Tình hình hoạt động tại Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Việt

Lời nói đầu 1

I/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt 2

1/ Tên doanh nghiệp 2

2/ Địa chỉ công ty 2

3/ Cơ sở pháp lý của Công ty 2

5/ Lịch sử phát triền Công ty qua các thời kỳ 3

II/ Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 3

III/ Công nghệ sản xuất 4

1. Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm 4

2. Đặc điểm của công nghệ sản xuất: 7

IV/ Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 8

1/ Tổ chức sản xuất kinh doanh 8

2. Kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp: 9

V/ Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 10

1/ Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 10

VI. Môi trường kinh doanh của Công ty 21

1. Môi trường vĩ mô: 21

2. Môi trường ngành: 23

VII. Thu hoạch qua giai đoạn thực tập tổng quan 24

1. Những thành tích đạt được 24

2.Những điểm còn tồn tại: 25

3. Nguyên nhân: 25

KẾT LUẬN 26

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B: Nước C: Muối D: Phụ gia Chất làm đông đặc và dày Kensui Muối Dầu Shorterning (dùng cho mì ăn liền) 1.2. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm * Quá trình trộn: Người ta đổ bột vào thiết bị gọi là thùng trộn có các tay đánh theo đường soắn ốc, tưới muối trộn đều vào- nước trộn đã được hòa tan các phụ gia một cách tuyệt đối. Trong khoảng từ 3 đến 5 phút đầu bột được nhào trở nên tơi và xốp, sau đó khoảng 14 đến 15 phút chúng tạo thành các viên nhỏ. Thời điểm này coi như kết thúc quả trình nhào trộn. * Quá trình cán: Bột sau khi trộn xong được xả xuống mâm chứa và được phân phối xuống một cặp lô cán đôi, qua từng cặp lô được ép từ dày đến mỏng dàn đều- Phải thực sự chú ý sao cho băng bột đạt tỷ lệ mỏng dần, cái này người ta gọi là hệ số cán. Thường thì phần cán được sử dụng 8 cặp lô cho 7 cấp, xong sau này vì yêu cầu của từng nơi mà sử dụng 9 cặp lô cho 8 cấp. Người ta cho rằng càng nhiều cấp cán mì sẽ càng dai. Đến cặp lô cuối cùng, băng bột được chạy qua cặp lô cắt sợi có ghép lược đồng để tạo cho vắt mì có hai lớp. Hai lớp sóng này nằm so le nhau để tạo khe hở cho hơi hấp và dầu chiên thẩm thấu vào làm chín mì. * Quá trình hấp: Sau khi băng bột được cắt thành từng sợi, qua một băng tái tạo sóng và qua lưới vào buồng hấp. Trong buồng hấp có các ống dài suốt và khoang lổ cho hơi đẩy ra. Mục đích của việc này là Làm Cho Chín Các Sợi Mì. Bằng calo của hơi, nhờ vậy sợi mì được hồ hóa, chúng trở nên dính và dẻo - đi qua buồng hấp, các dải mì được bộ phận cắt định lượng cho đúng trọng lượng và qua băng tải vào chỏa chiên mì. * Quá trình chiên: Yêu cầu của việc chiên mì là tách nước ra khỏi mì, dầu thực vật sẽ chiếm chỗ một phần trong sợi mì làm tăng gía trị dinh dưỡng cho mì. Đây là quá trình trao đổi nhiệt giữa dầu short và nước có sẵn trong sợi mì sau quá trình trộn, cán và hấp mì. Mỳ sau khi chiên có độ ẩm từ 2- 5%, quá 5% rất khó bảo quản. Hàm lượng dầu trong mỳ khoảng 1,8% đến 3% dễ sinh ra hiện tượng vỡ, khét vì các axit béo bị phân hủy và trở mùi. Thời gian để mỳ đi qua chảo chiên khoảng 90 đến 120 giây và nhiệt độ trong chảo chứa dầu khoảng chừng 150oc. Nếu nhiệt chiên quá cao dầu chiên sẽ bị phân hủy mạnh, chúng trở lên đen khúc sạ kém, nhớt có bọt và rất chóng hỏng, nếu cố tình để chiên mì sẽ có mùi sà phòng sau đó vài ngày. * Quá trình thổi nguội: Sau khi mỳ đã được chiên, từng ổ mỳ sẽ được đưa vào băng tải, phía trên có những quạt thổi khô những hơi dầu còn đọng, bám ở từng vắt, sao cho khi qua hết băng tải thổi nguội từng vắt mỳ sẽ được thổi nguội còn khoảng chừng xấp xỉ 30oc. Mỳ càng khô càng tránh được thủy phân vì độ ẩm