Tình hình hoạt động tại Công ty Proconco

Dự án Label là một trong những dự án chiến lược của công ty Proconco. Dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1999, mục đích là cung cấp đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm thịt gia súc, gia cầm

(thịt gà, thịt ngan, thịt lợn, thịt bò.) đạt tiêu chuẩn sạch, chất lượng tốt. Hiện nay những sản phẩm Label của công ty đang được khách hàng trên thị trường tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội ưa chuộng và tin cậy. Trong tương lai gần,Công ty đang có kế hoạch, đầu tư phát triển xuất khẩu sản phẩm Label ra sang thị trường nước ngoài.

Trải qua hơn 10 năm hoạt động công ty liên doanh Việt - Pháp Proconco đã vượt qua những khó khăn để đạt được những kết quả tốt đẹp, mở rộng được nhiều thị trường mới đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư va đem lại nguồn thu nhập ổn định không những cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty mà cho cả những người nông dân trong cả nước.

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty Proconco, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iềm năng tiêu thụ thức ăn gia súc, một số nhà đầu tư nước ngoài đã tìm ra được mỏ vàng này, trong đó có PROCONCO - một doanh nghiệp liên doanh đầu tiên nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép xây dựng nhà máy chế biến và tiêu thụ thức ăn gia súc tại Việt Nam. Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 178/GP ngày 2-4-1991 với tổng số: Vốn đầu tư ban đầu là : 1.700.000 USD Vốn pháp định : 1.000.000 USD Với sự tham gia của các bên: - Bên Việt Nam: 46,21% Tổng Công ty chăn nuôi Đồng Nai : 18,26% Công ty kinh doanh lương thực tỉnh Đồng Nai : 13,39% Xí nghiệp chăn nuôi heo TP.Hồ Chí Minh : 10,00% Liên hiệp sản xuất kinh doanh XNK Bình Tây : 1,21% Viện Khoa học công nghệ miền Nam : 3,35% - Bên nước ngoài (Pháp): Societé Commerciale de Potasses et de l’Azote (S.C.P.A): 53,79% cùng góp vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc giàu đạm, chất lượng tinh khiết và bột cá cao đạm cho chăn nuôi và xuất khẩu. Thời gian hoạt động : kéo dài 20 năm. Trụ sở đóng tại : Khu Công nghiệp Biên Hoà I - Tỉnh Đồng Nai Lấy tên giao dịch : PROCONCO Vào đầu năm 1992, 6 tháng sau khi nhận được Giấy phép đầu tư, PROCONCO tư đã đầu tư xây dựng 2 cơ sở sản xuất, đưa vào hoạt động cuối năm 1992: Nhà máy thức ăn gia súc Biên Hoà, công suất thiết kế 10.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất bột cá tại Phước Tỉnh, công suất 2.000 tấn/năm. Ngày 18/01/1994, Công ty nhận được Giấy phép điều chỉnh số 178/GPĐC cho tăng vốn đầu tư lên 2.235.000 USD, số vốn tăng thêm là 535.000 USD, tức tăng 31%, nhằm đầu tư thêm năng lực sản xuất. Ngày 13/03/1995, Giấy phép 178/GPĐC1 cho phép tăng vốn đầu tư lần thứ hai lên 2.843.000 USD, mức tăng thêm là 610.000 USD tương ứng với vốn đầu tư mở rộng sản xuất lần thứ hai; tương ứng với sản lượng 120.000 tấn/năm, gấp 10 lần so với thiết kế ban đầu. Ngày 6/5/1996, Giấy phép đầu tư 178/GPĐC2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho điều chỉnh vốn lên 10.843.000 USD tương ứng với vốn tái đầu tư lần này lên đến 8.000.000 USD, Công ty gấp rút xây dựng và trang bị nhà máy Biên Hoà II. Đồng thời giấy phép này của Bộ cũng cho phép mở rộng thêm chức năng của Công ty: thực hiện các