Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Sinh Trường

Phải mở rộng chiến dịch đào tạo cho toàn bộ lao động trong Công ty. Nghĩa là người lao động sẽ có khả năng thích ứng với công việc ở mức cao hơn, tự nhủ vững tin trong công việc được giao. Để thực hiện được phương án này hàng năm Doanh nghiệp tuy phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đào tạo nhưng Doanh nghiệp có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn nhưng Doanh nghiệp có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn do trình độ công nhân được nâng cao.

VIII. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Sinh Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh giấy theo quy định và kế hoạch phỏt triển của doanh nghiệp đó đề ra. - Nghiờn cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xõy dựng và thực hiện phương ỏn kinh doanh cú hiệu quả. - Tổ chức, quản lý cụng tỏc nghiờn cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cụng nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức bồi dưỡng đào tạo cỏn bộ, cụng nhõn viờn phự hợp với tỡnh hỡnh mới, đỏp ứng được nhu cầu phỏt triển của doanh nghiệp. *. Nhiệm vụ Doanh nghiệp Sinh Trường kinh doanh đỳng ngành nghề đó đăng ký, chịu trỏch nhiệm trước đảng và nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của mỡnh. Cụng ty cũng chịu trỏch nhiệm trước khỏch hàng, phỏp luật về sản phẩm và chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. - Cụng ty cú nhiệm vụ khai thỏc triệt để tiềm năng vốn, cụng nghệ mỏy múc thiết bị, con người để tạo ra những sản phẩm mới cú giỏ trị đạt tiờu chuẩn chất lượng. - Cụng ty phải chăm lo và khụng ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và nõng cao trỡnh độ văn húa, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyờn mụn cho cỏn bộ cụng nhõn viờn trong cụng ty. 1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. Tiến hành sản xuất kinh doanh các mặt hàng giấy theo quy định của pháp luật. 1.3. Tổ chức bộ máy, và nhân lực của doanh nghiệp. 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức a. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp là cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng hay còn gọi là cơ cấu hỗn hợp. Theo kiểu cơ cấu này thì quản lý lãnh đạo phục tùng theo trực tuyến và theo chức năng, vẫn tuân thủ theo chế độ một thủ trưởng mà tận dụng được sự tham gia của các bộ phận chức năng, giảm bớt gánh nặng cho các cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty. Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh Phòng KHSX Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán-TC Phòng Nhân chính Phũng nguyờn liệu Phòng Kĩ thuật Chức năng chung của các phòng ban trong Doanh nghiệp là giúp giám đốc nắm tình hình, giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất và phục vụ sản xuất, hướng dẫn công tác kỹ thuật, công tác nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và thông qua các quyết định kiểm tra quá trình sản xuất chung, theo dõi để tổ chức công việc không sai lệch về kỹ thuật và những điều kiện thời gian. b.. Cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyền quyết định cao nhất thuộc về Giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho các lãnh đạo trực tuyến. Các Phó giám đốc, quản đốc sử dụng quyền mà Giám đốc giao cho để thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công việc được phân công hoặc trong đơn vị mình phụ trách. + Giám đốc: Là người đại diện của công ty, có quyền ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người giữ vai trò chỉ huy với chức trách quản lý, sử dụng toàn bộ vốn, đất đai, nhân lực và các nguồn lực Doanh nghiệp giao cho nhằm thực hiện công việc. Trong khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng và trong giới hạn về quyền hành. + Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh: Giúp Giám đốc điều hành, tổ chức quản lý quá trình sản xuất của Công ty, lập kế hoạch sản xuất, phụ trách lĩnh vực công tác kinh doanh, hành chính, quản trị, đời sống. Đồng thời tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất, đề xuất và tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Khi giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó Giám đốc sản xuất chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Doanh nghiệp phụ trách kỹ lĩnh vực quản lý kỹ thuật và xây dựng cơ bản của Công ty. Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư, phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất, xây dựng chính sách quản lý kỹ thuật cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm khác nhau sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ khác nhau cững như của từng sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm qua từng giai đoạn. Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật cụ thể như chuẩn bị kỹ thuật về thiết kế, công nghệ, thiết bị kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất, duy trì, bảo trì máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, xây dựng định mức chi phí vật tư, năng lượng, nhiên liệu, lao động cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. * Các phòng ban chức năng - Phòng tài chính kế toán là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ đơn vị nào? Nó có trách nhiệm giám sát kiểm tra và cố vấn cho giám đốc về mặt tài chính và theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo về tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, về tình hình tư vấn sử dụng và luân chuyển vốn, thực hiện các chế độ về tài chính của Công ty. - Phòng kinh doanh: Chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó có trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ, tìm bạn hàng, nắm bắt thông tin về những bạn hàng mà Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và giá cả các mặt hàng đó. - Phòng hành chính: Theo dõi tình hình tăng giảm số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty, có trách nhiệm thực hiện và giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định với cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình làm việc, tình hình thực hiện định mức công việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác lao động tiền lương, lập định mức lao động trên một sản phẩm, theo dõi công tác bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân viên. - Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Thực hiện kiển tra tiến độ kế hoạch sản xuất đảm bảo cung ứng đầy đủ những thông tin kịp thời, những thông tin cần thiết, cân đối cấp phát vật tư đúng định mức. - Phòng kỹ thuật: Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng có thiết kế, khuôn mẫu, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, khoa học kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất. - Phũng nguyờn vật liệu: Lập các kế hoạch và tổ chức thực hiện việc điều phối nguyờn vật liệu cho cỏc quy trỡnh sản xuất kinh doanh đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất, cộng tác chặt chẽ với phòng kinh doanh để đảm bảo quá trình sản xuất. Tất cả các mối liên hệ và hoạt động của các phòng, ban, bộ phận đều dưới sự chỉ đạo của Giám đốc tâm huyết với nghề nhưng cũng rất năng động trong cơ chế thị trường, đã đem đến những thắng lợi nhất định cho doanh nghiệp như ngày nay. 1.4 Nhân lực của doanh nghiệp. Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. ở Doanh nghiệp Sinh Trường hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 3: Cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) Tổng số lao động 329 342 353 104 103 Chia theo tính chất: + Lao động trực tiếp 251 272 272 109 100 + Lao động gián tiếp 78 70 81 90 116 Chia theo giới tính: + Nam 301 320 332 106 100 + Nữ 28 22 31 80 140 Chia theo trình độ: + Đại học và trên đại học 46 48 49 105 101 + Cao đẳng 34 34 35 100 101 + Trung cấp 24 24 29 100 120 + Phổ thông trung học 225 236 240 105 102 Hiện nay, cuối năm 2007 số lượng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là 353 người. qua 3 năm số lượng lao động biến động không đáng kể , năm 2006 tăng 13 người so 2005 và chủ yếu là tăng lao động trực tiếp sản xuất 21 người, còn lao động gián tiếp lại giảm 8 