càng cao càng dễ phân hủy mỳ, nhất là ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm. * Như vậy là đã xong phần thành phẩm, người ta chỉ việc đưa vào máy đóng gói bằng giấy opp hoặc giấy thiếc để bảo quản. Loại mỳ này có thể bảo quản trong thời gian 6 tháng. * Những gói mỳ đã được đóng gói hoàn thiện sẽ được đóng vào thùng carton và xếp trên các kệ gỗ hoặc sắt cách mặt đất tối thiểu 0,3m và cách tường 6,0m để tránh ẩm thấp và dễ kiểm kê 2. Đặc điểm của công nghệ sản xuất: Tổng diện tích nhà máy trên 6 ha với 8 khu nhà xưởng và hệ thống văn phòng hiện đại. Vị trí trên đường quốc lộ 1A thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong nước và quốc tế. Hệ thống nhà xưởng và trang thiết bị lao động cho công nhân đạt chuẩn quốc tế Hệ thống kho bãi đạt chuẩn quốc tế về diện tíh thông thoáng và bốc xếp hàng hóa : cách mặt đất tối thiểu 0,3m và cách tường 6,0m để tránh ẩm thấp và dễ kiểm kê Công tác phòng cháy chữa cháy được lãnh đạo nhà máy rất quan tâm đặc biệt là công tác phòng cháy ở các xưởng sản xuất rất được quan tâm. Để đảm bảo an toàn cho người lao động trưc tiếp cũng như cho toàn thể cán bộ Công nhân viên trong và tài sản củonCộng ty. IV/ Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 1/ Tổ chức sản xuất kinh doanh Với dây truyền sản xuất nhập khẩu từ Singapore về hàng năm Công ty có thể sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn mì tôm đến hàng nghìn thùng. Quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, chế biến và tiêu thụ. Nguyên liệu đầu vào là : Bột mì; nước; muối,phụ gia; dầu shorterning. Để sản xuất thì bất cứ một doanh nghiệp nào đều phải mua nguyên vật liệu để chế biến và kinh doanh. ở Công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt cũng vậy. Muốn cho sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao thì quá trình thu mua phải bảo đảm: Bột : xay từ lúa mì không phải bất cứ loại bột nào cũng phù hợp để sản xuất mì ăn liền. Thường dùng loại bột có hàm lượng Gluten tươi từ 28% đến 30% (khô là 10% đến 11%).Gluten là tên gọi khác của protein (đạm) của bột mì. Nước : Dùng để trộn bột, nước là nước mềm sạch Muối : Thành phần chủ yếu là Nacl Phụ gia : ‐ Chất tạo đông đặc và dày : thường dùng thích hợp trong sản xuất mì ăn liền là CMC (cacbo xyMetyl Xenlu lo) và Guagum. Những thứ này được sản xuất để chuyên dùng cho thực phẩm; ‐ Kensui : Một số loại muối kiềm thích hợp được pha trộn để tăng sự đồng nhất trong tinh thể bột. Dầu Shorterning : là loại dầu lấy từ hạt cây cọ, mọc chủ yếu ở vùng InDonesa, Malaysia… Loại dầu này có chỉ số Iốt thấp và hàm lượng axit ôlêich gần như dầu bông, ngô… phù hợp cho việc sản xuất mì ăn liền vì độ bền nhiệt. Sản xuất mì ăn liền là làm theo dây truyền. Do vậy các khâu phải đồng bộ với nhau, người ta gọi là dây truyền nước chảy, chọn bột là khâu đầu, khâu cuối ra sản phẩm 2. Kết cấu sản xuất của Doanh nghiệp: * Bộ phân sản xuất chính: Trong quá trình sản xuất mì ăn liền thì dây truyền sản xuất là khép kín các cô chú công nhân trực tiếp sản xuất thì đứng ở dây truyền sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra, giám sát, vận hành cụ thể ở mỗi khâu sản xuất như sau: ‐ Đứng vận hành máy trộn: Kiểm tra chất lượng bột sao cho bột trở nên tơi và xốp, tạo thành các viên nhỏ sau khi đựơc trộn, pha trế thêm các loại phụ gia trong quá trình trộn. ‐ Giám sát quá trình cán bột trên băng truyền: Điều chỉnh hệ số cán bột sao cho băng bột đạt tỷ lệ mỏng dần, giám sát quá trình cắt sợi mì. ‐ Kiểm tra quá trình hấp và điều chỉnh máy cắt đinh lượng ‐ Điều chình quá trình mì đi qua chảo chiên sao cho mì sau khi chiên phải đạt tiêu chuẩn quy định không qúa khô và không qua