Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5 Hà Nội

Lời mở đầu 1

Phần I: Cơ sở lý luận chung về động lực lao động. 4

I. Các học thuyết tạo động lực lao động 4

1.Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A.Maslow 4

1.1Nội dung 4

1.2Đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết. 5

1.2.1 Ưu điểm 5

1.2.2Nhược điểm 5

2.Học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner. 6

2.1Nội dung 6

2.2Đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết. 6

2.2.1 Ưu điểm 6

2.2.2 Nhược điểm 6

3.Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 7

3.1Nội dung 7

3.2Đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết. 7

3.2.1 Ưu điểm 7

3.2.2 Nhược điểm 7

4.Học thuyết Hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg 7

4.2 Đánh giá ưu, nhược điểm 8

4.2.1 Ưu điểm 8

4.2.2 Nhược điểm 8

II.Động lực lao động 9

1.Khái niệm và đặc điểm. 9

1.1 Khái niệm. 9

1.2 Đặc điểm 10

2.Phân biệt giữa động cơ lao động với động lực lao động. 10

2.1Giống nhau 10

2.2Khác nhau 10

III.Tạo động lực lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo động lực lao động. 12

1.Khái niệm tạo động lực lao đ ộng. 12

2Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo động lực lao động 13

2.1Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động 13

2.1.1Hệ thống nhu cầu. 13

2.1.2 Quan niệm về giá trị bản thân. 13

2.1.3Trình độ, năng lực của người lao động. 13

2.1.4Phẩm chất, tâm lý cá nhân người lao động. 13

2.1.5Thái độ của người lao động đối với Công ty và công việc của mình. 14

2.2Nhóm nhân tố thuộc về công việc 14

2.2.1Nội dung công việc 14

2.2.2Điều kiện lao động 14

2.3Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức. 14

2.3.1Triết lý quản lý của công ty 14

2.3.2 Mục tiêu, chiến lược của tổ chức. 15

2.3.3 Văn hoá của tổ chức 15

2.3.4 Bầu không khí tâm lý xã hội trong tổ chức 15

2.3.5 Các chính sách, biện pháp cụ thể liên quan đến người lao động. 15

3.Các biện pháp tạo động lực lao động. 15

3.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. 15

3.2.Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. 16

3.3. Kích thích lao động. 16

V.Vai trò của tạo động lực lao động. 19

1.Đối với người lao động . 19

2.Đối với tổ chức. 19

3.Đối với xã hội 19

Phần II: Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội 21

I. Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5 Hà Nội và Nhà máy Sợi Hà Nội. 21

A1.Giới thiệu tổng quan, lịch sử hình thành và phát triển. 21

A1.1. Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập. 21

A1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 21

1. Giai đoạn 1959-1964. 21

2. Giai đoạn 1965-1988. 21

3. Giai đoạn 1989-1999. 22

4. Giai đoạn 2000-Nay(2007). 22

A2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và chức năng từng bộ phận 23

A2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 23

A2.2. Sơ đồ tương tác giữa các quá trình trong công ty 26

A3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 28

A3.1. Đặc điểm về lao động của công ty. 28

A3.2. Đặc điểm máy móc công nghệ sản xuất 29

A3.3. Bố trí và sử dụng máy móc thiết bị 30

A3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải của Công ty. 32

A4.Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 33

B.Giới thiệu khái quát về Nhà máy sợi Hà Nội 34

B1.Cơ cấu tổ chức và lao động của Nhà máy sợi Hà Nội 34

B2.Quy trình công nghệ 35

1. Máy móc thiết bị của Nhà máy sợi. 36

1.1. Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị. 36

1.2. Dây chuyền cung bông do Trung Quốc sản xuất 37

1.2.1. Sơ đồ 37

1.2.2.Nhiệm vụ 37

1.2.3. Quy cách quả bông đã cung 37

1.3. Máy chải(FA201) 37

1.4. Máy ghép(FA302) 38

1.5. Máy kéo sợi thô(FA415 và FA401) 38

1.6. Máy kéo sợi con(FA506) 38

1.7. Máy đánh ống(GAO13) 38

1.8. Máy đậu(FADIS) 39

1.9. Máy kéo sợi OE(ELITEX) 39

2.Năng suất máy 39

3. Ca máy hoạt động và ca máy ngừng 40

B3.Sản phẩm của Nhà máy Sợi Hà Nội 40

1.Quy trình công nghệ BTP các công đoạn 40

2. Chỉ số sợi 41

B4.Hệ thống thống kê Nhà máy Sợi Hà Nội 41

II. Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội. 42

1.Vấn đề tiền lương và thu nhập của người lao động. 42

1.1. Các hình thức trả lương. 43

1.1.1. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất 43

1.1.2. Đối với cán bộ quản lý. 43

1.1.3 Đối với công nhân vệ sinh, nhân viên bảo vệ. 43

1.2 Cách xây dựng đơn giá tiền lương 43

1.3.Đánh giá ưu, nhược điểm 46

1.3.1. Ưu điểm 46

1.3.2 Nhược điểm 46

2. Chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 46

2.1. Theo quy định của công ty 46

2.1.1. Về thời gian làm việc 46

2.1.2. Về thời giờ nghỉ ngơi 47

2.2.Tình hình thực hiện chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 48