dịch vụ về chăn nuôi và thú y. Công ty được phép mở thêm chi nhánh tại Hà Nội, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp với công suất 200 tấn/ngày, tức 60.000 tấn/năm đặt tại Cảng Khuyến Lương - Thanh Trì - Hà Nội nhằm cung cấp mặt hàng thức ăn gia súc Con Cò cho các tỉnh Miền Bắc. Ngày 23/12/1996, Giấy phép 178/GPĐC3 cho phép điều chỉnh vốn pháp định của Công ty liên doanh từ 1.600.000 USD lên 3.000.000 USD: Bên Việt Nam góp : 1.386.300 USD (46.21%) Bên Nước ngoài góp : 1.613.700 USD (53,79%) cho phù hợp với tổng số vốn đầu tư đã tăng lên, theo qui định. Ngày 22/10/1997, Giấy phép 178/GPĐC4 cho phép tăng vốn đầu tư và vốn pháp định của Công ty với: Tổng số vốn đầu tư là 50.000.000 USD, trong đó: Vốn cố định là : 21.783.000 USD Vốn lưu động là : 28.217.000 USD Vốn pháp định tăng lên 11.000.000 USD cho phép Công ty thực hiện các dịch vụ chăn nuôi thú y gồm: cung cấp con giống, trang thiết bị chuồng trại, thuốc thú y để phòng và chữa bệnh cho gia súc. Ngày 7/8/2000, Giấy phép 178/GPĐC5 chuẩn y việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Khu Công nghiệp Đình Vũ - thành phố Hải Phòng có công suất: 250.000 tấn/năm, tăng tổng công suất của các nhà máy thuộc Công ty lên 650.000 tấn/năm. Nhà máy đã được khởi công ngày 13/10/2000, dự tính sẽ hoạt động sản xuất chính thức vào tháng 11/2003. Giấy phép này còn cho phép kéo dài thời gian hoạt động của doanh nghiệp từ 20 năm thành 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. "Sự ưa chuộng của người chăn nuôi Việt Nam đối với thức ăn gia súc Con Cò, buộc Công ty phải liên tục tái đầu tư, tăng nhanh sản lượng. Sự phát triển mạnh mẽ này nhiều lúc vượt cả dự kiến của Ban lãnh đạo Công ty. Đây quả là điều đáng mừng nhưng đồng thời Công ty cũng có lúc gây lúng túng cho các cơ quan quản lý. Việc liên tục xin giấy phép đầu tư, giấy phép nhập khẩu là một ví dụ, và điều này là ngoài ý muốn lãnh đạo của Công ty". Ông Tổng Giám đốc PROCONCO đã phát biểu trong một bài báo phỏng vấn về Công ty. Thật vậy, trong vòng chưa đến 10 năm, quá trình phát triển của Công ty PROCONCO quả là nhanh tới tốc độ chóng mặt, chúng ta đã thấy rất rõ qua số lần xin Giấy phép đầu tư điều chỉnh. Với một tổ chức, cơ cấu lãnh đạo như thế nào mà PROCONCO nhanh chóng đạt được những thành công rực rỡ như vậy? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Công ty PROCONCO là một đơn vị liên doanh với 53,79% vốn nước ngoài . Đây là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty có quyền sử dụng nguồn lực Việt Nam và Nước ngoài theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. 2.1- Công ty có những chức năng chủ yếu sau: Nhập khẩu các loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc. Sản xuất mặt hàng thức ăn gia súc giàu đạm phục vụ chăn nuôi. Cung cấp thức ăn gia súc cho thị trường toàn quốc. Đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi thú y cho bà con nông dân sử dụng sản phẩm Con Cò. Cung cấp gia súc, gia cầm chất lượng cao cho thị trường toàn quốc. 2.2- Nhiệm vụ của Công ty: Đảm bảo chất lượng các mặt hàng thức ăn gia súc cung cấp ra thị trường. Phổ biến cho người chăn nuôi cách sử dụng thức ăn giàu đạm đạt hiệu quả cao. Thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của một đơn vị liên doanh đối với Nhà nước Việt Nam: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, những qui định về tuyển dụng lao động, bảo vệ môi trường. 