ẩm. Kiểm tra nhiệt độ chỏa chiên mì. ‐ Giám sát dây truyền thổi nguội mì sao cho sau khi qua dây truyền thổi ngội mì cón lại độ ẩm và độ nguội thích hợp sau đó chuyển sang cho công nhân ở bộ phân sản xuất phụ để đóng gói sản phẩm * Bộ phận sản xuất phụ chợ sản xuất phụ là : ‐ Bộ phân cở khí : làm nhiệm vụ thiết kế, chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất mới-Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động ‐ Bộ phận sửa chữa máy móc thiết bị : Làm nhiệm vụ sửa chữa máy móc của Công ty khi có sự cố sảy ra. * Bộ phận sản xuất phụ thuộc : là bộ phận sản xuất gia vị và đóng gói sản phấm.Sau khi quá trình sản xuất mì đã hoan tất người ta chuyển mì qua dây truyền đóng gói sản phẩm tự động dưới sự giám sát của người điều khiển dây truyền đóng gói. Sau đó thì mì lại tiếp tục được công nhân đóng gói vào thùng giấy để bảo quản một lầm nữa và để vận chuyển được rễ ràng hơn ‐ Song song với quá trình đóng gói sản phẩm là quá trình tra gia vì vào trong mỗi gói mì nhờ có bộ phận sản xuất phụ thuộc – đóng gói gia vị theo định mức quy định * Bộ phận cung cấp - Bộ phận vật tư, kho : Để sản xuất được mì cũng như chế biến các loại gia vị trong các loại mì thì phải qua kho để được cung cấp nguyên vật liêu, nhiên liệu dùng trong sản xuất và chợ giúp sản xuất. * Bộ phân vận chuyển – Bộ phận bốc vác và lái xe : mì đựơc sản xuất và đóng gói xong thì việc chuyển về kho bãi và từ kho bãi chuyển đến các điểm bán buôn bán lẻ trong và ngoàI nước là nhờ vào bộ phận bốc vác và lái xe. V/ Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 1/ Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Tổng Giám Đốc Phòng TCKT Phòng KCS Phòng KT sản xuất Xưởng sản xuất Phòng tổ chức hanhg chính Phong cung ứng vât tư Phòng kinh doanh thị trường PT giám đốc Kinh doanh PT giám đốc kĩ thuật Sơ đồ bộ máy quản lý ‏‎ của công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Việt 2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Đứng đầu là Tổng Giám Đốc Công ty : Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức thực hiện các phương pháp sản xuất kinh doanh và phát triển vốn… Nói chung Tổng Giám Đốc phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm như sau: ‐ Bảo toàn và phát triên vốn. ‐ Bảo đảm việc làm cho nhân viên. ‐ Đạt chỉ tiêu tổ chức. ‐ Phát triển sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho Tổng Giám Đốc là 2 Phó Tổng Giám Đốc và các phòng ban chức năng + Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của Công ty. + Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách về công tác kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm và vật tư hàng hóa nhập kho. + Phòng kinh doanh: La phòng chức năng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác Marketing, tổ chức xúc tiến các chương trình bán hàng ( như tham gia các đợt triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty). + Phòng cung ứng vật tư: Là phòng chức năng, giúp việc cho Công ty trong linh vực cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất. + Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng chức năng giúp Tổng Giám Đốc Công ty trong công việc Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động; bảo vệ nội bộ, thanh tra, phòng cháy chữa cháy; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý văn phòng Công ty, quản lý nhà đất, bảo vệ, tiếp khách, quản lí con dấu của công ty, chịu trách nhiệm về công tác quản lý văn thư, in ấn và phát hành văn bản công văn, cấp phát văn phòng phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ công nhân viên, sơ cấp cứu các trường hợp tai nạn xảy ra trong Công ty. + Phòng KT sản xuất và phòng KCS: là bộ phận chức năng của Công ty, tham mưu giúp việc trong lĩnh vực nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới, quản lí kĩ thuật trong các lĩnh vực sản xuất như: thiết bị máy móc điện nước, ATLĐ…Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ quản lí chất lượng sản phẩm theo quy trình công nghệ đầu tư, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu mua về kho dự phòng + Phòng tài chíng kế toán: : Là phòng nghiệp vụ, giúp việc choTổng Giám Đốc Công ty về mặt tài chính, thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra các quyết định của Tổng Giám đốc. Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có và tình hình luân chuyển tài sản, NVL, tiền vốn, quá trình tập hợp chi phí, phân bổ chi phí cho từng hoạt động. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành hoạt động kinh doanh tạo điều kiện cho người quản lý quyết định được các phương án kinh doanh tối ưu. + Xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm, đảm bảo việc sản xuất theo đúng giây chuyền công nghệ. Đảm bảo đạt năng xuất và chất lương cao theo đúng tiêu chuẩn, mục tiêu và đinh mức của Công ty đề ra. Đảm bảo quá trình lao động an toàn hợp vê sinh. * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung công tác kế toán trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý gọn nhẹ, có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sủ dụng thông tin, phát huy và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán của cT Kinh Doanh & Chế biến lương thực hà việt Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán tỏng hợp Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ Kế toán vật tư và TSCĐ Thủ quỹ + Kế toán truởng: là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công việc từng CBCNV. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về thông tin kinh tế của công ty. + Phó phòng kiêm tổng hợp: là người giúp việc cho kế toán trưởng, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và các văn bản khác trước khi trình kế toán trưởng và giám đốc. + Kế toán thanh toán: là người có nhiệm vụ theo dõi tiền mặt, các khoản vay, thanh toán với khách hàng và CBCNV. + Kế toán theo dõi tiền gửi ngân hang: có nhiệm vụ giao dịch với nhân hàng, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng. + Kế toán vật tư và TSCĐ: theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình tăng, giảm TSCĐ. + Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, nhận phiếu. Căn cứ chứng từ hợp lý, hợp pháp để tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt và ghi vào sổ quỹ. VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của Công ty 1/ Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào. a)Yếu tố đối tượng lao động Do ngành nghề kinh doanh của Công ty nên nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ trong qúa trình sản xuất là: bột mì, … Nguyên vật liệu, đối tượng đầu vào là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt nói riêng.Do đặc thù của công ty nên các nguyên vật liệu chính của Công ty phải nhập từ nước ngoài về và cả mua trong nước Các loại nguyên nhiên vật liệu Công ty cần dùng NVL chính: Bột mì NVL phụ : Dầu Shorterning, phụ gia, muối,mì chính nứơc… Nhiên liệu: than đá, xăng dầu Ngoài ra cũng phả kể đến bao bì đóng gói sản phẩm: Giấy opp,giấy bìa caston Số lượng và nguồn cung cấp các loại nguyên nhiên vật liệu Tên vật tư ĐVT Số lượng Tiêu thụ/năm Nguồn cung cấp Định mức tiêu hao Bột mì Tấn 3600 Nhập khẩu từ Đan Mạch 0,2 Dầu Shorterning Tạ 3960 NHập khẩu Malaysa 0,3 Phụ gía Kg 18000 Nhập khẩu từ Anh Quốc 0,001 Muối Kg 54000 Mua trong nước 0,001 Mì chính Kg 10800 Mua trong nước 0,001 b. Yếu tố lao động Số lao