Lời mở đầu 1
Nội dung 2 I.Giới thiệu chung về công ty MECo 3
1.1/. Cơ cấu tổ chức cán bộ của cơ sở 3
1.2/. Cách tổ chức, quản lý kỹ thuật và điều hành nhân viên 4
1.3/. Nhu cầu của thị trường về thang máy 5
1.4/. Năng lực hiện có về máy móc ,thiết bị, nhân lực, 8
khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty Meco.
1.5/.Phương pháp tổ chức lắp đặt bảo quản, 9
vận chuyển bảo dưỡng sửa chữa thang máy.
II. Những vấn đề về thang máy 10
2.1/. Quy trình lắp đặt một chiếc thang máy cụ thể. 11
2.2/. Những hiểu biết về thang cuốn 24
III.Đánh giá và những ý kiến đóng góp cá nhân 27
3.1/. Những nhận xét và kiến nghị về tổ chức, quản lý, 27
điều hành, xử lý kỹ thuật .
3.2/. Kết luận và cảm tưởng sau đợt thực tập tốt nghiệp . 28
Tài liệu tham khảo 29
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Cơ điện Xây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh và Xã hội ).
* Đại lý kỹ thuật cho các hãng thang máy:
->NIPPON ELEVATOR Mfg.Co.,Ltd.- Tokyo - Nhật Bản - Có giấy uỷ quyền của chính hãng.
->HYUNDAI ELEVATOR Co.,Ltd - Korea - Có giấy uỷ quyền của chính hãng.
1.1 Cơ cấu tổ chức cán bộ của cơ sở
Bộ máy cán bộ của công ty được tổ chức theo kiếu trực tuyến, phân làm nhiều cấp ,nó bao gồm :
Hội đồng quản trị công ty gồm có: 3 người
Ban giám đốc gồm có: 2 người
Các phòng ban bao gồm: Phòng kế toán, phòng hành chính.
Các đội công tác bao gồm:Hai đội lắp đặt và ba đội sửa chữa.
Một xưởng gia công cơ khí phục vụ cho công tác lắp đặt và bảo dưỡng.
Tại các phòng ban thì có các chuyên viên tư vấn, ở các đội thì có các nhân viên lắp đặt và bảo dưỡng thang máy chuyên nghiệp.
Ngoài ra có thế có các cộng sự trong công việc.
Cơ cấu tổ chức cán bộ có thế mô tả qua sơ đồ sau:
Như vậy, mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống quản trị có thế hiểu như sau:
Hội đồng quản trị có vai trò lãnh đạo công ty.
Ban giám đốc có chức năng điều hành công ty. Trong đó quan hệ giữa giám đốc và phó giảm đốc là quan hệ trực tuyến .
Các đội, các phòng, các xưởng chịu sự quản lý, điều hành của ban giám đốc .Trong mỗi đội có đội trướng và các thành viên(thường là 3 công nhân)
Quan hệ giữa các phòng, các đội hay quan hệ giữa phòng, đội, xưởng là quan hệ phối hợp .
1.2/. Cách tổ chức, quản lý kỹ thuật và điều hành nhân viên.
1.2.1.Máy móc, thiết bi của công ty.
Do tính chất hoạt động của công ty chủ yếu là nhập sau đó lắp dựng và bảo dưỡng thang máy, thang cuốn .Ngoài ra chỉ có một xưởng gia công cơ khí phục vụ cho quá trình lắp dựng và bảo dưỡng. Vì vậy máy móc và thiết bị của công ty cũng khá đơn giản :
- Mỗi đội thi công được trang bị những thiết bị cần thiết cho quá trình lắp đặt :
Một bộ tời máy để có thể mang thiết bị thang lên trên cao như là động cơ, tủ điện, bệ động cơ.
Một máy hàn dùng để hàn nối liên kết các chi tiết
Một máy cắt thép dùng để cắt các chi tiết phục vụ cho quá trình thi công
Bộ kẹp, kìm, mỏ lết, cà lê dùng để điều chỉnh, kẹp giữ các chi tiết khi thi công.
Hệ thống dây điện phục vụ cho thi công
Các bóng điện chiếu sáng
- Mỗi đội bảo dưỡng cũng dược trang bị những thiết bị cần thiết đảm bảo cho quá trình bảo dưỡng :
Bộ thiết bị hiệu chỉnh như mỏ lết, càlê dùng để điều chính xác các ốc ,các vít khi bị lỏng.