2.3. Nhận xét đánh giá về chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của Nhà máy. 49

3.Các chế độ phúc lợi cho người lao động. 49

3.1. Ý nghĩa 49

3.2. Theo quy định của Công ty 50

3.3. Tổ chức thực hiện 50

3.4. Nhận xét đánh giá về chế độ phúc lợi của Nhà máy 51

4.Công tác đào tạo, giáo dục nghề cho người lao động 51

4.1 Ý nghĩa của công tác này trong quá trình tạo động lực cho người lao động. 51

4.2 Công tác đào tạo ,thi tay nghề. 51

4.2.1 Đối tượng 51

4.2.2 Tiêu chuẩn dự thi. 52

4.2.3 Tiêu chuẩn xét nâng bậc 52

4.3. Thực trạng tay nghề và tổ chức thực hiện đào tạo, thi tay nghề cho công nhân tại Nhà máy. 53

4.4. Nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo giáo dục nghề cho người lao động. 54

5.C ông tác tổ chức đời sống cho ngưòi lao động 54

III. Kết quả của công tác tạo động lực lao động 55

1.Năng suất lao động của Nhà máy Sợi Hà Nội trong những năm qua(2002-2006) 56

2.Thâm niên công tác của NLĐ. 58

3.Bầu không khí lao động sản xuất và thái độ của công nhân đối với Nhà máy, đối với công việc của bản thân. 59

Phần III: Các biện pháp nâng cao công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội. 61

I.Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp tạo động lực lao động 61