3.3- Quyền hạn chủ yếu của Công ty thể hiện ở những điểm sau: Được quyền ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Được mở các đại lý giới thiệu và bán sản phẩm, chấp hành mọi qui định của Nhà nước. Được quyền tổ chức các cuộc hội thảo kỹ thuật chăn nuôi tại các xã, huyện, tỉnh, thành trong cả nước. Hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty 3.1- Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty PROCONCO Sơ đồ 1: Cơ cấu lãnh đạo của Công ty PROCONCO Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc Đồng Bằng Sông Cửu Long Giám đốc Miền Bắc Sông Cử Giám đốc Thương mại Giám đốc Hành chính Giám đốc Tài chính Giám đốc Kỹ Thuật Kỹ Giám đốc Nguyên liệu Giám đốc Sản xuất Giám đốc Bảo trì Đây là sơ đồ về bộ máy quản lý của Công ty PROCONCO. Mỗi cấp quản lý có chức năng nhiêm vụ riêng của mình: - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có quyền cao nhất giữ vai trò chủ chốt đưa ra những quyết định quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị được bầu sau khi thống nhất ý kiến của hai bên Việt Nam và Nước ngoài. Hội đồng quản trị gồm: Ông Đặng Hữu Nghĩa : Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Jean Marc Bonzat : Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Olivier Perroy : Quản trị viên Ông Bernard Le Blanc : Quản trị viên Bà Nguyễn Thuý Lan : Quản trị viên - Ban Tổng Giám đốc gồm: Ông Michel Boudrot : Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Minh Mẫn : Phó Tổng Giám đốc là cơ quan quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động kinh doanh của công ty. - Ban Giám đốc Miền Bắc: Ông Hoàng Chương : Giám đốc miền Bắc Do Ban Tổng Giám đốc chỉ định thông qua ý kiến của Hội Đồng Quản trị, Ban giám đốc miền Bắc trực tiếp lãnh đạo các phòng ban tại chi nhánh Miền Bắc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sản xuất đủ hàng hoá cung cấp cho thị trường các tỉnh thành từ Nghệ An chở ra đến Lào Cai. - Các Giám đốc chuyên môn: Có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các lĩnh vực chuyên môn và giúp Tổng Giám đốc xử lý các thông tin từ dưới lên. 3.2- Cơ cấu tổ chức các phòng ban: - Công ty PROCONCO từ những ngày đầu thành lập, tổng số CBCNV chỉ khoảng hơn 300 người, lúc đó mới chỉ có Nhà máy thức ăn gia súc Biên Hoà và Nhà máy sản xuất bột cá Phước Tĩnh đã đi vào hoạt động. - Đến năm 1995, sau hai lần liên tục xin tăng vốn mở rộng sản xuất đưa sản lượng lên gấp 10 lần so với thiết kế ban đầu, nguồn nhân lực sử dụng tăng: Tổng số: 645 người, trong đó: + Nam : 542 + Nữ : 73 + Trình độ: Đại học: 212 , Trung cấp : 132, Lao động phổ thông: 301 - Năm 1996, chi nhánh Miền Bắc được thành lập, đến tháng 8/1997 chính thức đi vào hoạt động sản xuất, hình thành các phòng ban như một Công ty con. Tại nhà máy Biên Hoà lắp đặt thêm dây chuyền tự động tăng công suất lên 50 tấn/h giảm bớt lao động phổ thông. Và Công ty xây dựng 1 nhà máy nhỏ tại Cần Thơ. - Từ đó cho đến nay, tổng số nhân sự của toàn Công ty lên tới: 778 người. + Miền Bắc là: 298 người (trong đó có: 246 Nam và 52 Nữ; 03 Thạc sỹ, 98 Đại học, 52 Trung cấp, còn lại 145 Lao động phổ thông) + Miền Nam: 480 người (trong đó: Cần Thơ: 68 người, Phước Tỉnh: 17 người, còn lại Biên Hoà: 395 người) Gồm có: 420 Nam và 