Bộ thiết bị hiệu chính cáp để có thể hiệu chỉnh khi cần thiết.
Các giấy nhám để đánh bóng làm sạch các chi tiết, các tiếp điểm điện
Máy bơm mỡ, dầu phù hợp với từng loại thang để có thể bổ sung dầu mỡ khi chúng đã bị giảm độ nhớt quá giới hạn.
Tại xưởng có máy hàn, máy tiện ,may cắt thép để gia công các chi tiết phục vụ cho quá trình thi công lắp đặt ,quá trình bảo dưỡng ,bảo trì thang máy, thang cuốn .
1.2.2.Cách tổ chức quản lý máy móc, thiết bị
Các máy móc, thiết bị của công ty đều nằm dưới sự quán lý của công ty . Tuy nhiên chúng được giao cho từng đội thi công, đội bảo dưỡng nắm giữ và quản lý chúng.
Khi các máy hay thiết bị bị hỏng có thế mang về xưởng để sữa chữa ,gia công lại. Nếu xưởng vẫn không đảm bảo sửa được thì phải đưa đi dến các cơ sở khác để sữa chữa.
Trước khi đưa vào sử dụng các thiết bị như tời kéo phải được kiếm tra an toàn.
Trong quá trình sử dụng mỗi công nhân khi sử dụng máy hay thiết bị nào đều phải có sự hiểu biết nhất định, nắm được kỹ thuật của máy đó .Đối với những máy mới cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
1.3/. Nhu cầu của thị trường về thang máy
Hiện nay trên thị trường Việt Nam nhu cầu về thang máy là rất lớn. Trong khi đó thì số công ty tham gia lắp đặt và bảo dưỡng thang máy là ít và hầu như không đáp ứng nổi nhu cầu ngày càng cao của loại hình vận chuyển sang trọng này.
Theo thống kê của công ty thì tính đến thời điểm này công ty đã tham gia lắp đặt và bảo dưỡng cho tất cả 139 thang máy được nhập từ tất cả các nước trên thế giới:Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Nga, Singapo, Thụy Điển, ...Ngoài thang máy ra công ty còn lắp đặt các loại cổng điện tự hành. Tính đến thời điểm này công ty đã lắp đặt được tổng cộng 36 cổng điện tự hành và 7 cửa tự động. Cụ thể như sau:
Danh sách một số thang máy thang cuốn do Meco cung cấp, lắp đặt và bảo trì.
No
Địa chỉ khách hàng
Mác hiệu
Nước sản xuất
Tảitrọng
(kg)
Số tầng
1
Khách sạn Kim Liên - Vinh
Nippon
Nhật Bản
450
5
2
Khách sạn Hoà Bình - HN
Nippon
Nhật Bản
450
4
3
Văn phòng Bộ Xây dựng
Nippon
Nhật Bản
600
7
4
Bộ giáo dục và đào tạo
Nippon
Nhật Bản
600
7
5
Đại sứ quán Mỹ - HN
Hyunđai
Hàn Quốc
600
9
6
Đại học sư phạm - HN
Hyunđai
Hàn Quốc
600
6
7
AP. Bank(Animex) - HN
Siminor
CH Pháp
630
8
8
Cung thiếu nhi Hà Nội
Nippon
Nhật Bản
450
5
9
Tỉnh uỷ Phú Thọ -Việt Trì
Siminor
CH Pháp
630
5
10
Thư viện Hà Nội
MECO
Việt Nam
500
3
11
Nhà ăn tuyên giáo - Hà Nội
MECO
Việt Nam
200
2
12
Tổng cục du lịch Việt Nam
Nippon
Nhật Bản
450
8
13
Nhà máy in quân đội
MECO
Việt Nam
500
3
14
Cảng vụ Quảng Ninh
Hyunđai
Hàn Quốc
600
6
15
Công ty Sông Đà 1
Hyunđai
Hàn Quốc
600
10
16
Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hoá
Nippon
Nhật Bản
450
5
17
Khách sạn Hữu Nghị - HP
Nippon
Thissen
Nhật Bản
CH Pháp
600
600
12
12
18
Bộ tư pháp
Nippon
Nhật Bản
750
8
...
