Tình hình hoạt động tại Công ty rượu Hà Nội trong thị trường đồ uống có cồn

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI TRONG THỊ TRƯỜNG 3

ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 3

I. Tổng quan về công ty rượu Hà nội 3

1. Quá trình hình thành và phát triển 3

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 4

3. Cơ cấu tổ chức 5

4. Các lĩnh vực hoạt động 6

5. Nguồn lực của công ty rượu Hà Nội 8

5.1. Nguồn lao động của công ty: 8

5.2. Năng lực về vốn 9

Nguồn: Phòng TC-KT 10

5.3. Quy trình công nghệ sản xuất và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật: 10

Sơ đồ quy trình sản xuất rượu mùi 12

5.4. Nguyên vật liệu, bao bì mẫu mã sản phẩm: 13

II. Thị trường rượu Việt Nam và nhận diện các đối thủ cạnh tranh của công ty rượu Hà Nội 15

1. Thị trường rượu bia nước giảI khát Việt Nam thời gian qua. 15

1.1. Nhu cầu về rượu và các yếu tố ảnh hưởng 15

1.2. Tình hình cung cấp Rượu và các yếu tố ảnh hưởng: 17

Bảng tóm tắt đối thủ cạnh trạnh của công ty Rượu Hà Nội 20

1.3. Giá cả thị trường rượu: 20

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty rượu 21

2.1. Các yếu tố môI trường vĩ mô tác động đến hoạt động Marketing của công ty 21

2.2. Các yếu tố thuộc môI trường ngành tác động đến hoạt động Marketing của công ty 23

3. Nhận diện đối thủ cạnh tranh với công ty rượu Hà Nội 25

III. Mục tiêu và các chiến lược Marketing của công ty rưọu Hà Nội 26

1. Xác địng mục tiêu của công ty 26

2. Phân tích các chiến lược Marketing cạnh tranh 26

2.1 Chiến lược nhấn mạnh chi phí. 27

2.2 Chiến lược khác biệt hoá. 27

2.3 Chiến lược trọng tâm hoá. 27

CHƯƠNG 2: 29

KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG MARKETING CỦA CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 29

I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rượu Hà Nội giai đoạn 2001-2005 29

1. Những thành tựu đạt được 29

Sản lượng rượu từ năm 1995 đến 2004 29

2. Hạn chế 33

3. Phân tích kinh doanh 34

3.1. Thực trạng thị trường rượu Việt Nam 34

3.2. Doanh số và số lượng bán của công ty thời gian qua 36

3.3. Thị phần của công ty 37

II. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty nhằm đối phó với cạnh tranh thời gian qua 40

1. Tổ chức lực lượng 40

2. Các chính sách Marketing-Mix 40

CHƯƠNG III 43

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI 43

I. Các yếu tố môI trường kinh doanh tác động đến hoạt động Marketing của công ty 43

1. Yếu tố môi trường trong thời gian tới (dự báo năm 2010) 43

2. Phân tích những điểm mạnh điểm yếu của công ty 45

II. Những giảI pháp Marketing cụ thể 45

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 45

1.1. Xây dựng hệ thống thông tin Marketing. 45

1.2. Tăng cường và hoàn thiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. 47

2. Hoàn thiện các chính sách Marketing-Mix 48

2.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 48

2.2. Hoàn trhiện chính sách giá 49

2.3. Thiết kế và quản lý hiệu quả mạng lưới phân phối và sử dụng linh hoạt các biện pháp khuyến khích các thành viên kênh 51

