LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HANVICO 1
I, Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1
II, Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: 3
III, Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuât kinh doanh. 3
IV. Đặc điểm và cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HANVICO 5
I, Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty; 5
1, Hình thức tổ chức, công tác kế toán: 5
2, Tổ chức bộ máy kế toán:( Sơ đồ 04) 5
II.Các chính sách kế toán tại công ty: 5
III, Một số phương pháp kế toán chủ yếu tại công ty: 6
1, Kế toán TSCĐ 6
1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định 6
1.2 Đánh giá TSCĐ: 6
1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ: 7
1.4 Phương pháp kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ: 7
2. Kế toán NVL, CCDC: 8
2.1 Đặc điểm, phân loại NVL, CCDC 8
2.2 Đánh giá NVL, CCDC: 9
2.3 Kế toán chi tiết NVL,CCDC: 9
2.4 Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL,CCDC: 9
3. Kế toán tiền lương va các khoản trích theo lương: 10
3.1 Kế toán tiền lương: 10
3.2 Kế toán các khoản trích theo lương: 11
4, Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành: 11
4.1 Kế toán CPXS: 11
4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 14
4.3 Phương pháp tnh giá thành: 15
5, Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: 15
5.1 Kế toán bán hàng: 15
5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 16
5.3 Kế toán giá vốn hàng bán: 16
5.4 Kế toán chi phí bán hàng: 16
5.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 17
CHƯƠNG III: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 18
I. Thu hoạch 18
II . Nhận xét 18
1. Ưu điểm 18
2.Tồn tại 19
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
49 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Hanvico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty;
1, Hình thức tổ chức, công tác kế toán:
Tổ chức kế toán của công ty theo hình thức kế toán tập trung, xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý va quy mô của công ty.
2, Tổ chức bộ máy kế toán:( Sơ đồ 04)
+ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát công việc của các kế toán viên, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo cuối kỳ.
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền cho công ty, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu chi tiền mặt theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày.
+ Các kế toán viên khác thực hiện các phần hành như: Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Kế toán nguyên vật liệu (NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC),Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX), tính giá thành sản phẩm,Kế toán tài sản cố định (TSCĐ), Kế toán tiền lương, Kế toán tiêu thụ thành phẩm và công nợ với khách hàng.
II.Các chính sách kế toán tại công ty:
1, Chế độ kế toán: Công ty áp dông chÕ ®é kÕ to¸n Doanh nghiÖp ViÖt Nam cña Bé tµi chÝnh ban hµnh theo quyÕt ®Þnh sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006.
2, Hình thức kế toán: Hệ thống kế toán của công ty được tiến hành theo hình thức nhật ký chung. Hằng ngày căn cứ vào chứng từ hợp lệ, kế toán lập định khoản và ghi sổ nhật ký chung theo thời gian phát sinh và định khoản. Sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản và các sổ khác có liên quan theo trình tự như sau(sơ đồ 05)
3, Niên độ kế toán : Áp dung niên độ kế toán là một năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm.
4, Kỳ kế toán: là một tháng.
5, Đơn vị tiền tệ: Đồng tiền sử dụng trong ghi chép là đồng tiền Việt Nam(VNĐ)
6, Phương pháp kế toán tổng hợp HTK: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
7, Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế
8, Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
9, Phương pháp tính giá trị vốn thực tế hàng xuất kho: theo phương pháp tính giá thực tế đích danh.
10, Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán,
III, Một số phương pháp kế toán chủ yếu tại công ty:
1, Kế toán TSCĐ
1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định
- Là doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực sản xuất hàng chăn, gối, đệm nên TSCĐ của công ty có giá trị lớn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. giá trị của TSCĐ giản dần khi tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng về mặt hình thái nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
- Công ty đã phân TSCĐ thành hai loại theo hình thái biểu hiện của nó: TSCĐ hũu hình và TSCĐ vô hình(theo đúng tiêu chuẩn 03 va 04)
1.2 Đánh giá TSCĐ:
- Tài sản cố định được đánh gía theo nguyên giá(NG) và giá trị còn lại.