Danh sách những cổng điện tự hành do Meco chế tạo lắp đặt
và bảo trì thường xuyên
No
Đơn vị sử dụng và địa chỉ
Số lượng
1
Toà soạn báo Nhân dân - Hàng trống - Hà Nội
1
2
Văn phòng Quốc Hội 35 - Ngô Quyền - HàNội
2
3
Cục đầu tư phát triển Nông nghiệp Lạc Trung - HN
1
4
Khách sạn Hồng Hà - Cầu Diễn - Hà Nội
1
5
Khu biệt thự Hồ Tây - Quảng Bá - Hà Nội
1
6
Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
2
7
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - 24 Quang Trung - Hà Nội
2
8
Bộ Giáo dục và Đào tạo Đại Cồ Việt - Hà Nội
1
9
Cục tiêu chuẩn đo lường Quân đội - Nghĩa Đô - Hà Nội
1
10
Trung tâm y tế - Công ty Than 3 - Hà Nội
1
11
Nhà khách TW Đảng(Khách sạn Tây Hồ) - Hà Nội
1
12
Trường cán bộ lao động - Từ Liêm - Hà Nội
1
13
Trường Cao đẳng sư phạm - Hà Nội
1
14
Ban tổ choc cán bộ chính phủ - 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm
1
15
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - Cơ sở 2
1
...
1.4/. Năng lực hiện có về máy móc ,thiết bị, nhân lực, khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty Meco.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước như hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề cần thiết, đặc biệt đó là các khu công nghiệp các nhà cao tầng như khu chung cư, nhà hàng, khách sạn... do đó yêu cầu cần có các thiết bị, phương tiện đi lại trang bị cho các công trình này là một vấn đề tất yếu. Công ty TNHH Cơ Điện XD được thành lập nhằm đáp ứng một phần yêu câu trên .
Hoạt động cơ bản của công ty đó là kinh doanh thông qua việc nhập các thiết bị máy móc từ các nước trên thế giới cũng như trong khu vực mà chủ yếu là các thang máy, thang cuốn phục vụ chở người từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Sau đó tuỳ theo hợp đồng công ty sẽ tiến hành lắp đặt theo đúng yêu cầu của khách hàng. Sau quá trình lắp đặt công trình sẽ được kiểm định bàn giao.
Một lĩnh vực hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn, đem lại lợi nhuận đáng kể cho công ty và duy trì hoạt động của công ty đó là quá trình bảo dưỡng thang máy, thang cuốn.
Tóm lại hiện công ty luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về thang máy với giá cả hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất. Cụ thể:
Lắp đặt và hiệu chỉnh loại thang máy nhập ngoại của các hãng trên thế giới hoặc do Công ty chế tạo.
Bảo trì, sửa chữa và hiện đại hoá các loại thang máy.
Tư vấn, cung cấp thông tin về số liệu thang máy của các nước trên thế giới để lựa chọn thang phù hợp hiệu quả cho các công trình.
Thiết kế kiến trúc, móng, kết cấu… hố thang phù hợp cho lắp đặt.
Xử lý, cải tạo hố thang máy đã xây phi tiêu chuẩn hoặc xây mới.
Kinh nghiệm trang bị, lắp đặt thang máy cho các khách sạn mini và nhà ở tư nhân.
Cổng điện có điều khiển bằng nút ấn hoặc điều khiển từ xa.
Cửa tự động - Là đại lý độc quyền của Hãng FUSO Dream - Nhật Bản.
Dịch vụ các loại máy và thiết bị xây dựng, giao thông.
Hệ thống điện chiếu sáng, điện động lực.
Lắp đặt và bảo trì hệ thống điều hoà nhiệt độ.
MECo. bảo trì tất cả những sản phẩm do Công ty trang bị và lắp đặt hoặc do các đơn vị khác lắp đặt. Tại Hà Nội, trong vòng một tiếng đồng hồ kể từ khi nhận được thông tin có sự cố, nhân viên của MECo sẽ có mặt tại hiện trường để xử lý kịp thời.
1.5/.Phương pháp tổ chức lắp đặt bảo quản, vận chuyển bảo dưỡng sửa chữa thang máy.
Có nhiều phương pháp lắp đặt thang máy như dựng dàn giáo, dựng khung sàn cabin…Tùy theo khả năng của tổ chức, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thiết bị thi công của đơn vị và điều kiện thực tế của giếng thang của công trình mà đưa ra những phương pháp lắp đặt hợp lý. Tất cả các chỗ lắp thang máy mà em vừa thực tập đều áp dụng thi công thang máy bằng phương pháp dùng ngay khung ca bin của thang máy thay cho các loại giàn giáo. Hiệu quả của việc thi công như vậy là rất cao, và rất an toàn. Toàn bộ công việc lắp đặt bao gồm những nội dung sau:
Công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt;
Vận chuyển bộ tời kéo và các bộ phận của thang máy;
Lắp ray dẫn hướng;
Lắp khung sàn cabin, cáp nâng và đối trọng;
Lắp bộ hạn chế tốc độ và bộ hãm an toàn cabin;
Lắp cửa tầng, hộp nút gọi tầng, hộp báo tín hiệu và chiều chuyển động của cabin.