60 Nữ ; 04 Thạc sỹ, 155 Đại học, 82 trung cấp, 239 lao động phổ thông. Với một đội ngũ CBCNV như vậy PROCONCO đã tổ chức các phòng ban như sau. PROCONCO Miền Nam: 1. Ban Tổng Giám đốc 2. Phòng Hành chính - Nhân sự 3. Phòng Kế toán tài chính 4. Phòng Xuất nhập khẩu 5. Phòng Thu mua 6. Phòng Thương mại 7. Phòng Marketing 8. Phòng Kho vận 9. Phòng Sản xuất 10. Phòng KCS 11. Phòng Bảo Trì 12. Chi nhánh Cần Thơ 13. Dự án Label PROCONCO Miền Bắc: Tổ chức các phòng ban như PROCONCO Miền Nam, nhưng Miền Nam do Ban Tổng Giám đốc điều hành trực tiếp toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh còn Miên Bắc đứng đầu là Ban Giám đốc Miền Bắc điều hành theo đường lối chỉ đạo chung của Tổng Công ty. Vì vậy chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của PROCONCO Miền Nam và các phòng ban của PROCONCO Miền Bắc như nhau. (Xem sơ đồ 2,3 ở trang sau) Sơ đồ tổ chức các phòng ban - proconco miền nam Ban tổng giám đốc Phòng THU MUA - Nguyên liệu - Bao gói - Đồ dùng VPhòng - Đồ dùng nhà máy Phòng XNK - NK máy móc - NK nguyên liệu - NK Con giống Phòng Thương mại - Nviên bán hàng - Trưởng khu vực - Nviên thương mại - Đại lý cấp I Phòng Marketing - Thống kê TMại - Ncứu thị trường - Chiến lược Kdoanh - QCáo, KMãi… Phòng TChính – Ktoán - Kế toán trưởng - KT ngân hàng - KT thanh toán - KT công nợ Phòng HChính – NSự -Thư ký Giám đốc - PT NSự tiền lương - Lái xe - NV văn phòng Phòng Kho vận - PT Kho - PT Giao nhận-VC - Lái xe - Các Thủ kho Phòng Sản xuất - Giám đốc SXuất - Kế hoạch Sxuất - Trưởng ca Sxuất - Công nhân Phòng KCS - Giám đốc Kthuật - NV phân tích - KCS Nguyên liệu - KCS Thành phẩm Phòng Bảo trì - Giám đốc Bảo trì - Kỹ sư điện - Kỹ sư Cơ khí - Thợ điện, cơ khí - CN VS máy móc Chi nhánh Cần Thơ - Giám đốc NMáy - Phòng Sxuất - Phòng Kỹ thuật - Kho Dự án Label - GĐốc dự án - Trại Gà,Ngan,Heo - Kỹ sư chăn nuôi - PT Lò mổ - NV bán hàng. Sơ đồ tổ chức các phòng ban - proconco miền bắc Ban giám đốc Miền bắc Phòng THU MUA - Nguyên liệu - Bao gói - Đồ dùng VPhòng - Đồ dùng nhà máy Phòng XNK - NK máy móc - NK nguyên liệu - NK Con giống Phòng Thương mại - Nviên bán hàng - Trưởng khu vực - Nviên thương mại - Đại lý cấp I Phòng Marketing - Thống kê TMại - Ncứu thị trường - Chiến lược Kdoanh - QCáo, KMãi… Phòng HChính – NSự -Thư ký Giám đốc - PT NSự tiền lương - Lái xe - NV văn phòng Phòng TChính – Ktoán - Kế toán trưởng - KT ngân hàng - KT thanh toán - KT công nợ Phòng Kho vận - PT Kho - PT Giao nhận-VC - Lái xe - Các Thủ kho Phòng KCS - PT KCS - NV phân tích - KCS Nguyên liệu - KCS Thành phẩm Phòng Sản xuất - PT SXuất - Kế hoạch Sxuất - Trưởng ca Sxuất - Công nhân Phòng Bảo trì - PT Bảo trì - Kỹ sư điện - Kỹ sư Cơ khí - Thợ điện, cơ khí - CN VS máy móc Dự án Label - PT dự án - Trại Gà,Ngan - Kỹ sư chăn nuôi - PT Lò mổ - NV bán hàng. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Các phòng ban có chức năng chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ được giao, tham mưu cho các Giám đốc và giúp Ban Giám đốc sử lý các thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phòng Hành chính - Nhân sự: Giúp đỡ ban lãnh đạo về các mặt công tác thuộc lĩnh vực hành chính: phân phối lưu trữ công văn giấy tờ, liên lạc kịp thời giữ bí mật, tổ chức phục vụ đối nội, đối ngoại. Cụ thể là: + Tổng hợp điều hoà các hoạt động chung của Công