động 250 người + Số lượng cán bộ nhân viên là : 50 người + Lao động trực tiếp : 200 người - Về trình độ chuyên môn: + Đại học : 30 người + Cao đẳng : 15 người + Trung cấp : 5người + Trực tiếp : 200 người * Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đích làm cho mọi hoạt động của Công ty hiệu quả.Cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày càng có trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn. vì vậy chiến lược đào tạo và phát triển phù hợp với mục tiêu của công ty là rất cần thiết. Sau đây là một số công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty: ‐ Cán bộ cộng nhân viên mới về làm việc tại công ty sẽ được phổ biến thông tin như là : giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Công ty giải đáp các thắc mắc của cán bộ công nhân viên mới về làm việc tại Công ty muốn tìm hiểu về Công ty.Với tất cả cán bộ công nhân viên cũ và mới của Công ty đều thường xuyên được đào tạo thêm các kiến thức mới và được chuyền đạt thêm kinh nghiêm về đặc thù công việc ở Công ty. Nhằm tránh được tình trạng kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trong Công ty bị lạc hậu ‐ Ngoài việc đào tọa cho các cán bộ công nhân viên, Công ty còn có chương trình đào tọa riêng cho các cán bộ chuyên về quản lý nhân sự ra các quyết định đươc sáng suốt và làm việc với nhân viên của minh được ngày một tốt hơn * Các chính sách hiện thời của công ty nhằm tạo động lực cho người lao động Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác ký kết hợp đồng lao động. Trong số lao động trên: - Lao động có việc làm và thu nhập trên mức tối thiểu là 250 người - Lao động có việc làm và thu nhập dưới mức tối thiểu là: 0 người - Lao động không bố trí được việc làm là: 0 người - Hàng năm Công ty xây dựng kế hoạch và biên chế lao động theo từng thời kỳ cho phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của Công ty.Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về đảm bảo quyền lợi cho người lao động *Công tác đào tạo và nâng bậc lương: Thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc hàng năm cho người lao động theo đúng trình tự đúng quy định của nhà nước, của Công ty đề ra. * Công tác bảo hiểm xã hội: Cùng với người lao động hoàn thiện thủ tục lập hồ sơ bảo hiểm xã hội theo quy định, đôn đốc nhắc nhở lập danh sách theo dõi và kiểm tra thực hiện chế độ BHXH, giải quyết kịp thời chế độ về BHXH đối với người lao động khi có yêu cầu. * Công tác khen thưởng, kỷ luật: Thực hiện chế độ khen thưởng kỷ luật theo quy định của nhà nước và của Công ty đối với người lao động. Hướng dẫn và đôn đốc người lao động trong xí nghiệp thực hiện nội quy kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. * Do đặc thù của ngành nghề sản xuất Công ty rất coi trọng vấn đề vệ sinh an toan thực phẩm. Vì vậy sức khẻo của cán bộ công nhân viên của Công ty luôn được quan tâm hàng đầu. 1 năm Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Chế độ nghỉ phép nghỉ ốm được đặc biệt quan tâm để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. c. Yếu tố Vốn 1 Vốn và cơ cấu vốn của Doang nghiệp Xem xét tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt năm 2005 và 2006 cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của công ty qua đó thấy được tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Để thấy rõ tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty ta xem xét bảng sau: Biểu 1: Vốn và cơ cẫu vốn của Công ty ĐVT :1000đ Tài sản 2005 2006 1. Tài sản cố định 1.224.000 2.196.338 2. Tài sản lưu động 935.607 815.427 - Tiền vốn 444.560 400.780 - Các khoản phải thu 247.764 210.101 - Hàng tồn kho 219.583 183.770 - Tài sản lưu động khác 