Lắp vách, trần cabin, đối trọng và các bộ phận trong cụm;
Lắp giảm chấn
Rải dây cáp điện, cáp cân bằng.
II. Những vấn đề về thang máy
Tuỳ theo kết cấu của từng toà nhà, tuỳ mục đích sử dụng cũng như là yêu cầu của khách hàng hay là thị trường thang máy mà ta có thể chọn các thang máy khác nhau .Tuy nhiên có một số căn cứ chung như sau :
-Số tầng nhà thang máy cần phục vụ.
-Khoảng cách sàn giữa các tầng.
-Vị trí, mục đích sử dụng của toà nhà.
-Số người thang máy phục vụ.
-Một số yêu cầu chung nếu có như thang máy dùng cho cả người tàn tật
Tuỳ theo đó mà ta chọn loại tháng máy trên thị trường với giá thích hợp và phù hợp các thông số kỹ thuật như:
+Tải trọng định mức
+ Tốc độ định mức
+Kích thước hình học của cabin
+Một số thông số khác như là độ thông gió , độ sáng
Ngoài ra khi chọn thang máy còn phải chú ý đến tính thẩm mỹ , phù hợp kết cấu chung cuả công trình .
Hiện nay công ty chủ yếu nhập các loại thang máy từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay là liên doanh giữa các nước như Nhật Bản và Đài Loan... có tải trọng 600 ,900 Kg,với tốc độ 60 m/ph, công suất của động cơ khoảng 5.5 Kw, cửa lùa về hai phía, đối trọng treo phía sau, diện tích là 1400x1400 mmxmm .
*Số liệu thực tế thu thập được sau khi đi thực tập :
+Tại công ty Phát Triến Xây Dựng và Xuất nhập Khấu Sông Hông đang dược công ty Cơ Điên XD lắp loại thang được nhập khấu từ Nhật Bản có một số thông số kỹ thuật như sau:
Tải trong 600Kg
Tốc độ 60 m/Ph
Công suất động cơ 4,5 Kw
Loại đối trọng phía sau và cửa mở giữa lùa về hai phía
Dẫn động ca bin bằng động cơ có hộp giảm tốc 3 cấp .
+Tại VP Bank là loại thang lớn hơn :
Tải trong 900 Kg
Tốc độ 60 m/Ph
Công suất động cơ 5,5 Kw
+Tại khách sạn Kim Liên có các loại thang máy nhập từ Nhật Bản và Hàn Quốc .Loại do Nhật sản xuất thường là bộ truyền bánh răng còn loại do Hàn Quốc sản xuất lại thường là bộ truyền trục vít . Do vậy loại do Hàn Quốc sản xuất thường nhỏ gọn ,bộ tủ điện điều khiển cũng gọn hơn .
2.1/. Quy trình lắp đặt một chiếc thang máy cụ thể.
2.1.1 Các bước chuẩn bị trước khi lắp đặt thang máy.
Quy trình lắp đặt thang máy là thứ tự của quá trình tổ hợp các chi tiết và bộ phận của thang máy đó được chế tạo trong giếng thang của công trình. Quá trình lắp đặt thang máy phải tuân theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy.
Quá trình lắp dựng một thang máy nói chung và thang máy chở người nói riêng đều theo quy trình như sau :
Sau khi các thiết bị được nhập về sẽ được cất giữ trong kho niêm phong cẩn thận , khi đến ngày bắt đầu thi công sẽ được mở kho cất giữ (khi xếp kho các thiết bị cũng cần chú ý đến điều kiện thi công sau nay thí dụ như là các chi tiết nào lắp trước thì nên để ở bên trên ,chi tiết dài thì đầu nào đi trước thì nên để đầu đó ra ngoài ,cần tránh gây biến dạng cong các chi tiết).