ty. + Tiếp nhận và phân phối công văn giấy tờ, truyền đạt lại các chỉ thị mệnh lệnh của Ban Giám đốc đến các phòng ban. + Phục vụ phương tiện và các điều kiện hoạt động của các lãnh đạo và các phòng ban. + Quan hệ với địa phương sở tại: Phường xã, nơi Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh Tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác tổ chức cán bộ nhân sự, lao động, tiền lương, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ. * Phòng Kế toán tài chính: Đây là phòng tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ và trực tiếp làm công tác tài chính kế toán thống kê của Công ty. Cụ thể: + Tham mưu cho ban lãnh đạo và theo dõi thực hiện các quy chế về quản lý kinh tế tài chính. Quyết toán và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý các tồn tại về mặt tài chính. + Quản lý giá thành và lợi nhuận của Công ty + Phân phối và điều hoà vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi công nợ của các Đại lý cấp I, làm thủ tục thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên liệu. Lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của Công ty. + Làm báo cáo thuế hàng tháng, cân đối các khoản thuế phải nộp và thuế được khấu trừ, làm việc với Cục thuế. * Phòng Xuất nhập khẩu: Đây là phòng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thị trường nguyên liệu nhập. Xây dựng các kế hoạch nhập khẩu, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch. Cụ thể: + Làm việc với Bộ phận Sản xuất và Bộ phận Kho vận về nhu cầu nguyên liệu nhập cần sử dụng, lên kế hoạch mua (về số lượng, chủng loại, giá cả) trình Ban Giám đốc. + Tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu nước ngoài, tìm hiểu thị trường đàm phán với các nhà cung cấp. Tham mưu cho lãnh đạo ký kết các hợp đồng nhập khẩu. + Làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú Y về các thủ tục giấy phép nhập khẩu. Hiện nay, Công ty mới thực hiện hoạt động nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất là chủ yếu, nhập khẩu con giống (Giống Gà, Ngan, Heo), nhập khẩu máy móc mở rộng các nhà máy tăng công suất hoạt động. Về xuất khẩu, Công ty đang có kế hoạch, chương trình đầu tư phát triển các mặt hàng xuất khẩu như: Gà đông lạnh nguyên con, thịt gà cắt miếng thân thịt heo, thịt sườn heo, patê, Súc xích.. nhằm vào các thị trường nước Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dự án Label - cung cấp thịt sạch - đang được tiến hành, đã có sản phẩm tiêu thụ trong nước tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh dự tính khoảng năm 2003, Công ty sẽ có sản phẩm xuất sang thị trường nước ngoài. * Phòng Thu mua Làm nhiệm vụ thu mua nguyên liệu trong nước và các loại hàng hoá phục vụ sản xuất: + Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý nghiệp vụ thu mua hàng hoá và thị trường nguyên liệu trong nước, năm chắc giá cả thị trường nguyên liệu, tận dụng thời gian mua và bán nguyên liệu thích hợp nhất về giá cả và chất lượng. + Xây dựng các kế hoạch mua, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch. + Làm việc với Bộ phận Sản xuất và Bộ phận Kho vận về nhu cầu nguyên liệu trong nước cần sử dụng, lên kế hoạch mua (về số lượng, chủng loại, giá cả) trình Ban Giám đốc. + Khảo sát các nguồn nguyên liệu như: Ngô, Đậu tương, Sắn lát, Muối, Tấm, Cám