2.4. Hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp 54

3. Một số giả pháp đối với công ty 56

3.1. Tổ chức hoàn thiện quản trị nguồn lực 56

3.2. Đổi mới công nghệ 58

3.3. Thành lập phòng Marketing chức năng 60

KẾT LUẬN 63

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty rượu Hà Nội trong thị trường đồ uống có cồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đã dành được một thị phần khá lớn từ tay Công ty rưọu Hà Nội và các công ty rượu bia nội địa. Nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần vào tay các hãng liên doanh đó là do đặc điểm : vốn ít, trình độ quản lý kém, dây truyền sản xuất lạc hậu, năng suất kém.... nên không thể đưa ra thị trường nhưng sản phẩm có chất lượng cao với các chương trình quảng cáo khuyến mại rầm rộ và phân phối trên các kênh chọn lọc. Hơn nữa do mới thâm nhập vào thị trường miền Bắc nên mục tiêu trước mắt của các hãng liên doanh không phải lợi nhuận mà chính là chiếm lĩnh thị trường. Một trong những đối thủ đáng gờm của Công ty rượu Hà Nội phải kể đến Công ty NGK Thăng Long Hà Nội. III. Mục tiêu và các chiến lược Marketing của công ty rưọu Hà Nội 1. Xác địng mục tiêu của công ty Theo đà phát triển của cả nước, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong số các công ty đó có không ít công ty muốn tham gia vào thị trường rượu Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là việc canh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên gay gắt. Đứng trước hoàn cảnh đó công ty Rượu Hà Nội cần phải có những giải pháp hữu hiệu mới có khả năng cạnh tranh và tồn tại. Nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì công ty chắc chắn không tránh khỏi nguy cơ suy thoái. Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty Rượu Hà Nội và kết hợp với những kiến thức về kinh tế thị trường, bằng các phương pháp phân tích và tổng hợp tôi xin đưa ra một số đánh giá về thị trường rượu nước ta đến năm 2010 và một số ý kiến nhỏ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Rượu Hà Nội. 2. Phân tích các chiến lược Marketing cạnh tranh Các doanh nghiệp có nhiều chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu của mình. Bất kỳ chiến lược nào cũng phải nhằm vào một mục tiêu cụ thể và phù hợp với năng lực của công ty. Tuy nhiên ở mức độ tổng quát ta có thể xác định ba chiến lược chung : 2.1 Chiến lược nhấn mạnh chi phí. Chiến lược nhấn mạnh chi phí yêu cầu phải kết hợp được quy mô và tính hiệu quả. Mục đích chính là có được giá thành sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh bằng cách kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu tất cả các loại chi phí, phát huy hiệu quả từ quy mô ... Chi phí thấp hơn nghĩa là công ty có lợi thế trong cạnh tranh về giá và cũng từ đó có lợi nhuận cao hơn tại mức giá của đối thủ cạnh tranh. Đối với những loại sản phẩm có hệ số co dãn cầu với giá thấp thì chiến lược giảm chi phí không mang lại nhiều hiệu quả và cần phải chú ý không được giảm chi phí bằng cách cắt bỏ các hoạt động Marketing. Việc đạt được chi phí thấp thường đòi hỏi công ty phải có thị phần tương đối cao hoặc có những lơị thế khác như nguồn nguyên vật liệu, công nghệ mới.... hoặc phải thiết kế sản phẩm thuận tiện cho sản xuất, duy trì nhiều loại sản phẩm có liên quan để trải đều chi phí và phục vụ tốt cả các nhóm khách hàng cơ bản tạo nên khối lượng bán ổn định. Nhược điểm của chiến lược chi phí thấp là yêu cầu sản xuất quy mô lớn, vốn đầu tư lớn và khó đạt được mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn. 2.2 Chiến lược khác biệt hoá. Nội dung của chiến lược này là phải tạo được sự khác biệt, sự độc đáo cho sản phẩm của công ty so với các đối thủ. Đồng thời sự khác biệt này phải mang lại cho khách