Trước khi lắp đặt thang máy thì cần có công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt. Mục đích kiểm tra giếng thang là để khẳng định sự phù hợp của các thông số hình học thực tế đo được so với các kích thước ghi trong bản vẽ lắp đặt của nhà chế tạo. Nếu chưa phù hợp thì phải có biện pháp xử lý trước khi tiến hành công việc lắp đặt. Phải đảm bảo tốt các quá trình kiểm tra và chuẩn bị để đảm bảo quá trình lắp đặt thang máy được thuận lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng cho thiết bị sau lắp đặt.
Tất cả các thang máy mà em đã được tham quan thực tập đều đã có kích thước tương đối hoàn chỉnh, chỉ phải chỉnh sửa chút ít. Công tác chuẩn bị bao gồm:
Kích thước thông thuỷ của giếng thang.
Độ thẳng đứng của giếng thang.. Sai số phải nằm trong phạm vi cho phép. Nếu có những chỗ nhô ra quá quy định , bắt buộc phải loại trừ để đạt được kích thước theo thiết kế, mới được phép bắt đầu công việc lắp đặt.
Kích thước đáy giếng thang sau khi đã chống thấm, khả năng chịu tải của đáy giếng
Kích thước đỉnh giếng thang
Cốt từng sàn tầng sau khi đã hoàn thiện phần xây dựng.
Kích thước thông thuỷ của các tầng, chú ý vị trí của các cửa theo phương thẳng đứng và độ đồng tâm của cửa tầng.
Vị trí dầm để gá bản mã ray cabin và đối trọng.
Kích thước thông thuỷ buồng đặt máy. Nếu buồng máy đặt ở trên giếng thang cần phải chú ý vị trí tương đối giữa giếng thang và buồng đặt máy.
Kiểm tra sàn và dầm chịu lực. Chỉ được phép dưa thiết bị và vật tư vào thi công và lắp đặt khi sàn và dầm đã đủ chịu tải theo thiết kế.
Kiểm tra cửa ra vào(phải có khoá), cửa sổ, quạt hút gió hoặc điều hoà.
Kiểm tra khả năng chống thấm, dột do nước mưa.
Kiểm tra các lỗ kỹ thuật để theo thiết kế.
Kiểm tra lối lên buồng đặt máy phù hợp với TCVN
Kiểm tra vị trí cấp điện nguồn và điện chiếu sáng, các thiết bị đóng ngắt điện
Đo và kiểm tra kích thước dây dẫn của điện nguồn.
Đo và kiểm tra điện áp giữa các pha.
Đo và kiểm tra tiếp địa dùng riêng cho thang máy.
Sau khi đã đo và kiểm tra tất cả các phần đã nêu ở trên, các bên tham gia xác nhận và cùng ký vào biên bản bàn giao giếng thang cho bên lắp đặt.
2.1.2 Trình tự lắp dựng thang máy
Khi hố thang đã đảm bảo ta tiến hành lắp đặt thang, các bước tiến hành như sau:
-Kéo tời lên cao và lắp đặt
-Treo dây dọi
-Lắp ray đoạn 1
-Lắp dầm dưới
-Lắp sàn cabin
-Lắp hai dầm bên
-Lắp dầm trên
-Lắp các đoạn ray tiếp theo cho tơi hết
-Lắp đối trọng
-Mắc cáp và cố định đầu cáp
-Lắp hệ thống dây điện
-Lắp cơ cấu đóng mở cưa tầng
-Lắp cửa tầng
-Lắp cơ cấu đóng mở cửa cabin
-Lắp cửa cabin
-Đấu điện
-Kiểm định
Cụ thể như sau:
+. Vận chuyển bộ tời và vật tư thiết bị lên buồng thang
Do chiều cao nâng lớn do đó phải ding tời điện hoặc palăng điện để kéo bộ tời kéo và vật tư thiết bị lên buồng thang.
+. Làm bảng dọi:
Theo kích thước bản ve thiết kế để xác định vị trí khoan lỗ vít trên vách giếng thang lắp bản mã cố định ray dẫn hướng cabin và đối trong, xác định khoảng cách giữa tam ray cabin và ray đối trọng, khoảng cách giữa tâm ray và mép vách giếng thang...
Từ đây bảng dọi đã được căng chỉnh và định các kích thước và được treo dưới sàn buồng máy. Các dây dọi được thả xuống đáy giếng thước chuẩn thang, sau khi giếng thang đã căn chỉnh các kích thước thì các dây dọi được cố định vào khung đặt dưới.
+ Lắp cửa tầng:
Lắp cửa tầng trước sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt, cửa tầng được lắp đặt từ tầng trên cùng đến tầng thấp nhất. Thứ tự để lắp cửa tầng như sau:
. Lắp ngưỡng cửa tầng.