- Nguyên giá TSCĐ của công ty do mua sắm được xác định:
NG TSCĐ = Giá mua thưc tế + Các khoản thuế + Chi Phí liên quan
(đã trừ CKTH,GG) không đựơc hòan lại trực tiếp khác
- Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại của = NG TSCĐ - Số khấu hao lũy kế
TSCĐ
Trường hợp nguyên giá TSCĐ bị đánh giá lại thì giá trị còn lại được xác định như sau:
Giá trị còn lại của Giá trị còn lại Giá trị đánh giá lại TSCĐ
TSCĐ sau khi = của TSCĐ x
Đánh giá lại đánh giá lại NG TSCĐ
1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ:
- Kế toán công ty mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng xí nghiệp, kho để theo dõi tình trạng tăng, giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở chứng từ gốc.
- Kế toán công ty sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty.
Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là: Biên bản giao nhận, biên bản đánh giá lại, biên bản thanh lý, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu liên quan. Thẻ được lưu trong suốt quá trình sử dụng
1.4 Phương pháp kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ:
a, Chứng từ kế toán sử dụng: Hợp đồng mua bán TSCĐ, hoá đơn GTGT,phiéu chi, biên bản thanh lý TSCĐ..
b, TK kế toán sử dụng: TK 211”Giá mua chưa thuế GTGT”
c, Phương pháp kế toán: ( sơ đồ 06)
Ví dụ 1: (Tăng TSCĐ) ngày 20/7/2007 công ty mua một số máy may vơí giá chưa thuế 300 triệu.TS 10%(khấu trừ), chi phí lắp đặt chạy thử 5 triệu tiền mặt. Trích từ quỹ đầu tư 200 triêụ phần còn lại trích từ quỹ phúc lợi.
Kế toán hạch toán: (đơn vị : triệu đồng)
BT1: Ghi tăng nguyên giá:
Nợ TK 211: 300
Nợ TK 1331: 30
Có TK 111: 5
Có TK 331: 330
BT2: Kết chuyển nguồn vốn
Nợ TK 414: 200
Nợ TK 4312: 105
Có TK 411: 305
Ví dụ 2: (Giảm TSCĐ) Ngày 15/1/2008 công ty thanh lý xe tai nhẹ NG 250.000.000đ hao mòn luỹ kế la 220.000.000đ chi phí thanh lý hết 2.000.000đ bằng tiền mặt(chưa tính 5% thuế VAT) số tiền thu từ thanh lý là 20.000.000đ thu bằng tiền mặt, đã nộp thuế VAT 10%.
Kế toán hạch toán:
BT1: Phản ánh NG
Nợ TK 241: 220.000.000đ
Nợ TK 811: 30.000.000đ
Có TK 211: 250.000.000đ
BT2: Chi phí thanh lý
Nợ TK 811: 2.000.000đ
Nợ TK 1331: 100.000đ
Có TK 111: 2.100.000đ
BT3: Phản ánh thu nhập
Nợ TK 111: 22.000.000đ
Có Tk 711: 20.000.000đ
Có TK 3311: 2.000.000đ
2. Kế toán NVL, CCDC:
2.1 Đặc điểm, phân loại NVL, CCDC
* Đặc điểm: Do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, bán lẻ tại các đại lý, cửa hàng vì vậy chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú..
* Phân loại: NVL: Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nội dung kinh tế và công dụng của từng thứ vật liệu sản xuất kinh doanh của công ty để phân loại như sau:
+ NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới. Bao gồm các loại NVL như: vải các loại, bông các loại, xơ, mút, thép, chỉ các loại
+ NVL phụ: là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng nhất định. NVL phụ bao gồm: mác, chun, phecmotuya, nhám bông, nhám gai, cataloge, đề can, phiếu
+ Phụ tùng thay thế: Như dây curoa của máy khâu, kim may khâu
+ Phụ liệu: chủ yếu là vải vụn các loại
- CCDC: Bao gồm các CCDC thuấn túy: giấy giác mẫu, một số công cụ đồ nghề
2.2 Đánh giá NVL, CCDC:
Đánh giá NVL, CCDC là biểu hiện bằng tiền của CCDC, NVL đó. Việc xác định giá trị theo những nguyên tắc và tiêu thức nhất định.Công ty đã sử dụng gía trị thực tế để hạch toán.