mì…tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu, tìm hiểu thị trường đàm phán với các nhà cung cấp. Tham mưu cho lãnh đạo ký kết các hợp đồng mua. * Phòng Thương mại: Tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình thị trường, lên kế hoạch bán hàng tháng. Thực hiện các công việc cụ thể: + Đào tạo các nhân viên thương mại cử xuống các tỉnh làm đại diện thương mại của Công ty, mở rộng thị trường, xây dựng các Đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 tại các tỉnh thành. + Theo dõi động viên các đại lý bán hàng, đóng góp ý kiến cho các đại lý về thời gian trữ hàng, giao hàng cho các đại lý bán lẻ. + Tổ chức hội thảo kỹ thuật chăn nuôi với qui mô vừa và nhỏ để hướng dẫn chăn nuôi và giới thiệu sản phẩm của Công ty. + Đến với các nhà chăn nuôi ở từng thôn, xóm, xã, huyện tiếp nhận các phản ánh của người tiêu dùng, khuyến khích hướng dẫn sử dụng chăn nuôi Cám Con Cò * Phòng Marketing: Có nhiệm vụ: +Nghiên cứu thị trường + Thống kê sản lượng, mặt hàng bán hàng tháng. + Tham mưu cho Ban Giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh. + Lên chương trình khuyến mại. + Tổ chức chiến dịch quảng cáo khuyếch chương sản phẩm mới. * Phòng Kho Vận: Kho: Chịu trách nhiệm chuẩn bị các đơn đặt hàng đến các kho sao cho phù hợp với diện tích kho, cơ cấu các loại nguyên liệu trong công thức sản xuất. + Sắp xếp lưu trữ hàng hoá nguyên liệu, cân đối các kho đảm bảo tận dụng triệt để diện tích kho tuân theo đúng quy định đảm bảo hàng hoá vẫn giữ được chất lượng. + Phối hợp với Bộ phận Thu mua, giao nhận vận chuyển để nhận, chuyển hàng đến các kho cho hợp lý. + Hàng ngày, theo doĩ báo cáo tình hình xuất, nhập, tồn tại các kho. + Cuối tháng kiểm kê kho, lập các báo cáo trình Ban Giám đốc. Giao nhận - Vận chuyển: + Làm việc với các đơn vị vận chuyển đảm bảo đầy đủ phương tiện: ôtô, sàlan, containeur chuyển hàng cho các kho, các đại lý, giảm thiểu sự hao hụt nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển... + Phối hợp với Bộ phận Thu mua, giao nhận và vận chuyển nguyên liệu. + Phối hợp với Bộ phận Sản xuất và Thương mại nhận hàng thành phẩm và chuyển đến cho các đại lý. * Phòng Sản xuất: + Lên kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch bán và đơn đặt hàng của Thương mại + Phối hợp với Bộ phận Kho và Thu mua chuẩn bị nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất. + Phối hợp với Kho về lượng hàng tồn trong kho thực tế để sản xuất đủ số lượng, chủng loại hàng cho phù hợp. + Các trưởng ca trực tiếp điều hành các công nhân sản xuất. * Phòng KCS: Đây là phòng quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty từ khâu nhận nguyên liệu đến khâu ra thành phẩm: + Tất cả các loại nguyên liệu thua mua trong nước và nguyên liệu nhập đều được phân tích và kiểm tra chất lượng trước khi nhập vào kho. + Phòng phân tích có trách nhiệm phân tích các mẫu nguyên liệu, mẫu thành phẩm, so sánh kết quả phân tích với những chỉ tiêu chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định trong công thức. + KCS nguyên liệu kết hợp cùng với Bộ phận Thu mua đi đến các vùng nguyên liệu trực tiếp lấy mẫu, chọn lấy những mẫu đạt chất lượng. Đối với những loại hàng nhập tại nhà máy, nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm từng lô hàng rồi mới cho phép nhập vào kho. + KCS Thành phẩm: kiểm tra tất cả các lô hàng vừa được sản xuất, lấy mẫu phân tích, có quyền giữ lại những lô hàng không đạt chẫt lượng. * Phòng Bảo Trì Theo dõi hoạt động của toàn bộ dây chuyền sản suất: + Bảo trì, bảo dưỡng nhà xưởng máy móc theo định kỳ, đảm bảo cho máy móc chạy đủ công suất đáp ứng cho sản xuất. + Phối hợp với ca sản xuất xử lý những sự cố về máy móc. + Sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ của nhà máy + Đảm đương việc quản lý các linh kiện thay thế và quản lý việc cung cấp điện nước. 4.Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty proconco 4.1- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản: Công ty PROCONCO là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Việt Nam. Ngay sau khi nhận được giấy phép, Công ty triển khai xây dựng nhà máy thức ăn gia súc đậm đặc tại khu Công nghiệp Biên Hoà - Đồng Nai với công suất ban đầu 50 tấn/ngày, ban đầu chỉ có một dây chuyền sản xuất, công nghệ của Cộng Hoà Pháp, diện tích nhà xưởng 2.500 m². Mỗi năm nhà máy nhanh chóng được đầu tư và mở rộng mặt bằng, trang bị thêm dây chuyền sản xuất, có công suất lớn hơn, sản phẩm cũng đa dạng hơn. Đến nay, nhà máy Biên Hoà đã đạt công suất 1.200 tấn/ngày bao gồm các chủng loại, trong đó 500 tấn thức ăn đậm đặc tương đương với 1.500 tấn thức ăn hỗn hợp. Ngoài ra, Công ty PROCONCO cũng đã mở thêm xưởng sản xuất tại Cần Thơ với công suất 240 tấn/ngày. Cơ sở nhận thức ăn đậm đặc từ Biên Hoà, sử dụng các loại nguyên liệu dồi dào ở vùng Tây Nam Bộ, chế biến thành thức ăn hỗn hợp tiêu thụ tại chỗ. Năm 1995, sản phẩm thức ăn gia súc Con Cò bắt đầu xuất hiện trên thị trường Miền Bắc, lúc này các sản phẩm được chuyển từ Miền Nam ra bằng tàu hoả, tàu thuỷ, ôtô. Sau, lượng hàng chuyển ra không đủ đáp ứng cho thị trường Miền Bắc, Công ty đã quyết định xin giấy phép đầu tư xây dựng thêm nhà máy tại Cảng Khuyến Lương - Thanh Trì - Hà Nội với công suất 450 tấn/ngày và nhà máy đã đi vào hoạt động từ tháng 8/1997. Trên thực tế, ở Miền Bắc thị trường thức ăn gia súc rất nhiều tiềm năng và với ý định sẽ sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài, Công ty PROCONCO xây dựng thêm một nhà máy tại khu Công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng với dây chuyền sản xuất tự động và hiện đại, công suất ban đầu bằng nhà máy Biên Hoà hiện nay: 1.200 tấn/ngày. Sau 10 năm hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép, hoạt động sản xuất của Công ty PROCONCO đã không ngừng tăng năng xuất và các chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, ta có thể thấy rõ qua các con số trong bảng tổng kết về tình hình sản xuất trong những năm qua: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất của PROCONCO từ 1992 đến 2002 (Đơn vị: 1000 tấn) Loại hàng 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng - Thức ăn đậm đặc - Thức ăn hôn hợp 133 67 9 444 7 727 15 093 38 582 31 745 91 960 73 570 104 061 98 889 151 110 128545 201061 168480 206300 224640 272560 226000 280740 248600 449184 1225119 1803352 - Tương đương tổng hợp 600 45 505 98 956 218943 398342 546668 715241 880220 1171120 1184740 1444184 6704519 (Nguồn: Báo cáo sản xuất 1992-2002) * Ghi chú: 1 tấn thức ăn đậm đặc ~ 4 tấn thức ăn hỗn hợp Những con số trên đây đã thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động sản xuất của Công ty PROCONCO càng chứng tỏ mức