1.Cơ sở khoa học liên quan đến điều kiện lao động. 61

2.Cơ sở khoa học liên quan tới sự đơn điệu trong lao động 62

3.Cơ sở khoa học liên quan tới khả năng làm việc của con người 63

II. Khó khăn và thuận lợi của Nhà máy khi tiến hành công tác tạo động lực lao động. 64

1.Thuận lợi 64

2.Khó khăn. 64

III.Các biện pháp 65

1.Bảo đảm việc làm, tiền lương và thu nhập ổn định cho người lao động. 65

1.1Bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động. 65

1.2 Bảo đảm tiền lương ổn định, và hợp lý cho người lao động 67

2. Làm tốt công tác đánh giá thực hiện công việc 67

3. Nâng cao công tác đào tạo, giáo dục nghề cho công nhân tại Nhà máy 69

4. Nâng cao công tác KLLĐ và ATLĐ 70

4.1 Công tác KLLĐ 70

4.2. Công tác ATLĐ 70

4.3. Về bảo hộ lao động 71

5. Cần có dự án xây dựng các công trình phúc lợi,phương tiện công cộng cho người lao động 71

6. Nâng cao sự hiểu biết của NLĐ đối với những chính sách của Công ty 72

Kết luận 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐH-CĐ trong công ty chỉ có 37 người, năm 2004 tăng lên 50 người, đặc biệt đội ngũ thợ bậc cao của công ty tăng lên hơn 100%(từ 31 người lên 140 người). Do quy mô của công ty tăng lên đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong công ty cũng phải tăng lên, lãnh đạo đơn vị tăng 2 người từ năm 2004 so với 2001. Cán bộ chủ chốt năm 2004 so với năm 2001 tăng 70%,đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng 13 ngườiSự sụt giảm lao động trong phân xưởng dệt của năm 2001 so với năm 2002 là do năm 2002 công ty mở thêm một phân xưởng may nên phân bổ lao động sang phân xưởng may. Bộ phận KCS trong những năm tới cũng có xu hướng tăng lên và đây là một bộ phận quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi đóng gói sản phẩm chuyển đến tay người tiêu dùng. A3.2. Đặc điểm máy móc công nghệ sản xuất Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng hơn 100 máy các loại như:máy đậu của Trung Quốc, Ba Lan,Tiệp Khắc, máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy trải ,máy ghép,máy OE. Xong cho đến nay thì hầu hết các loại máy công ty nhập về từ khi thành lập đều là của Trung Quốc,giá trị còn lại của các máy là rất thấp,thậm chí đã có nhiều máy trích khấu hao nhiều lần. Bảng 3:Thống kê máy móc hiện tại của Công ty đang sử dụng. Tên máy Số lượng Năm đầu tư Nguyên giá một chiếc (đồng) Máy đậu TQ 2 1996 5.147.000 Máy đậu Ba Lan 2 1994 19.307.000 Máy đậu Tiệp khắc 2 2002 21.000.000 Máy se TQ A631 17 1966 25.500.000 Máy se TQ A813 2 1993 49.000.000 Máy se TQ A814 2 1993 58.000.000 Máy se TQ 1 2002 37.600.000 Máy ống TQ 2 1966 5.800.000 Máy ống Ba Lan 2 1990 8.900.000 Máy suốt LX 4 1988 30.000.000 Máy mắc Pháp 1 1966 15.600.000 Máy mắc TQ 2 1993 20.500.000 Máy dệt TQ 44 1966 8.000.000 Máy dệt UTAS 24 1999 6.500.000 Máy chải 3 1998 7.260.000 Máy ghép 1 1998 3.400.000 Máy thô 1 1998 7.200.000 Máy sợi con 4 1998 4.500.000 Máy thêu AUSTRALIA 10 2003 20.000.000 Nguồn :Phòng kỹ thuật sản xuất A3.3. Bố trí và sử dụng máy móc thiết bị Hiện tại các máy móc thiết bị của Công ty được tổ chức và bố trí như sau: Sơ đồ 2: Bảng bố trí sử dụng máy móc thiết bị. Cơ cấu bố trí sản xuất Phân xưởng sợi Phân xưởng dệt Phân xưởng may Phân xưởng hoàn thành Máy chải Máy đậu Máy đo Máy KCS Máy ghép Máy se Máy cắt Máy gấp Máy thô Máy ống Máy may Máy sợi con Máy suốt Máy mắc Nhuộm Máy đánh ống Máy đệt Máy nối trục Đóng kiện Nguồn:Phòng kỹ thuật sản xuất Đây là mô hình bố trí sản xuất hiệu quả nhất đảm bảo đúng theo quy trình công nghệ, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, tận dụng được các loại nguyên liệu có chất lượng chưa được tốt. Bố trí và sử dụng phân xưởng sản xuất. Công ty có 3 phân xưởng lớn là phân xưởng may-thêu, phân xưởng sợi, phân xưởng dệt,bộ phận hoàn thành, bộ phận nhuộm. Phân xưởng sơị sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là bông để sản xuất,sợi được sản xuất ra được chuyển sang phân xưởng dệt. Phân xưởng dệt tiếp nhận đầu vào là các loại sợi do phân xưởng sợi kéo,sau đó sản xuất ra các loại vải. Phân xưởng may có nguyên liệu đầu vào là từ vải nhập khẩu và một phần của Công ty.Các sản phẩm này có chất lượng cao vì được xuất sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU A3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải của Công ty. Giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân đội và một số doanh nghiệp sản xuất giầy. Song do tính cạnh tranh của các loại sản phẩm này ngày càng quyết liệt và nhu cầu về sản phẩm mới của công ty tăng cao. Nên trong một vài năm gần đây Công ty đã mở rộng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác:Kinh doanh sản phẩm may mặc, sản phẩm thêu và kinh doanh khác(điện, nước,cho thuê trụ sở làm việc) với mục tiêu thu hút và mở rộng thêm thị trường hiện tại. Cho đến nay sản phẩm vải của công ty đã được nhiều khách trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt. Bằng chứng là công ty đạt các giải thưởng khác nhau trong các hội trợ hàng Việt nam chất lượng cao các năm 2002, 2003 ,2004. Công ty đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của công ty dệt 19/5 đã được nhiều khách hàng công nhận. Ngày nay sản phẩm vải không chỉ là đáp ứng về số lượng, nhiều doanh nghiệp cũng sản xuất nên khách hàng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung ứng sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, mẫu mã đẹp, giao đúng thời hạn Sản phẩm vải của công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất giầy . Do đó thị trường chính trong một vài năm lại đây là các đơn vị sản xuất giầy trong và ngoài nước . Thị trường trong nước chủ yếu là các công ty Giầy,dệt, may như:Công ty sợi Phúc Tân,Công ty bông Việt Nam,Công ty giầy Thuỵ Khuê, Công ty dệt Minh Khai,Công ty giầy An Lộc, Công ty giầy Bình Định Trong một vài năm gần đây,thị trường của công ty chủ yếu là thị trưòng miền nam,thị trường quân đội,còn thị trường miền Bắc có xu hướng giảm xuống. Do vậy Công ty đang chủ động tìm thị trường nước ngoài.Với thị trường ngoài nước sản phẩm chủ yếu công ty cung cấp là sản phẩm may thêu chất lượng cao.Do đó sản lượng tiêu thụ vải bạt và doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện qua bản số liệu sau: Bảng4 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2000-2004 Năm Sản lượng tiêu thụ(mét) Doanh thu( đồng) 2000 3.102.356 39.849.989.852 2001 3.201.365 40.884.632.421 2002 3.623.633 46.279.413.532 2003 3.718.963 47.496.925.481 2004 4.090.548 52.242.642.246 Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường Sản lượng Công ty tiêu thụ thường có tính chất mùa vụ,sản lượng tiêu thụ thông thường tập trung vào quý III và IV.Lý do chủ yếu là cuối năm là mùa đông nhu cầu tiêu thụ giầy cao nên các đơn vị sản xuất giầy tiêu thụ nhiều vải của công ty.Quý II là quý tiêu thụ ít nhất vì giai đoạn này là mùa hè nên nhu cầu về giầy giảm xuống. A4.Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới Với việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy Dệt Hà Nam năm 2005 thì quy mô sản xuất của Công ty ngày càng tăng, Công ty có điều kiện sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho việc xuất khẩu sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EUBên cạnh đó thì các nhà máy Dệt Hà Nội,Nhà máy May thêu Hà Nội,Nhà máy Sợi Hà Nội được đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị,nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên đồng thời tích cực nghiên cứu tìm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.Công ty phấn đấu trong giai đoạn tới đạt một số chỉ tiêu như tong bảng dưới đây: Bảng 5 :Phương hướng sản xuất của Công ty giai đoạn 2007-2010. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 Sản lượng sợi Triệu tấn/năm 3,6 4,6 4,6 4,6 Sản lượng vải Triệu mét/năm 5,5 5,5 7,3 7,3 Sản phẩm may Nghìn sản phẩm 750 750 1.875 1.875 Sản phẩm thêu Tỷ mũi 19 19 19 19 Sản phẩm KD Tỷ đồng 17 19 20 25 Tổng doanh thu Tỷ đồng 180 200 250 300 Lợi nhuận Tỷ đồng 2,8 3,1 3,5 4 Nộp NSNN Tỷ đồng 3,7 4 4,5 5 Vốn điều lệ Tỷ đồng 44 46 49 50 Tổng số CBCNV Người 1100 1300 1500 1500 TNBQLĐ Triệu đồng 1,3 1,4 1,5 1,7 Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường B.Giới thiệu khái quát về Nhà máy sợi Hà Nội B1.Cơ cấu tổ chức và lao động của Nhà máy sợi Hà Nội Toàn bộ Nhà máy sợi có 227 người Bộ phận quản lý: 12 người Giám đốc:Vũ Hải Nam 3 Phó giám đốc: Cấn Tố Anh phụ trách sản xuất Nguyễn Sơn phụ trách kỹ thuật Phạm Duy Tính phụ trách 2 thống kê 5 trưởng ca 1 nhân viên ghi sản lượng Bộ phận sản xuất : 215 người Bộ phận cung bông : 15 người Bộ phận máy chải : 8 lao động Bộ phận máy ghép : 7 lao động Bộ phận máy kéo sợi thô: 14 lao động Bộ phận máy kéo sợi con: 51 lao động Bộ phận đánh ống: 56 lao động Bộ phận máy kéo sợi OE : 8 lao động Bộ phận thu hoá và vận chuyển nội bộ: 8 lao động Bộ phận vệ sinh công nghiệp; 12 lao động Bộ phận bảo dưỡng bảo toàn: 22 lao động( 6 lao động đi theo ca sản xuất và 16 lao động đi theo giờ hành chính) Bộ phận thao tác viên và thí nghiệm viên: 9 lao động Toàn bộ lao động sản xuất trực tiếp được chia thành 3 ca 3 kíp và bộ phận quản lý đi theo giờ hành chính. B2.Quy trình công nghệ 1. Máy móc thiết bị của Nhà máy sợi. 1.1. Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị. Sơ đồ 3: Bố trí máy móc thiết bị tại Nhà máy Sợ Hà Nội HT lọc bụi cung bông và chải Máy cung bông Máy chải FA 201 (11 máy) Máy ghép FA 302 (6 máy) Máy kéo sợi thô FA415 + FA 401 (4 máy) Máy kéo sợi con FA 506 (14máy) Máy ống GAO 13 (2 máy) Máy đậu FADIZ (1 máy ) Máy se VT 508 (2 máy ) Máy OE ELITEX (1 máy) Hệ Thống Điều Không Máy Lạnh Và các máy phụ trợ khác 1.2. Dây chuyền cung bông do Trung Quốc sản xuất 1.2.1. Sơ đồ 1 1 2 3 4 4 5 5 6 6 Sơ đồ 4: Dây chuyên cung bông do Trung Quốc sản xuất (1)Máy xé kiện tròn(A002): 2 máy (4)Máy xé đứng(FA106): 2 máy (2)Máy trộn 6 buồng(FA022): 1 máy (5) Máy cấp bông rung(FA046): 2 máy (3)Máy xé đứng (FA106): 2 máy (6)Máy đầu cân(FA141): 2 máy 1.2.2.Nhiệm vụ Xé tơi các miếng bông từ to đến nhỏ dần Loại trừ các tạp chất, bông vón kết Trộn đều các thành phần xơ Hình thành quả bông có quy cách nhất định 1.2.3. Quy cách quả bông đã cung Trọng lượng: 19,5 kg Chiều dài: 44m Chiều rộng:0,96m 1.3. Máy chải(FA201) -Nơi sản xuất:Trung Quốc -Số lượng: 11 máy 8 máy chạy cho dây chuyền chính 3 máy chạy cho dây chuyền OE -Nhiệm vụ Tiếp tục xé tơi bông, phân chải làm cho sơ duỗi thẳng song song Loại trừ các tạp chất nhỏ, các xơ ngắn điểm tật Hình thành con cúi và cuộn vào thùng theo quy cách 1.4. Máy ghép(FA302) -Nơi sản xuất: Trung Quốc -Số lượng: 6 máy -Nhiệm vụ: Ghép hợp và làm đều các thành phần sơ Kéo dài và hình thành con cúi cho chỉ số theo yêu cầu Xếp cúi vào thùng theo quy cách. 1.5. Máy kéo sợi thô(FA415 và FA401) -Nơi sản xuất:Trung Quốc -Số lượng: 4 máy trong đó có 3 máy FA415 và 1 máy FA401 -Nhiệm vụ Kéo dài con cúi thành sợi thô có chỉ số theo yêu cầu Tạo độ săn để tránh đứt sợi khi sang sợi con Quấn sợi thô vào ống sợi theo đúng quy cách 1.6. Máy kéo sợi con(FA506) -Nơi sản xuất:Trung Quốc -Số lượng : 14 máy trong đó có 4 máy sản xuất năm 1997 và 10 máy sản xuất năm 2000 -Nhiệm vụ Kéo dài sợi thô thành con có chỉ số theo yêu cầu Tạo độ săn theo yêu cầu đảm bảo độ bền cho sợi Hình thành các búp sợi con theo quy cách nhất định 1.7. Máy đánh ống(GAO13) -Nơi sản xuất: Trung Quốc -Số lượng: 2 cái -Nhiệm vụ: Đánh các búp sợi con thành quả sợi có quy cách theo yêu cầu để dễ dàng vận chuyển và thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo. 1.8. Máy đậu(FADIS) -Nơi sản xuất:Italia -Số lượng: 1 máy -Nhiệm vụ: Chập 2 hoặc 3 sợi con vào làm một theo yêu cầu của khách hàng 1.9. Máy kéo sợi OE(ELITEX) -Nơi sản xuất:Tiệp -Số lượng: 1 máy -Nhiệm vụ: Từ sản phẩm cúi chín(ghép2) của dây chuyền đánh ống ra sợi luôn. 1.10Máy se(VTS08) -Nơi sản xuất: Đức -Số lượng: 1 máy -Nhiệm vụ: Chập 2 hoặc 3 sợi con vào làm 1 theo yêu cầu của khách hàng. 2.Năng suất máy a.Máy cung bông: Năng suất thực tế là 2400 Kg/ngày b.Máy chải: : Năng suất thực tế là 143 Kg/ngày c.Máy ghép: Năng suất ca máy là 850 Kg/ca d.Máy kéo sợi thô: Năng suất ca máy là 370 Kg/ca e,Máy kéo sợi con:Năng suất ca máy thực tế phụ thuộc vào chỉ số sợi Ne 16: Năng suất ca máy là 100 Kg/ca Ne 20 : Năng suất ca máy l à 90Kg/ca Ne 21 : Năng suất ca máy l à 85 Kg/ca Ne 30: Năng suất ca máy là 53 Kg/ca Ne 32 : Năng suất ca máy là 50 Kg/ca Ne 40 : Năng suất ca máy là 36 Kg/ca. f.Máy kéo sợi OE : Năng suất ca máy phụ thuộc vào chỉ số sợi Ne 8 : Năng suất ca máy là 540Kg/ca Ne 10 : Năng suất ca máy là 460 Kg/ca Ne 20 : Năng suất ca máy là 210 Kg/ca g.Máy đánh ống :Năng suất ca máy phụ thuộc vào chỉ số sợi Ne 16 : Năng suất ca máy là 630Kg/ca Ne 20 :Năng suất ca máy là 570 kg/ca Ne 21 : Năng suất ca máy là 510 kg/ca Ne 30 : Năng suất ca máy là 444 Kg/ca Ne 32 : Năng suất ca máy là : 420 Kg/ca Ne 40 : Năng suất ca máy là 260 Kg/ca h.Máy đậu : Năng