* Xác định giá trị thực tế NVL,CCDC nhập kho:
Vật tư của công ty chủ yếu là mua ngoài kho, chi phí vận chuyển lớn thường do bên bán chịu nên cộng luôn vào giá mua của vật tư. Như vậy giá trị của vật tư mua ngoài chính là giá ghi trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT)
* Xác định trị giá thực tế NVL,CCDC xuất kho:
Tại công ty, kế toán định giá NVL xuất kho theo giá thực tế đích danh.Có nghĩa là giá thực tế vật tư xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế của vật liệu nhập kho theo từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần xuất.
Giá thực tế = Số lượng vật tư x Đơn giá thực tế
vật tư xuất kho xuất kho vật tư xuất nhập kho
Ví Dụ: Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ là 145 mét vải
Tồn đầu kì 12.300 mét = 186.720.000 đồng
Nhập trong kì 800 mét = 12.400.000 đồng
Đơn giá bình quân = 152.000 đồng
Giá thực tế vật liệu xuất dùng = 145 x 152.000 = 22.040.000 đồng
Việc tính toán đơn giá bình quân và giá trị thực tế vật liệu xuất kho được thực hiện ngoài hệ thống sổ sách.
2.3 Kế toán chi tiết NVL,CCDC:
Những chứng từ kế toán sử dụng tại công ty trong nghiệp vụ này gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT (bên bán giao).
Công ty lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC là phương pháp ghi thẻ song song( Sơ đồ 07)
2.4 Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL,CCDC:
a, Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT (bên bán giao).
b, TK kế toán sử dụng: TK 152”NVL”;153”CCDC”
c, Phương phát hạch toán: (sơ đồ 08)
Ví dụ1: Nhập kho nguyên liệu 1 lô hàng bông chưa thuế 50 triệu ,thuế 10% theo phương pháp khấu trừ, công ty mới thanh toán một nửa cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng.Chi phí vận chuyển 1 triệu đồng bằng tiền mặt.
Kế toán hạch toán : (Đơn vị triệu đồng)
Nợ TK 152 : 51
Nợ TK 1331 : 5
Có TK 111: 1
Có TK 112: 27,5
Có TK 331: 27,5
Ví dụ 2: (NVL xuất dùng cho sản xuất) Ngày 15/2/2008 đơn vị xuất NVL cho xương sản xuất đệm bông PE trị giá 15.000.000đ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 621: 15.000.000đ
Có TK 152: 15.000.000đ
3. Kế toán tiền lương va các khoản trích theo lương:
3.1 Kế toán tiền lương:
a, Hình thức trả lương và các khoản trích theo lương:
Hiện nay, công ty đang áp dụng trả lương theo sản phẩm đối với CNSX Kế toán tiền lương thực hiện tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
- LCB/Ngày = Bậc lương x 540/26
- Lương SP = Số SP x Đơn giá
- Lương chủ nhật (CN) = lương SP/NC x CN
- Lương TG(50%) = lương SP : [ NC x 8 + LTG(50%)] x LTG(50%) x 50%
- Lương ngày lễ = Số ngày lễ LCB x LCB/ngày
- Bên cạnh đó còn có các khoản phụ cấp, trợ cấp khác..
b, Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công.(bảng 09A), bảng thanh toán tiền lương(bảng 09B)
c, TK kế toán sử dụng:
- TK 334: “phải trả công nhân viên”
- TK 338: “ phải trả phải nộp khác”
d, Phương pháp kế toán: (Sơ đồ 09C)
3.2 Kế toán các khoản trích theo lương:
a, Nội dung các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lương của CNV bao gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ. Theo quy định hiện hành, các khoản trích theo lương phải nộp là 25% trong đó 19% là tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí SXKD và 6% do CNV đóng góp, khấu trừ ngay vào lương khi tính lương cho CNV.
