương đối đầy đủ về các khách hàng sẽ đặt hàng sắp tới và lượng hàng dệt may mà họ có nhu cầu tiêu dùng, những đối tác này sẽ có những bản báo cáo chi tiết về cho Công ty để từ đó Công ty sẽ có những chuyến chào hàng thử nghiệm. Phương pháp này tuy không phải tốn nhiều chi phí song chỉ có thể áp dụng trong trường hợp tìm kiếm thị trường mới.
* Các nguồn thông tin thứ cấp: được Công ty thu thập qua các tạp chí kinh tế và các tài liệu có liên quan khác. Đặc biệt mạng Internet là một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất. Ngoài ra nguồn cung cấp thông tin khá phong phú khác có được từ chính những cuộc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các quan chức Nhà nước.
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong những năm gần đây, Hanosimex đang tong bước phát triển đi lên để khẳng định thế đứng của mình trong ngành dệt may Việt Nam. Với những nỗ lực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh công ty đã và đang tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá thành phù hợp, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng trên thị trường trong nước và thế giới nhằm từng bước tạo ra chữ tín cho sản phẩm mang thương hiệu Hanosimex. Nhờ vậy mà công ty không những duy trì được khách hàng truyền thống mà ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới, giá trị sản lượng tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được cải thiện. Điều đó được thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh của công ty:
Bảng13: Kết quả kinh doanh của công ty Hanosimex.
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng DT
KV Hà Nội
KV Vinh
KVHà Đông
Doanh thu khác
TriệuĐ
379.898
306.358
41.337
43.336
3.991
438.407
357.334
37.789
41.581
5.703
473.318
381.407
48.469
37.508
5.934
558.931
445.540
51.920
558.898
5.623
667.500
547.600
41.000
55.000
239.000
Nộpngânsách
TriệuĐ
47.980
41.783
4.243
5.293
3.174
Lợi nhuận
TriệuĐ
1.211
1.302
1.437
1.544
2.300
Tỷ xuất lợi nhuận.
%
0,32
0,3
0,3
0,27
0,35
TNBQcôngty
Kv Hà Nội
Kv Vinh
Kv Hà Đông
Kv Đông Mỹ
TriệuĐ
694
812
490
472
485
825
950
550
600
550
900
1200
800
800
800
908
1250
800
800
780
1.088
1.350
950
900
1.150
TổngKNXK
TriệuĐ
205.005
21.025
251.175
271.275
353.068
Nguồn: Công ty dệt may Hà nội.
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu của công ty khá cao, tốc độ tăng từ năm này so với năm trước là khoảng 15,9%. Đây là kết quả mà không phải công ty nào trong lĩnh vực dệt may cũng đạt được.
Khu vực Hà Nội luôn đứng đầu về doanh thu, trung bình hàng năm chiếm 80,61% tổng doanh thu, tiếp đến là khu vực Vinh (9,76%) và khu vực Hà Đông (9,7%).
Tổng doanh thu của năm 1999 tăng so với năm 1998 là 15,4 %; năm 2000 tăng 7,6 % nhưng sang năm 2001 con số này là 22,87% , do năm 2001 sản phẩm mũ bắt đầu được sản xuất để xuất khẩu và doanh thu về sản phẩm dệt kim và sợi tăng mạnh
Ngoài mức nộp ngân sách háng năm chiếm mức cao trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam (năm 2001 là 14.228 triệu đồng).Công ty dệt may Hà Nội cũng đã đem lại việc làm và thu nhập cao cho người lao động . Hàng nắm số lao động trung bình khoảng 5.000 người, số lao động nữ chiếm 70% tổng số của toàn công ty. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên của công ty mỗi năm tăng xấp xỉ 10%.
Ta thấy rõ thu nhập bình quân đầu người/ tháng của toàn công ty tăng dần theo từng năm. Đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người ở tất cả các khu vực đều tăng, điều này có lẽ một phần là do khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng dần.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 50% tổng doanh thu và tăn đều qua các năm.
Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm .Năm 1999 tăng 103,42% so với năm 1998, năm 2000 tăng 119,54 % so với năm 1999, riêng năm 2001 đã vượt kế hoạch tổng công ty giao là 102,5% tăng 112,72% so với năm 200.
Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu theo các năm
Xét riêng về mặt lợi nhuận của công ty những năm gần đây: Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm trước là 266 triệu, tỷ lệ tăng 11,71%. Lợi nhuận sau thuế tăng 181 triệu, tỷ lệ tăng 11,72%. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do lợi nhuận gộp tăng, mà lợi nhuận gộp tăng là do doanh thu bán hàng tăng(doanh thu gộp và doanh thu thuần tăng).Trị giá vốn hàng bán ra tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng so với năm trước là 2,26%. Điều đó chứng tỏ công ty tổ chức và quản lý tốt khâu kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn cao, đặc biệt là chi phí quản lý có tỷ lệ tăng cao (39,5%), tỷ suất tăng 0,61%. Điều đó chứng tỏ trong năm công ty chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp, ảnh hưởng giảm lợi nhuận bán hàng. Trong năm tới, công ty cần phải đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao lợi nhuận hơn nữa.
Bảng14: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001-2002
Đơn vị:USD
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ
1.Tổng Doanh thu
591.946
700.101
108.155
18,27
Doanh thu xuất khẩu
232.415
294.402
61.987
26,67
2.Các khoản giảm trừ
1.142
1.200
58
5,08
Giảm giá hàng bán
495
578
83
16,77
Hàng bán trả lại
647
622
-25
-3,86
Thuế xuất khẩu
3.Doanh thu thuần (DTT)
590.804
698.901
108.097
18,3
4.Giá vốn hàng bán
488.520
562.143
173.623
15,07
5.Lợi nhuận gộp(LNG)
102.284
136.758
34.374
33,7
6. Tỷ suất LNG/DTT(%)
17,31
19,57
2,26
7.Chi phí bán hàng(CFBH)
23.516
30127
6611
28,11
8.Tỷ suất CFBH/DTT(%)
3,98
4,31
0,33
9.Chi phí quản lý(CFQL)
20.240
28.235
7.995
39,5
10.Tỷ suất CFQL/DTT(%)
3,43
4,04
0,61
11.Lợi nhuận thuần(LNT)
2271
2537
266
11,71
12.Tỷ suất LNT/DTT(%)
0,38
0,36
-0,02
13.Thuế thu nhập phải nộp
727
812
85
11,69
14.Lợi nhuận thuần sau thuế(LNTST)
1544
1725
181
11,72
15.Tỷ suất LNTST/DTT(%)
0,26
0.27
0,01
Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính
Tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua diễn ra ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với Công ty dệt may Hà Nội mà còn với cả toàn ngành dệt may Việt Nam mà nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực từ cuối năm 1997 .Cụ thể đã làm cho sức mua của các bạn hàng chủ chốt như : Nhật Bản , Đài Loan , Hàn Quốc , Hồng Kông giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam yếu đi do các nước có khủng hoảng. Tuy nhiên sang năm 1999 trở đi công ty đã có những tiến bộ đáng kể. Có được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ , công nhân viên trong công ty mà đặc biệt là nhờ những cán bộ phòng xuất nhập khẩu vừa năng động vừa nhanh nhạy trong việc tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu của công tác hoạt động kinh doanh .
III. Đánh giá và phương hướng giải quyết.
1. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1 Những thành tựu công ty đạt được.
Công ty dệt may Hà Nội (HANOISIMEX) đã có 20 năm làm công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Sự thông thạo thị trường, uy tín quốc tế lâu năm, quan hệ bạn hàng mật thiết và có kinh nghiệm trong giao dịch, cộng với chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng là những lợi thế hết sức căn bản cho công ty trong việc đẩy mạnh và phát triển công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Công ty đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng cơ chế và quy chế khen thưởng khuyến khích xuất khẩu. Do có sự chỉ đạo sát sao của công ty nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Công ty có chính sách ưu tiên trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành những chi phí hợp lý và cần thiết cho đào tạo.
Bằng lỗ lực của mình, công ty ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước những năm 1990, thị trường chính của công ty là thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, đến nay công ty công ty đã có quan hệ bạn hàng làm ăn ở các c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC104.doc