người do chính sách tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đội ngũ lao động quản lý. Năm 2007 số lượng lao động tăng 11 người lại chỉ do tăng lao động quản lý từ 70 lên 81 người . Đây là vấn đề hết sức đáng lưu ý bởi vì do kế hoạch kinh doanh có sự đột phá , luân chuyển cán bộ. Doanh nghiệp cần sắp xếp hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động quản lý này . Chia theo trình độ quản lý , số lượng lao động ở trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng , và trung cấp thay đổi không đáng kể trong 3 năm qua . riêng năm 2007 so 2006 số lượng lao động có trình độ trung cấp đã tăng lên 5 người do cần tăng cường người giám sát quản lý. Số lượng công nhân kỹ thuật, bậc thợ cao trong Doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn: Công nhân thợ bậc 5 - 7 là 180 người, chiếm 71,7% tổng số công nhân của Công ty. Công nhân bậc thợ 3-4 là 54 người, chiếm 21,5% tổng số công nhân của Công ty. Như vậy công nhân bậc thợ 3-7 chiếm 93,2% tổng số công nhân của Công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với trình độ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cao, nếu Doanh nghiệp biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. II. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ tổ chức và quản trị tại bộ phận sinh viên thực tập. 1. Tên bộ phận: Phòng kinh doanh 2. Chức năng và nhiệm vụ: Phòng kinh doanh được coi là xương sống của công ty, chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó có trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ, tìm bạn hàng, nắm bắt thông tin về những bạn hàng mà Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và giá cả các mặt hàng đó. Thực sự phòng kinh doanh nắm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng mà vai trò của các phòng ban khác là hỗ trợ cho hoạt động của phòng kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. 3. Mối quan hệ về tổ chức và quản trị của phòng kinh doanh với các bộ phận khác trong công ty. Về vai trò tổ chức và quản trị, phòng kinh doanh có sự tương đương giống như các phòng kế toán, kỹ thuật, nguyên vật liệu...vv... Tuy nhiên trong mối quan hệ với các bộ phận khác phòng kinh doanh nắm vai trò chủ đạo và điều phối các bộ phận khác hợp tác cùng kinh doanh phát triển. III. Nhận lực và sự khác biệt về phẩm chất năng lực của nhân lực trong bộ phận sinh viên thực tập. Số lượng nhân viên của bộ phận: Tại thì điểm cuối năm 2007 phòng kinh doanh có 22 con người 2.Cơ cấu trình độ : Trên đại học: 3 người Đại học: 8 Cao đẳng: 5 Trung, sơ cấp: 6 người 3.Phẩm chất năng lực và sự khác biệt: 3.1 Phẩm chất, năng lực của các bậc trình độ trong bộ phận Đối với nhân lực trình độ sơ cấp, trung cấp cần có phẩm chất trung thực thật thà, có kiến thức cơ bản về kinh doanh, có kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện các công việc đơn giản do cấp trên giao phó. Nắm được kiến thức cơ bản, khă năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, nắm vững mục tiêu công việc. Họ là người có khả năng độc lập và làm việc theo nhóm, thu nhận thông tin, khả năng giao tiếp, thích ứng với hoàn cảnh. Đối với nhân lực có trình độ cao đẳng phải là người cầu tiến, có mong ước vươn lên, trung thành với tổ chức, nắm chắc các kiến thức và kỹ năng kinh doanh. Có kinh nghiệm độc lập thực hiện các hoạt động kinh doanh, phối hợp với các phòng ban. Người có kiến thức cơ bản và chuyên ngành tốt, nắm rõ mục tiêu công việc có khả năng áp dụng vào thực tiễn dựa trên kế hoạch đã xây dựng. Họ có khả năng làm việc theo nhóm, có óc quan sát, đánh giá vấn đề, có sức khỏa, có kỷ luật, tôn trọng pháp luật, tinh thần trách nhiệm. Đối với nhân lực có trình độ đại học và trên đại học: Họ là những người có tố chất lãnh đạo, có khả năng thu hút và phát huy năng lực từng thành viên trong tổ chức. Họ có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh và thành thạo các kỹ năng để thực hiện công việc. Họ có kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo mỗi nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình. Họ là người có phương pháp tổ chức và triển khai, đánh giá và kiểm soát công việc, cùng những năng lực chuyên môn khác như tính kiên trì, khả năng giải quyết vấn đề, ý thức đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần phê và tự phê, sống có lý tưởng. 