B, TK kế toán sử dụng: TK 338”Các khoản trích theo lương”
C, Phương pháp hạch toán: (Sơ đồ 09D)
Ví dụ: cuối tháng khi tính lương, các khoản phụ trợ cấp và các khoản khác cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất ( xem phục lục)
- Tiền lương phải trả công nhân sản xuất trực tiếp :
Nợ TK 622: 4.203.707.288
Có TK 334: 4.203.707.288
- Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 622: 550.613.797
Có TK 338: 550.613.797
3382 : 57.959.347
3383 : 434.695.103
3384: 57.959.347
4, Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành:
4.1 Kế toán CPXS:
4.11 Đặc điểm và phân loại CPSX:
Với đặc điểm quy trính khép kín, SX và chế biến liên tục thông qua 5 xí nghiệp. Công ty đã phân loại chi phí sản xuất thành 3 loại: Chi phí NVLTT, Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), Chi phí sản xuất chung.
4.1.2Đối tượng kế toán tập hợp CPXS:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí trong quy trình của công nghệ sản xuất sản phẩm.
4.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX:
4.1.3.1, Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CP NVL TT
a, Nội dung chi phí NVL TT: Là toàn bộ chi phí về NL,VL chính, phụ, nhiên liêu được sữ dụng trực tiếp để SX ra sản phẩn:
b, Chứng từ sử dụng: Hoá đơn mua, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
c, TK kế toán sử dụng: TK 152: NVL
TK 153: CCDC và các TK khác liên quan
d, phương pháp kế toán: (sơ đồ 10)
Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết NVL, Sổ chi tiết CCDC và bảng tổng hợp xuất NVL CCDC, kế toán tiến hành lập” bảng phân bổ NVL-CCDC”( Mẫu biễu 11) vào cuối tháng kế toán ghi “sổ nhật ký chung” theo định khoản:
NVL xuất dùng trong tháng:
Nợ TK 621: 157.800.000
Nợ TK 627: 5.575.000
Có TK: 163.375.000
Trong tháng 7/08 xí nghiệp sản xuất đệm PE trả lại vật tư gia công, kế toán ghi giảm chi phí NVL theo định khoản sau:
Nợ TK 152: 2.540.500
Có TK 621: 2.540.000
Cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành kết chuyển”chi phí NVLTT’’ vào tài khoản tính giá thành, ghi sổ nhật ký chung(Mẩu biểu 12), sau đó ghi vào sổ cái TK 621(Mẫu biểu 13) và các sổ liên quan.
Nợ TK 154: 867.800.000
Có TK 621: 867.800.000
4.132Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
a, Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm:lương chính, lương phụ, phụ cấpcủa nhân công trực tiếp SX sản phẩm.
b,TK kế toán sử dụng:
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 334: phải trả công nhân viên
TK 338: (TK 3382,3383,3384)
c, Chứng từ kế toán sử dụng:Bảng chấm công, Phiếu giao nộp sản phẩm, Bảng thanh toán lương, Bảng tổng hợp năng suất-ngày công
d, Phương pháp kêt toán:(sơ đồ 14)
Ví dụ: Tiền lương phải trả cho cán bộ,công nhân viên:
Nợ TK 622: 627.135.635
Nợ TK 627: 125.897.356
Nợ TK 642: 87.615.350
Có TK 334: 840.648.341
Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 622: 75.392.034
Nợ TK 627: 15.346.115
Nợ TK 642: 14.264.127
Có TK 338: 105.002.276
Sau đó kế toán tổng hợp kết chuyển nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm ghi vào“sổ nhật ký chung”
Nợ TK 154: 702.527.669
Có TK 622: 702.527.669
Cuối tháng, căn cứ vào “Sổ nhật ký chung” kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 622 ( mẫu biểu 15)
4.1.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
a, Nội dung chi phí sản xuất chung: là chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý các hoạt động ở phân xưởng, tổ, đội như chi phí tiên lương,các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xương
b, TK sử dụng: TK 627-CP SXC
c, Phương pháp kế toán: (sơ đồ 16)
Ví dụ: Kế toán căn cứ vào và BHXH để phản ánh tiền lương của cán bộ, nhân viên xí nghiệp vào chi phí sản xuất chung trên sổ nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627
Nợ TK 627: 125.897.357
Có TK 334: 125.897.357
Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 627: 15.346.115
Có TK 338: 15.346.115
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Căn cư vào bảng phân bổ NVL-CCDC dùng cho xí nghiệp, kế toán ghi sổ nghiệp vụ xuất NVL dùng cho quản lý xí nghiệp.