suất ca máy phụ thuộc vào yêu cầu chập sợi 2 hay 3 sợi làm một Ne 32/2 : Năng suất ca máy là 350Kg/ca Ne 20/2 : Năng suất ca máy là 500 Kg/ca i.Máy se Ne 32 : Năng suất ca máy là 350 Kg/ca Ne 20 : Năng suất ca máy là 520 Kg/ca 3. Ca máy hoạt động và ca máy ngừng Hàng ngày thống kê phân xưởng có các thông tin nhanh về năng suất, sản lượng, ca máy sản xuất và ca máy ngừng. Ca máy ngừng do bảo dưỡng định kỳ, trùng tu, tiểu tu, hỏng nặng, thiếu phụ tùng, nguyên vật liệu chính, không có lao động, hết kế hoạch... B3.Sản phẩm của Nhà máy Sợi Hà Nội Sản phẩm của nhà máy sợi là các quả sợi được làm ra theo các đơn đặt hàng của khách hàng 1.Quy trình công nghệ BTP các công đoạn Sơ đồ 5 : Quy trình công nghệ BTP các công đoạn tại Nhà máy Sợi Hà Nội Bông kiện Bông kiện Cung Bông Chải Ghép Kéo sợi Nhập kho Đóng gói KCS Đánh ống Kéo sợi con 1 2 3 4 5 9 8 7 6 (1)- Từ các kiện bông nguyên liệu được đưa vào dây truyền cung bông, bông được xé tơi, loại bỏ các tạp chất và trộn đều các thành phần sơ hình thành nên các quả bông có quy cách nhất định. (2)- Các quả bông được đưa sang bộ phận máy chải, bông tiếp tục được xé tơi phân chải làm cho xơ duỗi thẳng song song loại trừ các tạp chất nhỏ hình thành nên sản phẩm là cúi sống cuộn vào thùng theo quy cách. (3)- Các cúi sống được chuyển sang bộ phận ghép, các con cúi bông được ghép hợp 2 lần và làm đều các thành phần xơ kéo dài và hình thành các con cúi cho chỉ số theo yêu cầu xếp vào thùng theo quy cách. (4)- Các thùng cúi chín được đưa sang bộ phận kéo sợi thô : con cúi được kéo dài thành sợi thô có chỉ số theo yêu cầu của khách hàng, các sợi thô được quấn vào các ống sợi theo đúng quy cách(quả sợi thô- sản phẩm của công đoạn kéo sợi thô) (5)- Các quả sợi thô được chuyển sang bộ phận kéo sợi con : các sợi khô được máy kéo thành sợi con có chỉ số theo yêu cầu của khách hàng có độ săn đảm bảo độ bền sợi theo quy cách nhất định(búp sợi- sản phẩm của công đoạn kéo sợi con) (6)- Các búp sợi được đưa sang bộ phận đánh ống, đánh thành quả sợi có quy cách theo yêu cầu, dễ dàng vận chuyển( Sản phẩm của công đoạn đánh ống là quả sợi thành phẩm) (7)- Các quả sợi thành phẩm được KCS kiểm tra chất lượng. (8)- Sau khi kiểm tra chất lượng các quả sợi được đóng gói theo quy cách nhất định. (9)- Các quả sợi thành phẩm được đóng gói cho vào nhập không kết thúc quá trình sản xuất. 2. Chỉ số sợi Nm : chỉ số phản ánh số g/m.Ví dụ : Nm = 0,25 tức là 0,25m sợi nặng 1 g hay cứ 1g sợi thì có chiều dài là 0,25m. Ne : chỉ số sợi đầu ra , đây là đơn vị của Anh, phản ánh g/ins ta có thể đổi ra mét : 1e= 1,693m.Ví dụ : Ne 20/2 tức là 1g có chiều dài 20*1,693=34m B4.Hệ thống thống kê Nhà máy Sợi Hà Nội -Số lượng lao động : 2 lao động -Nhiệm vụ Hàng ngày kiểm tra ghi chép số lượng lao động có mặt, vắng mặt báo cáo lên giám đốc. Tính toán theo hệ số đồng hồ máy và số lượng cân sợi của bộ phận thu hoá để theo dõi sản lượng của từng khâu sản xuất. Lập báo cáo nhanh theo định kỳ và theo yêu cầu Theo dõi tính toán NSLĐ của từng khâu sản xuất, báo cáo sự tăng giảm NSLĐ cho ban lãnh đạo Nhà máy. Theo dõi ca máy ngừng, giờ máy ngừng và nguyên nhân. Làm lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân viên nhà máy. Tổng hợp vào máy, theo dõi ngày công và thu nhập. Tổng hợp số liệu các mặt sản xuất phục vụ phân tích -Hệ thống bảng biểu thống kê +Biểu ghi sản lượng máy ống +Biểu theo dõi đồng hồ máy của các công đoạn sản xuất +Biểu tổng hợp sản lượng hàng ngày +Báo cáo nhanh. II. Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội. 1.Vấn đề tiền lương và thu nhập của người lao động. Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, tiền lương và thu nhập mà người lao động nhận được có ảnh hưởng rất lớn tới động lực của người lao động bởi vì phần đông lao động tại Nhà máy là ở các tỉnh lẻ, ở các vùng nông thôn, nơi mà cuộc sống của họ và gia đình họ còn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy việc quyết định lên thành phố làm việc thì vấn đề đầu tiên người ta quan tâm là tiền lương và thu nhập mà họ nhận được bởi vì tiền lương họ nhận được không chỉ phục vụ các sinh hoạt của họ trên này mà một phần trong đó được gửi về quê cho người thân của họ.Vậy thực trạng công tác tiền lương tại nhà máy như thế nào ?Bao gồm các hình thức trả lương nào ?Nó có ưu, nhược điểm gì ? Đơn giá tiền lương mà công ty xây dựng đã phù hợp chưa ? Và đặc biệt mức tiền lương mà người lao động nhận được có đảm bảo cuộc sốnng của họ và gia đình họ chưa ? Đã tạo ra động lực lao động cho họ chưa ? 