.Lắp bo cửa tầng.
. Lắp đầu cửa tầng.
. Lắp cánh cửa tầng.
+ Lắp ray dẫn hướng và cabin đối trọng:
. Xác định vị trí và khoan lỗ trên vách giếng thang để lắp bulông nở
. Lắp bản mã cố định ray dẫn hướng.
. Vận chuyển ray vào giếng thang
. Lắp ray
+Lắp cụm đối trọng:
. Dùng gỗ kê dầm dưới khung đối trọng cao bằng mặt sàn tầng trot, khung đối trọng được vận chuyển vào vị trí lắp đặt trong giếng thang bằng tời điện.
. Lắp khung đối trọng
. Lắp con lăn dẫn hướng
. Lắp quả đối trọng vào khung đối trọng
+Lắp cụm cabin
. Làm dàn giáo ngang với mặt sàn tầng trot để kê sàn cabin và khung cabin
. Đặt dầm dưới đỡ sàn cabin vào vị trí trên dàn giáo và căn chỉnh sơ bộ
. Lắp gióng khung cabin
. Lắp dầm trên
. Lắp con lăn dẫn hướng
Lắp sàn ca bin và ngưỡng cửa cabin
.Lắp thanh giằng
. Lắp vách cabin
. Lắp trần cabin
. Lắp bảng điều khiển, quạt, đèn
+Lắp dầm đỡ bộ tời kéo
. Theo kích thước bản vẽ và vị trí cố định dầm theo bảng doi, khoan lỗ lắp bulông nở để cố định dầm chính
. Lắp các dầm còn lại
+Lắp bộ tời kéo:
. Lắp puli ma sát vào hộp giảm tốc, lắp khớp nối, động cơ, phanh.
. Theo dây dọi và vị trí đặt bộ tời, tiến hành tời bộ tời lên vị trí đặt trên dầm, căn chỉnh khoảng cách và cố định bộ tời.
. Lắp puly đổi hướng cáp
+Lắp cáp nâng
. dùng tời điện nâng cabin lên tới sàn tầng trên cùng và cố định cabin ở vị trí an toàn, đối trọng được đặt ở tầng trệt
. Đo chiều dài cáp cần thiết sau khi đã vắt qua puly ma sát
. Cắt cáp
. Cố định đầu cáp vào bộ căng cáp
. Lắp bộ căng cáp vào khung cabin và khung đối trọng
+Lắp bộ hạm chế tốc độ
. Theo bản vẽ thiết kế xác định khoảng cách giữa tâm cáp và tâm ray để xác định tâm lỗ xuyên cáp trên sàn buồng máy
. Lắp đế và bộ hạn chế tốc độ vào vị trí
. Lắp thiết bị căng cáp vào ray dẫn hướng cabin
. Đo chiều dài dây cáp và cố định cáp vào thanh kéo lắp trên khung cabin
+Lắp cáp của hệ thống cân bằng
. Xác định chiều dài của cáp, cố định cáp vào đầu chốt
. Lắp chốt kẹp đầu cáp vào khung đối trọng và khung cabin
. Lắp thiết bị căng cáp hệ thống cân bằng
+Rải cáp điện
. Xác định vị trí cố định dây đuôi trung gian ở trong giếng thang
. Cố định đầu trên dây đuôi tại vị trí dưới sàn tầng buồng máy
. Cố định dây đuôi dưới đáy sàn cabin
Lắp đặt các phần khác : Tiến hành lắp đặt theo thiết kế các bộ phận còn lại như công tắc hạnchế hành trình, công tắc dừng tầng, đi dây..Lắp đặt tủ điều khiển trong buồng máy và trên nóc cabin ,tiến hành đấu điện theo thiết kế.
Hệ thống treo kiểu lò xo:
*Bảo dưỡng và kiểm tra thang máy
Sau khi lắp dựng xong thang máy sẽ có quá trình chạy thử (giai đoạn bảo hành) .Sau giai đoạn bảo hành nếu có hợp đồng giữa công ty và khách hàng bảo dưỡng thang thì quá trình bảo dưỡng được tiến hành. Tuy nhiên những thang máy hay thang cuốn không phải là của công ty lắp đặt nhưng nếu khách hàng có nhu cầu thì công ty cũng ký hợp đồng bảo dưỡng .
Những thang đã được ký hợp đồng thì công ty sẽ tiến hành bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ (Thời gian bảo dưỡng do nhà chế tạo hoặc do ngành ,bộ quy định) .