3.2 Điểm khác biệt các bậc trình độ Nhân sự trình độ đại học và trên đại học có phẩm chất lãnh đạo điều hành, tầm nhìn chiến lược, khả năng giải quyết vấn đề rất tốt, óc quan sát vàtính kỷ luật cao.. Nhân sự cao đẳng có phẩm chất điều hành và thực hiện các công việc được giao, khả năng sử dụng thông tin, thích ứng. Nhân sự trung và sơ cấp có phẩm chất trung thực, thật thà, nghiêm túc trong công việc. IV. Những yêu cầu cần có: Yêu cầu về phẩm chất: Cán bộ trình độ đại học cần có ý thức cộng đồng hơn nữa, tôn trọng pháp luật, nêu cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, cần làm chủ bản thân và tôn trọng mọi người. Yêu cầu về kiến thức: nắm một cách vững vàng các kiến thức chuyên môn gắn liền tình hình hội nhập của đất nước, khả năng xây dựng tổ chức triển khai các kế hoạch, đánh giá và kiểm soát công việc. Yêu cầu về kỹ năng: Cần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, đánh giá, giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, tính kiên trì trong tình hình thị trường biến động. Yêu cầu về phương pháp: Cần có phương pháp tư duy logic, hệ thống. Cách nhìn vấn đề tổng quan dưới tác động của nhiều yếu tố. Phương pháp coi trọng cá thể, lấy nhân viên là trung tâm. Yêu cầu về kinh nghiệm: Kinh nghiệm giải quyết vấn đề, kinh nghiệm thích ứng, làm việc theo nhóm. V. Tự đánh giá 5.1. Những điểm đã đạt được a. Phẩm chất: Bản thân tôi là người sống có lý tưởng, đề cao ý thức cộng đồng, nhận thức sâu sắc vấn đề đạo đức nghề nghiệp, luôn ýthức trách nhiệm và tôn trọng pháp luật. b. Kiến thức: nắm chắc các kiến thức chuyên môn, các công cụ để làm việc, kiến thức về xây dựng và lập kế hoạch. c. Kỹ năng: Bản thân tôi có kỹ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp tốt lên từng ngày, khả năng giải quyết vấn đề. Bản thân tôi là người trung thực, tư tin rất kiên trì với mục tiêu đã định d. Phương pháp: Tôi đã học được phương pháp tư duy lo gic, nhìn nhận vấn đề có hệ thống. e. Kinh nghiệm: Tôi thấy minh có có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác. 5.2 Những điểm chưa đạt được: a.Phẩm chất: đôi khi còn hơi cáu giận , tinh thần phê và tự phê còn kém. b. Kiến thức: Kiến thức về khả năng tổ chức, xây dựng và lập kế hoạch đẻ thực hiện vẫn còn yếu kém. c. Kỹ năng: Kỹ năng làm việc còn rất yếu, đặc biệt kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng tổ chức công việc. d. Phương pháp: Chưa vận dụng linh hoạt trong thực tiễn công việc e. Kinh nghiện: Về cơ bản thì bản thân em còn chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề. VI. NHữNG ý KIếN Đóng góp 6.1: Mục tiêu chung: Giúp sinh viên ra trường vừa hồng vừa chuyên hoàn thành xuất sắc các công việc. 6.2 Mục tiêu cụ thể: -Rèn luyện phẩm chất người lãnh đạo xong hành trong quá trình đào tạo - Hoàn thiện chương trình giảng dạy theo hướng cập nhật những cái mới, bổ sung những kiến thức về hội nhập - Gắn liền học đi đôi với hành, tạo điều kiện sinh viên có nhiều thời gian thực tập và chia thành nhiều đợt thực tập trong khóa học . Đưa vào giảng dạy những môn học tạo nên cách tư duy theo những phương pháp mới. Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên trong bất cứ hoàn cảnh nào có điều kiện làm việc trau dồi tích lũy kinh nghiệm. VII. Những vấn đề cần nghiên cứu, đổi mới. Với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Sinh Trường muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh daonh của mình, Doanh nghiệp nên sử dụng tổng hợp các biện pháp như: - Tăng cường vốn lưu động để phục vụ sản xuất của Công ty. - Đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. - Phát huy và nâng cao tay nghề và ý thức kỷ luật của công nhân. 1. Cung cấp đầy đủ vốn lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này. Với đặc điểm ngành kinh doanh của Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giấy