1.1. Các hình thức trả lương. 1.1.1. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất Phần lương sản phẩm - Áp dụng hình thức trả lương trực tiếp cá nhân và sản phẩm tập thể. - Mức lương khoán theo cấp bậc công việc và hệ thống định mức lao động Phần lương nhiệm vụ khác 200.000( Có các văn bản quy định kèm theo) Áp dụng chế độ khuyến khích đào tạo thợ cả và phó cả : + Đối với thợ cả : 2000.000đ/tháng + Đối với phó cả : 1000.000đ/tháng. Nhận xét : Trong tình hình hiện nay, khi mà giá cả ngày càng leo thang cộng với thời gian công sức mà người công nhân bỏ ra thì mức khuyến khích này chưa phải là đã cao và do vậy cũng chưa thể tạo động lực cho công nhân, họ chưa thực sự tích cực tham gia vào các khoá đào tạo này, phần đa là những công nhân nhà có điều kiện.Vì vậy đòi hỏi Nhà máy trong thời gian tới cần cân nhắc lại và đưa ra mức khuyến khích cao hơn nhăm thu hút công nhân tham gia đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của mình, có như vậy NSLĐ của họ và nhà máy ngày càng được nâng lên. 1.1.2. Đối với cán bộ quản lý. Khoán lương theo định biên lao động Mức lương khoán theo cấp bậc công việc Quy định đơn giá được tính như sau : 50% tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. 50% tiền lương khoán hưởng theo sản lượng kế hoạch. 1.1.3 Đối với công nhân vệ sinh, nhân viên bảo vệ. Khoán lương cố định : 700.000/26 công. 1.2 Cách xây dựng đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương trả cho công nhân sản xuất trực tiếp. Mức lương 1 tháng /30 công ĐGTL trả CN = -------------------------- ĐMLĐ ĐGTL Ca đêm =ĐGTL Ca ngày *35% Tính đơn giá cho khâu phục vụ Ca ngày Mức lương 1 tháng ĐGTL Trả CN= -------------------------- SLKH(không quy đổi ) Ca đêm =ĐGTLca ngày *35% Tính đơn giá cho khâu quản lý -Đối với đơn giá tiền lương sản phẩm Mức lương 1 tháng *50% ĐGTLSP= -------------------------------- SLKH(Qui đổi ) Đơn giá quản lý =Mức lương 1 tháng *50%*% hoàn thành nhiệm vụ Tính cho đến sản phẩm cuối cùng ĐGSPCC=ĐGTL Công nghệ +ĐGTL phục vụ +ĐGTL quản lý. Ví dụ : Tính đơn giá sản phẩm cho các công đoạn tại Nhà máy Sợi Hà Nội Sợi 20/1 ca 3 Bảng 6 :Đơn giá tiền lương sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp. TT Công đoạn sản xuất CBCV NSĐM TL tháng Đơn giá Mức phục vụ 1 Cung bông 4/6 N3 800 960.000 54,00 3 CN/1M 2 Máy chải 4/6 N3 800 1.010.000 56,81 2CN/ 1M 3 Máy ghép 4/6 N2 850 910.000 48,18 1CN/2M 4 Máy thô 4/6 N2 370 910.000 110,68 1CN/1M 5 Rải thô 4/6 N2 1110 910.000 36,89 1CN/2M 6 Máy sợi con 4/6 N3 180 1.010.000 252,50 1CN/2M 7 Đổ con 4/6 N4 180 1.010.000 252,50 1CN/2M 8 Máy ống 4/6 N3 95 910.000 431,05 4 CN/1M Tổng Chí phí CN 7.630.000 1.242,61 Nguồn : Phòng lao động tiền lương. Bảng 7 :Đơn giá tiền lương sản phẩm cho lao động phục vụ và cán bộ quản lý. TT L ĐPV V à QL ĐBLĐ Tổng TL Mức lương 50% CP cho 1kg 1 Thu hóa 3 2.730.000 910.000 29,39 2 VSCN+ Xử lý bông hồi 9 7.605 845.000 81,87 3 Vận chuyển 6 5.460.000 910.000 58,78 4 Bảo dưỡng 3 3.030.00 1.010.000 30,80 5 Thợ điện+điều không 3 3.030.000 1.010.000 30,80 6 Kỹ sư điều không 1 1.210.000 1.210.000 9,11 7 Thí nghiệm 1 1.400.000 1.400.000 10,54 8 TTV 7 8.070.000 1.110.000 82,04 9 Trưởng ca 4 4.440.000 1.110.000 45,14 10 Thống kê 2 1.820.000 910.000 13,70 11 Ghi SL 1 810.000 810.000 6,10 12 GĐ Nhà máy 1 1.900.000 2.900.000 21,84 13 PGĐ Nhà máy 3 4.800.000 1.600.000 36,14 14 44 47.305.000 15.735000 456,26 Nguồn: Phòng lao động tiền lương Bảng 8: Đơn giá sản phẩm cuối cùng cho một Kg sợi Loại sợi CPCN CPPV Và CPQL TỔNG CP Sợi 20 ca 3 1.242,61 456,26 1.698,87 1.3.