Sơ đồ kiểm tra thang máy.
Mở máy
Vào trong cabin, đi lên,
xuống để kiểm tra
Các hiện tượng
khác thường
Cho thang hoạt động
Dừng thang
Xử lý sự cố
Dịch vụ sửa chữa
(Đơn vị bảo trì)
Không
Được
Không được
*Cấu tạo một số chi tiết và cách lắp ghép chúng.
Trong quá trìng thực tập,chúng em được tiếp xúc nhiều loại thang máy do để trình bày hết tất cả những loại đó thì rất khó khăn. Sau đây em xin trình bày nguyên lý cấu tạo chung của một số chi tiết cơ bản ,đơn giản .
1,Ray dẫn hướng
Ray dẫn hướng có tác dụng dẫn hướng cho ca bin và đối trọng,thường được cấu tạo dạng tiết diện chữ T .Khi làm việc chúng được bôi trơn bôi dầu qua bấc thấm để làm giảm ma sát giữa ray với bạc trượt.
Ray dẫn hướng và cách nối ray
Mỗi thanh có chiều dài 5m ,khi làm việc 2 thanh liên tiếp nhau được liên kết với nhau bằng 1 bản mã và 4 bu lông .Vì vậy tuỳ theo chiều cao của toà nhà mà số thanh ray có thể khác nhau .
Khi làm việc ray có thể được liên kết với công trình qua cặp bản mã ,bản mã liên kết với công trình bằng bu lông nở ,bản mã
liên kết với ray bằng kẹp ray,còn các bản mã liên kết với nhau có thế bằng bu lông hoặc hàn.
Thông thường hàn thì sẽ tiết kiệm được vật liệu hơn dùng bulông nên hay được dùng hơn .
Khoảng cách giữa các kẹp ray: 4 kẹp dưới cùng là 1500mm ,còn các kẹp tiếp theo là cứ 2000 mm.
Liên kết ray với công trình
2,Sàn ca bin .
Sàn ca bin được đặt lên dầm dưới và liên kết với dầm dưới bằng bu lông .Nó có chức năng là sàn đứng cho người và đồng thời là bộ phận có cơ cấu giới hạn về tải trọng .
Sàn cabin được cấu tạo thành hai phần :Phần dưới và phần trên, hai phần liên kết với nhau bằng 4 chi tiết đàn hồi, trong 4 chi tiết đàn hồi đó có cơ cấu giới hạn tải trọng: khi tải trọng nằm trong.
dưới hạn cho phép chi tiết đàn hồi chưa bị nén đến giới hạn nên thang máy vẫn làm vịêc bình thường ,khi tải quá giới hạn cho phép chi tiết đàn hồi bị biến dạng tới hạn ,làm cho tiếp điểm điện tác đông ,khi đó mạch điện sẽ bị ngắt làm thang máy ở trạng thái dừng ,bắt buộc phải giảm tái thì thang mới hoạt động .
Sàn ca bin
3,Cơ cấu đóng mở cửa tầng và cửa tầng .
Khung của cơ cấu đóng mở cửa tầng được cố định với giếng thang và phần động được dẫn động bởi con dao gắn liền với cửa cabin .
Mỗi cơ cấu đóng mở cửa tầng có 2 xe con được nối liên động với nhau và di chuyển dọc theo thanh dẫn hướng bằng con lăn ,trên mỗi xe có các lỗ để vặn các bu lông liên kết với các cửa tầng tương ứng .
Cửa tầng được làm bằng thép tấm ,phía trên được treo với xe con còn phía dưới được dẫn hướng bằng thanh dẫn hướng (thanh này được cố định với giếng thang qua các bản mã) .
Thanh dẫn hướng phía dưới cửa tầng
Cơ cấu đóng mở cửa tầng:
4,Cơ cấu đóng mở cửa ca bin .
Cơ cấu đóng mở cửa ca bin cũng gồm phần động và phần tĩnh:Phần tĩnh gồm khung và thanh dẫn hướng được liên kết tĩnh với cabin. Phần động gồm có 2 xe con được dẫn động bằng động cơ điện thông qua bộ truyền xích hoặc bộ truyền đai cáp và hệ thống cánh tay đòn cùng quá nặng.Hai xe con được nối liền với cửa ca bin bằng các bu lôngvà dẫn động cho cửa ca bin .
Động cơ dẫn động có thể đảo chiều quay để có thế dẫn dộng đóng mở cửa ca bin.