hàng những lợi ích đặc biệt thêm vào khi tiêu dùng sản phẩm. Ưu điểm của chiến lược này là những điểm khó bắt chước trong sản phẩm, dịch vụ, phân phối, bán hàng... chiến lược này có thể mang lại lợi thế lâu dài, vững chắc. Nhược điểm của loại chiến lược này là có thể làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2.3 Chiến lược trọng tâm hoá. Tư tưởng của chiến lược này là tập trung vào một nhóm người mua cụ thể có thể xác định, đo lường được hoặc tập trung vào một loại hàng hoá hay một vùng thị trường nào đó. Chiến lược trọng tâm hoá xây dựng xoay quanh việc phục vụ tốt nhằm khai thác triệt để khúc thị trường của mình. Trong chiến lược này công ty có thể chuyên môn hoá theo công dụng cuối cùng, theo quy mô khách hàng, theo khách hàng đặc biệt, theo địa bàn ... kết quả là công ty có thể đạt được sự khác biệt hoá đồng thời cung có thể đạt được mức chi phí thấp. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG MARKETING CỦA CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI THỜI GIAN QUA I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rượu Hà Nội giai đoạn 2001-2005 1. Những thành tựu đạt được Trong những năm gần đay số lượng lẫn chât lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng, tuy nhiên do đặc điểm của thị trường rượu rất khác biệt so với các mặt hàng sản phẩm khác, nhu cầu tiêu dùng của thị trường cũng rất đặc biệt nên khối lượng sản xuất cũng không ổn định ta có thể thấy rõ qua biểu đồ sản lượng: Sản lượng rượu từ năm 1995 đến 2004 Qua biểu đồ sản lượng chung ta thấy trong 10 năm gần đây sản lượng công ty liên tục tăng dù mức tăng trưởng không cao, nhưng trong bối cảnh hiện nay khi đất nước ra nhập nền kinh tế toàn cầu để có đươc điều này là những nỗ lực rất lớn của công ty. Trong đó mỗi loại rượu khác nhau đóng góp vào mức tăng trưởng ở những mức cụ thể như sau: TT Sản phẩm Đơn vị ttính 2004 2005 2006 Tổng sản lượng sản xuất 1000 lit 3918,6 4335,2 4124,2 1 R. chanh 1000 lit 683,8 414,0 642,9 2 R. Lúa mới 1000 lit 370,3 947,6 864,5 3 Nếp mới 1000 lit 2838,9 1844,2 1514,0 4 Vang chat 1000 lit 25,6 54,2 91,8 5 Các loại rượu khác 1000 lit 609,9 1075,2 1011 Điều này chưng tỏ nhu cầu tiêu thụ các loại rượu trên thị trường ngày một thay đổi. Các năm trước sản lượng sản xuất thực tế chủ yếu là các loai rượu binh dân như rượu chanh… thì các năm trở lại đây sản lượng các loại rượu này ngày càng giảm đáng kể thay vao đó là các loại rượu cao cấp như vodka, vang chat…Để đạt được điều này là những sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bên cạnh đó công ty đã biết tìm kiếm thị trường xuất khẩu đối với tị trường nước ngoài và đầu tư thị trường nội địa. Ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rõ nét nhất qua các bảng sau: Doanh thu từ năm 1995 – 2004 Qua biểu đồ trên ta thấy từ năm 1995 đến năm 2006 tốc độ tăng doanh thu bình quân của công ty là . Để có được kết quả trên là do sự đầu tư vốn một cách có hiệu quả của công ty. Bên cạnh đó là sự nỗ lực tìm kiếm thị trường của công ty. Tài sản 2004 2005 2006 TSLĐ & đtư N.hạn Tiền Đtư TC N.hạn Khoản phải thu Hàng tồn kho TSLĐ khác Chi sự nghiệp 140.903.835.067 102.900.532.396 0 4.997.442.068 28.986.880.727 4.018. 