Tháng 7 năm 2008 có 6 máy khâu ở xưởng sản xuất chăn, ga, gối bi hỏng một số phụ tùng. Số phụ tùng thay thế xuất trị giá 5.485.000. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi: Nợ TK 627: 5.480.000
Có TK 152 : 5.480.000
Công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng kế toán ghi:
Nợ TK 627: 3.528.000
Có TK 153: 3.528.000
+ Chi phí khấu hao TSCĐ của đơn vị: Sau khi tính mức khấu hao hang tháng, kế toán tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng có liên quan và lập Bảng Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ(Biễu mẫu 17), sau đó ghi sổ nhật ký chung và sổ chi tiết TK 627 theo định khoản (tháng 7 năm 2008):
Nợ TK 627: 49.487.320
Có TK 241: 49.487.320
+ Phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung: Số liệu đươc kết chuyển và ghi vào Nhật ký chung và Sổ chi tiết TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 154: 154.290.000
Có TK 627: 154.290.000
Cuối cùng căn cứ vào sổ nhật ký chung ở các dòng,cột liên quan đến chi phí SXC, kế toán tổng hợp tiến hành ghi Sổ cái TK 627(Biễu mẫu 18)
4.1.34 Kế toán tổng hợp chi phí SX toàn công ty: Cuối kỳ kế toán căn cứ vào các dòng, các cột trên Sổ nhật ký chung có liên quan đến chi phí SXKD dở dang để ghi Sổ cái TK 154 –Chi phí SXKD dở dang (Biễu mẫu 19)
Nợ TK 154: 1.724.617.669
Có TK 621: 867.800.000
Có TK 622: 702.527.669
Có TK 627: 154.290.000
4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vì chi phí sản phẩm dở dang không đáng kể.
4.3 Phương pháp tnh giá thành:
Như đã trình bày, giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng chỉ tính cho các sản phẩm hoàn thành còn các sản phẩm chưa hoàn thành sẽ được tính giá vào kỳ sau, do không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì nên CPSX dở dang đầu kì và CPSX dở dang cuối kì được xem như bằng không.Theo phương pháp giản đơn:
Tổng Z sp CPSX dở CPSX CPXS dở Các khoản
Hoàn = dang + phát sinh - dang - làm giảm
Thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ chi phí
Tổng Z sp hoàn thành trong kỳ
Z đơn vị sản phẩm =
Số lượng hoàn thành trong kỳ
Toàn bộ sản phẩn hoàn thành sẽ chuyển xuống kho thành phẩm sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu. Nhân viên phụ trách kho sẽ viết giấy xác nhận sản phẩm hoàn thành nhập kho gửi đến phòng kế toán và kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
5, Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
5.1 Kế toán bán hàng:
a, Nội dung doanh thu bán hàng: Doanh thu từ bán sản phẩm chăn ,ga gối đệm
b, Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn bán hàng ( hóa đơn GTGT ), hóa đơn kèm phiếu xuất kho, chứng tứ tính thuế, chứng từ trả tiền, trả hàng
c, Tài khoản sử dụng: TK 511, 512, 515, 521, 531, 333
d, Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng: ( sơ đồ 20)
Ví dụ: Ngày 5/3/2008 công ty giao hàng theo đơn đặt hàng trị giá lô hàng là 150.000.000đ chưa bao gồm thuế GTGT(10%).khách hàng thanh toán bằng tiên gưi ngân hàng.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112: 165.000.000đ
Có TK 511(1):150.000.000đ
Có TK 333(1): 15.000.000đ
5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
a, Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: là CK bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
b, Tài khoản kế toán sử dụng: TK 521, 531, 532
c, Phương pháp kế toán: (Sơ đồ 21)
Ví dụ: Trong lô hàng xuất ngay 5/3/2008 khách hàng phát hiện lô hàng bị lỗi không đúng kích cỡ và trả lại, trị giá 15.000.000đ.Công ty nhận lại lô hàng và ghi nhận nợ, sẽ trả băng sản phẩm sau khi sản xuất xong.