Trên phần động của cơ cấu có vật nặng giúp cho việc đóng mở cửa được khít dựa trên nguyên lý lực quán tính : Khi cửa đóng mở gần hết thì động cơ ngừng hoạt động và nhờ lực quán tính gây ra các cánh tay đòn vẫn tiếp tục chuyển động để có thể đóng mở hết cửa mà vẫn an toàn cho động cơ và bộ truyền .
Sơ đồ nguyên lý có thể mô tả như hình vẽ sau :
Cơ cấu đóng mở cửa cabin:
Ngoài ra trên cơ cấu mở cửa còn bố trí con dao để dẫn động cửa tầng .Để đảm bảo cho khi cửa đã đóng thì dao không ăn vào cửa tầng nữa thì dao được gắn với một cơ cấu cam dẫn dộng qua hệ thống tay đòn .
5,Cơ cấu giới hạn tốc độ .
Cơ cấu giới hạn tốc độ là bộ phận có tác dụng đảm bảo an toàn cho thang và người sử dụng khi có sự cố xảy ra về tốc độ.
Nguyên lý cấu tạo của cơ cấu gồm có :
Cơ cấu quả văng lệch tâm: Gồm khung và 2 quá nặng lệch tâm, chi tiết kẹp cáp và các tiếp tay gạt cùng tiếp điểm điện .
Cáp :Thường dùng là cáp f12 .
Quả nặng treo ở dưới dùng tạo ra lực căng cáp .
Cơ cấu giới hạn tốc độ
Nguyên lý hoạt động của nó có thế hiểu như sau: Cơ cấu giới hạn tốc độ được nối liên động với ca bin. Bình thường ca bin chuyển động sẽ kéo cơ cấu giới hạn tốc độ chuyển động theo, nhưng khi có sự cố nào đó chắng hạn như là đứt cáp dẫn động hay là mất điện chẳng hạn thì ca bin sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn bình thường. Khi đó nếu tốc độ vượt quá giá trị cho phép (tùy theo nhà chế tạo) thì các quá nặng lệch tâm ở trên sẽ văng ra và tác động vào cơ cấu hãm cáp của cơ cấu này (tuỳ hãng sản xuất có thế khác nhau) làm cho cáp của cơ cấu an toàn dừng lại đồng thời ngắt điện cả hệ thống thông qua tiếp điểm. Mặt khác khi cáp dừng thì sẽ tác động vào cánh tay đòn ở ca bin làm cho cơ cấu phanh dạng nêm hoạt động kẹp chặt vào ray làm cho ca bin đứng yên chờ người cứu hộ xử lý .
Việc xử lý sự cố trên có thế được tiến hành bằng cơ cấu dẫn động phụ như là nguồn điện bằng ăcquy (nếu có, thường dùng cho thang tải lớn hoặc các thang quan trọng) hoặc là dẫn động bằng tay quay ở trục động cơ (thang loại nhỏ ,hay dùng) .
2.2 Giới thiệu về thang cuốn
Thang máy và thang cuốn đều là những thiết bị vận chuyển người theo chiều cao :Thang máy thường dùng ở các nhà cao tầng và có diện tích lắp đặt thang không lớn như là các khu chung cư, các nhà cao ốc .Thang cuốn lại thường dùng cho những toà nhà có diễn tích lớn và thường là không cao lắm như ở các siêu thị , các khách sạn lớn hay ở các trung tâm hội chợ .
Thang máy hoạt động theo chu kỳ lặp lại còn thang cuốn hoạt động liên tục. Do đó thang cuốn chủ yếu là dùng ở các nơi đông người, lưu lượng người đi lại lớn .
1,Nguyên lý cấu tạo của thang cuốn .
Hiện nay thang cuốn có cấu tạo rất đa dang, nhiều chủng loại nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có các bộ phận chính như sau:
-Hệ thống tời kéo:Động cơ ,hộp giảm tốc ,thang cuốn
-Hệ thống ray dẫn hướng:Các ray xiên và ray nằm ngang
-Hệ thống các bậc thang
-Hệ thống điều khiển
-Hệ thống các tay vin
2,Nguyên lý hoạt động .
Động cơ hoạt động dẫn động thông qua hộp giảm tốc tới trục ra với tốc độ cần thiết dẫn động cho tang chủ động quay, dẫn dộng cho các bậc thang chuyển động .
Do đặc điểm cấu tạo của ray mà :ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC036.doc