979.876 0 190.144.363.457 150.126.158.256 0 6.984.883.893 28.343.409.808 4.689.911.491 0 229.871.036.309 190.940.299.000 0 3.149.142.922 34.286.359.452 1.495.234.935 0 TSCĐ & đtư D.hạn TSCĐ HH Nguyên giá Khấu hao TSCĐHH TSCĐ VH Nguyên giá Khấu hao TSCĐVH Đầu tư TC D.hạn CPXDCBBDD Ký quĩ cược Dhạn 111.131.756.039 108.890.073.969 238.262.896.516 -129.372.795.547 0 0 0 1.300.000.000 941.682.070 0 99.874.757.242 88.015.267.118 139.285.839.199 -151.270.572.081 2.603.109.874 2.613.172.000 -10.062.126 1.300.000.000 7.956.380.250 0 91.642.220.070 74.226.993.522 246.896.582.953 -172.669.589.431 1.886.704.331 2.657.137.000 -770.432.669 1.300.000.000 14.228.522.217 0 Tổng TS 252.035.591.106 290.019.120.699 321.513.256.379 Nguồn vốn Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác 36.717.435.143 35.347.435.143 0 1.370.000.000 40.113.757.705 38.903.757.705 0 1.210.000.000 46.600.464.838 45.390.464.838 0 1.210.000.000 Nguồn vốn chủ SH Nguồn vốn- Quỹ Nguồn kinh phí 215.318.155.963 215.318.155.963 0 249.905.362.994 249.905.362.994 0 274.912.791.541 274.912.791.541 0 Tổng nguồn vốn 252.035.591.106 290.019.120.699 321.513.256.379 Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán năm 2004,2005,2006. ( Nguồn : Phòng tài vụ - Công ty rượu Hà Nội ) Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tiến hành được thì đều cần phải có nguồn vốn để trang trải cho các yếu tố đầu vào cũng như chi phí cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của Công ty rượu Hà Nội tương đối ổn định. Tổng nguồn vốn và các quỹ của công ty luôn được bổ sung nhờ quá trình sản xuất kinh doanh có lãi. Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, cải thiện quỹ lương, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Từ bảng cân đối kế toán trên có thể nhận thấy : Tổng số vốn ( tài sản ) của công ty liên tục tăng nhờ lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một thế mạnh của công ty trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ hoặc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Tuy nhiên số vốn bằng tiền mặt của công ty là quá lớn, nó gây sự mất cân bằng và lãng phí, không đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn. * Những thành tựu đạt được: Với những cố gắng tích cực đó năng suất và chất lượng rượu cồn tăng lên, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, thị trường xuất khẩu mở rộng ở các nước Nga, Đức, Tiệp, Hồng Kông, Thái Lan. Sản phẩm của công ty được bán rộng rãi trong nước và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, Công ty Rượu Hà nội là đại diện duy nhất cho ngành rượu quốc doanh trực thuộc Bộ công nghiệp đang đi vào thế ổn định và phát triển. 2. Hạn chế * Về chủng loại sản phẩm: Công ty chưa xác định được một chiến lược sản phẩm ổn định mang tính dài hạn, không nắm bắt chu kỳ sống của từng loại sản phẩm, có những sản phẩm chỉ được sản xuất duy nhất một lần rồi thôi như rượu Mận, rượu Dâu; các sản phẩm mới tung ra thị trường với tính chất thăm dò chứ chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị trường một cách có hệ thống. Có nhiều sản phẩm tiêu thụ chậm như rượu Anis, Cognac,Whisky,... Một số sản phẩm hiện nay không sản xuất nhưng cũng tiêu thụ không hết như rượu Cà phê, rượu Ba Kích, rượu Hương Chanh. Tình trạng thiếu vốn còn diễn ra thường xuyên do công ty không có được ngân sách trong việc mở rộng sản xuất đầu tư chiều sâu cho thiết bị, chi phí cho các kế hoạch chiến lược kinh doanh còn hạn hẹp. Một số phòng chưa được trang bị các thiết bị tối thiểu. Trình độ năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý của công ty trong cơ chế thị trường. Ban lãnh đạo chưa nắm bắt được thời cơ đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm, chưa mạnh dạn vay vốn nhà nước, gọi vốn liên doanh từ nước ngoài. * Về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của công ty chưa thật độc đáo đặc sắc để người tiêu dùng có thể nhớ và gây ấn tượng đặc biệt. Hơn nữa, chất lượng rượu của công ty thiếu tính ổn định, nhiều kho có những chai rượu bị đục do lọc không kỹ hoặc rửa chai không sạch... * Về mạng lưới phân phối và các hoạt động Marketing. Hiện nay công ty có hơn 74 đại lý song công ty lại chưa mở rộng được thị trường ra các khu vực