23.700 20.776 Tổng tài sản 2.159.607 3.011.765 Nguồn vốn 1. Nợ phải trả 805.405 1.001.983 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.354.202 2.009.782 Tổng nguồn vốn 2.159.607 3.011.765 Số liệu biểu 1 cho thấy, tài sản cố định năm 2006 đã tăng 972.338 (1000đ) so với năm 2005 là do công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất . Nợ phải trả năm 2006 tăng 196.578 (1000đ). Nguồn vốn chủ sở hữu 2006 tăng 655.580(1000đ) tương ứng với 48,4% so với năm 2005. Có được kết quả này,trước hết là do nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cùng với sự nỗ lực trên là quá trình đổi mới hoạt động tiêu thụ, cải tiến công nghệ... nên đã đạt được kết quả trên Vốn cố định và sử dụng vốn cố định Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định của công ty hay đó là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị sử dụng của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm. Biểu 2: Vốn cố định của Công ty ĐVT :1000đ SơnSTT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu 1000đ 7.010.594 8.502.600 2 Giá trị TSCĐ 1000đ 1.224.000 2.196.338 3 Lợi nhuận 1000đ 458.500 462.450 4 Sức sản xuất TSCĐ theo: 5 + Doanh thu(5)=(1)/(2) đ 5,73 3,87 6 + Lợi nhuận(6)=(3)/(2) đ 0,37 0,21 7 Suất hao phí TSCĐ theo: 8 + Doanh thu(8)=(2)/(1) đ 0,17 0,26 9 + Lợi Số nhuận(9)=(2)/(3) đ 2,66 4.75 Số liệu trên cho thấy,sức sản xuất TSCĐ theo lợi nhuận năm 2005 là 0,37 đồng và năm 2006 là 0,21 đồng, giảm 0.16 đồng . Năm 2005 để có một đồng lợi nhuận thì cần2,66 đồng giá trị tài sản cố định. Con số đó năm 2006 là 4,75. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản cố định tuy nhiên năm 2006 cần huy động nhiều tài sản cố định là vì công ty mới nhập thêm dây chuyền sản xuất mới. Năm 2006/2005 hiệu quả sử dụng tài sản cố định trên doanh thu tăng 0.09 đ tương ứng với 52.94%, hiệu quả đó trên lợi nhuận lại tăng 2.09 đ . Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là do. Trung tâm đã cắt giảm chi phí cố định bằng việc tăng quy mô sản xuất. Tiếp đến là cắt giảm các chi phí liên quan không cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó đẩy giá bán lên cao. Ngoài ra là do công ty đã đầu tư nhiều vào dây chuyền sản xuất nên làm tăng thêm giá trị TSCĐ. Vốn lưu động Vốn lưu động là số tiền ứng trước nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Đặc điểm của loại vốn này là luân chuyển không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm, hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như: tốc độ luân chuyển vốn, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động... Biểu 3: Vốn lưu động của Công ty ĐVT :1000đ STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 1 Doanh thu 1000đ 7.010.594 8.502.600 2 Giá trị TS lưu động 1000đ 935.607 815.427 3 Lợi nhuận 1000đ 458.500 462.450 4 Tốc độ luân chuyển vốn(4)=(1)/(2) Lần 7,5 18.3 5 Hệ số đảm nhiệm(5)=(2)/(1) đ 0,13 0,1 6 Thời gian luân chuyển(6)=360/(4) ngày 48 20 7 Sức sinh lợi của TS lưu động trên lợi nhuận(7)=(3)/(2) đ 0,5 0,57 Qua số liệu biểu 3 cho thấy, tốc độ luân chuyển vốn tăng liên tục, trong khi đó hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển giảm trong năm 2005-2006. Điều này chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được chi phí giữ trữ nguyên liệu , tăng thêm vốn lưu động cho kinh doanh. Số liệu biểu 3 cũng cho thấy, năm 2006 doanh thu tăng, tài sản lưu động giảm 12.6%nhưng mức sinh lợi của vốn lưu động lại tăng 14%, do vậy lợi nhuận tăng 0,9%. Nguyên nhân là do Công ty đã cắt giảm được nhiều chi phí , nâng cao chất lượng, nâng cao giá bán. Thứ hai là, người tiêu dùng bắt đầu ưu chuộng sản phẩm của Trung tâm nên tốc độ tiêu thụ sản