tiêu thụ thức ăn gia súc Con Cò trên thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Trong đó tốc độ tăng trưởng của mặt hàng thức ăn hỗn hợp rất mạnh nhất là qua các năm 1994, 1995, 1996, 1997, tốc độ tăng trung bình khoảng 230%. Sản lượng thức ăn đậm đặc cũng không ngừng tăng từ 133 tấn năm 1992 lên đến 248.401 tấn năm 2002 đó là điều hết sức đáng mừng vì thức ăn đậm đặc mang lại lợi nhuận cao hơn thức ăn hỗn hợp. Vì sao lại có sự tăng trưởng nhanh như vậy? Trước tiên phải kể đến sự lớn mạnh của thị trường thức ăn gia súc, người dân chăn nuôi với quy mô ngày càng lớn, mức tiêu thụ ngày càng mạnh và chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp cho gia súc ăn ngay, không phải pha trộn thêm thức ăn bên ngoài, chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Các mặt hàng ngày càng được đa dạng hoá, trước đây chỉ sản xuất thức ăn đậm đặc, hỗn hợp cho Gà, Heo, Cút , Vịt với 25 chủng loại mặt hàng. Nay, đã lên tới hơn 60 loại hàng cho Heo, Gà, Cút, Vịt, Ngan, Bò sữa, Tôm, Cá. Để sản xuất được đa dạng các mặt hàng như vậy phải nhờ đến việc tổ chức rất linh hoạt ở khâu sản xuất: từ việc lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu, sắp xếp nhân sự, thời gian, nhờ đến sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận: Sản xuất, Thu mua, Kho vận, Bảo trì, KCS. * Thời gian làm việc của khâu sản xuất: Tại các nhà máy, thường là mỗi ngày sản xuất 3 ca (Ca sáng: từ 6h00 - 14h00, ca chiều: từ 14h00 - 22h00, ca tối: 22h00 - 06h00), có những đợt hàng bán chạy nhà máy phải sản xuất cả vào ngày lễ và chủ nhật. * Tổ chức ca sản xuất: Gồm: + Trưởng ca + 03 nhân viên vận hành máy + 02 công nhân lái xe nâng + 03 công nhân tiếp liệu + 22 công nhân làm việc trực tiếp tại các khâu. Các bộ phận Kho, Bảo trì đều có nhân viên hỗ trợ cho các ca sản xuất. Như vậy, nhờ có sự quản lý, tổ chức, điều hành tốt của Ban lãnh đạo công ty, PROCONCO đã đưa ra được một mô hình chung cho toàn bộ hoạt động sản xuất của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Con Cò đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mang “phẩm chất Pháp Quốc” để có được những sản phẩm phong phú, đạt chất lượng cao giúp bà con nông dân đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. 4.2 Cung cấp con giống: Ngoài hoạt động chủ yếu là sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản Công ty Proconco còn có những trang trại lớn tại Biên Hoà, Hà nội, Hà Tây chuyên sản xuất và cung cấp con giống như gà, ngan.. cho thị trường chăn nuôi. 4.3 Cung cấp thịt sạch: Dự án Label là một trong những dự án chiến lược của công ty Proconco. Dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1999, mục đích là cung cấp đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (thịt gà, thịt ngan, thịt lợn, thịt bò..) đạt tiêu chuẩn sạch, chất lượng tốt. Hiện nay những sản phẩm Label của công ty đang được khách hàng trên thị trường tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội ưa chuộng và tin cậy. Trong tương lai gần,Công ty đang có kế hoạch, đầu tư phát triển xuất khẩu sản phẩm Label ra sang thị trường nước ngoài. Trải qua hơn 10 năm hoạt động công ty liên doanh Việt - Pháp Proconco đã vượt qua những khó khăn để đạt được những kết quả tốt đẹp, mở rộn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC808.doc
Tài liệu liên quan