như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt trái cũng tồn tại giữa các đại lý đã có sự cạnh tranh gay gắt về giá,việc kiểm tra nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm, việc liên hệ giữa công ty với các đại lý khó thực hiện hơn. Ngoài ra, do công ty Rượu Hà Nội đang áp dụng kênh tiêu thụ hỗn hợp bên cạnh những mặt lợi còn hạn chế như vấn đề không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thu nhận thông tin không đầy đủ. - Công ty chưa tạo được lợi thế về Marketing. Là một công ty tương đối lớn trong ngành, hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty Rượu Hà Nội lại không có bộ phận Marketing. * Về phía nhà nước. - Sản phẩm rượu thuộc vào nhóm các mặt hàng chịu sự điều tiết của nhà nước vì vậy công ty không được sự ủng hộ, khuyến khích từ phía nhà nước. Công tác quảng cáo, tuyên truyền gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. - Chính sách bảo hộ sản phẩm trong nước chưa có hiệu quả. Do đó rượu ngoại tràn lan trên thị trường cạnh tranh với rượu trong nước làm cho tỷ phần thị trường của các loại rượu trong nước giảm. 3. Phân tích kinh doanh 3.1. Thực trạng thị trường rượu Việt Nam Trên thị trường hiện nay có khoảng 328 cơ sở sản xuất Rượu với công suất là 47.000.000 lít/năm. Các cơ sở liên doanh và 100% vốn nước ngoài có 9 cơ sở với công suất là 19.925.000 lít/năm. Tổng số rượu dân tự nấu khoảng 600.000.000 lít/năm, tổng công suất khoảng 666.925.000 lít/năm Công nghệ sản xuất rượu tự nấu đơn giản, gọn nhẹ như nồi nấu nguyên liệu, chum vại, cất bằng nồi sắt, đồng, nhôm, vòi voi, ruột gà làm lạnh, công nghệ dùng men thuốc bắc để đường hoá và cồn hoá sau đó lên men và cất rượu. Rượu dân tự nấu giá rẻ hơn, không phải vận chuyển, trốn thuế, bao bì đơn giản thường đóng vào can nhựa, các loại chai tận dụng đôi khi các gia đình sản xuất còn đựng trong túi ni lông, xăm ô tô,... Rượu gạo thì giá cao hơn rượu từ sắn thường thì giá trên dưới 4000đ/lít. ở Việt Nam tỷ trọng nông dân thu nhập thấp chiếm 50 % dân số, do vậy thị trường tiêu thụ là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chủ yếu là tự cung cấp. Qua khảo sát ở làng Vân - Bắc Ninh, làng có 800 hộ gia đình, mỗi ngày mỗi hộ nấu khoảng 50kg sắn, nếu tính sơ bộ một năm có thể sản xuất ra được 12 triệu lít rượu 300 - 350 (1 lít rượu dùng một kg sắn). Cứ mỗi tỉnh có một làng thì khoảng 50 tỉnh có 50 làng, ta có lượng rượu sản xuất ra là 600 triệu lít/năm, số hộ nấu 50% thì tối thiểu là 300 triệu lít/năm. Do chủ yếu sản xuất thủ côn nên rượu do dân tự sản xuất không đảm bảo chất lượng, tạp chất cao do không tách được tạp chất đầu và cuối nên ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế các loại mặt hàng ngoại xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú. Rượu cũng là một trong những loại mặt hàng đó. Ngày nay chúng ta có thể thưởng thức rượu ngoại mà việc mua chúng rất dễ dàng qua các nhà hàng, khách sạn hay các hàng rượu ngoại rải rác khắp các thành phố lớn của cả nước. Các loại rượu nhập từ Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha,... có chất lượng cao, sang trọng có khả năng cạnh tranh mạnh nhất vì ngành rượu Việt Nam chưa có công ty nào có thể sản xuất đáp ứng thị trường cho người có thu nhập cao. Ước tính mỗi năm thị trường Việt Nam nhập khoảng 10 triệu chai rượu ngoại tương đương với 100 triệu $ tiền nhập rượu( khoảng 10$/chai) như các loại rượu của shop Tân Việt số 20 đường Thanh Hà Nội. Rượu nhập vào bằng con đường chính ngạch rất ít chủ yếu là nhập lậu, mỗi năm nhập lậu khoảng 10 triệu chai. Hiện nay việc vận chuyển mua bán hàng nhập lậu vẫn diễn ra, người ta có thể trốn sự kiểm soát của cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường qua các cửa khẩu bởi lẽ thuế nhập