Đánh giá ưu, nhược điểm 1.3.1. Ưu điểm Việc xác định các đối tượng khác nhau để trả lương là hợp lý và chính xác. Điều đó tạo điều kiện để tiền lương có thể đánh giá năng lực làm việc, mức đóng góp của người lao động cho Nhà máy. Việc nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có ưu điểm là mối quan hệ giữa tiền lương mà người công nhân nhận được và kết quả lao động của họ là thể hiện rõ ràng, làm nhiều thì hưởng nhiều và ngược lại. Do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao NSLĐ nhằm nâng cao thu nhập của mình. Đồng thời hình thức này còn có ưư điểm là tính toán tiền công đơn giản, công nhân có thể dễ dàng tính được số tiền công mà họ nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhà máy luôn trả lương đúng thời gian quy định vào ngày 28 hàng tháng. Điều này góp phần ổn định đời sống cho người lao động và tạo cảm giác yên tâm cho ngưòi lao động. Điều này cũng góp phần tạo ra động lực cho người lao động.. 1.3.2 Nhược điểm Một nhược điểm đàu tiên cũng xuất phát từ việc Nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là làm cho công nhân ít quyan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chung của tập thể mà chỉ quan tâm đến thành tích của mình sao có thu nhập cao. Đơn giá sản phẩm mà người công nhân nhận được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản lượng kế hoạch, định mức lao động và như vậy cần đảm bảo tính toán và đo lường đúng đắn các yếu tố này để đảm bảo tiền lương cho người lao động. 2. Chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 2.1. Theo quy định của công ty 2.1.1. Về thời gian làm việc Nhà máy quy định người lao động làm việc 6 ngày trong một tuần và làm việc 8 giờ trong một ngày. Thời gian làm việc hành chính từ 8 giờ đến 16giờ 30 phút Thời gian làm thêm không vượt quá 4 giờ/ngày, 12 giờ/tuần và 200 giờ/năm. Giám đốc và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ trong các trường hợp sau : Xử lý sự cố trong sản xuất Giải quyết công việc cấp bách như : đơn đặt hàng nhiều, sắp phải đến thời hạn giao hàng... Trong trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ,hoả hoạn, dịch bệnh tràn lan...hoặc vì các lý do khách quan khác thì giám đốc có quyền huy động làm thêm vượt quá quy định nhưng phải thoả thuận với đại diện của người lao động. 2.1.2. Về thời giờ nghỉ ngơi Người lao động được nghỉ ít nhất 30 phút ăn giữa ca Người lao động làm việc tại Nhà máy từ 1 năm trở lên thì có 12 ngày nghỉ phép trong một năm Các ngày nghỉ hưởng nguyên lương : Tết dương lịch : 1 ngày Tết âm lịch : 4 ngày( Có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tuỳ vào khối lượng công việc sản xuất kinh doanh) Ngày 30/4 : 1 ngày Ngày 1/5 ; 1 ngày Ngày 2/9 : 1 ngày Bản thân kết hôn : 3 ngày Con kết hôn : 1 ngày Bố mẹ(Cả bên vợ lẫn bên chồng) chết, vợ hoặc chông chết, con chết : 3 ngày Một số quy định khác về thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi Cán bộ công nhân viên phải đến truớc giờ làm việc từ 10 đến 15 phút để chuẩn bị sản xuất, công tác, giao nhận ca. Trong thời gian làm việc không được làm việc riêng như tắm giặt, nói chuyện, ăn quà...Nếu vi phạm mỗi trường hợp vi phạm sẽ bị phạt 50.000 đồng Trong ca làm việc không được bỏ vị trí sản xuất.Nếu cần ra khỏi Nhà máy thì cần có giấy ra cổng có chữ ký của giám đốc hoặc người phụ trách được ủy quyền. Mọi trường hợp nghỉ phép, nghỉ việc riêng đều phải làm đơn xin phép nêu rõ lý do và chỉ được nghỉ nếu có sự cho phép của cán bộ quản lý Không bố trí làm thêm giờ với lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.Trong trường hợp cần thiết, nếu cần huy động phải được sự đồng ý của người lao động. 2.2.Tình hình thực hiện chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi Nhìn chung thì Nhà máy và công nhân đều chấp hành nghiêm chỉnh nội quy về thời gian làm việc và nghỉ ngơi do Công ty đề ra.Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa quy định đề ra và thực tế thực hiện : Về phía Nhà máy. Việc quy định chế độ thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố khách quan tác động làm cho thời gian làm việc của người lao động tăng lên đồng thời làm cho thời gian nghỉ ngơi của người lao động giảm đi và ngược lai như do yêu cầu giao hàng đúng hẹn, do hỏng hóc máy móc, thiếu nguyên vật liệu...Tuy nhiên, Nhà máy vẫn tuân thủ những quy định của pháp luật về việc quy định làm thêm giờ, đó là không quá 4giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm. Về phía công nhân Như đã biết phần đông công nhân là những người ở các vùng nông thôn, xa gia đình, chưa có tác phong công nghiệp nên vẫn còn tình trạng đi muộn, nghỉ không lý do.Theo thống kê của bộ phận thống kê thì tỷ lệ công nhân đi muộn là khá cao(30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5480.doc
Tài liệu liên quan