nên tất yếu cần nhiều vốn (máy móc để sản xuất, nguyên vật liệu . ), để tiến hành sản xuất. Hơn nữa trong thời gian gần đây. Doanh nghiệp đang triển khai kế hoạch đổi mới sản phẩm (không chỉ tập trung ở các sản phẩm truyền thống mà còn mở rộng sản xuất sang các sản phẩm giấy khác. Các sản phẩm mới, khó chiếm tới 60% của tổng sản phẩm. Điều này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa phải chế thử, vừa sản xuất các sản phẩm đò vì vậy cần nhiều tiền của, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Để khắc phục khó khăn này Doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Trước hết Doanh nghiệp cần phải làm một số công việc sau: + Xác định tổng khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch qua đó xác định tổng thu và tổng chi. + Tính toán vốn lưu động định mức để phục vụ sản xuất kịp kế hoạch sát với cầu vốn lưu động thực tế. + Sau khi xác định được vốn lưu động định mức để phục vụ sản xuất, Doanh nghiệp cần có những biện pháp huy động vốn từ nguồn chủ yếu sau: * Nguồn vốn lưu động tự bổ sung. * Nguồn vốn chiếm dụng (của khách hàng, của người bán ). * Nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên của Công ty. 2. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu . Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường, tăng trưởng nhanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc phát triển công nghệ kỹ thuật đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phải có thời gian dài và phải xem xét kỹ ba vấn đề sau: + Doanh nghiệp phải dự đoán đúng cầu của thị trường cũng như cầu của doanh nghiệp về các loại máy móc cơ khí mà doanh nghiệp cầu để phát triển, mở rộng sản xuất. Dựa trên dự đoán mức cầu này doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu cụ thể trong đổi mới công nghệ. + Phải xem xét, lựa chọn công nghệ phù hợp. Cần tránh việc nhập phải các công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại hay các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. + Có giải pháp đúng đắn về huy động và sử dụng vốn. Do đầu tư cho công nghệ là một khoản vốn lớn và quá trình lâu dài, hơn nữa nguồn vốn dành cho đầu tư thay đổi, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp còn rất eo hẹp và khiêm tốn nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng việc sử dụng vốn đầu tư cho công nghệ. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần đầu tư theo chiều sâu, thay đổi công nghệ sản xuất, mua sắm thiết bị mới. + Về số lượng chủng loại : các thiết bị, lựa chọn là các thiết bị thông dụng, phục vụ được công việc sản xuất máy móc thiết bị cơ khí của công ty. + Về giá trị đầu tư : chọn loại thiết bị đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhưng phải có giá cả phải chăng để giảm vốn đầu tư ban đầu và sớm hoàn trả vốn vay. + Về sử dụng : yêu cầu thiết bị phải có thao tác đơn giản, tuổi bền sử dụng phù hợp với số vốn đầu tư bỏ ra và có khả năng cung ứng phụ tùng thay thế, sửa chữa. + Về chất lượng: khi mua máy móc thiết bị, đặc biệt là máy của nước ngoài, cần kiểm định chặt chẽ xem chúng có phải là những máy móc thiết bị tiên tiến không, tránh tình trạng nhập về những máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao có thể sử dụng, bảo dưỡng cũng như sửa chữa tốt máy móc thiết bị. Lập kế hoạch điều phối máy móc để không thể thiếu máy móc phục vụ cho sản xuất của công ty. 3. Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường của công ty. Để đảm bảo tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quan tâm là phải nghiên cứu nhằm mở rộngt hị trường. Nghiên cứu thị trường ở đây được biểu hiện là nghiên cứu ở cả hai thị trường mua sắm các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra. Nếu một doanh nghiệp nào đó không có thị trường để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị gián đoạn hay ngừng trệ và nếu cứ kéo dài thời gian không có thị trường thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản. 4. Nâng cao trình độ, ý thức kỷ luật của đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động và hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức. Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, Doanh nghiệp cần đầu tư thoả đáng để phát triển quy mô, đào tạo lực lượng lao động. Chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp nên theo các hình thức sau: + Đào tạo trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên. + Cử cán bộ công nhân viên đi dự các khoá huấn luyện hoặc hội thảo ở các Doanh nghiệp và các trường đào tạo khi có điều kiện. Việc cử đi học phải làm được quản lý chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, cố gắng kế thừa kinh nghiệm của người đi trước. + Tạo nhiều hình thức để khuyến khích người lao động sử dụng thời gian rảnh rỗi để trau dồi kiến thức. Phải mở rộng chiến dịch đào tạo cho toàn bộ lao động trong Công ty. Nghĩa là người lao động sẽ có khả năng thích ứng với công việc ở mức cao hơn, tự nhủ vững tin trong công việc được giao. Để thực hiện được phương án này hàng năm Doanh nghiệp tuy phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đào tạo nhưng Doanh nghiệp có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn nhưng Doanh nghiệp có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn do trình độ công nhân được nâng cao. VIII. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Sinh Trường là một trong những doanh nghiệp tư nhân được thành lập chưa lâu đang đứng trước sức cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Do nhận thức được vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Sinh Trường” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn nghiên cứu sâu hơn thực tế doanh nghiệp để đề ra một số giải pháp khả thi thúc đẩy sự phát triển của công ty. Em xin chõn thành cỏm ơn! Nhận xét của đơn vị thực tập Trường đại học thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp ----o0o----- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----o0o----- Phiếu điều tra (Phục vụ cho thực tập tốt nghiệp) Họ và tên sinh viên: Lớp: Khoa: Kính gửi: Ông (bà) Chức vụ: ĐT liên hệ: Bộ phận công tác: Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Sinh Trường Địa chỉ: 159 - Kim Đông - phường Hợp Giang - tỉnh Cao Bằng ĐT: 026.852.567 Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội. Khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Thương mại xin trân trọng cảm ơn Quý cơ quan đã tiếp nhận sinh viên năm cuối của khoa đến thực tập tốt nghiệp tại Quý cơ quan. Để giúp khoa và trường có thêm thông tin phục vụ cho đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp và giúp sinh viên nắm được thực tiễn doanh nghiệp và các yêucầu cơ bản đối với các chức danh công việc mà sinh viên ra trường có thể đảm nhận trong đơn vị. Kính đề nghị Ông (bà) vui lòng cho biết các thông tin sau về doanh nghiệp mà ông (bà) đang công tác: 1. Tên bộ phận: kế toán 2. Chức danh, nhiệm vụ của bộ phận Hạch toán kế toán, thống kê kinh tế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời những chính sách tài chính của nhà nước, trợ giúp việc đưa ra các quyết định kịp thời đúng đắn trong mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. 3. Mối quan hệ về tổ chức và quản trị của bộ phận 3.1. Mối quan hệ về tổ chức và quản trị bên trong bộ phận Là một bộ phận nằm trong sự giám sát của giám đốc 3.2. Mối quan hệ về tổ chức và quản trị với các cấp và các bộ phận khác Có mối quan hệ tương hỗ, trợ giúp lẫn nhau giữa các bộ phận 3.3. Số lượng và cơ cấu nhân lực của bộ phận - Số lượng cán bộ nhân viên của toàn bộ phận và từng bộ phận cấu thành 6 người Cơ cấu nhân lực theo trình độ của bộ phận - Sơ cấp:1 - Trungcấp/ cao đẳng: 3 - Đại học: 2 trong đó: sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành QTDN, trường ĐHTM. 4. Chức trách, nhiệm vụ và nhu cầu về bậc trình độ đối với các chức danh của bộ phận: Chức danh Chức trách, nhiệm vụ Nhu cầu về bậc trình độ đối với từng chức danh Sơ cấp Trung cấp/ cao đẳng Đại học Kế toán trưởng Nắm bắt mọi hoạt động chung, báo cáo giám đốc v Kế toán viên Thực hiện nhiệm vụ được gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5794.doc
Tài liệu liên quan