khẩu rất cao, cùng với việc nhà nước ta đang hạn chế việc nhập những mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá,... Song trong những năm qua nhà nước quản lý việc nhập khẩu rượu ngoại còn nhiều tồn tại dẫn đến nhà nước thất thu hàng tỷ đồng Việt Nam, người tiêu dùng trong nước tiêu sài lãng phí ảnh hưởng đến sản xuất rượu trong nước. Các loại rượu ngoại nhập vào nước ta ngày càng phát triển. Điểm mạnh của loại rượu này là chất lượng cao, không độc tố trong cồn, hương vị thơm ngon đặc biệt, đây là những loại rượu có uy tín cao. Mặt khác nó đáp ứng được tâm lý ưa dùng hàng ngoại của người Việt Nam. Song do loại rượu này phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu cao( 120%) dẫn đến giá thành cao( giá tăng lên khoảng 2 USD/ chai) và đối tượng khách hàng bị hạn chế. Tóm lại: với cách nhìn tổng quát ta có thể thấy rằng thị trường các sản phẩm rượu hiện nay đang diến ra rất sôi động và có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là hiện tượng cung vượt quá cầu, điều này gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, để đứng vững trên thị trường và thực hiện các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh công ty Rượu Hà Nội đang nỗ lực đưa ra các chiến lược sao cho đúng đắn, phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh. 3.2. Doanh số và số lượng bán của công ty thời gian qua Như vậy doanh số tiêu thụ tăng đều qua các năm và các khoản lợi nhuận phát sinh cũng tăng. Nguyên nhân chính là do công ty đã thực hiện giảm chi phí qua nguồn nguyên liệu đầu vào. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là rất tốt, đạt được thành tích trên là do công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm & chất lượng phục vụ khách hàng. Hơn nữa trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì những chi phí cho quảng cáo, khuyếch trương công ty cũng nên qua tâm & đầu tư thích hợp. Nói tóm lại, sự tăng lên không ngừng của các chỉ tiêu nối trên chính là động lực thúc đẩy công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Với kết quả này công ty đã chứng tỏ khả năng sản xuất kinh doanh vững vàng trên thị trường Việt Nam. Nhưng để thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu trong khả năng cạnh tranh của công ty, ta đi sâu đánh giá thêm một số khía cạnh sau: Thứ nhất, xem xét cạnh tranh theo tỷ trọng( thị phần) mà công ty chiếm lĩnh. Như đã nêu ở trên, thị trường và sản lượng tiêu thụ của công ty ngày càng tăng kéo theo thị phần mà công ty chiếm lĩnh cũng ngày một tăng. Cũng như các doanh nghiệp vừa mới thoát thai từ cơ chế bao cấp, Công ty Rượu Hà Nội khi mới bước chân vào cơ chế thị trường gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, do sự nỗ lực của chính bản thân, bằng việc nghiên cứu tìm tòi các nhu cầu về thị trường và bằng chiến lược sản phẩm, công ty đã có được chỗ đứng trên thị trường ngay sau đó và sản phẩm đã đến tận tay người tiêu dùng. Những kết quả đáng khích lệ được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế mà trước hết phải kể đến tốc độ tăng sản lượng hàng năm. Cụ thể tốc độ tăng sản lượng( liên hoàn) là 105,2% - 146,9%. Mặc dù sức mua của dân khá hơn những năm trước đây nhưng sự gia tăng của sức mua không đuổi kịp được với tốc độ phát triển của sản xuất rượu của các công ty Trung ương, địa phương và của các chủ tư nhân cùng với một lượng rượu nhập trốn thuế. Chính vì lẽ đó mà sản lượng sản xuất năm 2001 không chỉ của Rượu Hà Nội mà hầu như các công ty khác đều có tốc độ tăng thấp hơn.Bên cạnh đó, chỉ tiêu doanh số tiêu thụ sản phẩm cũng tăng đáng kể. Doanh số qua các năm thu được như sau: 3.3. Thị phần của công ty Tỷ trọng chiếm lĩnh thị phần của công ty Rượu Hà Nội. STT Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 1. 