phẩm mạnh hơn. 2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra” Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến Công ty đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt cũng như lâu dài của mình là tiếp tục phấn đấu vươn lên bằng khả năng của mình, khai thác và phát triển thị trường hiện có và tiếp tục tìm kiếm phát triển thị trường mới. Với nền kinh tế thi trường cạnh tranh do đó để có được các sản phẩm tốt chất lượng cao thì từ việc kiểm tra nguyên liệu đến sản xuất đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chính xác nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và tạo cho khách hàng tin dung vào sản phẩm mì MIO chất lượng cao. Báo cáo tình hình tiêu thu sản phẩm theo địa điểm của Công ty được thể hiện qua biểu đồ sau * Về thị trường trong nước: Biểu : Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo đia điểm Đơn vị: 000 ( thùng) Khu vực 2005 Tỷ trọng(%) 2006 Tỷ trọng(%) Hà Nội 36 4.7 45 4.8 Hải Phòng 40 5.2 49 5.2 Nam Định 42 5.5 51 5.4 Quảng Ninh 45 5.9 54 5.7 Hà Tây 43 5.6 52 5.5 Thái Bình 56 7.3 65 6.9 Sơn La 120 15.7 180 19.1 Điện Biên 95 12.4 120 12.8 Lai Châu 65 8.4 74 7.9 Vĩnh Yên 75 9.8 84 9 Cao Bằng 80 10.4 89 9.5 PHú THọ 69 9 78 8.3 Cộng 766 100 941 100 . Hiên nay với dây truyền hiện đại các thiết bị máy móc mới Công ty đã triển khai được nhiều khâu bằng máy móc tự động nhanh chóng sản xuất được số lượng lớn chất lượng đảm bảo để khi nhu cầu cần thì có thể đáp ứng được kịp thời. Vì vậy trong hai năm gần đây sản phẩm của công ty đang dần lấy được vị thế ơ nhiều tỉnh thành trong nước. Qua số liệu biểu trên cho thấy sự chênh lệch đáng kể về sản lượng bán hàng của năm 2005 so với năm 2006 làm cho doanh thu của năm 2006 tăng 21% so với năm 2005. Sản phẩm của Công ty là chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng là sinh viên hoặc các vùng nông thôn là chủ yếu. Đối với Hà Nội sản phẩm của công ty đang từng bước khăng định mình với các sảm phẩm mì sườn xào nấm hương, mì bò lúc lắc, mì tôm yam… là các sản phẩm bán chạy nhất. Về thị trường Quốc tế: Trong nhưng năm qua Công ty đã đạt đựơc hiệu quả đáng mừng cho ngành sản xuất mì nước nhà nói chung và Công ty nói riêng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài Đơn vị: thùng Chỉ tiêu 2005 2006 Tổng sản phẩm xuất khẩu 821509 982352 Tiệp 150045 190142 Đức 115365 119756 Hungari 225365 330426 Ba lan 95560 101465 Nga 235174 240563 VI. Môi trường kinh doanh của Công ty 1. Môi trường vĩ mô: a.Môi trường kinh tế: Môi trường kinh doanh của công ty là môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định. Công ty tiếp nhân thông tin khách hàng thông qua các đơn đặt hàng : Giao nhân hàng hóa, số lượng chủng loại hàng hóa, các thông tin khác liên quan đến Công ty, sản phẩm. Thông tin được tiếp nhận ghi vào sổ thông tin khách hàng theo BM 06.01. Sau đó thông tin được kiểm tra độ chính sác và xin ý kiến lãnh đạo sau đó ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng hoặc giao hàng trực tiếp cho khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của công ty là kinh doanh và chế biến lương thực đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng nên quy mô hoạt động của Công ty rộng trong khắp nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Công ty tuy thành lập chưa được nhiều năm nhưng đã nhanh chóng có được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân lành nghề yêu Công ty và yêu công việc. Sản phẩm sản xuất là các loại mì ăn liền. b. Môi trường công nghệ: Trải qua 6 năm phát triển và trưởng thành cùng với đội ngũ nhân viên chất lượng và n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC791.doc
Tài liệu liên quan