Khách hàng trả lại hàng bán kế toán ghi:
Nợ TK 531:15.000.000đ
Nợ TK 3331: 1.500.000đ
Có TK 131: 16.500.000đ
Giá vốn hàng bị trả lại:
Nợ 155: 12.000.000đ
Có TK 632: 12.000.000đ
5.3 Kế toán giá vốn hàng bán:
a, Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Là giá thành sản xuất thực tế.
b, Tài khoản sử dụng: TK 632 “giá vốn hàng bán” và các TK liên quan như: TK 157, 155, 631
c, Phương pháp kế toán: (sơ đồ 22)
Ví dụ: Ngày 5/2/2008 công ty xuất bán ngay thành phẩm không qua kho, trị giá lô hàng la 10.000.000đ.
kế toán hạch toán:
Nợ TK 632: 10.000.000đ
Có TK 154: 10.000.000đ
5.4 Kế toán chi phí bán hàng:
a, Nội dung chi phí bán hàng: là những chi phí liên quan đến trong quá trình phuc vụ công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm: Chi phí bao bì, bảo quản sản phẩm, thuê cửa hàng
b, Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”. Các TK liên quan như TK 334, 338, 214
c, Phương pháp kế toán: (sơ đồ 23)
Ví dụ: Tổng chi phí bán hàng thực trong kì(2/2008) là 50.000.000đ trong đó chi phí tiền lương trả cho nhân viên là 20.000.000đ.các khoản trích theo lương là 3.800.000đ.chi phí bằng tiền khác là 26.200.000đ.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 641: 50.000.000đ
Có TK 334: 20.000.000đ
Có TK 338: 3.800.000đ
Có TK 111: 26.200.000đ
5.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
a, Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí phát sinh chúng liên quan đến toàn bộ quá trình quản lý hoạt động cuả doanh nghiệp.
b, Tài khoản kế toán sử dụng: TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” và các tài khoản có liên quan như TK 334, 338
c, Phương pháp kế toán: (sơ đồ 24)
Ví dụ: Chi phí QLDN tính cho hàng bán ra tập hợp được cho thang 2/2008 là 39.000.000đ trong đó:chi phí cho lương cán bộ quản lý là 25.000.000đ các khoản trích theo lương là 4.750.000đ,chi phí băng tiền khác là 9.250.000đ.
Kế toán hạch toán: Nợ TK 642: 39.000.000đ
Có TK 334: 25.000.000đ
Có TK 338: 4.750.000đ
Có TK 111: 9.250.000đ
CHƯƠNG III: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
I. Thu hoạch
Qua đợt thực tập tại công ty Hanvico đã giúp em có thêm cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán và những kiến thức đã học. Em nhận thấy môi trường kinh doanh luôn biến động, các tình huống kinh doanh đa dạng, phức tạp, thậm chí là cả những tình huống mà lý luận chưa đề cập. Vì vậy lý luận phải kết hợp với thực tiến, từ đó sinh viên đã được vận dụng kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết các tình huống thực tế đã được học hỏi thêm, chuẩn bị hành trang cho công việc sau khi tốt nghiệp.
II . Nhận xét
1. Ưu điểm
Công ty TNHH Hàn Việt đã trải qua một thời gian tồn tại và phát triển không phải là quá dài, tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung góp phần đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng về nhiệm vụ cũng như đảm bảo được sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty.
Phòng kế toán luôn luôn có sự liên hệ chặt chẽ với các phòng ban khác giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục, thống nhất, tăng hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.
Trong quá trình hoạt động, các nhân viên trong phòng kế toán luôn cập nhật và áp dụng theo những văn bản, quyết định mới nhất về chế độ kế toán. Nhờ đó, công ty luôn theo kịp với những thay đổi của thị trường, không bị lạc hậu so với các doanh nghiệp khác.
Quy trình luân chuyển chứng từ đã được tổ chức tương đối chặt chẽ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận có liên quan, từ Ban giám đốc đến kế toán tổng hợp, kế toán phần hành và các bộ phận sử dụng.