2. 3. Sản lượng thực tế của RHN Sản lượng thực tế của toàn ngành Thị phần RHN Tr.l Tr.l % 2,285 58 3,9 2,838 63,5 4,5 3,918 69,78 5,6 3,997 70,12 5,7 Với quy mô và năng lực như Rượu Hà Nội thì thị phần trên không phải là cao nhưng có chiều hướng tăng lên trong những năm vừa qua bước đầu cũng là điều đáng mừng. Thứ hai, để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như vị trí của các sản phẩm cạnh tranh chủ yếu của Rượu Hà Nội trên thị trường ta cần xem xét quy mô của công ty và uy tín của công ty trên thị trường. Đối với quy mô của công ty: quy mô càng lớn thì công ty càng được nhiều người biết đến, đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho sản phẩm của công ty tiếp cận với thị trường đặc biệt là xâm nhập vào thị trường mới hoặc sự xâm nhập của sản phẩm mới. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất để đánh giá quy mô cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có thể so sánh quy mô qua chỉ tiêu số lượng lao động và sản lượng hàng hoá sản xuất ra. Bảng số liệu sau cho phép chúng ta có thể so sánh quy mô của công ty Rượu Hà Nội với một số công ty sản xuất Rượu khác trên thị trường. Bảng 10: Quy mô SXKD của một số cơ sở sản xuất rượu chủ yếu: STT Tên công ty Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số LĐ (ng) SL tiêu thụ (1000l) Số LĐ (ng) SL tiêu thụ (1000l) Số LĐ (ng) SL tiêu thụ (1000l) 1. 2. 3. 4. 5. Rượu Hà Nội Rượu NGK Thăng Long Rượu Quảng Ngãi Rượu Đông Xuân Rượu Sâm banh Matxcova Đồng Nai 654 331 450 500 600 2838,9 4807 928 1200 3775 650 340 400 502 545 3918,9 4680 775 1750 2867 596 344 400 510 512 3997,7 4563 750 2500 2479 (Nguồn phòng thị trường ) Qua bảng trên cho thấy công ty NGK Thăng Long Hà Nội có quy mô vượt trội so với các công ty khác. Tiếp đến là công ty Rượu Hà Nội. Công ty tiếp theo xếp thứ tự lần lượt là: Rượu sâm banh Matxcova Đồng Nai, Rượu Đồng Xuân, Rượu Quảng Ngãi. Có thể nói năm 1997 Công ty Rượu Bình Tây bị giải thể đưa lại cho công ty rượu Hà Nội lợi thế cạnh tranh về quy mô bởi lẽ: năm 1996 do có sự tồn tại của công ty Rượu Bình Tây( Sài Gòn) với công suất 7,5 triệu lít/năm đã cung cấp cho thị trường đặc biệt là thị trường miền Nam một lượng rượu không nhỏ dẫn đến sản lượng tiêu thụ của công ty Rươụ Hà Nội giảm đáng kể. Sang năm 1997, 1998,1999 do bị giải thể nên lượng rượu từ trước đến nay do công ty Rượu Bình Tây cung cấp không còn nữa qua đó tạo điều kiện cho công ty Rượu Hà Nội mở rộng mạng lưới phân phối, tăng sản lượng tiêu thụ nhờ đó quy mô sản xuất ngày càng lớn. Như vậy để tăng khả năng cạnh tranh của công ty rượu nhờ vào quy mô là hoàn toàn có thể được. Đối với uy tín của công ty trên thị trường: uy tín của công ty gắn liền với thời gian tồn tại và phát triển của nó trên thị trường, vì sản phẩm của công ty có được thị trường chấp nhận thì công ty mới tồn tại và phát triển được. Công ty Rượu Hà Nội là đơn vị sản xuất có bề dày lịch sử hơn 100 năm từ thời Pháp thuộc cho đến khi tiếp quản đến nay đã được thừa kế một nền sản xuất lớn, hiện đại kết hợp với kinh nghiệm sản xuất cổ truyền đã gây được một uy tín lớn trong cả nước kể cả nước ngoài cũng có tên tuổi. Trải qua một chiều dài thời gian như vậy, công ty Rượu Hà Nội đã thực sự được người tiêu dùng biết đến qua các loại sản phẩm như: rượu Nếp mới, Lúa Mới, rượu Chanh,... Giờ đây với những loại sản phẩm cao cấp của công ty như Vang Hà Nội, rượu Whisky, Champagne thực sự đã gây ấn tượng với khách hàng. Uy tín mà công ty đã tạo được chính là nhờ chất lượng của sản phẩm. Đó là tài sản vô hình của công ty mà phải trải qua một quá trình phấn đấu với những nỗ lực cao mới tạo dựng được. So với các đối thủ cạnh tranh hiện nay, uy tín của Rượu Hà Nội được mọi người biết đến nhiều hơn. Với ưu thế của uy tín này có thể thâm nhập thị trường mới và đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách dễ dàng hơn so với các đối thủ khác,nghĩa là nhờ lợi thế về uy tín đã làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Kết quả thu được từ cạnh tranh của công ty là thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, sản phẩm đã thâm nhập thị trường và lợi nhuận không ngừng tăng lên. II. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty nhằm đối phó với cạnh tranh thời gian qua Tổ chức lực lượng Hiện nay nhằm đối phó với cạnh tranh hàng năm công ty bỏ ra một phần doanh thu đầu tư vào các hoạt động Marketing của công ty nhằm chiếm lĩnh thị phần và tìm kiếm thị trường mới cho công ty cụ thể công ty đã tiến hành: - Hoàn thiện và củng cố năng lực của các nhân viên Marketing - Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và giới thiệu sản phẩm trẻ trung năng động am hiểu về từng loại sản phẩm của công ty… Tổ chức đội ngũ vận chuyển giao hàng tận tay cho khách hàng…cụ thể: Công ty có thể vận chuyển hàng hoá tới cho khách hàng với điều kiện không quá xa hay cũng có thể trợ giá vận chuyển và mức độ trợ giá phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển. Mặt khác, công ty còn hỗ trợ vận chuyển tới các thị trường mới 100% để khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ. Tóm lại, trong cạnh tranh biết phát huy được sức mạnh của mình, doanh nghiệp đó sẽ có điều kiện giành chiến thắng. Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu; biết phát huy điểm mạnh dùng điểm mạnh như một bàn đạp, mũi nhọn trong cạnh tranh đồng thời hạn chế những điểm yếu sẽ giúp doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh. Các chính sách Marketing-Mix Chính sách sản phẩm Sản phẩm là những hàng hoá hay dịch vụ thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng và thực hiện mục tiêu kiếm lời cho doanh nghiệp thông qua việc cung cấp nó cho khách hàng. Sản phẩm là yếu tố quan trọng trong Marketing - Mix. Nó là cơ sở để tiến hành chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách giao tiếp khuyếch trương. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm của họ làm ra. Tuỳ theo chiến lược chung mà ta có thể thiết kế những sản phẩm khác nhau. Thông thường người ta chia chiến lược theo thị trường và mức độ mới cũ của sản phẩm. Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có. Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường mới. Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường hiện có. Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường mới. Nội dung chiến lược sản phẩm bao gồm từ việc thiết kế sản phẩm, quyết định chủng loại sản phẩm, sản xuất và đưa ra thị trường đến các hoạt động hoàn thiện, đổi mới sản phẩm, theo dõi và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Giá cả Giá cả là một công cụ của marketing xác định mức độ, phương hướng của marketing và phối hợp các điều kiện sản xuất và thị trường, là đòn bẩy hoạt động có ý thức đối với thị trường. Trong doanh nghiệp, chiến lược này phụ thuộc vào mục tiêu chung của doanh nghiệp và tình hình của sản phẩm trên thị trường. Chiến lược giá là một hay một loạt các quyết định về mức giá bán trên cơ sở đưa ra phân tích kỹ tình hình chi phí và thị trường trong mối quan hệ với mục tiêu của doanh nghiệp. Mức giá cần quyết định gồm các mức giá bán cho mỗi loại trung gian và bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp có thể có các chính sách giá sau : - Chính sách giá thấp : Đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường. Chính sách này chỉ được dùng trong n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0021.doc
Tài liệu liên quan