2.Tồn tại
Thứ nhất về công tác kiểm kê được tiến hành tương đối thường xuyên, tuy nhiên việc kiểm kê này thường không có kế hoạch cụ thể, không thành lập đội kiểm kê và không lập biên bản kiểm kê, không có sự đối chiếu một cách cụ thể giữa sổ sách và thực tế mà chỉ dựa vào sự quan sát của ban lãnh đạo.
Thứ hai về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc, hơn nữa do thiếu nhân lực nên có nhân viên phải kiêm nhiều phần hành cùng lúc dẫn đến hiệu quả làm việc giảm sút, nhiều khi có sự chồng chéo công việc. Hiện nay, kế toán trưởng của công ty vẫn kiêm công việc thủ quỹ làm cho công tác quản lý và giám sát tài chính gặp phải nhiều khó khăn.
Thứ ba về sổ sách kế toán: Hiện tại ở công ty Hàn Việt mới chỉ sử dụng Sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp mà chưa mở Sổ chi tiết theo đơn vị và tình trạng sử dụng. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn khi tính toán và lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Thứ tư về tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung ở công ty chưa hợp lý.Tại công ty TNHH HANVICO, khoản chi phí này được tổng hợp thống nhất trên toàn công ty, kế toán giá thành sử dụng số liệu tổng cộng chi phí sản xuất để phân bổ cho tất cả các loại sản phẩm công ty thực hiện trong kì. Điều này không hợp lí vì phát sinh ở các phân xưởng khác nhau thì điều kiện sản xuất và khối lượng chi phí phát sinh khác nhau.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập, học hỏi tại Công ty Hanvico, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán đã giúp em thực hành các nghiệp vụ kế toán và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiến. Nhưng do điều kiện thời gian tìm hiểu và sự hiểu biết còn hạn chế nên trong báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Kế toán để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Thạc sỹ Đỗ Thị Phương và các cán bộ, nhân viên trong phòng Kế toán công ty Hanvico đã giúp em hoàn thành thời gian thực tập này.
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và tạo được sức cạnh tranh trong môi trường như hiện nay, một yêu cầu đặt ra là phải quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả tất cả các nguồn lực. Là một Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chăn, ga gối đệm, Công ty TNHH Hàn Việt đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, Công ty đã chú trọng đến công tác quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày một phát triển. Bộ máy kế toán trong công ty hiện nay đã phát huy được hiêụ quả ,giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc. Đây cũng là một thành công của công ty TNHH Hàn Việt. Chính vì vậy, em đã chọn Công ty làm nơi nghiên cứu, nắm vững cách thức thực hành kế toán trong thực tế.
Nội dung gồm ba phần:
Chương một: Tổng quan về Công ty TNHH Hàn Việt
Chương hai: Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Hàn Việt
Chương ba: Thu hoạch và nhận xét.
Do điều kiện thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếu sót .Em rất mong nhận được ý kiến của các cô chú trong công ty và các thầy cô trong khoa kế toán Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN để em được hoàn chỉnh hơn. Qua bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Đỗ Thị Phương đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sơ đồ 1:
Quy trình sản xuất đệm lò xo PE
May
Hoàn thiện
Bắn bông PE
Bắn khung
Đan lò xo
Lò ủ
Máy rập
Bắn vải
Máy quấn lò xo tự động
Sơ đồ 02:
Mô hình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Công ty
Xưởng sản xuất chăn, ga, gối
Nhà xưởng I
Xưởng sản xuất đệm bông PE
Xưởng sản xuất túi
Xưởng sản xuất đệm lò xo
Xưởng sản xuất kệ giường
Kho Nguyên vật liệu
Nhà xưởng I
Sơ đồ 03:
Bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
khối sản xuất
Giám đốc
khối kinh doanh
Phòng Marketing
Tổng giám đốc
Phòng thiết kế
Phòng
tổ chức hành chính
Giám đốc
khối văn phòng
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Sơ đồ 04:
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Kế toán chi tiết kiêm thanh toán
Kế
toán tiền lương
Sơ đồ 07:
Sơ đồ tổ chức hạch toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5879.doc